Post by NHAKHOA on Dec 22, 2006 0:47:02 GMT -5
Răng Khôn
Hiệp Hội Nha Khoa California .
Có nhiều giả thuyết giải thích tại sao răng khôn lại được đặt tên như vậy. Có một giả thuyết cho rằng răng khôn thường bắt đầu mọc khi chúng ta khoảng 18 tuổi - đây là lứa tuổi mà chúng ta được xem là đã khôn lớn. À, nếu đúng như vậy thì hãy xem thử bài kiểm tra nho nhỏ, đơn giản sau đây.
Đúng hay Sai:
1. Mọi người sớm muộn đều sẽ mọc răng khôn.
2. Mọi người sớm muộn đều sẽ phải nhổ răng khôn.
3. Dấu hiệu báo cho biết nên nhổ răng khôn là trong trường hợp chúng liên tục gây đau.
4. Mọi người sinh ra đều có răng khôn.
Sự thật là:
1. Một số răng không không bao giờ mọc. Những răng khôn này được xem là răng khôn bị chèn ép. Không may là những chiếc răng khôn này có thể vẫn gây nguy hại dưới viền nướu khi mọc chỉa vào và phá hủy răng hàm 12 năm tuổi. Nha sĩ CDA của bạn sẽ xác định vị trí và tình trạng răng khôn của bạn và sẽ đề nghị nên nhổ bỏ nếu cần thiết.
2. Ngoài răng khôn bị chèn ép ra, thì răng khôn mọc một phần (đâm ra khỏi nướu một ít) thường được đề nghị nên nhổ bỏ. Các mẫu thức ăn và vi khuẩn dính kẹt vào túi nha chu giữa răng mọc nhú ra một phần và nướu răng, gây nhiễm trùng và viêm nướu, chưa kể đến việc gây đau nhức. Nhưng theo Dr. Robert Boyd, Bác Sỹ Chỉnh Răng, Bác Sỹ Nha Chu kiêm Chủ Tịch Khoa Chỉnh Răng tại Đại Học Pacific Phân Khoa Nha cho biết, khuynh hướng ngày nay là giữ nguyên những răng khôn khỏe mạnh, ổn định, kiểm tra chúng trong nhiều năm để đảm bảo chúng vẫn còn khỏe mạnh và ổn định. DR. Alex Mc Donald, Bác Sĩ Giải Phẫu Răng Hàm Miệng kiêm Giám Đốc Bệnh Viện Cấy Ghép Răng tại Đại Học Pacific đồng ý với quan điểm này, đồng thời chỉ ra rằng nên xem xét rủi ro liên quan khi sử dụng thuốc tê và rủi ro tổn thương dây thần kinh ở hàm dưới khi nhổ răng khôn hàm dưới khi đề nghị bệnh nhân nhổ bỏ răng khôn bị chèn ép.
3. Hầu hết những người gặp vấn đề với răng khôn đều bị đau nhức theo chu kỳ. Khi cơn đau qua đi một thời gian, họ nghĩ rằng cũng chẳng có vấn đề gì phải lo lắng. Những chu kỳ gây đau nhức này có thể tiếp tục trong nhiều năm. Tuy nhiên, tốt hơn nên nhổ bỏ những răng khôn gây khó chịu càng sớm càng tốt, vì việc phẫu thuật và lành thương sau đó sẽ dễ dàng hơn khi xương hàm còn non và xốp hơn.
4. Chỉ có một số ít người may mắn sinh ra có ít nhất một răng khôn bị rụng. Một số người không có răng khôn nào cả!
Khám răng định kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc giữ răng bạn khỏe mạnh và vững chắc – và giúp nha sĩ Hiệp Hội Nha Khoa California (CDA) của bạn kịp thời đưa ra đề nghị thích hợp
để nhổ bỏ những răng khôn có vấn đề, nếu thấy cần thiết.
*************************
Vì sao răng khôn hay gây đau?
Răng khôn là răng mọc sau cùng trên cung hàm. Sự có mặt của nó gây phiền toái cho rất nhiều người, là thủ phạm của những cơn đau có thể rất ghê gớm. Nhiều khi, bác sĩ phải ra quyết định nhổ bỏ.
Răng khôn (còn gọi là răng hàm lớn thứ ba) thường bắt đầu mọc từ tuổi 17 trở lên, nếu còn đủ chỗ sau răng số 7. Mỗi người có bốn răng khôn ở bốn góc hàm; tuy nhiên cũng có người không thấy răng khôn mọc ra vì vẫn còn nằm trong xương hàm.
Do mọc sau cùng nên răng khôn hàm dưới có thể bị thiếu chỗ để mọc một cách bình thường, dẫn đến mọc lệch, mọc ngầm. Những trường hợp này gọi chung là mọc kẹt, nghĩa là cái răng đó không có đủ chỗ để mọc lên bình thường hoặc hướng mọc bị nghiêng nên không trồi lên được.
Khi răng khôn hàm dưới mọc ngầm, có thể sẽ có nang thân răng bao quanh và gây viêm nhiễm. Răng khôn mọc lệch sẽ dễ gây kẹt thức ăn và khó vệ sinh răng miệng, dẫn đến viêm nhiễm. Răng khôn hàm trên nếu thiếu chỗ thường mọc chếch ra phía má và phía sau. Trong lúc ăn nhai, bệnh nhân dễ cắn phải má. Nói chung, răng khôn hàm dưới thường gây biến chứng nhiều hơn và nặng hơn hàm trên.
Biến chứng thường gặp khi răng khôn hàm dưới mọc lệch là viêm túi quanh răng khôn rồi lan ra mô mềm xung quanh. Mủ có thể chảy ra mặt ngoài xương hàm dưới, xuống vùng thành bên họng rồi xuống cổ.
Khi có sưng đau và hạn chế há miệng ở vùng răng khôn, bệnh nhân cần được dùng kháng sinh và các thuốc giảm đau chống viêm. Nên uống kháng sinh phổ rộng và dùng nước súc miệng thường xuyên vì trong túi lợi răng khôn thường có vi khuẩn kỵ khí.
Nếu mủ tụ lại thành ổ áp xe thì cần được chích rạch và dẫn lưu. Sau khi bệnh nhân hết sưng đau thì cần được nhổ răng khôn. Bệnh nhân được tiêm thuốc tê để mất cảm giác hoàn toàn ở quanh vùng răng khôn; một số trường hợp có thể gây mê nếu răng khôn kẹt hoàn toàn trong xương hàm (bệnh nhân không được ăn trong vòng 6 giờ trước khi gây mê).
Bác sĩ rạch lợi, lấy ra chiếc răng khôn nguyên vẹn hoặc phải cắt nó làm nhiều phần nếu bị kẹt vào răng số 7. Sau đó, cần làm nhẵn rìa xương ổ răng khôn, rửa sạch, sát trùng rồi khâu đóng vạt lợi. Nếu dùng chỉ không tiêu thì sau 5 ngày, bệnh nhân cần quay lại để cắt chỉ.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
Hiệp Hội Nha Khoa California .
Có nhiều giả thuyết giải thích tại sao răng khôn lại được đặt tên như vậy. Có một giả thuyết cho rằng răng khôn thường bắt đầu mọc khi chúng ta khoảng 18 tuổi - đây là lứa tuổi mà chúng ta được xem là đã khôn lớn. À, nếu đúng như vậy thì hãy xem thử bài kiểm tra nho nhỏ, đơn giản sau đây.
Đúng hay Sai:
1. Mọi người sớm muộn đều sẽ mọc răng khôn.
2. Mọi người sớm muộn đều sẽ phải nhổ răng khôn.
3. Dấu hiệu báo cho biết nên nhổ răng khôn là trong trường hợp chúng liên tục gây đau.
4. Mọi người sinh ra đều có răng khôn.
Sự thật là:
1. Một số răng không không bao giờ mọc. Những răng khôn này được xem là răng khôn bị chèn ép. Không may là những chiếc răng khôn này có thể vẫn gây nguy hại dưới viền nướu khi mọc chỉa vào và phá hủy răng hàm 12 năm tuổi. Nha sĩ CDA của bạn sẽ xác định vị trí và tình trạng răng khôn của bạn và sẽ đề nghị nên nhổ bỏ nếu cần thiết.
2. Ngoài răng khôn bị chèn ép ra, thì răng khôn mọc một phần (đâm ra khỏi nướu một ít) thường được đề nghị nên nhổ bỏ. Các mẫu thức ăn và vi khuẩn dính kẹt vào túi nha chu giữa răng mọc nhú ra một phần và nướu răng, gây nhiễm trùng và viêm nướu, chưa kể đến việc gây đau nhức. Nhưng theo Dr. Robert Boyd, Bác Sỹ Chỉnh Răng, Bác Sỹ Nha Chu kiêm Chủ Tịch Khoa Chỉnh Răng tại Đại Học Pacific Phân Khoa Nha cho biết, khuynh hướng ngày nay là giữ nguyên những răng khôn khỏe mạnh, ổn định, kiểm tra chúng trong nhiều năm để đảm bảo chúng vẫn còn khỏe mạnh và ổn định. DR. Alex Mc Donald, Bác Sĩ Giải Phẫu Răng Hàm Miệng kiêm Giám Đốc Bệnh Viện Cấy Ghép Răng tại Đại Học Pacific đồng ý với quan điểm này, đồng thời chỉ ra rằng nên xem xét rủi ro liên quan khi sử dụng thuốc tê và rủi ro tổn thương dây thần kinh ở hàm dưới khi nhổ răng khôn hàm dưới khi đề nghị bệnh nhân nhổ bỏ răng khôn bị chèn ép.
3. Hầu hết những người gặp vấn đề với răng khôn đều bị đau nhức theo chu kỳ. Khi cơn đau qua đi một thời gian, họ nghĩ rằng cũng chẳng có vấn đề gì phải lo lắng. Những chu kỳ gây đau nhức này có thể tiếp tục trong nhiều năm. Tuy nhiên, tốt hơn nên nhổ bỏ những răng khôn gây khó chịu càng sớm càng tốt, vì việc phẫu thuật và lành thương sau đó sẽ dễ dàng hơn khi xương hàm còn non và xốp hơn.
4. Chỉ có một số ít người may mắn sinh ra có ít nhất một răng khôn bị rụng. Một số người không có răng khôn nào cả!
Khám răng định kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc giữ răng bạn khỏe mạnh và vững chắc – và giúp nha sĩ Hiệp Hội Nha Khoa California (CDA) của bạn kịp thời đưa ra đề nghị thích hợp
để nhổ bỏ những răng khôn có vấn đề, nếu thấy cần thiết.
*************************
Vì sao răng khôn hay gây đau?
Răng khôn là răng mọc sau cùng trên cung hàm. Sự có mặt của nó gây phiền toái cho rất nhiều người, là thủ phạm của những cơn đau có thể rất ghê gớm. Nhiều khi, bác sĩ phải ra quyết định nhổ bỏ.
Răng khôn (còn gọi là răng hàm lớn thứ ba) thường bắt đầu mọc từ tuổi 17 trở lên, nếu còn đủ chỗ sau răng số 7. Mỗi người có bốn răng khôn ở bốn góc hàm; tuy nhiên cũng có người không thấy răng khôn mọc ra vì vẫn còn nằm trong xương hàm.
Do mọc sau cùng nên răng khôn hàm dưới có thể bị thiếu chỗ để mọc một cách bình thường, dẫn đến mọc lệch, mọc ngầm. Những trường hợp này gọi chung là mọc kẹt, nghĩa là cái răng đó không có đủ chỗ để mọc lên bình thường hoặc hướng mọc bị nghiêng nên không trồi lên được.
Khi răng khôn hàm dưới mọc ngầm, có thể sẽ có nang thân răng bao quanh và gây viêm nhiễm. Răng khôn mọc lệch sẽ dễ gây kẹt thức ăn và khó vệ sinh răng miệng, dẫn đến viêm nhiễm. Răng khôn hàm trên nếu thiếu chỗ thường mọc chếch ra phía má và phía sau. Trong lúc ăn nhai, bệnh nhân dễ cắn phải má. Nói chung, răng khôn hàm dưới thường gây biến chứng nhiều hơn và nặng hơn hàm trên.
Biến chứng thường gặp khi răng khôn hàm dưới mọc lệch là viêm túi quanh răng khôn rồi lan ra mô mềm xung quanh. Mủ có thể chảy ra mặt ngoài xương hàm dưới, xuống vùng thành bên họng rồi xuống cổ.
Khi có sưng đau và hạn chế há miệng ở vùng răng khôn, bệnh nhân cần được dùng kháng sinh và các thuốc giảm đau chống viêm. Nên uống kháng sinh phổ rộng và dùng nước súc miệng thường xuyên vì trong túi lợi răng khôn thường có vi khuẩn kỵ khí.
Nếu mủ tụ lại thành ổ áp xe thì cần được chích rạch và dẫn lưu. Sau khi bệnh nhân hết sưng đau thì cần được nhổ răng khôn. Bệnh nhân được tiêm thuốc tê để mất cảm giác hoàn toàn ở quanh vùng răng khôn; một số trường hợp có thể gây mê nếu răng khôn kẹt hoàn toàn trong xương hàm (bệnh nhân không được ăn trong vòng 6 giờ trước khi gây mê).
Bác sĩ rạch lợi, lấy ra chiếc răng khôn nguyên vẹn hoặc phải cắt nó làm nhiều phần nếu bị kẹt vào răng số 7. Sau đó, cần làm nhẵn rìa xương ổ răng khôn, rửa sạch, sát trùng rồi khâu đóng vạt lợi. Nếu dùng chỉ không tiêu thì sau 5 ngày, bệnh nhân cần quay lại để cắt chỉ.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)