|
Post by NHAKHOA on Mar 1, 2007 15:57:48 GMT -5
Bệnh hoa liễu Herpes; Bs. Nguyễn Thị Nhuận Có thể bị lây bệnh Herpes từ bàn cầu không? Hỏi: Nếu ngồi ở một bàn cầu công cộng, nơi nhiều người đã ngồi trước mình, tôi có thể bị lây bệnh Herpes không? Tôi sợ vi trùng này dính ở đó và sẽ bám vào người tôi. Trả lời: Có vẻ cô đã biết về bệnh Herpes. Bệnh này gây ra do con siêu vi (virus) Herpes, bệnh nhân bị mọc những mụn lở mọng nước rất đau ở vùng bộ phận sinh dục, tự lành sau một thời gian nhưng sau đó sẽ bị trở đi trở lại hoài gây khó chịu và nguy hiểm vì có thể truyền cho trẻ sơ sinh. Bệnh này được xếp vào loại bệnh lây qua đường tình dục (sexually transmitted diseases) và chỉ lây qua hoạt động tình dục. Cô không thể bị lây qua bàn cầu công cộng. Lý do là siêu vi Herpes rất nhạy cảm với môi trường chung quanh và sẽ chết rất nhanh khi ra khỏi cơ thể con người. Nó không sống được trên bàn cầu một thời gian đủ dài để lây bệnh. Bệnh lở bộ phận sinh dục do siêu vi HerpesBs. Nguyễn Thị Nhuận Bệnh lở bộ phận sinh dục do siêu vi Herpes ít nghe nói tới ở Việt Nam nên ít người Việt biết về bệnh này. Thực ra ở mọi nơi trên thế giới, bệnh này khá thông thường và là một bệnh hoa liễu (bệnh mắc qua đường tình dục) rất dễ lây lan.[Siêu vi khuẩn gây ra bệnh Herpes, ảnh: CDC] Siêu vi Herpes vào cơ thể chúng ta qua những vết trầy rách da hay màng nhầy trong lúc hoạt động tình dục, gây ra những vết ngứa, đau, lở đỏ hay mụn nước ở bộ phận sinh dục. Theo cơ quan CDC, có tới 1 trong 6 người tuổi teen và người lớn mang siêu vi này ở bộ phận sinh dục. Điều đáng nói là không có thuốc chữa cho hết dứt bệnh này và bệnh có thể gây ra nguy hiểm khi người mang thai mắc bệnh vào thời kỳ cuối của thai kỳ vì đứa bé khi sinh ra qua đường âm đạo có thể bị nhiễm bệnh. Triệu chứng Đa số những người đã bị nhiễm bệnh siêu vi Herpes không hề biết mình bị bệnh vì họ không có triệu chứng nào cả hoặc triệu chứng rất nhẹ khiến họ không để ý. Nhưng cơn phát bệnh đầu tiên thường là rất nặng. Một số người chỉ bị phát bệnh một lần, không bao giờ có lần thứ hai hoặc lần thứ hai có thể xẩy ra rất lâu, cho đến cả 40 năm sau. Tuy nhiên, đa số bệnh nhân sẽ bị phát bệnh lui tới nhiều lần, xen kẽ là những thời gian hoàn toàn không có triệu chứng bệnh. Khi đang phát bệnh, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng sau: - Mụn đỏ nhỏ, mụn nước, hoặc vết lở nơi vùng sinh dục, hậu môn hay chung quanh - Đau, ngứa quanh vùng sinh dục, mông hay bên trong đùi. Diễn tiến của bệnh: Những triệu chứng đầu tiên thường là đau, ngứa, bắt đầu khoảng một vài tuần sau khi bị lây do người bạn tình có bệnh. Kế đó vài ngày, những mụn đỏ xuất hiện, bể ra, trở thành vết lở chảy nước hay máu. Sau đó những vết này đóng mài và lành lại. Bệnh coi như tạm hết nhưng một thời gian sau sẽ phát lại y hệt như vậy. Nơi đàn bà, những vết lở sẽ xuất hiện ở vùng âm đạo, phần sinh dục bên ngoài, mông, hậu môn hay vùng cổ tử cung. Ở đàn ông, vết lở thường có ở dương vật, bao dái, mông, hậu môn, bên trong đùi hay bên trong ống dẫn tiểu. Khi đang có vết lở, thường đi tiểu rất đau, bên trong bộ phận sinh dục cũng rất đau. Khi bị phát bệnh lần đầu, ngoài triệu chứng tại chỗ, bệnh nhân có thể bị những triệu chứng tổng quát giống bị cúm như sốt, nhức đầu, nhức bắp thịt và sưng hạch vùng háng. Tái phát Bệnh lở bộ phận sinh dục do siêu vi Herpes phát ra khác nhau ở từng người. Triệu chứng có thể tái đi tái lại trong nhiều năm. Một số bị nhiều cơn tái phát mỗi năm nhưng đa số sẽ càng ngày càng bớt dần đi. Những yếu tố sau đây có thể làm cơn tái phát dễ xẩy ra: - Bị stress - Có kinh - Hệ miễn nhiễm bị yếu do dùng thuốc steroids hay thuốc chữa ung thư hoặc do bị nhiễm trùng như bị AIDS, HIV - Bị bệnh - Bị mổ xẻ - Sự cọ xát, thí dụ như hoạt động tình dục quá mạnh - Mệt mỏi Trong vài trường hợp, bệnh vẫn tiến triển và lây lan dù bệnh nhân đang không có triệu chứng nào cả. Nguyên nhân Có 2 loại siêu vi Herpes gây ra bệnh lở bộ phận sinh dục: - Siêu vi Herpes loại 1 (HSV-1): Loại này thường gây ra vết lở ở miệng (cold sores) nhưng vẫn có thể mọc ở bộ phận sinh dục trong trường hợp làm tình đường miệng. - Siêu vi Herpes loại 2 (HSV-2): Loại này thường gây bệnh ở bộ phận sinh dục, lây qua đường tình dục khi có đụng chạm lúc giao hợp hay đụng chạm qua da. Đáng chú ý là bệnh vẫn có thể lây khi bệnh nhân đang không có triệu chứng nào cả. Siêu vi này chết rất nhanh khi ra khỏi cơ thể chúng ta, do đó, ta không thể bị lây bệnh từ bồn cầu, khăn lau hay một vật dụng gì của người mắc bệnh. Nếu nghi ngờ bị lây bệnh, ta nên gặp bác sĩ để được thử chất lấy từ vết lở hoặc thử máu để định bệnh. Bệnh nhân bị Herpes có thể cũng đã bị những bệnh hoa liễu khác, kể cả bệnh AIDS, và cần được thử về những bệnh này. Như trên đã nói, một bà mang thai vào tháng cuối, nếu đang bị vết lở, nhất là phát bệnh lần đầu tiên, có thể sẽ lây bệnh cho em bé khi nó sinh ra qua đường âm đạo. Bệnh Herpes ở người lớn chỉ gây ra đau đớn khó chịu nhưng ở trẻ sơ sinh là một bệnh nguy hiểm chết người, gây ra mù, hoại não và tử vong. Bệnh Herpes không có thuốc chữa dứt nhưng có thuốc uống để cơn bệnh chóng qua và giảm bớt ngứa ngáy, đau đớn. Ngừa bệnh Cách ngừa bệnh Herpes cũng gần giống như cách ngừa những bệnh hoa liễu khác. Để giảm thiểu nguy cơ lây bệnh, ta nên tránh “yêu” bừa bãi, chỉ có một bạn tình và biết về bệnh sử của người này. Nếu không được như vậy, ta nên dùng thêm những cách sau: - Người nam luôn luôn dùng condom (bao dương vật) trong mỗi lần giao hợp - Không có nhiều bạn tình - Tránh giao hợp khi người bạn tình đang bị vết lở Thành thật với bạn tình của mình là cách tốt nhất để tránh lây lan bệnh Herpes. Nếu bị bệnh và đang mang thai, nên nói cho bác sĩ của mình biết, hoặc nếu nghi ngờ mình bị bệnh cũng cho bác sĩ biết để thử máu tìm bệnh. Bạn có thể phải uống thuốc chống Herpes trong những tháng cuối thai kỳ để tránh bị vết lở trong lúc sanh. Nếu đang bị vết lở trong lúc chuyển bụng, bạn có thể phải sinh bằng cách mổ. Làm gì nếu đã mắc bệnh? Mắc bệnh Herpes không là kết thúc của đời sống tình dục. Bạn vẫn có thể có bạn tình nhưng phải cẩn thận thêm một chút. Khi đang bị vết lở nên tránh giao hợp, giữ vết lở sạch và khô, tránh đụng vào vết lở. Nếu đã đụng vào, nên rửa tay cẩn thận. Nên nhớ bệnh vẫn có thể lây ngay cả khi bạn đang không bị vết lở. Do đó, nên luôn luôn dùng condom bằng cao su (loại bằng lambskin có thể để cho siêu vi chui qua được). **************** NHIỄM VIRUT HERPES SIMPLEX Herpes, theo chữ Hy Lạp cổ có nghĩa bò hoặc trườn, là tên của một họ virut trong đó có virut herpes simplex 1 (HSV-1) và virut herpes simplex 2 (HSV-2) là hai tác nhân gây bệnh cho người quan trọng. HSV-1 thường gây các nhiễm virut vùng miệng, mặt và viêm não, trái lại? HSV-2 thường gây các nhiễm virut sinh dục và có thể lây truyền từ mẹ sang trẻ sơ sinh. Cả hai virut đều gây nhiễm virut tiềm ẩn tại các nơron cảm giác, và một khi được tái hoạt, sẽ tạo nên những tổn thương ở gần hoặc ngay nơi virut xâm nhập vào cơ thể. CẤU TRÚC Virion của HSV gồm 4 phần: giữa là nhân chứa 2 sợi DNA thẳng, một capsid hình khối, một màng bao chung quanh capsid gồm một lớp protein vô định hình, và ngoài cùng là một vỏ bọc. Ðể gây nhiễm, HSV phải gắn vào ít nhất 3 lớp thụ thể bề mặt tế bào khác nhau và hòa nhập lớp vỏ bọc của nó với màng bào tương. Khối capsid sau khi mất vỏ bọc được vận chuyển qua các lỗ trên màng nhân vào trong nhân. Tại đây, DNA của virut được giải phóng. HSV sao chép và phiên mã thành những protein sớm: a protein (thật sớm) điều hòa tự sao chép virut, b protein (sớm) tổng hợp và đóng gói DNA, và 1 protein muộn: g protein? mà phần lớn là các protein của virion (Forrester A, et al. 1992; & Fricker J. 1996). CHỨC NĂNG CỦA VIRUT Các giai đoạn của chu trình sao chép virut và các protein sản sinh tương ứng là đề tài cho nhiều nghiên cứu về bệnh lý ở người và liệu pháp kháng virut. Ví dụ, những glycoprotein ở bề mặt virut trung gian cho việc gắn và xâm nhập của virut vào tế bào đồng thời kích thích các đáp ứng miễn dịch ở ký chủ. Có 11 glycoprotein được biết cho đến nay (B-M) và dự đoán có thêm glycoprotein thứ 12 (gpN). Hai trong số này (gB hoặc gD hoặc cả hai) được dùng trong văcxin tiểu phân đơn vị. Các văcxin khiếm khuyết sao chép được chế tạo từ những virut thiếu một hoặc nhiều các gien quan trọng. Một số protein virut như thymidine kinase, ribonucleotide reductase; dUTPase và uracyl DNA glucosylase, kiểm soát chuyển hóa acid nucleic của virut và là mục tiêu hiện đại (như polymuase và thymidine kinase) hoặc tiềm năng của liệu pháp kháng virut. Protease cũng là một mục tiêu kháng virut có tiềm năng quan trọng nhờ vào khả năng cắt đoạn các HSV protein đóng gói DNA virut vào khối capsid đã được định hình trước đó. HSV có cả một hệ thống phức tạp để ức chế đáp ứng với nhiễm virut của ký chủ. Tế bào ký chủ làm thái hóa các protein của virut. Peptide (sản phẩm thái hóa) được vận chuyển đến hệ lưới nội bào và được trình diện như kháng nguyên bởi các protein MHC lớp I (MHC: phức hợp chủ yếu hòa hợp mô-Major histo). HSV ức chế việc trình diện các peptid compatibility complex bằng cách mã hóa ICP 47, một protein phân tử nhỏ gắn kết với các protein vận chuyển TAP1 hoặc TAP2, do đó ngăn không cho chúng vận chuyển peptide đến hệ lưới nội bào. Hình 1: Virut herpes simplex trưởng thành (mũi tên chỉ virion) Một cách bảo vệ ký chủ khác là sự chết tế bào theo chương trình, HSV ngăn chận được điều này nhờ 3 protein Us3, gJ và gD. Sau cùng, cũng giống như các virut khác, HSV có thể tạo các RNA bổ sung có khả năng bắt cặp và kích hoạt protein kinase R của ký chủ-Enzym này dẫn đến việc ức chế toàn bộ sự tổng hợp protein. Cũng vậy, tế bào không thể đáp ứng với nhiễm virut vì HSV phá hủy mRNA tế bào, ức chế phiên mã, và ngăn chận sự cắt nối (splicing) của mRNA. CÁC ÐẶC TÍNH SINH HỌC Các đặc tính sinh học kiểm soát tiến trình nhiễm virut ở người của HSV là: tính xâm lấn hệ thần kinh (khả năng xâm nhập não bộ), tính gây độc cho hệ thần kinh (khả năng tăng sinh và phá hủy não bộ); và tính tiềm ẩn (khả năng duy trì dưới dạng không sao chép tại các nơron của các hạch rễ lưng (dorsal root ganglid và hệ thần kinh tự chủ). HSV-1 và HSV-2 được vận chuyển ngược dòng dọc theo sợi trục nối từ điểm xâm nhập ban đầu đến nhân của các nơron cảm giác. Tại đó nó ở trạng thái tiềm ẩn suốt? cuộc đời của ký chủ. Các nguyên nhân làm tái hoạt virut là: các stress thực thể hoặc stress cảm xúc, sốt, ánh sáng tử ngoại, chấn thương. Tình trạng tiềm ẩn được hình thành như thế nào thì chưa được rõ. Rất có khả năng là do việc thiếu C1, một protein tế bào cần cho biểu hiện gien của virut, và có những chất kiềm hãm (repressors) tế bào chưa xác định được ngăn chận biểu hiện gien ở mức độ ngay bản thân gien (thay đổi cấu trúc nhiễm sắc hoặc phân tử DNA). DỊCH TỄ HỌC HSV gây nhiễm qua bề mặt niêm mạc hoặc chỗ da trầy xước. Những cá thể cảm thụ (nghĩa là những người có huyết thanh âm tính với HSV) bị nhiễm "tiên phát" (primary). Sau tiếp xúc lần đầu với HSV-1 hoặc HSV-2. Nhiễm "ban đầu" (initial) khi một cá thể có kháng thể với một trong hai virut HSV-1 và HSV-2 lại bị nhiễm virut lần đầu tiên với týp virut còn lại. Những virut này có mặt ở khắp thế giới, không biến thiên theo mùa và người là ký chủ tự nhiên duy nhất. Nhiễm virut HSV ít khi gây tử vong. Người ta phần lớn đã nhiễm và mang virut HSV tiềm ẩn, do đó có cả một nguồn lây nhiễm cực lớn cho những cá thể cảm thụ. Còn nhiều yếu tố dân số học ảnh hưởng đến mức độ nhiễm virut HSV-1. Tại các quốc gia kém phát triển, kháng thể xuất hiện khá sớm ở khoảng 1/3 trẻ đến 5 tuổi, và khoảng 70-80% lứa tuổi thanh thiếu niên. Còn các quốc gia phát triển ở tầng lớp trung lưu và thượng lưu, tỉ lệ kháng thể dương tính là 20% ở trẻ dưới 5 tuổi, sau đó tỉ lệ này tăng không đáng kể, cho đến lứa tuổi 20-40, tỉ lệ mới tăng vọt lên 40-60%. Ở Mỹ, sắc tộc cũng có ảnh hưởng đến việc nhiễm HSV-1. Trên 35% trẻ Mỹ gốc Phi Châu 5 tuổi bị nhiễm HSV-1 so với 18% trẻ Mỹ da trắng. Tỷ lệ nhiễm mới trong sinh viên các trường đại học vào khoảng 5-10% hàng năm (Nahmias AJ, et al. 1990). HSV-2 luôn luôn lây truyền qua đường tình dục. Phần lớn Herpes sinh dục có nguyên nhân là HSV-2, tuy nhiên hiện đang có sự gia tăng tỉ lệ herpes sinh dục do HSV-1. Nhiễm virut HSV-1 sinh dục, thường nhẹ hơn và ít tái phát hơn so với nhiễm HSV-2. Tỉ lệ hiện có kháng thể huyết thanh với HSV-2 là 20-30% ở lứa tuổi 15-29, và 35-60% ở tuổi 60 (Nahmias AJ, et al. 1990 & Fleming DT, et al. 1997). Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thụ đắc nhiễm virut HSV-2 gồm giới tính (thường gặp ở phụ nữ hơn), sắc tộc (thường gặp ở người Mỹ gốc Phi Châu hơn), tình trạng hôn nhân, số bạn tình, và nơi thường trú (đô thị có tỉ lệ bệnh cao hơn nông thôn). Tỉ lệ bệnh lưu hành có kháng thể với HSV-2 cao nhất ở gái mại dâm (73%) và đồng tính nam (83%) (Nahmias AJ, et al. 1990). Cũng như nhiễm virut HSV-1 ở miệng. Nhiễm virut HSV-2 có thể không có triệu chứng. Mức độ tái phát khác nhau giữa nam giới và nữ giới, lần lượt là 2,7 lần và 1,9 lần cho mỗi 100 ngày. Ðặc trưng tế bào học của nhiễm virut HSV tiên phát hoặc tái phát là sự chết tế bào qua trung gian virut và đáp ứng viêm kết hợp. Nhiễm virut làm cho các tế bào (thường là các tế bào cận đáy và ở lớp giữa của biểu mô) căng phồng lên với chất nhiễm sắc cô đặc lại trong nhân, tiếp theo là sự thoái hóa nhân. Màng bào tương vỡ ra và các tế bào bị nhiễm virut tạo thành những tế bào khổng lồ nhiều nhân (multinucleated giant cells).
|
|
|
Post by NHAKHOA on Mar 1, 2007 15:59:22 GMT -5
CHẨN ÐOÁN Chẩn đoán xác định dựa vào sự phân lập virut trong nuôi cấy tế bào hoặc xét nghiệm PCR tìm HSV-DNA. Nuôi cấy tế bào ít tốn kém hơn PCR (Lakeman FD, Whitley RJ, 1995) và có thể định týp virut được. Lấy bệnh phẩm bằng cách cạo các mụn rộp ở da. Kết quả có sau 24-48 giờ. Chẩn đoán huyết thanh chỉ có giá trị xác nhận đã có tiếp xúc với HSV. Với các trường hợp nhiễm virut HSV ở não, phân tích PCR dịch não tủy là phương pháp chẩn đoán được ưa thích. Dịch não tủy cho kết quả PCR (+) trong suốt một tuần ở phần lớn bệnh nhân. Dấu hiệu và triệu chứng Thời gian ủ bệnh của HSV-1 và HSV-2 là khoảng 4 ngày (từ 2-12 ngày). Thời gian thải virut trong nhiễm virut HSV-1 miệng hầu và HSV-2 sinh dục có thể đến 23 ngày (trung bình từ 7-10 ngày). Viêm miệng hầu có triệu chứng gồm các tổn thương ở viêm mạc miệng và lợi (kéo dài 2-3 tuần) và sốt 38,3 - 40oC. Những tổn thương loét trong miệng cho biết đó là nhiễm virut tiên phát; trái lại tổn thương ở môi gợi ý nhiễm virut tái phát. Hình 2: Nhiễm HSV môi-miệng tái phát Trong viêm môi-miệng tái phát, bệnh nhân cảm thấy đau, bứt rứt, ớn lạnh hoặc ngứa thường kéo dài đến 6 giờ, sau đó các mụn rộp nổi lên ở vùng nối da niêm của môi (Hình 2). Thường có từ 3-5 mụn rộp, tồn tại trong 48 giờ, sau đó thành mụn mủ hoặc vết loét rồi đóng vảy trong vòng 72-96 giờ. Các tổn thương lành hoàn toàn sau 8-10 ngày. Ðau nhức nhiều nhất là lúc khởi bệnh và rồi khỏi dần trong 96-120 giờ. Một số nhiễm virut HSV-1 da khác là: chàm do Herpes ở các bệnh nhân sẵn có chàm thể tạng, các tổn thương lan rộng kết hợp với hội chứng Darier và Sézary. HSV týp nào cũng có thể kích phát hồng ban đa dạng. Herpes sinh dục tiên phát gồm các tổn thương dát, sẫn, tiếp theo là mụn rộp, mụn mủ và loét (Corey L, et al. 1983). Các biến chứng ở nam giới rất hiếm; viêm màng não vô trùng và bí tiểu thường gặp ở phụ nữ hơn. Các biến chứng khác ở nam lẫn nữ là cảm giác tê và đau buốt ở chân và hội âm, đái khó, viêm hạch bẹn và mệt mỏi. Nhiễm virut HSV-2 quanh hậu môn và viêm trực tràng gặp thường nhất ở đồng tính luyến ái nam. Nhiễm virut sinh dục ban đầu (initial) có triệu chứng nhẹ hơn nhiễm virut tiên phát (primary) (ít tổn thương hơn, ít đau và ít có biến chứng hơn). Kháng thể với HSV-1 làm giảm độ trầm trọng của bệnh do HSV-2 gây ra. Tổn thương của herpes sinh dục tái phát ở nam giới là các mụn rộp (từ 3-5 mụn) nổi lên ở thân dương vật hoặc ở phụ nữ là mụn rộp và loét âm hộ. Bệnh kéo dài 8-10 ngày, khoảng 1/3 bệnh nhân tái phát trên 6 lần/năm, 1/3 khác 2 lần một năm, 1/3 còn lại thì hiếm khi có tái phát. HSV có thể lây truyền cho bạn tình dù BN có hay không có triệu chứng (Mertz GJ, et al. 1992). Herpes sinh dục hiếm khi truyền từ mẹ sang con trong thai kỳ, nhưng khi lây truyền được nó tác hại đến nhiều cơ quan nội tạng, gây viêm gan hoại tử có hoặc không có giảm tiểu cầu, đông máu nội mạch lan tỏa và viêm não. Ở Bắc Mỹ tỉ lệ nhiễm virut của thai vào khoảng một trên 300.000 trẻ sơ sinh còn sống. Các dấu chứng kết hợp là chứng đầu nhỏ, sẹo da, và viêm võng mạc. Ở Mỹ, Herpes sơ sinh có tỉ lệ mắc mới vào khoảng 1/2000 -1/5000 trẻ được sinh hàng năm. Có ít nhất ba yếu tố ảnh hưởng đến sự lây truyền từ mẹ sang thai nhi. Mẹ bị nhiễm tiên phát hoặc sơ phát có tỉ lệ lây truyền 30-50% cho các trẻ sinh bằng đường âm đạo, nếu mẹ bị nhiễm tái phát tỉ lệ này chỉ còn là 3% hoặc ít hơn. Các kháng thể của mẹ đi qua nhau nếu không thật sự ngăn được sự lây truyền thì cũng làm giảm được độ nặng của nhiễm virut. Vỡ ối kéo dài trên 6 giờ làm tăng nguy cơ nhiễm virut. Nhiễm virut sơ sinh có thể xảy ra trong tử cung (5% nhiễm virut), trong lúc sinh (khoảng 80%) hoặc hậu sản. Nhiễm virut hầu như đều có triệu chứng và thường gây tử vong. Bệnh có thể xuất hiện tại chỗ ở da, mắt hoặc miệng (40% trẻ), gây viêm não có hoặc không nhiễm virut da kèm theo (35%) hoặc nhiễm virut lan tỏa (25%). Hàng năm tại Mỹ có đến 300.000 trường hợp herpes mắt được chẩn đoán. Viêm kết-giác mạc herpes kết hợp với viêm kết mạc một hoặc hai mắt. Loét giác mạc hình bản đồ là thể bệnh nặng. Bệnh thường tái phát. Ở các bệnh nhân suy giảm miễn dịch như các bệnh nhân được ghép cơ quan, nguy cơ bị nhiễm HSV thể nặng rất cao. Những bệnh nhân này có thể mắc các bệnh tiến triển ở đường hô hấp, thực quản và đường tiêu hóa. Viêm não do HSV là một tai họa và được xem là nguyên nhân thường gặp nhất của các trường hợp viêm não lẻ tẻ có gây tử vong. Trên 70% bệnh nhân không điều trị bị tử vong và chỉ có 2,5% trong số bệnh nhân sống sót phục hồi được chức năng thần kinh bình thường. HSV tác động đến tất cả các vùng của hệ thần kinh, gây viêm màng não, viêm não và viêm rễ thần kinh. HSV còn được phân lập ở đường hô hấp của các bệnh nhân bị hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển và co thắt phế quản cấp. Trong tình huống này, nó là gia tăng mức độ nặng và tử vong. ÐIỀU TRỊ Thuốc dùng Aciclovir (Zovirax), một chất đồng đẳng purin-ucleosid tổng hợp, là trị liệu chuẩn của nhiễm virut HSV (Whitley RJ, Gnann JW. 1993) và giúp kiểm soát tốt các triệu chứng. Các tiền dược của nó như Valaciclovir (biến đổi thành aciclovir) và famciclovir (biến đổi thành penciclovir) đã được phép lưu hành và có sinh khả dụng đường uống lần lượt tốt hơn aciclovir và penciclovir (Balfour HH Jr. 1999). Herpes niêm mạc Nhiễm virut HSV miệng hoặc sinh dục ban đầu có thể được điều trị bằng aciclovir thoa tại chỗ, đường uống hoặc đường tiêm tĩnh mạch. Thuốc dùng tại chỗ kém hiệu quả hơn thuốc uống hoặc tiêm mạch. Mặc dù aciclovir tiêm mạch là trị liệu hiệu quả nhất đối với herpes sinh dục nhiễm lần đầu, nhưng trị liệu aciclovir đường uống, 200mg, năm lần trong ngày, vẫn được ưa chuộng hơn. Valaciclovir và famciclovir có lợi ích tương tự aciclovir. Cả aciclovir đường uống lẫn tiêm mạch đều không làm giảm tần suất tái phát. Viêm miệng-lợi ở trẻ em có thể được điều trị bằng aciclovir uống dạng dịch treo. Trong herpes sinh dục tái phát, aciclovir đường uống rút ngắn thời gian thải virut và thời gian lành tổn thương (6 ngày nếu điều trị so với 7 ngày nếu không điều trị) nếu được bắt đầu trong vòng 24 giờ. Sau khi bệnh khởi phát, khoảng thời gian tính đến tái phát dài ngắn không có ảnh hưởng gì (Reichman RC, 1984). Valaciclovir có thể uống một lần trong ngày trong khi Faciclovir phải dùng 2 lần trong ngày (Diaz-Mitoma F, et al. 1998). Chỉ những trường hợp herpes môi tái phát mức độ nặng mới cần điều trị. Ðiều trị tại chỗ bằng penciclovir sẽ gia tốc việc lành tổn thương trong vòng một ngày-Aciclovir uống làm giảm thời gian bong vảy từ 7 đến 8 ngày nhưng không thay đổi được khoảng thời gian tồn tại của cơn đau hoặc thời gian lành hẳn tổn thương. Aciclovir, valaciclovir, famciclovir uống kìm hãm được các cơn tái phát của bệnh nhân bị herpes sinh dục. Aciclovir uống mỗi ngày làm giảm tần suất tái phát đến 80% và ngừa được tái phát trong 25-30% bệnh nhân. Ðiều chỉnh liều aciclovir nhằm thiết lập một liều dùng nhỏ nhất có hiệu quả và kinh tế (Saral R, et al. N Engl J Med 1981). Việc thải virut mà không có triệu chứng có thể xảy ra mặc dù điều trị ức chế với aciclovir trên lâm sàng có hiệu quả, do đó việc lây truyền người sang người vẫn có thể có được. Aciclovir uống hoặc tiêm mạch làm giảm tỉ lệ có triệu chứng ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch khoảng 70% đến 5-20% (Whitley RJ, et al. 1986); famciclovir và valaciclovir cũng có tác dụng tương đương. Liều uống từ 200mg ? 3 lần trong ngày đến 800mg ? 2 lần trong ngày đều đạt kết quả tốt. Các chủng HSV kháng aciclovir thường được tìm thấy ở những BN ghép tủy hoặc BN AIDS sau một đợt điều trị với aciclovir hơn là trong trị liệu dự phòng, các chủng này cũng kháng cả với famciclovir hoặc penciclovir hoặc cả hai. Aciclovir là điều trị chính cho bệnh nhân suy giảm miễn dịch nhiễm HSV. Bảng 1: Chỉ định điều trị aciclovir trên bệnh nhân nhiễm herpes simplex Bệnh nhiễm Ðường dùng, liều dùng*?? Bàn luận Herpes sinh dục Giai đoạn ban đầu ?? Aciclovir 200mg uống 5 lần/ngày trong 7-10 ngày??? những ký chủ bình thường 5mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi 8 giờ trong 5-7 ngày chỉ dùng cho trường hợp nặng 400mg uống 3 lần/ngày ?? Valaciclovir 1g uống 2 lần /ngày trong 7-10 ngày ?? Famciclovir 250 mg uống 3 lần /ngày trong 5-10 ngày Giai đoạn tái phát ?? Aciclovir 400mg uống 2 lần / ngày trong 5 ngày lợi ích lâm sàng hạn chế ?? Valaciclovir 500mg uống 2 lần /ngày trong 5 ngày ?? Famciclovir 125-250mg uống 2 lần /ngày trong 5 ngày Ðiều trị khống chế ?? Aciclovir 400mg uống 2 lần mỗi ngày điều chỉnh liều khi cần ?? Valaciclor 500-1000mg uống một lần /ngày ? ?Famciclovir 250mg uống 2 lần mỗi ngày Herpes da -niêm mạc ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch ?? Aciclovir 200-400mg uống 5 lần/ngày chỉ dùng trong 10 ngày nếu là sang thương nhẹ 5mg/kg tiêm mạch mỗi 8 giờ trong 7-14 ngày 400mg uống 5 lần/ngày trong 7-14 ngày ?? Valaciclovir 500mg 2 lần/ngày, uống ?? Famciclovir 250mg 3 lần/ngày, uống Viêm não hsv ?? Aciclovir 10-15mg/kg tiêm mạch mỗi 8 giờ trong 14-21 ngày Hsv sơ sinh** ?? Aciclovir 20mg/kg tiêm mạch mỗi 8 giờ trong 14-21 ngày Ghi chú: * Liều dùng ở đây là liều dùng của người lớn có chức năng thận bình thường. **Hiện chưa được US.FDA chấp thuận. ? Nhiễm virut hsv khác Aciclovir tiêm mạch giảm tỉ lệ tử vong của viêm não herpes tại thời điểm 3 tháng từ 70% còn 19%, 38% BN được điều trị có lại được chức năng thần kinh bình thường. Ðiều trị này cũng dùng cho trị herpes sơ sinh. ở bệnh da khu trú, tử vong là 0%, ở viêm não là 5% và bệnh lan nhiều chỗ là 25%. Tuy nhiên có những trẻ rõ ràng bệnh chỉ khu trú ngoài da nhưng lại có PCR dịch não tủy dương tính với HSV-DNA, mặc dù các test sinh hóa tìm HSV âm tính. PCR HSV dương tính sau khi hoàn tất điều trị cho thấy có tổn thương thần kinh. Aciclovir cũng thành công trong điều trị các bệnh nhiễm HSV khác như: viêm gan, nhiễm trùng phổi, viêm thực quản, viêm trực tràng, chàm Herpes, hồng ban đa dạng và viêm mé móng herpes (herpetic whitlow). Herpes mắt có thể điều trị hữu hiệu với aciclovir hoặc trifluridine. Ðề kháng của virut Cơ chế đề kháng của HSV với aciclovir là hiện tượng đột biến gien mã hóa thymidine kinase của virut - bằng cách tăng sinh các gien đột biến có thymidine kinase không phosphoryl hóa aciclovir được. Phần lớn các chủng kháng HSV trên lâm sàng đều thiếu thymidine kinase. Hiện tượng kháng thuốc được cho là hiếm và các chủng kháng thuốc được nghĩ là có khả năng sinh bệnh kém hơn, cho đến khi các chủng kháng aciclovir được tìm thấy trên các bệnh nhân AIDS (Erlich KS, et al. 1989). Những chủng đột biến này đều thiếu thymidine-kinase (thymidine kinase cần cho việc phosphoryl hóa acyclovir để aciclovir trở thành dạng hoạt động). Các chủng kháng aciclovir được xác định là nguyên nhân của viêm phổi, viêm não, viêm thực quản, các nhiễm virut da niêm trong các BN suy giảm miễn dịch. Ðộc tính Aciclovir, valaciclovir và famciclovir ít có tác dụng ngoại ý. Có thể gặp rối loạn chức năng thận ở những BN được cho những liều lớn aciclovir truyền mạch nhanh; nhưng điều này hiếm và thường có thể phục hồi. Có thể giảm nguy cơ gây độc cho thận bằng cách truyền mạch aciclovir chậm và bù dịch đầy đủ. Aciclovir uống, ngay cả ở liều 800mg năm lần một ngày, cũng không gây rối loạn chức năng thận. Aciclovir tiêm mạch có thể gây rối loạn hệ thần kinh trung ương như kích động, ảo giác, mất định hướng, run và co giật cơ. Trong thập kỷ vừa qua việc điều trị liên tục với aciclovir đã không gây một độc tính lâu dài nào. Văcxin HSV Vì HSV vẫn tái phát dù BN đã có miễn dịch dịch thể lẫn miễn dịch tế bào, chủng ngừa bằng văcxin, nên việc dùng văcxin phòng ngừa khó có thể đạt kết quả (Burke RL. 1993). Hai loại văcxin sử dụng gB và gD như kháng nguyên cho thấy không có hiệu lực phòng ngừa hoặc trị liệu (Corey L, et al. 1999). Trong một nghiên cứu khác về văcxin gD, chủng ngừa có vẻ bảo vệ được phụ nữ nhưng với nam giới thì không (Spruance SL, 2000). Liệu pháp gien HSV mất đoạn gien *-1 34-5 không sao chép được trong tế bào não hậu gián phân. Những virut đột biến này có thể cấy vào khối u của BN bị U nguyên bào thần kinh đệm mà không gây viêm não. Do đó các HSV đột biến mất một hoặc nhiều đoạn gien chủ yếu có thể được sử dụng như những vectơ mang bản sao lành của các gien bị mất hoặc hư hại của tế bào đưa vào hệ thần kinh trung ương. Các HSV đột biến này có tính tiềm ẩn và có khả năng biểu hiện gien tế bào trong một thời gian dài. BS Nguyễn Hoàng Tuấn dịch theo Richard J Whitley, Lancet 2001;357:1513-18: Herpes simplex virus infection.
|
|
|
Post by NHAKHOA on Mar 14, 2009 13:50:51 GMT -5
Bác Sĩ Của Bạn Friday, June 11, 2004
Tel: (714) 531-7930
nguyentranhoang@aol.com
Mục này chỉ nhằm giải đáp các thắc mắc về sức khỏe có tính cách tổng quát. Cho các vấn đề cụ thể, chi tiết, của từng bệnh nhân, xin liên lạc trực tiếp với bác sĩ để được thăm khám trực tiếp.
Loét bộ phận sinh dục do Herpes
Hỏi: Cách nào hiệu quả nhất để phòng tái phát và lây lan của Herpes ở đường sinh dục. Ðã bị Herpes ở miệng có thể có miễn dịch với Herpes ở đường sinh dục hay không? Bị Herpes sinh dục có liên quan như thế nào với HIV? Làm sao để biết chắc mình có bị herpes sinh dục hay không? (Larry, Tim, Stephanie, Thanh, Hung, Son)
Ðáp: Loét ở bộ phận sinh dục do siêu vi trùng (virus) Herpes simplex 2 (viết tắt là HSV-2) là một bệnh không gây chết người nhưng rất đau đớn khó chịu, và là nguy cơ khiến cho dễ bị lây nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục khác, đặc biệt là HIV-AIDS (nói theo kiểu Pháp là SIDA, dịch ra tiếng Việt là Hội Chứng Suy Giảm Miễn Dịch Mắc Phải, có người gọi ngắn gọn là bệnh liệt kháng).
Herpes simplex 2 là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra loét ở bộ phận sinh dục trên thế giới. Các nghiên cứu ở Ấn Ðộ, Thái Lan, Nam Mỹ, Tanzania cho thấy HSV-2 là thủ phạm của đến 80 phần trăm các trường hợp loét ở đường sinh dục. Tỉ lệ này ở Mỹ và Châu Âu còn cao hơn thế.
Trên toàn thế giới, tùy theo từng vùng, khoảng 20 đến 60 phần trăm những người đã và đang có hoạt động tình dục (sexually active) có kháng thể với virus Herpes simplex 2 (HSV-2). Tại Hoa Kỳ, các khảo sát cho thấy có khoảng 22 phần trăm người lớn có kháng thể HSV-2 (tức là đã từng bị nhiễm HSV-2). Mỗi năm, có khoảng một triệu sáu trăm ngàn trường hợp mới nhiễm HSV-2 xảy ra ở Hoa Kỳ.
HSV-2 khi đã nhiễm sẽ vào cơ thể, sẽ “nằm vùng” suốt đời, hiện nay chưa có cách nào để diệt được hẳn. Khi nằm yên, HSV-2 không gây triệu chứng nhưng vẫn có khả năng lây lan. Ðại đa số các trường hợp lây nhiễm cho người khác xảy ra khi HSV-2 “nằm yên”, khiến cho bệnh nhân không biết là mình bị bệnh hoặc nghĩ là bệnh đã khỏi, và do đó không dùng các biện pháp ngừa lây lan. Cũng có thể là bệnh nhân không biết cách để ngừa lây lan.
Thỉnh thoảng, đặc biệt là khi cơ thể bị yếu đi, bị stress, HSV-2 sẽ “quậy” trở lại, gây các đợt bị loét ở bộ phận sinh dục. Ðây là nỗi sợ hãi nhất của bệnh nhân, vì nó rất khó chịu.
Theo tổng hợp của nhiều nghiên cứu, những người đã bị nhiễm Herpes sinh dục sẽ dễ bị nhiễm HIV-AIDS hơn. Tỉ lệ này cao trung bình gấp 2.1 lần so với những người không bị nhiễm Herpes sinh dục. Mỗi lần giao hợp với người bị nhiễm HIV, khả năng bị nhiễm HIV ở người đã bị nhiễm Herpes sinh dục cao gấp năm đến tám lần so với người không bị herpes sinh dục. Các vết loét lớn hay li ti (mà mắt thường không thấy được) do herpes sinh dục chính là điều kiện giúp cho HIV dễ xâm nhập vào cơ thể hơn.
Loét ở miệng (mồm) hoặc xung quanh miệng gây ra do Herpes simplex 1. Tuy là “bà con” với nhau, nhưng nhiễm Herpes ở miệng không giúp tạo ra miễn dịch chéo, tức là không giúp tạo ra kháng thể để ngừa Herpes simplex 2 gây loét ở bộ phận sinh dục.
Hiện nay có hai cách để ngừa lây lan và giúp giảm các cơn “quậy” gây các đợt loét của Herpes sinh dục. Ðó là dùng bao cao su (condom - “áo mưa”), và dùng thuốc chống virus hàng ngày. Các loại thuốc chủng (vaccines) cũng đang được nghiên cứu. Có một loại tỏ ra có hiệu quả ở phụ nữ, tuy nhiên, phỏng chừng khoảng bốn, năm năm nữa thuốc này mới có thể hoàn tất để đưa ra thị trường.
Cách phòng đầu tiên là dùng thuốc chống virus thường xuyên hàng ngày. Một nghiên cứu gần đây trên gần 1,500 người, sử dụng thuốc chống virus valacyclovir (Valtrex) 500 mg mỗi ngày, cho thấy rằng thuốc này giúp làm giảm tỉ lệ bị lây lan đến 75 phần trăm so với những người dùng placebo (viên giống như thuốc thiệt nhưng không có chất thuốc, dùng trong việc thử thuốc). Thuốc trị virus giúp làm giảm số lượng virus ở các vết loét (có khi nhỏ, mắt thường có thể không thấy được) ở bộ phận sinh dục, khiến cho khả năng lây truyền giảm đi, và các đợt bùng phát của loét cũng giảm đi.
Cách thứ nhì là dùng condom. Nghiên cứu về việc này còn hạn chế vì rất khó thực hiện (không thể nói bệnh nhân giao hợp với người không bệnh mà không dùng biện pháp bảo vệ gì cả để so sánh với người có dùng condom). Tuy nhiên, một số khảo sát, bằng việc phỏng vấn các người đã bị bệnh, cho thấy rằng có vẻ rằng condom chỉ giúp ngừa lây lan khoảng bốn mươi đến năm mươi phần trăm là tối đa. Việc dùng condom được thấy là làm giảm lây lan ở phụ nữ nhiều hơn ở nam giới. Sự bảo vệ của condom thấp như vậy vì bệnh lây không phải chỉ qua các vết loét trong âm đạo, dương vật, hoặc hậu môn, mà còn qua các vết loét ngoài âm môi, xung quanh vùng hậu môn và dương vật.
Một nghiên cứu nhỏ cho thấy luôn luôn dùng condom kết hợp với thuốc chống virus dùng thường xuyên hàng ngày có thể mang đến kết quả trăm phần trăm. Tuy nhiên cần phải có các nghiên cứu lớn hơn để khẳng định điều này. Dù sao, cho tới nay đó là cách tốt nhất.
Tóm lại, loét ở bộ phận sinh dục do virus Herpes simplex 2 là bệnh rất thường gặp. Ða số các trường hợp lây lan là do người bị bệnh không biết là mình bị hoặc tưởng là bệnh đã khỏi trong khi không có triệu chứng. Các vết loét này, dù có trong giai đoạn có triệu chứng hay không, có thấy vết loét hay không, là một yếu tố làm cho khả năng bị lây HIV và các bệnh lây qua đường sinh dục khác tăng lên rất nhiều.
Luôn luôn dùng condom và uống thuốc chống virus để phòng hàng ngày, dù lúc đang có triệu chứng hay không, là cách tốt nhất cho đến nay để giảm bớt tỉ lệ lây lan bệnh và các đợt loét trở lại gây nhiều đau đớn cho bệnh nhân.
Các thuốc chống virus có nhiều loại với giá tiền và sự tiện lợi khác nhau (thuốc rẻ hơn thì phải uống nhiều lần hơn trong ngày, và không được nghiên cứu nhiều trong mục đích phòng ngừa này), cần có toa bác sĩ vì phải được theo dõi các tác dụng phụ và sự tương tác với các thuốc khác.
Các bệnh nhân bị herpes sinh dục, (cũng như những người bị các bệnh lây qua đường sinh dục khác), nên thử máu để xem mình có bị nhiễm HIV và các bệnh lây qua đường tình dục khác không.
Trong trường hợp không biết mình có bị herpes sinh dục hay chưa, một xét nghiệm máu đơn giản có thể giúp chẩn đoán một cách chính xác.
Thân mến,
Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng
|
|
|
Post by NHAKHOA on Apr 26, 2009 14:43:53 GMT -5
Hướng Dẫn Điều Trị Bệnh Herpes Dược sĩ Lê-văn-Nhân Thuật ngữ: - Herpes simplex (cold sore): Herpes đọc theo tiếng Anh là hơ-pi và đọc theo tiếng Pháp là ẹc-pet. Tự điển y học của bs Bùi-Khánh-Thuần dùng cách đọc ec-pet, nhưng trang thông tin y học của bộ y tế VN lại viết là hecpec. Herpes nguyên nghĩa gốc Hy-lạp là bò, trườn vì các mụt nước chạy theo đường dài giống như con gì bò qua. Cold sore tự điển y học bs Phạm-ngọc-Trí dịch là “loét lạnh”. Có nơi dịch là mụn rộp. - HSV (Herpes Simplex Virus) siêu vi gây bệnh herpes ở môi và cơ quan sinh dục - Genital herpes simplex infection: nhiễm herpes bộ phận sinh dục - Labial herpes simplex infection: nhiễm herpes ở môi - Herpes zoster (shingles): bệnh zona do virut thủy đậu ở trẻ em. - Intermittent therapy: điều trị gián đoạn từng đợt - Suppressive therapy: điều trị đàn áp không cho triệu chứng phát sinh - CDC: cơ quan kiểm soát dịch bệnh Hoa-kỳ Báo Archives of Internal Medicine số tháng 6/2008 có một bài duyệt lại các chứng cứ điều trị bệnh herpes simplex để hướng dẫn cho các bác sĩ điều trị ở tuyến đầu. Hiện nay có 3 thứ thuốc trị herpes simplex là: acyclovir, valacyclovir và famciclovir. Nhưng danh mục thuốc của bộ y tế Việt-nam chỉ có thuốc acyclovir. Tất cả những thuốc này đều có mức độ an toàn tốt vì chuyển thành hoạt chất nhờ thymidine kinase của siêu vi bên trong tế bào bị nhiễm. Tuy nhiên, có những điều lẫn lộn xảy ra: 1/ có nhiều liều lượng cho mỗi trong 3 thuốc nêu trên 2/ lẫn lộn giữa HSV và herpes zoster (bệnh zona) 3/ điều trị đàn áp hay điều trị gián đoạn từng đợt 4/ nhiễm lần đầu hay thứ cấp 5/ nhiễm ở môi miệng hay nhiễm ở cơ quan sinh dục 6/ sự tiến triển của chiến lược điều trị được FDA chấp thuận. Cũng cần nói thêm là thuốc không tiêu diệt hết siêu vi, nên triệu chứng có thể tái phát. Nếu chỉ dùng thuốc từng đợt khi các mụn rộp nổi lên thì gọi đó là điều trị từng đợt (intermittent therapy), nếu cho bệnh nhân uống liên tục để triệu chứng không xuất hiện được thì gọi là điều trị triệt hạ hay đàn áp (suppressive therapy) dài hạn. Ngoài ra bảng hướng dẫn của các hội chuyên khoa thường chỉ dùng từ “recommend” tức là khuyên dùng, vì họ để cho bác sĩ quyền chọn lựa quyết định, nhưng những lới khuyên này thường dựa vào y học chứng cứ hay ý kiến của những người có nhiều kinh nghiệm điều trị, nên tốt nhất là tuân theo những lời khuyên này. Để dễ nhận, chúng tôi sẽ dùng ký hiệu * nếu được FDA chấp thuận, và ** nếu được CDC khuyên dùng, nếu không có ký hiệu tức là không có chấp thuận. I. Hướng dẫn điều trị gián đoạn từng đợt (Intermittent episodic therapy): • Liều điều trị từng đợt khi chửa herpes môi lần đầu: □ acyclovir 15 mg/Kg chia làm 5 lần mỗi ngày trong 7 ngày □ valacyclovir 1 g ngày 2 lần trong 7 ngày □ famciclovir 500 mg ngày 2 lần trong 7 ngày • Điều trị giai đoạn từng đợt hay cho bệnh herpes môi tái phát: □ acyclovir 400 mg ngày 5 lần trong 5 ngày □ valacyclovir 2 g ngày 2 lần trong 1 ngày* □ famciclovir 3 viên 500 mg trong 1 liều đơn* - thuốc thoa: a □ kem penciclovir 1% (thoa mỗi 2 giờ trong khi thức trong 4 ngày)* b □ kem acyclovir 5% (thoa ngày 5 lần trong 4 ngày)* • Liều gián đoạn từng đợt cho herpes sinh dục mắc lần đầu: □ acyclovir 400 mg ngày 3 lần trong 7 đến 10 ngày ** hay acyclovir 200 mg ngày 5 lần từ 7 đến 10 ngày * & ** □ valacyclovir 1 g ngày 2 lần từ 7 đến 10 ngày * & ** □ famciclovir 250 mg ngày 3 lần từ 5 đến 10 ngày (FDA không chấp thuận, nhưng CDC khuyên dùng trong 10 ngày). • Liều gián đoạn từng đợt cho herpes sinh dục tái phát: □ Acyclovir 200 mg ngày 5 lần từ 5 đến 10 ngày *, 400 mg ngày 3 lần trong 5 ngày **, 400 mg ngày 3 lần từ 5 đến 10 ngày **, 800 mg ngày 2 lần trong 5 ngày**, 800 mg ngày 3 lần trong 2 lần **. □ Valacyclivir 500 mg ngày 2 lần trong 3 ngày (FDA chấp thuận và CDC khuyên dùng), 1 g ngày 2 lần từ 5 đến 10 ngày **, hay 1 g ngày 1 lần trong 5 ngày ** □ Famciclovir 125 mg ngày 2 lần trong 5 ngày **, 500 mg ngày 2 lần từ 5 đến 10 ngày (FDA chấp thuận và CDC khuyên dùng trong 7 ngày), hay 1 g ngày 2 lần trong 1 ngày (FDA chấp thuận và CDC khuyên dùng). II. Điều trị triệt hạ hay đàn áp lâu dài (longterm suppressive therapy): • herpes môi miệng: □ acyclovir 400 mg ngày 2 lần □ valacyclovir 500 mg ngày 1 lần hay 500 mg ngày 2 lần □ famciclovir 500 mg ngày 2 lần • herpes sinh dục: □ Acyclovir 400 mg ngày 2 lần (FDA chấp thuận, CDC khuyên dùng), 400-800 mg ngày 2 hay 3 lần ** □ Valacyclovir 1 g ngày 1 lần (FDA chấp thuận, CDC khuyên dùng), 500 mg ngày 1 lần (FDA chấp thuận và CDC khuyên dùng) □ Famciclovir 250 mg ngày 2 lần (FDA chấp thuận và CDC khuyên dùng) hay 500 mg ngày 2 lần ** Mặc dầu phần lớn những người nhiễm herpes simplex không cần phải điều trị triệt hạ mãn tính, nhưng những người bệnh tái phát thường xuyên hơn hay bị đau nhiều mặt bị xấu đi hay khó nuốt thì điều trị triệt hạ mãn tính là thích hợp. Bệnh tái phát nhiều lần có thể ảnh hưởng đến giá trị cuộc sống. Bệnh tái phát nhiều lần (> 6 lần mỗi năm) xảy ra ở 5% đến 10% bệnh nhân bị mụn rộp ở môi, trong khi 20% đến 50% bệnh nhân nhiễm herpes sinh dục thường bị triệu chứng tái phát. Thông thường, bệnh nhân có 4 lần tái phát trong năm sau khi giai đoạn có triệu chứng lần đầu, nhưng sau đó tần số xuất hiện sẽ giảm lần với thời gian. Theo Arch Intern Med 2008; 168:1137-1144. Dược sĩ Lê Văn Nhân
|
|
|
Post by NHAKHOA on May 26, 2010 14:10:36 GMT -5
Hãy cẩn thận với vết loét trong miệngKhi có một vết loét trong miệng, nhiều người chỉ đơn giản nghĩ rằng do nóng trong người, và rất ít quan tâm đến việc điều trị. Chúng ta nên biết rằng một vết loát trong miệng có thể là biểu hiện của vài chục bệnh khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp, từ mức độ nhẹ cho đến mức độ nguy hiểm. Để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra do điều trị muộn, chúng ta cần lưu ý những đặc điểm sau của một vết loét và thái độ xử trí: * Một vết loét là thứ phát sau những mụn nước thường là lành tính. * Một vết loét tự lành sau đó bị lại nhiều lần thường là lành tính * Một vết loét không đau, nhưng kéo dài trên 3 tuần, không lành: tốt nhất nên đi khám ở BS chuyên khoa RHM hoặc Ung bướu. * Một vết loét dù rất nhỏ, nhưng có đáy cứng (sờ vào xung quanh vết loét sẽ có cảm giác sượng cứng) nên được đi khám ngay. Những trường hợp ung thư niêm mạc miệng đa số biểu hiện dưới dạng vết loét, tuy nhiên nếu phát hiện sớm thì kết quả điều trị luôn khả quan. Ung thư niêm mạc miệng có ưu điểm là dễ phát hiện nhất trong các loại ung thư, và tỉ lệ sống sau 5 năm nếu điều trị sớm là rất cao. Hãy đừng bỏ qua cơ hội để điều trị sớm ung thư niêm mạc miệng trong khi chúng ta hoàn toàn có khả năng phát hiện chúng sớm nhất. BS Trần Ngọc Quảng Phi
|
|
|
Post by NHAKHOA on May 26, 2010 14:16:52 GMT -5
Bệnh nhiệt miệng – những điều bạn chưa biếtĐây không phải là một loại bệnh nặng nhưng gây khó chịu, đau đớn cho trong việc ăn uống và vệ sinh răng. Bệnh có thể tránh khỏi nếu biết phòng ngừa, ăn uống và nghỉ ngơi đúng cách. * “Không hiểu sao tôi hay bị lở miệng thế không biết. Cứ lâu lâu lại bị một lần, mỗi lần ít nhất là 2 nốt, đau kinh khủng, chẳng ăn chẳng nói được gì suốt cả tuần…” * “Có ai biết cách nào ngăn ngừa để miệng không bị lở không? Mọi người nói là do bị nóng, nhưng tôi chẳng hiểu như thế nào là nóng nữa! Tôi ăn uống bình thường, cũng nhiều trái cây và rau quả…”. * “Mỗi lần đau miệng là mất đến cả tuần mệt mỏi, đau đớn, nhăn nhó vì chẳng nuốt trôi cái gì. Húp một muỗng canh vô mà đau thấu trời, cảm thấy như đang chịu một cực hình vậy… Tôi bẳn gắt và đến cả giấc ngủ cũng không còn ngon nữa…” Mỗi tuần, các bác sĩ, các chuyên viên tư vấn tại trung tâm truyền thông – giáo dục sức khỏe nhận không ít câu hỏi như thế. Rõ ràng, bệnh nhiệt miệng (hay còn gọi là lở miệng) hoàn toàn không “dễ chịu” chút nào khi mắc phải. Những cơn đau do nhiệt miệng gây ra có thể ảnh hưởng mạnh đến chuyện ăn, chuyện ngủ, cũng như cuộc sống “bình thường” của mỗi người. Những gì bạn chưa biết về "nhiệt miệng"? Nhiệt miệng là bệnh thường gặp, hầu như trong đời ai cũng mắc phải tối thiểu một lần. Có nghiên cứu khoa học cho thấy đến khoảng 20% dân số bị nhiệt miệng thường xuyên. Bệnh có nhiều thể khác nhau nhưng triệu chứng bắt đầu thường là sự xuất hiện một mụn nước nhỏ rất dễ vỡ, để lại một vết lở nông ở niêm mạc miệng, hình tròn hoặc bầu dục, đường kính từ 2-10 mm, bờ rõ rệt, đáy màu vàng nhạt, xung quanh có một đường viền màu đỏ tươi, rất đau lúc nói hoặc khi ăn uống. Nơi xuất hiện các vết lở thông thường là mặt trong má, ở môi – lợi, ở đầu lưỡi… Bệnh thường không gây sốt, không gây sưng hạch vùng lân cận và tự khỏi. Biểu hiện tại chỗ thường là các triệu chứng viêm nhiễm, sưng nóng đỏ/đau, lở loét rất khó chịu nhất là khi nhai nuốt, ăn uống. Đặc biệt, khi không được chăm sóc đúng cách, vết lở có thể chuyển sang viêm cấp, thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống cực kỳ “vất vả”. Nhiều người cho rằng nhiệt miệng là do nóng trong người hay do ăn phải những đồ “nóng” như các loại quả mít, xoài… Còn quan điểm của y học hiện đại thì chứng lở miệng (tổn thương ở niêm mạc miệng) có rất nhiều nguyên nhân như gây nên, có thể do răng sâu, viêm quanh răng, viêm quanh chóp răng, viêm tủy răng…; do những sang chấn từ bên ngoài; do nhiễm vi khuẩn, virut, do sự phản ứng của khoang miệng với thành phần hóa học nào đó (ví dụ thành phần hóa học có trong kem đánh răng không phù hợp…), hay chế độ ăn thiếu axit folic ở phụ nữ mang thai. Hiện nay người ta còn nhận thấy những người bị stress nặng và liên tục thì mức độ lở miệng cũng xảy ra nhiều hơn. Nhiệt miệng là bệnh lành tính. Vết lở tự lành, không để lại sẹo. Vì đặc điểm lành tính này nên thông thường ít ai nghĩ đến chuyện “phòng bệnh”. Lúc nào mắc phải thì cố gắng… chịu đựng hoặc ra một tiệm thuốc tây nào đấy mua các loại thuốc bôi vào. Tuy nhiên, việc chịu đựng từ lúc miệng bắt đầu lở và đau đến lúc vết lở lành lại là cả một quá trình… không dễ vượt qua. Bạn đã biết cách ngăn ngừa nhiệt miệng? Muốn ngăn ngừa hoặc điều trị nhiệt miệng, làm giảm độ tái phát của bệnh, các bác sĩ thường khuyên uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả tươi, hạn chế tối đa làm việc quá căng thẳng dẫn đến stress. Với thể tái phát nhiều lần liên tiếp, đau nhiều… thì cần đi khám bệnh, tùy theo từng trường hợp cụ thể (mức độ nặng nhẹ, tình trạng sức khỏe, giới, tuổi tác và tác dụng phụ của thuốc) bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc điều trị thích hợp. Thông thường những loại viêm loét nhẹ chỉ cần uống kháng sinh, vệ sinh răng miệng, giảm đau, chống dị ứng, tăng cường sức đề kháng, bổ sung vitamin nhóm B là khỏi trong vòng 10 ngày. Song đôi khi có những nhiễm trùng nặng như áp xe vùng miệng sâu, viêm tấy lan tỏa hay gặp ở những vùng dưới lưỡi, dưới hàm, kèm theo toàn thân suy nhược, nhiễm khuẩn nặng thì cần phải được điều trị cẩn thận theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, trong mọi trường hợp nhiệt miệng, yếu tố được đặt lên hàng đầu là cần tăng cường vệ sinh răng miệng để tránh bội nhiễm, hạn chế diễn biến xấu. Người bệnh được khuyên sử dụng những loại kem đánh răng có tinh chất chiết xuất từ thiên nhiên để tránh gây ảnh hưởng đến niêm mạc miệng, đồng thời làm “mát” hơn cho miệng từ bên trong. Tuy bệnh nhiệt miệng không phải là một loại bệnh nặng nhưng gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh trong việc ăn uống và vệ sinh răng. Bệnh có thể tránh khỏi nếu biết phòng ngừa, ăn uống và nghỉ ngơi đúng cách. Trà xanh giúp ngăn ngừa bệnh nhiệt miệng. Trà xanh làm giảm nhiệt miệng Trà xanh là một trong những dạng tinh chất được khuyến khích dùng để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng vì hoạt chất kháng oxy hóa trong trà xanh có tác dụng thu ngắn thời gian phát tán của siêu vi. Đánh răng bằng kem đánh răng có tinh chất trà xanh có tác dụng ngăn ngừa nhiệt miệng hiệu quả. Mai Xuân
|
|
|
Post by NHAKHOA on Jun 2, 2010 12:35:06 GMT -5
Nhiễm trùng siêu vi khuẩn herpes simplex (HSV) Bác Sĩ Trần Lý Lê @ ThuVienVietNam.com * Hình ảnh của H. Fisher, Getty Images Nguyên nhân Nhiễm trùng HSV thường do 1 trong 2 chủng siêu vi khuẩn: 1) Loại 1 (HCV-1): gây nhiễm trùng tại môi, miệng và mặt. Đây là loại nhiễm trùng thường thấy nhất và thường xuất hiện trong tuổi thơ. HSV-1 gây những vết lở trong miệng trông giống những bong bóng bên trong là chất lỏng, gọi là "cold sore" hay "fever blister". Loại nhiễm trùng này có thể gây nhiễm trùng tại màng bọc não bộ hay meningoencephalitis. Siêu vi khuẩn HSV-1 lan truyền qua nước miếng. Vào tuổi trưởng thành, khoảng 30-90% con người có kháng thể chống lại HSV-1. 2) Loại 2 (HSV-2): thường lan truyền qua việc giao hợp, nên còn được xem là một chứng bệnh "hoa liễu" hay "phong tình". Triệu chứng thường bao gồm các vết lở tại bộ phận sinh dục. Tuy nhiên, một số người bị nhiễm trùng không có dấu hiệu của vết lở hoặc triệu chứng nào. Khoảng 30% người lớn có kháng thể chống lại siêu vi khuẩn này. Tùy thoe phương thức giao hợp, nhiễm trùng HSV-1 có thể xuất hiện tại bộ phận sinh dục hoặc ngược lại, HSV-2 xuất hiện trong miệng, gọi là "cross-infection". Nhiễm trùng HSV có thể xuất hiện trên ngón tay, gọi là "herpetic whitlow", xuất hiện trong chuyên viên y tế, xảy ra khi mổ xẻ hay khám bệnh, nhiễm nước miếng chứa siêu vi khuẩn. Trẻ em cũng có thể bị chứng nhiễm trùng này. HSV có thể gây nhiễm trùng trong thai nhi và ảnh hưởng đến sự hình thành của đứa trẻ. Người mẹ bị nhiễm trùng trong mang thai sẽ truyền siêu vi khuẩn cho hài nhi, nhất là khi sanh nở theo cách tự nhiên, đứa trẻ "đi qua" âm đạo để chào đời. Tuy nhiên, 60-80% phụ nữ mang thai khi bị nhiễm trùng thường không có triệu chứng gì. Siêu vi khuẩn có thể lan truyền dù người bị nhiễm trùng không có triệu chứng kể cả các vết lở. Phần lớn (2/3) những người bị nhiễm trùng HSV tại bộ phận sinh dục thường bị tái phát, ít nhất là 2-3 lần mỗi năm. HSV tiềm ẩn trong cơ thể, không thể loại trừ dứt, thỉnh thoảng tái phát. Triệu chứng - Vết lở thường xuất hiện trong miệng, môi, nướu hoặc bộ phận sinh dục - Hạch bạch huyết sưng trướng tại cổ hoặc háng (thường thấy khi bị nhiễm trùng lần đầu) - Lên cơn sốt, nhất là khi bị nhiễm trùng lần đầu - Tại bộ phận sinh dục (dương vật hoặc âm hộ) thường có cảm giác kim châm hoặc phỏng rát Bác sĩ có thể chẩn đoán khá chính xác qua việc quan sát các vết lở. Tuy nhiên, việc thử nghiệm sẽ chứng nhận việc nhiễm trùng qua các loại thử nghiệm sau: 1) Thử máu để tìm kháng thể chống lại HSV (HSV antibody) 2) Tìm kháng thể tại tế bào nhiễm trùng (Direct fluorescent antibody hay DFA) Chữa trị Loại nhiễm trùng nhẹ thường tự lành bệnh, không cần chữa trị. Những người bị: a) nhiễm trùng nặng hoặc việc nhiễm trùng kéo dài, b) suy yếu hệ đề kháng, hoặc c) bị tái phát thường xuyên sẽ càn được chữa trị bằng kháng sinh như acyclovir (Zovirax), famciclovir (Famvir) và valacyclovir (Valtrex). Các vết lở thường lành sau 7-10 ngày. Riêng với những người bị suy yếu hệ đề kháng, cơn nhiễm trùng có thể kéo dài và trầm trọng hơn. Khi đã bị nhiễm trùng, siêu vi khuẩn lan đến các "nhân" tế bào thần kinh và tiềm ẩn tại đó suốt đời. Các siêu vi khuẩn này trở lại máu và gây triêu chứng. Những yếu tố "khích động" sự tái phát bao gồm Ánh nắng, sốt cao độ, áp lực trong đời sống, bị một căn bệnh gây suy yếu hệ đề kháng hoặc dùng thuốc men gây suy yếu hệ đề kháng như ung thư, HIV/AIDS hoặc corticosteroids. Biến chứng HSV có thể tạo ra một số biến chứng trầm trọng như: - Eczema herpetiform: các vết lở xuất hiện trên da khắp cơ thể - Encephalitis: viêm não bộ - Nhiễm trùng mắt (keratoconjunctivitis) - Nhiễm trùng khí quản - Viêm màng não (meningitis) - Sưng phổi Khi nào thì đi khám bệnh? Đi khám bệnh khi thấy vết lở khác thường, nhiều căn bệnh tạo ra các triệu chưng tương tự như nhau. Khi đã bị nhiễm trùng HSV, và các vết lở không lành, hãy đi khám bệnh, hoặc khi bị chứng bệnh gây suy yếu hệ đề kháng nên dễ bị nhiễm trùng như tiểu đường, bại thận, dùng corticosteroid kinh niên để chữa viêm khớp xương, suyễn... Phòng ngừa Phòng ngừa HSV rất khó vì người bệnh thường không biết mình bị nhiễm trùng khi không có triệu chứng nào. -Tránh sờ mó các vết lở - Những người bị nhiễm trùng HSV-2 nên tránh giao hợp khi có các vết lở, "áo mưa" có thể giúp giảm sự lan truyền. - Những người bị nhiễm trùng HSV nên tránh sờ mó gần gũi hài nhi, trẻ em bị suyễn hoặc những người bị suy yếu hệ đề kháng vì nhóm người này rất dễ bị nhiễm trùng và khi bị nhiễm trùng , căn bệnh thường trầm trọng hơn, kéo dài lâu hơn so với người khoẻ mạnh. - Để tránh nhiễm trùng cho hài nhi, khi sanh nở, bác sĩ cần mổ để đón đứa trẻ ra đời (không "đi qua" âm đạo).
|
|
|
Post by NHAKHOA on Jun 24, 2010 13:07:17 GMT -5
Mouth InfectionsThis section on oral medicine and pathology deals with common infections of the mouth other than caries or periodontal disease. It is divided into two topics: A. Mouth Infections: Bacterial, viral and fungal B. Blister lesions of the mouth A. Mouth Infections -1. What bacterial mouth infections (other than tooth decay and gum disease) should I be aware of? -1. How are bacterial infections treated? -1. What viral infections can affect the mouth? -1. How are viral infections treated? -1. What fungal infections can affect the mouth? -1. How is thrush (candidiasis) treated? -1. What is a canker sore or aphthous ulcer? -1. How are cankers treated? 1. What bacterial mouth infections (other than tooth decay and gum disease) should I be aware of? * Oral bacterial infections other than tooth decay and gum disease are rare, but can occur: o Scarlet Fever can affect the tongue or cheeks. A typically strawberry or raspberry coloured tongue is seen at an early stage. The rest of the mouth and throat are also affected. o Syphilis and Tuberculosis can also affect the mouth. Return to Questions 2. How are bacterial infections treated? * Your doctor will examine you, carry out tests if necessary, and will prescribe an antibiotic to cure the infection. Return to Questions 3. What viral infections can affect the mouth? * Herpes Simplex o This causes Oral Herpes, which affects from 50-60% of HIV patients. o It is a chronicinfection, with widespread painful ulcers. o The ulcers are white with red borders. o Medications may allow it to disappear for a time, but it will re-appear. o It is spread by intimate physical contact. o Infants can acquire it from their mothers during pregnancy or birth. o In people with immune deficiencies it is particularly severe, and prolonged treatment may be needed. Herpes Herpes * Cold Sores, found on the lip, are also caused by a herpes virus. Cold sore * Measles may appear in the mouth as little white spots with a red border. * Chicken Pox blisters are also found in the mouth. * Ulcers occurring during glandular fever (Infectious Mononucleosus) may resemble herpes ulcers. Return to Questions 4. How are viral infections treated? * There is no cure for a viral infection, and so the symptoms need to be treated. o This is done by using mouth-rinses, and applying topical anaesthetics and protective ointments to the ulcers. o In most cases the viral infection lasts for 10-14 days. Return to Questions 5. What fungal infections can affect the mouth? * Thrush, also called candidiasis, is the most common fungal mouth infection. It appears as a white patch, which can easily be stripped off to leave a red, bloody area. Thrush Return to Questions 6. How is thrush (candidiasis) treated? * It is treated with an antibiotic and a mild antiseptic mouthrinse will usually be prescribed. * Tooth brushes should be discarded after each use to prevent re-infection. Return to Questions 7. What is a canker sore or aphthous ulcer? * This is a painful ulcer that can vary in size and appears singly or in groups. o The exact cause is unknown, but stress and viruses probably play a role. o These rounded, painful, shallow ulcers recur at intervals of a few days to a few months o The ulcers are less than 5 mm. in diameter. o They have a grey/white centre, with a red, inflamed border. o The lips, cheeks and the floor of the mouth are affected. o The healing period is about 10-14 days. Canker sore Return to Questions 8. How are cankers treated? * In most instances these conditions get better spontaneously in 10-14 days. o Protective ointments and pain relievers are applied directly to the ulcers. They are usually the only pain relief that is needed. o Occasionally the doctor may prescribe steroids. o Chlorohexidine mouthwashes can have a beneficial effect. Return to Questions B. Blister lesions of the mouth -1. What are blister-type lesions? -1. What is the difference between a vesicle and a bulla? -1. What kinds of blisters are most commonly found in the mouth? 1. What are blister-type lesions? * These are blisters or vesicles of varying size, found on the inner surfaces of the cheeks. They sometimes rupture (pop) leaving raw, open wounds Return to Questions 2. What is the difference between a vesicle and bulla? * Vesicles are small, only a few millimeters in size. Bullae can be considerably larger. Both are blisters. Return to Questions 3. What kinds of blisters are most commonly found in the mouth? Blister lesions are not common. The following are some that may occur: * Pemphigus is a chronic skin disease, which also appears in the mouth. o It is related to immune system problems, and appears in middle age. o It requires specialist treatment using steroid medication. * Pemphigoid is not associated with skin problems. o It can also affect the eyes o This is a common inflammatory lesion. The erosive or ulcerated form can be pre-cancerous. o It needs treatment with steroids, by a specialist. Pemphigus Pemphigus Pemphigoid * Lichen Planus o This condition affects adult women more commonly than men. o It is mostly seen on the inner surface of the cheek in a lacy pattern of white raised areas. o The erosive or ulcerated form of this condition is rare, but can be pre-cancerous. o It is usually a benigncondition and is not the same as leukoplakia. Lichen planus * Erythema Multiforme o This appears on the skin as well as in the mouth. o It is related to certain drugs and immune system problems, and is most commonly found in young men. o The symptoms need to be treated by a specialist, but the cause is often difficult to find. Erythema multiforme Suu tam ( trich tu NhaKhoabiz )
|
|
|
Post by NHAKHOA on Dec 30, 2010 20:51:02 GMT -5
Giộp môi có phải là chứng Oral Herpes (Giời leo/Giời ăn)? (Từ kinh nghiệm bản thân :GoMo) Trich tu DienDanThuVienVietNam
Thời còn ở Việt Nam, một ngày của tuổi 12, tôi ghé qua nhà thằng bạn thân xin phép mẹ nó, rủ đi tắm sông. Mẹ thằng bạn nhìn mép môi sưng đỏ giộp nước của tôi rồi hỏi: - Phải cháu đã ăn cá nục gai kho mặn? Tôi nhìn mẹ thằng bạn gật đầu thừa nhận thay cho câu trả lời.
Những người ở miền biển như tôi đều biết là trong những mùa chà, cá lưới được thường là cá nục gồm hai loại hoặc là nục xuôi hoặc là nục gai. Cá nục xuôi tính hiền nhưng ăn nhão, chua thịt. Cá nục xuôi ít được dùng trong bữa ăn mà cá thường được muối để chế biến nước mắm. Cá nục gai tính độc, ăn nhiều hay phát ghẻ lở, ngứa ngáy nhưng thịt cá nục gai chắc, bùi, ngon thịt nên được ưa chuộng trong bữa ăn. Cá nục gai đối với tôi là loại cá độc, thường tôi ít dám ăn cá nục gai liên tiếp hai ba bữa liền. Những bữa ăn cá nục gai bao giờ tôi cũng phải ăn canh hay uống nhiều nước sau bữa cơm để tránh cá nục gai làm độc, sưng giộp môi.
Môi tôi sưng và làm giộp thường là do tôi ăn đồ nóng lâu ngày như tiêu, cà pháo, xoài… và cá nục. Mỗi lần bị giộp môi, vết giộp sưng to khoảng đầu ngón út, vết sưng đỏ âm ỉ nung đốt và lấm tấm nổi lên những mụn nước trắng. Những mụn nước trên vết sưng lan ra khoảng vài ba ngày thành mụn giộp. Mụn giộp thường ăn sâu tựa vết phỏng nên từ lúc vết giộp khô đóng vẩy cho đến lúc vẩy rụng thời gian khá lâu, mất khoảng đôi tuần.
Theo kinh nghiệm, những lần tôi giộp môi đều là do đồ ăn nóng/độc gây nên. Bị giộp môi, chẳng bao giờ tôi kiêng cử, khăn mặt lau trên vết giộp qua mắt mũi tai cũng chả bao giờ thấy lây lan thêm. Và giộp môi bất cứ lúc nào xuất hiện cũng chỉ quanh vành môi tôi thôi.
Phán xét và trị liệu theo Tây Y
Sang Mỹ lần đầu tiên môi bị sưng giộp, tôi đã lại thăm bác sĩ nhờ bác sĩ trị cho mau lành vết giộp và kiếm thuốc để uống chữa dứt bệnh sưng giộp môi. Bác sĩ quan sát vết môi giộp rồi nói là tôi bị chứng Oral Herpes nguyên nhân do lây lan từ chuyện giao hợp. Nói trắng ra là bác sĩ có ý bảo là tôi chơi gái không cẩn thận nên phải mang chứng bệnh oái oăm do siêu vi khuẩn Herpes Simplex Virus xâm nhập, trụ sinh chỉ có thể tạm thời chế ngự chứ không thể diệt hẳn siêu vi khuẩn herpes. Tôi rất đỗi ngạc nhiên vì cuộc sống tôi từ bé cho đến khi lập gia đình rất trong trắng như tâm bồ tát, còn làng chài tôi ở khi xưa xa phố thị, thị xã của tỉnh tôi ở không có đồn Mỹ đóng quân nên không hề có chốn lầu xanh cũng như không nghe nói có bóng dáng thúy kiều nào theo nghề không vốn thì làm sao oral herpes có thể phát xuất và lây lan cho được. Tôi đem kinh nghiệm bản thân, những lần bị giộp môi là do ăn cá độc hoặc là do ăn đồ nóng lâu ngày trình bày với bác sĩ. Bác sĩ nghe qua nhưng cười nửa miệng và không hề cho những gì tôi kể về bệnh là đúng. Bác sĩ kê toa cho tôi vừa trụ sinh vừa kem thoa môi để trị mụn giộp. Trụ sinh mua tôi dục bỏ không uống, còn kem thuốc tôi thoa môi chẳng có công hiệu gì, giộp môi vẫn hoàn giộp môi, giộp môi vẫn hoành hành cho đến hết thời kỳ phát tác.
Lần bị giộp môi khác, tôi lại thăm bác sĩ thứ hai với hy vọng là bác sĩ mới sẽ có sự thẩm định khác với lần bác sĩ đầu và sẽ giúp tội tìm ra thuốc chữa. Lần này bác sĩ quan sát sơ qua rồi cũng chẩn bệnh như ông bác sĩ tôi thăm kỳ trước là tôi bị oral herpes. Tôi lại cũng đem những kinh nghiệm quan sát kể lại vết giộp do đồ ăn độc nóng gây ra. Bác sĩ bĩu môi lắc đầu không tin. Ông kê toa cho trụ sinh và thuốc thoa môi. Tôi lại cũng làm y như lần trước là trụ sinh mua để đấy, còn thuốc thoa đem dùng cũng vẫn không thấy giúp gì cho chứng giộp môi.
Mặc dù kinh nghiệm bản thân cho tôi biết bệnh giộp môi của tôi là phản ứng do đồ ăn không hợp với cơ thể, nhưng qua hai lần chẩn bệnh do những người hiểu biết có bằng cấp tiến sĩ y khoa, sự phán đoán của họ cũng như những gì tôi tìm hiểu qua tài liệu, sách vở về triệu chứng bệnh oral herpes, từ thời gian, sự tái phát cho đến ngoại hình của vết giộp, và hơn thế nữa tôi còn biết được là herpes có thể gây ra do ngày nhỏ nếu mắc phải chứng trái rạ thì sau này sẽ tái xuất hiện thành herpes . Bệnh trái rạ thì trên mặt tôi vẫn còn đôi ba vết thẹo nhỏ, dấu tích của căn bệnh mà ngày xưa tôi đã một lần mắc phải. Như vậy oral herpes ứng với những gì tôi quan sát thấy trên chứng giộp môi mà tôi hằng cưu mang thì có cứng lòng tin cách mấy tôi cũng phải tin lời bác sĩ, giộp môi chính là oral herpes.
Tin tưởng như vậy nên lần thứ ba, cách đây hai năm, trong một lần bạo bệnh, tinh thần sa sút tôi bị giộp môi tái phát. Lần này chứng giộp môi hoành hành cả tuần lễ mà giộp vẫn không có dấu hiệu ngưng phát tác, bắt buộc tôi phải lê thân đến văn phòng bác sĩ nhờ chữa trị. Bác sĩ thứ ba nhìn vết thương rồi cũng chẩn bệnh giộp môi gây ra do herpes simplex virus. Vì đã tin là mình bị giộp môi do oral herpes gây ra nên tôi chấp nhận không cãi nữa. Bác sĩ kê toa cho thuốc trụ sinh Acyclovir và kem thoa Zovirzx. Lần này tôi làm ngược lại những lần trước, vì biết thuôc thoa không hiệu lực với vết giộp nên tôi bỏ kem thoa mà chỉ uống trụ sinh. Uống trụ sinh thì sau một ngày vết giộp khô vẩy ngay. Nhưng sau này bị giộp môi trong những lần tới, dùng trụ sinh Acyclovir vô hiệu quả.
Và lần bị giộp môi cách đây 4 tuần, không biết lúc đó tôi buồn tình hay mát mình mà lại nổi hứng lần mò ghé thăm bác sĩ mới. Bác sĩ thứ tư cũng chẩn bệnh giộp môi là do herpes simplex virus gây ra. Khi biết tôi đã dùng trụ sinh Acyclovir nhưng không khỏi bệnh, ông kê toa cho tôi mua loại trụ sinh hiệu Valtrex, mỗi viên nặng 1000 mg. Nhìn những viên trụ sinh 1000 mg to tổ chảng tôi ngao ngán chán nản và còn nghĩ xa xôi, nếu một mai già yếu, hệ thống miễn nhiễm không còn “khỏe” như sức trai, herpes tấn công lan qua qua các khu vực khác trên cơ thể, không còn trụ sinh nào đế khống chế chứng herpes (bệnh giời ăn) thì đời tôi chắc tàn. Thà không uống trụ sinh, để herpes hoành hành trong vài tuần lễ hơn là đốt giai đoạn trị herpes trong vài ngày mà chuốc khổ về sau. Nghĩ như vậy, tôi quyết định không uống thuốc mà ném mớ trụ sinh vào thùng rác.
Phán xét và trị liệu theo Đông Y
Cùng thời gian cách đây 4 tuần sau khi thăm bác sĩ tây y, tình cờ trong dịp ghé tiệm thuốc bắc, lúc chờ hốt mấy thang thuốc cho thân mẫu, tôi tán chuyện giết giờ hỏi thầy lang quan niệm về herpes bên đông y và nhờ ông coi thử vết giộp đang nổi trên môi . Ông thầy lang quan sát vết giộp của tôi rồi cười to lắc đầu bảo là không phải tôi bị oral herpes mà vết giộp môi do tôi ăn đồ ăn nóng làm độc nổi sưng. Ông hỏi có phải vết giộp chỉ quanh quẩn nổi trên vành môi và không hề lây lan ra chỗ khác? Tôi thấy những gì ông thầy chẩn đoán về chứng giộp môi rất đúng với những gì tôi đã qua kinh nghiệm, tuy nhiên tôi vẫn chưa hoàn toàn tin lời ông thầy lang nói vì những gì tôi được nhồi sọ từ bấy lâu bên tây y đã làm tôi đánh mất niềm tin của những gì tôi quan sát và xét đoán về chứng giộp môi. Tôi đưa ra những gì dẫn giải tôi đọc từ tài liệu về chứng herpes cùng sự xác nhận của 4 ông bác si đã chẩn bệnh nói với ông thầy. Ông thầy lang không đồng ý với sự chẩn đoán của 4 ông bác sỹ là tôi bị oral herpes mà quả quyết với tôi rằng vết giộp trên môi là do đồ ăn thức uống không hợp với cơ thể. Ông thầy đưa cho tôi một lọ kem ống hiệu Faygi Gel và cam đoan với tôi chỉ nội hai ngày sau khi thoa vết giộp sẽ lành. Tôi lấy một ống thuốc dùng thử (giá bèo 6 đô la). Sau khi tôi thoa kem Faygi Gel độ 2 giờ thì nhọt nước xẹp khô, ngày hôm sau vết giộp đóng vẩy mỏng, qua ngày hôm sau nữa thì vẩy khô rụng. Kem thuốc Faygi Gel đã trị khỏi giộp môi đúng như lời ông thầy lang nói.
Kết luận: Mặc dù chứng giộp môi, phản ứng và triệu chứng rất giống chứng oral herpes, nhưng giộp môi không lây lan và thuốc bác sĩ cho trị herpes simplex virus lại không hiệu nghiệm, trái lại giộp môi có thể chữa khỏi nhanh chóng nhờ kinh nghiệm chẩn đoán do đồ ăn độc nóng gây nên, chẩn đoán đúng, cho thuốc đúng, bệnh chữa đúng, cho nên có thể kết luận giộp môi là giộp môi, không phải là oral herpes hay là căn bệnh giời ăn / giời leo như bác sĩ đã lầm lẫn.
|
|
|
Post by NHAKHOA on Apr 13, 2013 17:42:24 GMT -5
Bệnh Giời Leo (Shingles)
Bs. Nguyễn Thị Nhuận Bệnh giời leo, một cái tên nghe hơi ghê ghê, tuy ít ai hiểu rõ nghĩa của nó là gì. Cái tên này được dân Việt mình từ xa xưa đặt cho một bệnh trông cũng rất ghê vì đây là một bệnh ngoài da gồm những cụm mụn nước dầy đặc gây đau đớn cho bệnh nhân. Bệnh này có họ hàng với bệnh thủy đậu tức chicken pox. Nên biết về bệnh này, nhất là gần đây, một loại thuốc ngừa đã được tìm ra và cho lưu hành.
Triệu chứng 1.Đau, cảm giác như bị bỏng, tê, ngứa, bị kim châm, hay rất nhậy cảm ở một vài vùng da. 2.Những mụn nước trên một khoảng da đỏ sẽ xuất hiện vài ngày sau cảm giác đau. 3.Sốt 4.Nhức đầu 5.Ớn lạnh 6.Khó chịu trong bao tử Thường những mụn nước này chỉ xuất hiện ở một bên cơ thể, thành những mảng từ giữa lưng ra bên hông, vòng tới xương ức. Mảng mụn nước này nằm theo đường đi của một sợi thần kinh, nơi con siêu vi khuẩn gây bệnh nằm “ngủ” từ lâu , chờ dịp “sống” lại gây bệnh. Đôi khi những mụn nước này xuất hiện ở một bên mắt, cổ hay mặt. Tuy những mụn nước này trông rất giống bệnh thủy đậu, chúng gây ra đau đớn nhiều hơn nhưng lại không ngứa bằng. Nguyên nhân Bệnh giời leo gây ra do siêu vi khuẩn varicella-zoster, cùng loại vi khuẩn gây ra bệnh thủy đậu. Thực ra đây là lần xuất hiện thứ hai của siêu vi khuẩn này, sau khi xuất hiện lần đầu gây ra thủy đậu. Siêu vi varicella-zoster nằm trong nhóm siêu vi herpes. Những siêu vi này có thể nằm yên lặng trong hệ thần kinh của chúng ta sau lần nhiễm trùng đầu tiên, chờ có dịp gây bệnh lần thứ nhì. Người nào đã từng bị bệnh thủy đậu đều có thể bị bệnh giời leo. Nếu hệ miễn nhiễm của cơ thể người bệnh chưa hủy diệt hết các siêu vi gây bệnh thủy đậu, những siêu vi còn lại có thể chui vào hệ thần kinh và nằm bất động nhiều năm. Sau cùng, chúng có thể hoạt động trở lại và đi theo một vùng thần kinh nào đó trên cơ thể gây ra bệnh giời leo. Cho đến nay, người ta vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân nào khiến con siêu vi hoạt động trở lại và gây bệnh. Bênh giời leo thường xẩy ra nơi người lớn tuổi hoặc những người có hệ miễn nhiễm yếu. Khoảng 1 trong 10 người đã bị thủy đậu có thể bị bệnh giời leo, thường là vào sau 50 tuổi. Đa số chỉ bị giời leo 1 lần, tuy có thể bị trở lại ở một vùng cơ thể khác. Bệnh giời leo không lây. Tuy nhiên, siêu vi varicella-zoster có thể gây ra bệnh thủy đậu cho người chưa từng mắc bệnh. Do đó, nếu bạn bị bệnh giời leo, không nên đến gần: -người chưa từng bị thủy đậu -người có hệ miễn nhiễm yếu do bẩm sinh hay do đang uống thuốc làm giảm miễn nhiễm. -trẻ sơ sinh -phụ nữ đang mang thai (bệnh thủy đậu trong thời kỳ này có thể nguy hiểm cho em bé trong bụng mẹ) Khi nào nên đi gặp bác sĩ? Nên gặp bác sĩ ngay khi có những triệu chứng đầu tiên của bệnh. Nếu chữa ngay, bệnh sẽ mau lành hơn và ít bị biến chứng hơn. Càng phải đi chữa sớm hơn nếu bệnh xẩy ra ở vùng gần mắt vì vết lở ở vùng này có thể đưa đến nhiễm trùng võng mạc khiến bệnh nhân bị mù tạm thời hay vĩnh viễn. Biến chứng Biến chứng khó chịu nhất của bệnh giời leo là cảm giác đau đớn nơi vết lở sau khi đã hết bệnh (postherpetic neuralgia), xẩy ra nơi 1 trong 5 người mắc bệnh. Nguyên nhân là vì dây thần kinh bị bệnh đưa ra những tín hiệu sai lạc hoặc tăng cường độ của cảm giác đau đớn lên óc. Điều này khiến vùng da bị bệnh trở nên rất nhậy cảm. Ở nhiều người, chỉ cần quần áo chạm nhẹ hay một cơn gió thổi qua cũng khiến họ bị đau đớn dữ dội. Những biến chứng khác: viêm não hoặc những vấn đề về thần kinh khác. Nếu giời leo xẩy ra trên mặt, bệnh nhân có thể bị giảm thính giác, bị mù tạm thời hay vĩnh viễn hay bị liệt ỏ vài vùng trên mặt. Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể bị nhiễm vi trùng ở các vết lở nếu không giữ vệ sinh. Cách chữa Bệnh giời leo, giống như bệnh thủy đậu, có thể tự lành sau một vài tuần. Tuy nhiên, nếu được chữa ngay, bệnh nhân có thể lành bệnh nhanh hơn và tránh được nhiều biến chứng. Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân uống thuốc giết siêu vi như acyclovir, valacyclovir hay famciclovir, nếu trong vòng 48 tới 72 giờ ngay sau khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện thì tốt. Nếu bệnh nhân bị đau quá nhiều, bác sĩ có thể cho thuốc giảm đau hoặc thuốc chống trầm cảm loại tricyclic. Thuốc chống giật kinh cũng có thể làm giảm đau. Bệnh nhân có thể theo những phương cách sau đây để cảm thấy dễ chịu hơn và tránh biến chứng: -Giữ vùng bị lở thật sạch. -Nếu bị đau, có thể đắp một mảnh vải ướt lạnh lên vết lở -Ngâm trong bồn nước ấm hay bôi calamine lotion để giảm ngứa ngáy khó chịu. -Có thể uống Advil, Motrin... để bớt đau -Nghỉ ngơi Phòng ngừa Từ năm 1995, đa số các trẻ em từ 12 tới 18 tháng đã được chích ngừa bệnh thủy đậu bằng thuốc Varivax rất công hiệu. Sau khi chích, các em cũng có thể bị bệnh nhưn g nhẹ hơn nhiều. Người lớn hay các em tuổi vị thành niên chưa bao giờ bị bệnh cũng có thể chích ngừa. Một loại chuốc chích ngừa bệnh giời leo cho những người đã bị bệnh thủy đậu cũng đã được tìm ra và đã ra đời. Bạn có thể hỏi thăm bác sĩ của mình về thuốc ngừa này.
|
|