Post by NHAKHOA on Jan 5, 2007 12:07:12 GMT -5
Đời sống Giáo dục
Nóng giận là một vấn đề tất cả chúng ta ai cũng biết đến bằng kinh nghiệm và bằng kiến thức và không ít người trên thế giới từ ngày xửa ngày xưa đến ngày nay và mãi mãi về sau cũng sẽ kinh nghiệm và hiểu biết về nóng giận. Sách vở, bút mực, ngôn từ, hình ảnh liên quan đến nóng giận có thể nói vô cùng vô tận. Người phàm phu cho đến các hàng tăng lữ, thánh hiền đều chú trọng đến nó vì nói chung nó thường tác hại hơn mang lại lợi ích, và nói đến tác hại của nóng giận trong các kinh sách có câu: “Không có ác nào bằng ác sân si”.
Để góp một phần nhỏ bé vào một vấn đề quá lớn lao như thế, tôi xin gửi đến bạn đọc hai phần dưới đây với hy vọng nếu ai “có duyên” thì cũng có thể “phòng chống” cái “nóng giận”, kể cả “căng thẳng” (stress), “mõi mệt”, “buồn chán” hay “kiệt sức” mỗi khi nó đến với chúng ta.
CÁCH TRỊ NÓNG GIẬN
Nóng giận chữa trị cách sao?
Thở hít sâu, chậm, ra, vào làm ngay!
Ra, vào đếm “một”, không “hai”;
Lập đi lập lại “giận” phai nhạt dần.
Thông thường đếm đến mười lần,
Cơn “giận” tan biến không cần làm thêm.
Còn như vẫn thấy chưa êm,
Tiếp tục hít thở sẽ quên “giận” liền.
(Sacramento, ngày 12 tháng 3 năm 2006)
Tôn Thất Bàng
HÃY LÀM MỘT THAY ĐỔI
Một bước đơn giản hướng tới sự khỏe mạnh
THỞ SÂU HƠN (*)
Chận đứng căng thẳng khi nó đang đến bằng cách thở bụng
Chỉ cần thở hơn là nghe lời khuyên hời hợt. Hành động rất quan trọng và giản dị này là một thần dược dành cho những ai bị căng thẳng, mõi mệt, buồn chán hay bị kiệt sức.
Mặc dầu chúng ta thở hơn 17.000 lần một ngày, phần đông chúng ta không biết thở sao cho đúng cách. “Con người thường có khuynh hướng thở cạn” là lời giải thích của Dennis Lewis, tác giả Free Your Breath, Free Your Life (Hãy Để Hơi Thở Của Bạn Được Tự Do, Hãy Để Đời Sống Của Bạn Được Tự Do).
Ông ấy nói thông thường chúng ta chứa hành lý căng thẳng và cảm xúc trong bụng khiến cho bụng căng lên và tự đóng lại. Điều này dẫn đến việc thở bằng phổi nhanh và cạn, điều này có thể gây ra sự mệt mõi, lo âu, và sự mất khí các-bô-níc, sự co thắt các động mạch và tiểu động mạch. Thở đầy đủ hơn bằng bụng thì bạn sẽ làm giãn đầu óc và bắp thịt căng thẳng và đồng thời giảm áp huyết của bạn.
Bắt đầu bằng cách chú ý đến hơi thở của bạn – đừng cố gắng làm thay đổi nó, chỉ quan sát nó xem nó có dừng lại ở ngực hay vào đầy bụng? Bạn cảm thấy co thắt ở đâu?
Kế đến, bạn tập thở bằng bụng sử dụng kỹ thuật dưới đây. Nếu bạn thực hành đều đặn, hơi thở của bạn sẽ bắt đầu trở nên sâu hơn không đòi hỏi sự cố gắng, và bạn sẽ quen với việc thở bằng bụng. Chính khi đó bạn có thể bắt đầu hưởng thụ năng lượng thanh tịnh và tập trung có sẵn cho bạn dùng với mỗi hơi thở.
THỞ ĐÚNG CÁCH:
Hãy tập kỹ thuật yô-ga này của Richard Rosen, tác giả The Yoga of Breath (Yô-ga của Hơi Thở)
1. Nằm ngữa hai bàn tay đặt lên bụng. Nghĩ đến phần giữa người như một cái chậu chứa các cơ quan của bụng. Thở ra bằng mũi, và tưởng tượng như lấy các thứ ấy ra khỏi chậu cho đến lúc chậu rỗng không.
2. Hít vào bằng mũi hướng sự chú ý đến đáy chậu hiện rỗng không và cảm nhận xem nơi nào hơi thở di chuyển đến và nơi nào nó không đến.
3. Tưởng tượng có một đèn pin đang chiếu ánh sáng đến những vùng hơi thở không đến được. Đừng ép hơi thở đi vào những vùng ấy, chỉ chiếu ánh sáng đến những chỗ đó bằng “đèn pin của bạn” – hơi thở của bạn tự nhiên sẽ theo sự chú ý của bạn.
4. Tiếp tục thở theo cách này trong 15 phút, cảm nhận đôi tay của bạn bắt đầu dâng lên và chìm xuống với mỗi hơi thở. Bụng của bạn sẽ căng phồng với mỗi hơi thở vào và thóp lại với mỗi hơi thở ra.
Sacramento, ngày 18 tháng 2 năm 2006
Người dịch: TÔN THẤT BÀNG
(*) Take a Deeper Breath by SARAH D. SMITH, NATURAL HEALTH, March 2006
*******************************
Triệu chứng bipolar
(VienDongDaily.Com - 19/01/2013)
TS. Trần Mỹ Duyệt/Viễn Đông
Tôi có người cháu gái 15 tuổi, hiện cháu mắc chứng Bipolar. Hoàn cảnh của cháu rất đáng thương, mẹ chết, ba lấy vợ khác và đã bỏ rơi nó. Cháu có gia đình nội ngoại nhưng không ai muốn giúp cháu vì “mood swing”. Hai vợ chồng tôi nhận nuôi cháu và em trai cháu, nhưng chúng tôi cũng có 4 đứa con trai 15, 12, 4 và 1 tuổi, cuộc sống rất bận rộn, lại phải deal với cháu gái này. Chồng tôi ít nói và cũng khó chịu khi tôi nhận đưa hai đứa cháu về nhà nuôi được gần 2 năm rồi. Hiện tại tôi không thể đưa hai chị em nó đi đâu được. Lương tâm tôi rất bứt rứt. Khoảng 3 tháng trước đây tôi đã nhờ anh trai tôi thử trông chừng hai đứa, nhưng chúng không được quan tâm săn sóc như ở nhà với tôi. Khi ốm không ai để ý, trễ học không ai nhắc. Tôi cũng đã thăm dò ý kiến của ba má tôi, nhưng ông bà cũng bàn ra, và từ chối giúp cháu. Sau cùng tôi đã phải hỏi ý kiến chồng để đem chúng về. Chồng tôi miễn cưỡng chấp nhận, nhưng rồi chiến tranh lạnh đã xẩy ra giữa vợ chồng tôi. Thường ngày anh đã ít nói, bây giờ càng thêm lầm lì ít nói hơn nữa, khiến không khí trong nhà hết sức nặng nề. Tôi thật sự nhức đầu quá, chỉ còn biết cầu nguyện. Vậy xin ý kiến chuyên môn để giúp tôi trong hoàn cảnh này.
Câu hỏi này hay những câu hỏi tương tự về tâm thần hoặc tâm lý như trên đã nêu lên một thực tế mà thường ngày những ai từng phụ trách giúp đỡ các bệnh nhân trong phạm vi nghề nghiệp đều phải đối diện. Tuy nhiên, có được một phụ huynh hay người giám hộ cởi mở, sẵn sàng đối diện với căn bệnh và chương trình trị liệu thì rất hiếm. Đa số cha mẹ hoặc người trong gia đình chỉ muốn đem con em mình, người thân mình đến các trung tâm tâm thần hay tâm lý như đến với một phòng mạch bác sĩ xin vài viên thuốc nhức đầu, xổ mũi, hoặc đau bụng để rồi hy vọng là sau khi uống vào con, cháu, anh, chị, em, hoặc người nhà sẽ khỏi bệnh. Còn phần mình thì lại tiếp tục lo bươn chải, hoặc làm giầu. Một số phụ huynh hay người thân còn giấu bệnh nhân, không muốn cho ai biết con, cháu, anh, chị, em hoặc thân nhân mình mang những chứng bệnh như vậy sợ bị tiếng đời đàm tiếu cho rằng mình ăn ở thất đức nên đẻ con điên loạn, bị Trời phạt, bị quả báo… Do đó, với kinh nghiệm cá nhân tôi, hành động đón nhận nuôi một đứa cháu mang bệnh Bipolar như bà bác trên đây là một hành động can đảm, rất đáng kính phục. Một đứa trẻ ở tuổi vị thành niên bình thường cũng là khó khăn lắm để hướng dẫn, đàng này bà đón nhận một đứa cháu không những ở tuổi vị thành niên mà còn mang bệnh Bipolar nữa. Không những thế, bà còn phải chăm lo săn sóc cho 4 đứa con và thêm một đứa cháu khác nữa, tất cả chúng đều đang trong tầm tuổi đòi hỏi rất nhiều sự quan tâm, dậy dỗ, và giáo dục.
Trong câu hỏi của bà, ngoài đứa cháu mang bệnh Bipolar, nó còn hàm chứa nhiều khúc mắc liên quan đến những tình cảm gia đình, tình cảm vợ chồng, mối giao tiếp họ hàng, những chương trình trị liệu của xã hội, và bệnh tình của chứng bệnh Bipolar. Vì vậy, theo tôi, những điều bà cần làm trước hết lúc này là:
Bằng cách tế nhị, uyển chuyển, và nhẹ nhàng, bà cố thuyết phục chồng bà để ông mở rộng tấm lòng và vòng tay đón tiếp hai đứa trẻ đáng thương như bà và chồng bà đã làm trong gần 2 năm qua. Nếu họ hàng nội, ngoại, và ngay cả người cha ruột của chúng đã bỏ rơi chúng, không lẽ vợ chồng bà cũng đang tâm bỏ rơi chúng nữa sao! “Giọt máu đào hơn ao nước lã”! Ngoài ra, bà còn có thể đến với những chương trình xã hội và những dịch vụ khác chuyên giúp những bệnh nhân và gia đình trong tình trạng tâm thần và tâm lý như vậy. Nhưng Bipolar là gì?
Bipolar là gì?
Đó là bệnh tâm thần hay một hội chứng tâm lý? Ảnh hưởng của nó như thế nào trong đời sống của bệnh nhân và của gia đình? Làm thế nào để chẩn đoán và chữa trị?
Cho đến bây giờ vẫn chưa có một từ ngữ tiếng Việt nào dịch sát nghĩa và hay về chứng Bipolar. Do đó, tôi dùng nguyên ngữ để tránh hiểu lầm lôi thôi.
Trước hết, đây là một tâm bệnh (bệnh tâm thần), chứ không phải là hội chứng tâm lý như chậm phát triển, tính tình nóng nảy, thiếu tự chủ, và quá khích… Khi lên cơn, bệnh nhân có thể nguy hiểm cho chính mình và những người chung quanh bằng những hành động bạo tợn, hung dữ... Bipolar là một tình trạng kéo dài suốt cuộc sống của bệnh nhân và nó ảnh hưởng trực tiếp đến tình cảm cũng như hành động của bệnh nhân. Nó được các nhà chuyên môn nhận diện như một chứng bệnh liên quan đến những thay đổi, xáo trộn tính tình một cách đột ngột, không kiểm chứng được. Nguyên nhân gây ra là do sự bất quân bình hóa chất trong óc đưa đến kết quả như cực kỳ hung dữ, nóng nảy, nguy hiểm, hoặc trầm cảm, tiêu cực hay tấn công. Hầu hết các bệnh nhân khi lên cơn, hầu như rất khó lòng kiềm chế, kiểm soát được tư tưởng, lời nói và hành động của mình. Tóm lại, Bipolar được coi như chứng bệnh điên loạn dồn nén, ảnh hưởng đến tâm tính, thái độ, và nghị lực của bệnh nhân. Chu kỳ của một lần phát bệnh như vậy có thể lâu hàng ngày, hàng tuần, hoặc hàng tháng. Và không phải như những thay đổi tính khí bất thường thỉnh thoảng vẫn xảy ra trong đời sống khi con người phải đối diện với những khó khăn, hoặc những điều kiện khiến mình không tự chủ nổi; sự thay đổi tâm tính, thái độ và động thái của người mang bệnh Bipolar có ảnh hưởng rõ ràng đối với những người chung quanh.
Tùy theo tình trạng hóa chất ảnh hưởng trong não bộ và tác dụng trên thần kinh người bệnh. Cũng như tùy sự diễn tiến của căn bệnh, bệnh nhân có thể chia thành nhiều trạng thái khác nhau. Và cũng như những tình trạng tâm bệnh khác, Bipolar cũng có những mức độ khác nhau từ nhẹ, đến trung bình và nặng. Do đó, việc định bệnh phải do những bác sĩ chuyên môn, giầu kinh nghiệm.
Bipolar thông thường được thấy ở các thanh thiếu niên, những người trẻ ở lứa tuổi 25. Một đôi trường hợp nó cũng phát hiện sớm ở tuổi vị thành niên, hoặc ở tuổi 40 hay 50. Nó xẩy ra đồng đều cho mọi sắc dân, mọi nền văn hóa, và mọi mức độ sống giầu hoặc nghèo. Đây cũng là bệnh có tính di truyền, nếu người cha hoặc người mẹ có bệnh thì con có xác xuất 15-30% mắc bệnh. Trường hợp cả cha lẫn mẹ đều mắc bệnh thì con có tới 50-75% sẽ mắc bệnh. Về phái tính, nữ giới mắc bệnh nhiều gấp 3 lần nam giới.
Hiện nay tại Hoa Kỳ có 2-7% dân số có dấu hiệu mắc chứng Bipolar, và khoảng 10 triệu người nằm trong ảnh hưởng này. Tuy nhiên có đến 50% những bệnh nhân này không được chẩn đoán và chữa trị một cách chính xác.
Chữa trị
Như vừa trình bày trên, đây là một chứng bệnh tâm thần, nên rất cần phải được một bác sĩ tâm thần (psychiatrist) - không phải là bác sĩ thần kinh - chẩn đoán và trị liệu bằng thuốc. Vì ảnh hưởng của Bipolar trực tiếp do những khủng hoảng hóa chất trong não bộ, nên thông thường có vài loại thuốc vẫn được các bác sĩ tâm thần dùng để trị những bệnh nhân Bipolar. Thí dụ, Lithium, một loại thuốc giúp ổn định và làm dịu lại những kích động của tâm tính và hành động. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể cho bệnh nhân uống Zoloft để làm cho bớt trầm cảm, dồn nén. Một số trường hợp, bệnh nhân cũng được cho uống Xanax là một loại thuốc dùng để kiểm soát những cơn giận dữ, hoảng loạn. Tuy nhiên, Xanax là một loại thuốc rất nguy hiểm, bệnh nhân không thể tự ý dùng một mình hay cho uống chung với các thứ thuốc khác, do đó, bệnh nhân hoặc những ai lo cho bệnh nhân phải theo dõi kỹ càng những chỉ dẫn của bác sĩ khi sử dụng Xanax.
Nhưng đối với những ai đã có kinh nghiệm hoặc làm việc trong lãnh vực tâm lý và tâm thần đều biết, phản ứng phụ (side effect) của những loại thuốc an thần, tâm thần như vậy gây ra những phản ứng rất khó chịu. Những phản ứng phụ đó như nhức đầu, khô miệng, táo bón, lở loét dạ dầy, liệt dương. Trường hợp dùng lâu ngày, những loại thuốc này còn gây ra tiểu đường. Do đó, đa số các bệnh nhân không muốn uống, hoặc giả vờ ngậm thuốc rồi nhổ ra. Chính vì thế, tại các bệnh viện tâm thần, khi cho các bệnh nhân uống thuốc, các y tá phải kiểm soát, thí dụ, bắt bệnh nhân hả miệng, uốn lưỡi, kiểm soát hàm răng, hoặc uống nước để biết chắc là bệnh nhân đã uống và nuốt thuốc xuống dạ dầy. Ngược lại với những điều khó chịu do thuốc gây ra, phần thưởng rất rõ ràng là những ai uống thuốc đều đặn sẽ có kết quả khả quan ngay sau tuần lễ đầu. Nhiều bệnh nhân tâm thần sau ít tháng hoặc năm hay sáu tháng chữa trị đúng mức, họ đã được xuất viện. Nhưng với một điều kiện, khi về nhà vẫn phải uống thuốc đều đặn, và thường xuyên được theo dõi bởi bác sĩ tâm thần. Những bệnh nhân sau khi được chữa trị về nhà ít tháng sau bị lại, thường là những bệnh nhân đã không uống thuốc đều đặn, hoặc bỏ thuốc.
Một trong những cách thức trị liệu khác nữa vẫn thường được đi liền với việc dùng thuốc là tâm lý trị liệu. Các bác sĩ tâm lý (psychologist) sẽ đo lường khả năng tâm lý và tâm thần của bệnh nhân để đưa ra những hướng dẫn, những lời khuyên thích hợp hầu hướng bệnh nhân tìm lại ý nghĩa, tích cực, và vui sống. Thông thường, các bệnh nhân phải đến với các bác sĩ tâm lý ít nhất một tháng, một lần để được kiểm chứng và hướng dẫn thêm.
Tóm lại, chữa trị bệnh nhân tâm thần, điển hình là bệnh nhân Bipolar không chỉ đơn thuần uống vài viên thuốc rồi xong. Hoặc phụ huynh hay người có trách nhiệm chỉ cần mang con em mình, bạn hữu hay người thân mình đến văn phòng bác sĩ xin vài viên thuốc an thần là xong. Đây là một chương trình chữa trị lâu dài, bền bỉ, và có phương pháp. Một chương trình trị liệu đòi hỏi sự cộng tác tích cực của bệnh nhân, và trong trường hợp này, sự nâng đỡ, khuyến khích cũng như theo dõi của phụ huynh hay người có trách nhiệm cũng đóng góp một phần rất lớn vào việc chữa trị và phục hồi của bệnh nhân. - (TMD)
TS. Trần Mỹ Duyệt
**********************
Phương pháp chữa bệnh mất ngủ mới nhất
Bs. Nguyễn Thị Nhuận
Giấc ngủ là một điều cần thiết bậc nhất cho con người. Mới đây đài CBS có đưa lên màn ảnh câu chuyện một em bé 3 tuổi không thể ngủ được từ lúc mới sinh, nếu cho uống thuốc thì chỉ ngủ chừng 2 giờ mỗi ngày.
Đứa bé khóc lóc kèo nhèo suốt ngày. Và khỏi nói thì các bạn cũng hình dung được cha mẹ em bé bèo nhèo đến mức nào vì không được ngủ mà phải trông chừng con suốt đêm ngày. Cho đến khi em bé được định bệnh bằng MRI là mắc một chứng xương sọ chật đè vùng óc và được giải phẫu chữa khỏi.
Số người bị bệnh mất ngủ ở nước Mỹ (và có lẽ ở mọi nơi trên thế giới) rất cao. Cho đến gần đây, họ thường phải dùng thuốc ngủ. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới và những khảo sát về giấc ngủ đã cho thấy thái độ của chúng ta đối với giấc ngủ và một vài thói quen thường là nguyên nhân của bệnh mất ngủ. Thay đổi thái độ và thói quen sẽ làm ta ngủ dễ hơn.
Tầm quan trọng của giấc ngủ
Muốn khỏe mạnh về thể lý cũng như tinh thần, chúng ta cần phải ngủ. Giấc ngủ đem cơ thể và trí óc chúng ta trở lại bình thường sau những giờ hoạt động và cho chúng ta đủ thời gian nằm mộng trong giấc ngủ REM để có thể giữ được trí nhớ, xúc cảm và học hỏi.
Nếu bị thiếu ngủ, bạn rất dễ bị nhiễm trùng, cao huyết áp, bệnh tim mạch và tiểu đường. Bạn cũng sẽ gây ra lỗi lầm khi đang làm việc, khó hồi phục khi bị căng thẳng , khó học và nhớ, bứt rứt khó chịu và trầm cảm.
Cái hại của thuốc ngủ
Thuốc ngủ có thể phải được dùng tạm thời - và rất có ích - trong trường hợp đang bị đau đớn quá độ. Tuy nhiên hiện nay, nhiều loại thuốc ngủ đã được cơ quan FDA công nhận được dùng vĩnh viễn.
Dù vậy, một số thuốc ngủ chỉ nên được dùng vài ngày tới vài tuần vì chúng có thể gây ra nghiện. Nhiều người vì thế đã dùng thuốc ngủ rất lâu và ngày càng dùng liều tăng cao vì thuốc bớt hiệu nghiệm theo thời gian.
Thuốc ngủ còn có thể:
-Che giấu nguyên nhân chính của việc mất ngủ, thí dụ như bệnh trầm cảm, bệnh tim, suyễn hay bệnh Parkinson. Bệnh nhân vì thế không được chữa trị đúng bệnh.
-Tác dụng cộng hưởng với các chất khác thí dụ như rượu đưa đến hậu quả nguy hại, ngay cả cái chết.
-Gây ra cảm giác dật dờ không tỉnh táo hoặc mất ngủ nặng hơn ngày hôm sau .
-Có thể đưa đến bệnh cao huyết áp, chóng mặt, yếu ớt, buồn nôn, lẫn, mất trí nhớ tạm thời.
-Gây ra vài hành động kỳ quái như mộng du, ăn thật nhiều, ăn cắp vặt... mà bệnh nhân không nhớ đã làm.
Chữa bệnh bằng phương pháp nhận thức (cognitive behavioral therapy)
Cognitive behavioral therapy tạm dịch là “chữa bằng nhận thức” ngày càng được coi là một phương pháp chữa mất ngủ hiệu nghiệm thay thế cho thuốc ngủ, có thể dùng ngay cả cho người bị mất ngủ nặng hay kinh niên.
CBT gồm những cách chữa giản dị ngắn hạn, trước đây đã được dùng để chữa một số bệnh tâm thần như trầm cảm, cơn sợ hãi, bồn chồn, rối loạn ăn uống và nghiện ma túy. Nhiều nghiên cứu cho thấy những yếu tố tâm lý và cách cư xử của chúng ta đóng vai trò quan trọng trong bệnh mất ngủ và CBT có thể rất hiệu nghiệm. Một xét nghiệm về những cách trị mất ngủ do cơ quan American Academy of Sleep Medicine thực hiện năm 2006 đã cho thấy rằng CBT có thể giúp tìm được giấc ngủ và lợi ích này có thể được duy trì một thời gian dài. CBT có thể giúp hầu như tất cả mọi người kể cả người lớn tuổi đã từng uống thuốc ngủ nhiều năm, người có trở ngại thể lý như như bệnh “chân rung bất thường” (restless leg syndrome), và những người bị bệnh mất ngủ nguyên thủy đã bị mất ngủ cả đời. Một điều đáng nói là tác dụng của CBT kéo dài lâu. Một năm sau CBT, đa số bệnh nhân vẫn còn giữ được hiệu quả của nó và ngủ ngon hơn trước. Hơn nữa, CBT lại không có tác dụng phụ.
Tác dụng của CBT
CBT giúp chúng ta thay đổi những ý nghĩ và hành động khiến ta không ngủ được. CBT dựa trên nguyên tắc: cách chúng ta nhận thức và hành động ảnh hưởng đến cách chúng ta cảm nhận.
Phần nhận thức của CBT dạy chúng ta nhận ra và thay đổi những tin tưởng sai lạc đã ảnh hưởng đến khả năng tìm được giấc ngủ. Thí dụ, bạn có thể đã tin tưởng rằng bạn cần phải ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày thì mới làm việc được. Thực ra có thể chỉ 7 tiếng cũng là đủ cho bạn. Chữa bằng nhận thức cũng đưa ra cho biết những nhận thức sai lạc về thời gian bạn thực sự ngủ. Người bị mất ngủ thường đã ngủ nhiều giờ hơn là họ tưởng.
Phần “cư xử” của CBT giúp thay đổi phần óc chủ động chu kỳ ngủ-thức của bạn. CBT chú trọng đến những hành động khiến chúng ta mất ngủ, thí dụ như không vận động thân thể hoặc uống những thức có chứa chất caffein trước khi ngủ.
Thông thường, bệnh nhân được chữa mất ngủ bằng CBT cần 4 tới 8 lần chữa kéo dài khoảng 30 phút với một chuyên viên chữa mất ngủ. CBT thường gồm có những phần như sau:
-Kiểm soát nhận thức và tâm lý trị liệu: Giúp chúng ta kiểm soát hay loại bỏ những ý nghĩ và lo lắng tiêu cực khiến ta mất ngủ. Cách chữa này cũng giúp ta loại bỏ những ý tưởng và lo ngại sai lạc về giấc ngủ, thí dụ như một đêm mất ngủ sẽ khiến bạn bệnh nặng.
-Giới hạn ngủ: Cách này giúp bạn bỏ bớt thời gian nằm trên giường mà không ngủ, khiến bạn thèm ngủ dễ hơn.
-Tỉnh thức thụ động: Bệnh nhân tránh tất cả những cố gắng tìm giấc ngủ, mục đích để loại bỏ những bứt rứt bạn có thể cảm nhận khi buồn ngủ dễ dàng.
-Kiểm soát những kích thích: Cách này giúp bạn bỏ những gán ghép tiêu cực mà bạn đã có với môi trường ngủ và tạo điều kiện cho một phản ứng thuận lợi với việc vào giường ngủ. Thí dụ bạn sẽ được hướng dẫn để nghĩ đến giường ngủ là để dành riêng cho việc ngủ và sex.
-Tập thói quen ngủ tốt: Cách chữa này sửa đổi những thói quen sống ảnh hưởng đến giấc ngủ thí dụ như hút thuốc hay uống quá nhiều cà phê hoặc rượu trễ trong ngày cũng như không vận động thân thể thường xuyên. Nó cũng dạy bạn cách làm sao dễ ngủ hơn thí dụ như thư giãn 1 hay 2 giờ trước khi đi ngủ bằng cách tắm nước ấm.
-Tập thư giãn: Giúp bạn thư giãn để loại bỏ những khuấy động khiến bạn khó ngủ. Có thể gồm có thiền, thôi miên và thư giãn các bắp thịt.
Biofeedback: Phương pháp này đo lường những dấu hiệu thể lý như độ căng bắp thịt và tần số sóng não với mục đích giúp bệnh kiểm soát được chúng.
Muốn dùng CBT hiệu nghiệm, chuyên viên chữa trị có thể phải dùng nhiều cách khác nhau. Điều cần ghi nhớ là bệnh nhân phải thực tập đều đặn và một vài cách có thể làm bạn không ngủ được trong thời gian đầu. Kiên nhẫn thực tập, bạn sẽ có kết quả.
Mất ngủ có thể là triệu chứng của một bệnh khác
Mất ngủ thường có liên hệ đến những bệnh khác như trầm cảm, nghiện thuốc, hoặc một bệnh về giấc ngủ. Do đó, bệnh nhân nên được khám nghiệm giấc ngủ kỹ lưỡng để được chữa đúng.
Tìm nơi giúp đỡ
Cơ quan Americam Academy of Sleep Medicine đã thành lập một tiêu chuẩn và cấp giấy chứng nhận những chuyên viên chữa mất ngủ bằng CBT. Chúng ta có thể lên trang web của cơ quan này để tìm ra những chuyên viên đã được chứng nhận.
Tuy nhiên hiện nay không có đủ số chuyên viên và vùng bạn ở có thể không có chuyên viên CBT. Mỗi chuyên viên cũng có thể có cách chữa và thời gian chữa trị khác nhau. Ban có thể phải tìm kiếm một thời gian để có được một chuyên viên tốt và có thể bắt đầu bằng cách tìm ra danh sách các trung tâm về giấc ngủ trên web của National Sleep Foundation. Nếu không thể tìm ra chuyên viên vùng mình ở, bạn có thể xin được chữa qua điện thoại với một chuyên viên ở xa.
Ngoài ra bạn có thể mua sách và CD về CBT để tìm hiểu và thực tập cho đến khi tìm được chuyên viên chữa bệnh cho bạn.
Nóng giận là một vấn đề tất cả chúng ta ai cũng biết đến bằng kinh nghiệm và bằng kiến thức và không ít người trên thế giới từ ngày xửa ngày xưa đến ngày nay và mãi mãi về sau cũng sẽ kinh nghiệm và hiểu biết về nóng giận. Sách vở, bút mực, ngôn từ, hình ảnh liên quan đến nóng giận có thể nói vô cùng vô tận. Người phàm phu cho đến các hàng tăng lữ, thánh hiền đều chú trọng đến nó vì nói chung nó thường tác hại hơn mang lại lợi ích, và nói đến tác hại của nóng giận trong các kinh sách có câu: “Không có ác nào bằng ác sân si”.
Để góp một phần nhỏ bé vào một vấn đề quá lớn lao như thế, tôi xin gửi đến bạn đọc hai phần dưới đây với hy vọng nếu ai “có duyên” thì cũng có thể “phòng chống” cái “nóng giận”, kể cả “căng thẳng” (stress), “mõi mệt”, “buồn chán” hay “kiệt sức” mỗi khi nó đến với chúng ta.
CÁCH TRỊ NÓNG GIẬN
Nóng giận chữa trị cách sao?
Thở hít sâu, chậm, ra, vào làm ngay!
Ra, vào đếm “một”, không “hai”;
Lập đi lập lại “giận” phai nhạt dần.
Thông thường đếm đến mười lần,
Cơn “giận” tan biến không cần làm thêm.
Còn như vẫn thấy chưa êm,
Tiếp tục hít thở sẽ quên “giận” liền.
(Sacramento, ngày 12 tháng 3 năm 2006)
Tôn Thất Bàng
HÃY LÀM MỘT THAY ĐỔI
Một bước đơn giản hướng tới sự khỏe mạnh
THỞ SÂU HƠN (*)
Chận đứng căng thẳng khi nó đang đến bằng cách thở bụng
Chỉ cần thở hơn là nghe lời khuyên hời hợt. Hành động rất quan trọng và giản dị này là một thần dược dành cho những ai bị căng thẳng, mõi mệt, buồn chán hay bị kiệt sức.
Mặc dầu chúng ta thở hơn 17.000 lần một ngày, phần đông chúng ta không biết thở sao cho đúng cách. “Con người thường có khuynh hướng thở cạn” là lời giải thích của Dennis Lewis, tác giả Free Your Breath, Free Your Life (Hãy Để Hơi Thở Của Bạn Được Tự Do, Hãy Để Đời Sống Của Bạn Được Tự Do).
Ông ấy nói thông thường chúng ta chứa hành lý căng thẳng và cảm xúc trong bụng khiến cho bụng căng lên và tự đóng lại. Điều này dẫn đến việc thở bằng phổi nhanh và cạn, điều này có thể gây ra sự mệt mõi, lo âu, và sự mất khí các-bô-níc, sự co thắt các động mạch và tiểu động mạch. Thở đầy đủ hơn bằng bụng thì bạn sẽ làm giãn đầu óc và bắp thịt căng thẳng và đồng thời giảm áp huyết của bạn.
Bắt đầu bằng cách chú ý đến hơi thở của bạn – đừng cố gắng làm thay đổi nó, chỉ quan sát nó xem nó có dừng lại ở ngực hay vào đầy bụng? Bạn cảm thấy co thắt ở đâu?
Kế đến, bạn tập thở bằng bụng sử dụng kỹ thuật dưới đây. Nếu bạn thực hành đều đặn, hơi thở của bạn sẽ bắt đầu trở nên sâu hơn không đòi hỏi sự cố gắng, và bạn sẽ quen với việc thở bằng bụng. Chính khi đó bạn có thể bắt đầu hưởng thụ năng lượng thanh tịnh và tập trung có sẵn cho bạn dùng với mỗi hơi thở.
THỞ ĐÚNG CÁCH:
Hãy tập kỹ thuật yô-ga này của Richard Rosen, tác giả The Yoga of Breath (Yô-ga của Hơi Thở)
1. Nằm ngữa hai bàn tay đặt lên bụng. Nghĩ đến phần giữa người như một cái chậu chứa các cơ quan của bụng. Thở ra bằng mũi, và tưởng tượng như lấy các thứ ấy ra khỏi chậu cho đến lúc chậu rỗng không.
2. Hít vào bằng mũi hướng sự chú ý đến đáy chậu hiện rỗng không và cảm nhận xem nơi nào hơi thở di chuyển đến và nơi nào nó không đến.
3. Tưởng tượng có một đèn pin đang chiếu ánh sáng đến những vùng hơi thở không đến được. Đừng ép hơi thở đi vào những vùng ấy, chỉ chiếu ánh sáng đến những chỗ đó bằng “đèn pin của bạn” – hơi thở của bạn tự nhiên sẽ theo sự chú ý của bạn.
4. Tiếp tục thở theo cách này trong 15 phút, cảm nhận đôi tay của bạn bắt đầu dâng lên và chìm xuống với mỗi hơi thở. Bụng của bạn sẽ căng phồng với mỗi hơi thở vào và thóp lại với mỗi hơi thở ra.
Sacramento, ngày 18 tháng 2 năm 2006
Người dịch: TÔN THẤT BÀNG
(*) Take a Deeper Breath by SARAH D. SMITH, NATURAL HEALTH, March 2006
*******************************
Triệu chứng bipolar
(VienDongDaily.Com - 19/01/2013)
TS. Trần Mỹ Duyệt/Viễn Đông
Tôi có người cháu gái 15 tuổi, hiện cháu mắc chứng Bipolar. Hoàn cảnh của cháu rất đáng thương, mẹ chết, ba lấy vợ khác và đã bỏ rơi nó. Cháu có gia đình nội ngoại nhưng không ai muốn giúp cháu vì “mood swing”. Hai vợ chồng tôi nhận nuôi cháu và em trai cháu, nhưng chúng tôi cũng có 4 đứa con trai 15, 12, 4 và 1 tuổi, cuộc sống rất bận rộn, lại phải deal với cháu gái này. Chồng tôi ít nói và cũng khó chịu khi tôi nhận đưa hai đứa cháu về nhà nuôi được gần 2 năm rồi. Hiện tại tôi không thể đưa hai chị em nó đi đâu được. Lương tâm tôi rất bứt rứt. Khoảng 3 tháng trước đây tôi đã nhờ anh trai tôi thử trông chừng hai đứa, nhưng chúng không được quan tâm săn sóc như ở nhà với tôi. Khi ốm không ai để ý, trễ học không ai nhắc. Tôi cũng đã thăm dò ý kiến của ba má tôi, nhưng ông bà cũng bàn ra, và từ chối giúp cháu. Sau cùng tôi đã phải hỏi ý kiến chồng để đem chúng về. Chồng tôi miễn cưỡng chấp nhận, nhưng rồi chiến tranh lạnh đã xẩy ra giữa vợ chồng tôi. Thường ngày anh đã ít nói, bây giờ càng thêm lầm lì ít nói hơn nữa, khiến không khí trong nhà hết sức nặng nề. Tôi thật sự nhức đầu quá, chỉ còn biết cầu nguyện. Vậy xin ý kiến chuyên môn để giúp tôi trong hoàn cảnh này.
Câu hỏi này hay những câu hỏi tương tự về tâm thần hoặc tâm lý như trên đã nêu lên một thực tế mà thường ngày những ai từng phụ trách giúp đỡ các bệnh nhân trong phạm vi nghề nghiệp đều phải đối diện. Tuy nhiên, có được một phụ huynh hay người giám hộ cởi mở, sẵn sàng đối diện với căn bệnh và chương trình trị liệu thì rất hiếm. Đa số cha mẹ hoặc người trong gia đình chỉ muốn đem con em mình, người thân mình đến các trung tâm tâm thần hay tâm lý như đến với một phòng mạch bác sĩ xin vài viên thuốc nhức đầu, xổ mũi, hoặc đau bụng để rồi hy vọng là sau khi uống vào con, cháu, anh, chị, em, hoặc người nhà sẽ khỏi bệnh. Còn phần mình thì lại tiếp tục lo bươn chải, hoặc làm giầu. Một số phụ huynh hay người thân còn giấu bệnh nhân, không muốn cho ai biết con, cháu, anh, chị, em hoặc thân nhân mình mang những chứng bệnh như vậy sợ bị tiếng đời đàm tiếu cho rằng mình ăn ở thất đức nên đẻ con điên loạn, bị Trời phạt, bị quả báo… Do đó, với kinh nghiệm cá nhân tôi, hành động đón nhận nuôi một đứa cháu mang bệnh Bipolar như bà bác trên đây là một hành động can đảm, rất đáng kính phục. Một đứa trẻ ở tuổi vị thành niên bình thường cũng là khó khăn lắm để hướng dẫn, đàng này bà đón nhận một đứa cháu không những ở tuổi vị thành niên mà còn mang bệnh Bipolar nữa. Không những thế, bà còn phải chăm lo săn sóc cho 4 đứa con và thêm một đứa cháu khác nữa, tất cả chúng đều đang trong tầm tuổi đòi hỏi rất nhiều sự quan tâm, dậy dỗ, và giáo dục.
Trong câu hỏi của bà, ngoài đứa cháu mang bệnh Bipolar, nó còn hàm chứa nhiều khúc mắc liên quan đến những tình cảm gia đình, tình cảm vợ chồng, mối giao tiếp họ hàng, những chương trình trị liệu của xã hội, và bệnh tình của chứng bệnh Bipolar. Vì vậy, theo tôi, những điều bà cần làm trước hết lúc này là:
Bằng cách tế nhị, uyển chuyển, và nhẹ nhàng, bà cố thuyết phục chồng bà để ông mở rộng tấm lòng và vòng tay đón tiếp hai đứa trẻ đáng thương như bà và chồng bà đã làm trong gần 2 năm qua. Nếu họ hàng nội, ngoại, và ngay cả người cha ruột của chúng đã bỏ rơi chúng, không lẽ vợ chồng bà cũng đang tâm bỏ rơi chúng nữa sao! “Giọt máu đào hơn ao nước lã”! Ngoài ra, bà còn có thể đến với những chương trình xã hội và những dịch vụ khác chuyên giúp những bệnh nhân và gia đình trong tình trạng tâm thần và tâm lý như vậy. Nhưng Bipolar là gì?
Bipolar là gì?
Đó là bệnh tâm thần hay một hội chứng tâm lý? Ảnh hưởng của nó như thế nào trong đời sống của bệnh nhân và của gia đình? Làm thế nào để chẩn đoán và chữa trị?
Cho đến bây giờ vẫn chưa có một từ ngữ tiếng Việt nào dịch sát nghĩa và hay về chứng Bipolar. Do đó, tôi dùng nguyên ngữ để tránh hiểu lầm lôi thôi.
Trước hết, đây là một tâm bệnh (bệnh tâm thần), chứ không phải là hội chứng tâm lý như chậm phát triển, tính tình nóng nảy, thiếu tự chủ, và quá khích… Khi lên cơn, bệnh nhân có thể nguy hiểm cho chính mình và những người chung quanh bằng những hành động bạo tợn, hung dữ... Bipolar là một tình trạng kéo dài suốt cuộc sống của bệnh nhân và nó ảnh hưởng trực tiếp đến tình cảm cũng như hành động của bệnh nhân. Nó được các nhà chuyên môn nhận diện như một chứng bệnh liên quan đến những thay đổi, xáo trộn tính tình một cách đột ngột, không kiểm chứng được. Nguyên nhân gây ra là do sự bất quân bình hóa chất trong óc đưa đến kết quả như cực kỳ hung dữ, nóng nảy, nguy hiểm, hoặc trầm cảm, tiêu cực hay tấn công. Hầu hết các bệnh nhân khi lên cơn, hầu như rất khó lòng kiềm chế, kiểm soát được tư tưởng, lời nói và hành động của mình. Tóm lại, Bipolar được coi như chứng bệnh điên loạn dồn nén, ảnh hưởng đến tâm tính, thái độ, và nghị lực của bệnh nhân. Chu kỳ của một lần phát bệnh như vậy có thể lâu hàng ngày, hàng tuần, hoặc hàng tháng. Và không phải như những thay đổi tính khí bất thường thỉnh thoảng vẫn xảy ra trong đời sống khi con người phải đối diện với những khó khăn, hoặc những điều kiện khiến mình không tự chủ nổi; sự thay đổi tâm tính, thái độ và động thái của người mang bệnh Bipolar có ảnh hưởng rõ ràng đối với những người chung quanh.
Tùy theo tình trạng hóa chất ảnh hưởng trong não bộ và tác dụng trên thần kinh người bệnh. Cũng như tùy sự diễn tiến của căn bệnh, bệnh nhân có thể chia thành nhiều trạng thái khác nhau. Và cũng như những tình trạng tâm bệnh khác, Bipolar cũng có những mức độ khác nhau từ nhẹ, đến trung bình và nặng. Do đó, việc định bệnh phải do những bác sĩ chuyên môn, giầu kinh nghiệm.
Bipolar thông thường được thấy ở các thanh thiếu niên, những người trẻ ở lứa tuổi 25. Một đôi trường hợp nó cũng phát hiện sớm ở tuổi vị thành niên, hoặc ở tuổi 40 hay 50. Nó xẩy ra đồng đều cho mọi sắc dân, mọi nền văn hóa, và mọi mức độ sống giầu hoặc nghèo. Đây cũng là bệnh có tính di truyền, nếu người cha hoặc người mẹ có bệnh thì con có xác xuất 15-30% mắc bệnh. Trường hợp cả cha lẫn mẹ đều mắc bệnh thì con có tới 50-75% sẽ mắc bệnh. Về phái tính, nữ giới mắc bệnh nhiều gấp 3 lần nam giới.
Hiện nay tại Hoa Kỳ có 2-7% dân số có dấu hiệu mắc chứng Bipolar, và khoảng 10 triệu người nằm trong ảnh hưởng này. Tuy nhiên có đến 50% những bệnh nhân này không được chẩn đoán và chữa trị một cách chính xác.
Chữa trị
Như vừa trình bày trên, đây là một chứng bệnh tâm thần, nên rất cần phải được một bác sĩ tâm thần (psychiatrist) - không phải là bác sĩ thần kinh - chẩn đoán và trị liệu bằng thuốc. Vì ảnh hưởng của Bipolar trực tiếp do những khủng hoảng hóa chất trong não bộ, nên thông thường có vài loại thuốc vẫn được các bác sĩ tâm thần dùng để trị những bệnh nhân Bipolar. Thí dụ, Lithium, một loại thuốc giúp ổn định và làm dịu lại những kích động của tâm tính và hành động. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể cho bệnh nhân uống Zoloft để làm cho bớt trầm cảm, dồn nén. Một số trường hợp, bệnh nhân cũng được cho uống Xanax là một loại thuốc dùng để kiểm soát những cơn giận dữ, hoảng loạn. Tuy nhiên, Xanax là một loại thuốc rất nguy hiểm, bệnh nhân không thể tự ý dùng một mình hay cho uống chung với các thứ thuốc khác, do đó, bệnh nhân hoặc những ai lo cho bệnh nhân phải theo dõi kỹ càng những chỉ dẫn của bác sĩ khi sử dụng Xanax.
Nhưng đối với những ai đã có kinh nghiệm hoặc làm việc trong lãnh vực tâm lý và tâm thần đều biết, phản ứng phụ (side effect) của những loại thuốc an thần, tâm thần như vậy gây ra những phản ứng rất khó chịu. Những phản ứng phụ đó như nhức đầu, khô miệng, táo bón, lở loét dạ dầy, liệt dương. Trường hợp dùng lâu ngày, những loại thuốc này còn gây ra tiểu đường. Do đó, đa số các bệnh nhân không muốn uống, hoặc giả vờ ngậm thuốc rồi nhổ ra. Chính vì thế, tại các bệnh viện tâm thần, khi cho các bệnh nhân uống thuốc, các y tá phải kiểm soát, thí dụ, bắt bệnh nhân hả miệng, uốn lưỡi, kiểm soát hàm răng, hoặc uống nước để biết chắc là bệnh nhân đã uống và nuốt thuốc xuống dạ dầy. Ngược lại với những điều khó chịu do thuốc gây ra, phần thưởng rất rõ ràng là những ai uống thuốc đều đặn sẽ có kết quả khả quan ngay sau tuần lễ đầu. Nhiều bệnh nhân tâm thần sau ít tháng hoặc năm hay sáu tháng chữa trị đúng mức, họ đã được xuất viện. Nhưng với một điều kiện, khi về nhà vẫn phải uống thuốc đều đặn, và thường xuyên được theo dõi bởi bác sĩ tâm thần. Những bệnh nhân sau khi được chữa trị về nhà ít tháng sau bị lại, thường là những bệnh nhân đã không uống thuốc đều đặn, hoặc bỏ thuốc.
Một trong những cách thức trị liệu khác nữa vẫn thường được đi liền với việc dùng thuốc là tâm lý trị liệu. Các bác sĩ tâm lý (psychologist) sẽ đo lường khả năng tâm lý và tâm thần của bệnh nhân để đưa ra những hướng dẫn, những lời khuyên thích hợp hầu hướng bệnh nhân tìm lại ý nghĩa, tích cực, và vui sống. Thông thường, các bệnh nhân phải đến với các bác sĩ tâm lý ít nhất một tháng, một lần để được kiểm chứng và hướng dẫn thêm.
Tóm lại, chữa trị bệnh nhân tâm thần, điển hình là bệnh nhân Bipolar không chỉ đơn thuần uống vài viên thuốc rồi xong. Hoặc phụ huynh hay người có trách nhiệm chỉ cần mang con em mình, bạn hữu hay người thân mình đến văn phòng bác sĩ xin vài viên thuốc an thần là xong. Đây là một chương trình chữa trị lâu dài, bền bỉ, và có phương pháp. Một chương trình trị liệu đòi hỏi sự cộng tác tích cực của bệnh nhân, và trong trường hợp này, sự nâng đỡ, khuyến khích cũng như theo dõi của phụ huynh hay người có trách nhiệm cũng đóng góp một phần rất lớn vào việc chữa trị và phục hồi của bệnh nhân. - (TMD)
TS. Trần Mỹ Duyệt
**********************
Phương pháp chữa bệnh mất ngủ mới nhất
Bs. Nguyễn Thị Nhuận
Giấc ngủ là một điều cần thiết bậc nhất cho con người. Mới đây đài CBS có đưa lên màn ảnh câu chuyện một em bé 3 tuổi không thể ngủ được từ lúc mới sinh, nếu cho uống thuốc thì chỉ ngủ chừng 2 giờ mỗi ngày.
Đứa bé khóc lóc kèo nhèo suốt ngày. Và khỏi nói thì các bạn cũng hình dung được cha mẹ em bé bèo nhèo đến mức nào vì không được ngủ mà phải trông chừng con suốt đêm ngày. Cho đến khi em bé được định bệnh bằng MRI là mắc một chứng xương sọ chật đè vùng óc và được giải phẫu chữa khỏi.
Số người bị bệnh mất ngủ ở nước Mỹ (và có lẽ ở mọi nơi trên thế giới) rất cao. Cho đến gần đây, họ thường phải dùng thuốc ngủ. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới và những khảo sát về giấc ngủ đã cho thấy thái độ của chúng ta đối với giấc ngủ và một vài thói quen thường là nguyên nhân của bệnh mất ngủ. Thay đổi thái độ và thói quen sẽ làm ta ngủ dễ hơn.
Tầm quan trọng của giấc ngủ
Muốn khỏe mạnh về thể lý cũng như tinh thần, chúng ta cần phải ngủ. Giấc ngủ đem cơ thể và trí óc chúng ta trở lại bình thường sau những giờ hoạt động và cho chúng ta đủ thời gian nằm mộng trong giấc ngủ REM để có thể giữ được trí nhớ, xúc cảm và học hỏi.
Nếu bị thiếu ngủ, bạn rất dễ bị nhiễm trùng, cao huyết áp, bệnh tim mạch và tiểu đường. Bạn cũng sẽ gây ra lỗi lầm khi đang làm việc, khó hồi phục khi bị căng thẳng , khó học và nhớ, bứt rứt khó chịu và trầm cảm.
Cái hại của thuốc ngủ
Thuốc ngủ có thể phải được dùng tạm thời - và rất có ích - trong trường hợp đang bị đau đớn quá độ. Tuy nhiên hiện nay, nhiều loại thuốc ngủ đã được cơ quan FDA công nhận được dùng vĩnh viễn.
Dù vậy, một số thuốc ngủ chỉ nên được dùng vài ngày tới vài tuần vì chúng có thể gây ra nghiện. Nhiều người vì thế đã dùng thuốc ngủ rất lâu và ngày càng dùng liều tăng cao vì thuốc bớt hiệu nghiệm theo thời gian.
Thuốc ngủ còn có thể:
-Che giấu nguyên nhân chính của việc mất ngủ, thí dụ như bệnh trầm cảm, bệnh tim, suyễn hay bệnh Parkinson. Bệnh nhân vì thế không được chữa trị đúng bệnh.
-Tác dụng cộng hưởng với các chất khác thí dụ như rượu đưa đến hậu quả nguy hại, ngay cả cái chết.
-Gây ra cảm giác dật dờ không tỉnh táo hoặc mất ngủ nặng hơn ngày hôm sau .
-Có thể đưa đến bệnh cao huyết áp, chóng mặt, yếu ớt, buồn nôn, lẫn, mất trí nhớ tạm thời.
-Gây ra vài hành động kỳ quái như mộng du, ăn thật nhiều, ăn cắp vặt... mà bệnh nhân không nhớ đã làm.
Chữa bệnh bằng phương pháp nhận thức (cognitive behavioral therapy)
Cognitive behavioral therapy tạm dịch là “chữa bằng nhận thức” ngày càng được coi là một phương pháp chữa mất ngủ hiệu nghiệm thay thế cho thuốc ngủ, có thể dùng ngay cả cho người bị mất ngủ nặng hay kinh niên.
CBT gồm những cách chữa giản dị ngắn hạn, trước đây đã được dùng để chữa một số bệnh tâm thần như trầm cảm, cơn sợ hãi, bồn chồn, rối loạn ăn uống và nghiện ma túy. Nhiều nghiên cứu cho thấy những yếu tố tâm lý và cách cư xử của chúng ta đóng vai trò quan trọng trong bệnh mất ngủ và CBT có thể rất hiệu nghiệm. Một xét nghiệm về những cách trị mất ngủ do cơ quan American Academy of Sleep Medicine thực hiện năm 2006 đã cho thấy rằng CBT có thể giúp tìm được giấc ngủ và lợi ích này có thể được duy trì một thời gian dài. CBT có thể giúp hầu như tất cả mọi người kể cả người lớn tuổi đã từng uống thuốc ngủ nhiều năm, người có trở ngại thể lý như như bệnh “chân rung bất thường” (restless leg syndrome), và những người bị bệnh mất ngủ nguyên thủy đã bị mất ngủ cả đời. Một điều đáng nói là tác dụng của CBT kéo dài lâu. Một năm sau CBT, đa số bệnh nhân vẫn còn giữ được hiệu quả của nó và ngủ ngon hơn trước. Hơn nữa, CBT lại không có tác dụng phụ.
Tác dụng của CBT
CBT giúp chúng ta thay đổi những ý nghĩ và hành động khiến ta không ngủ được. CBT dựa trên nguyên tắc: cách chúng ta nhận thức và hành động ảnh hưởng đến cách chúng ta cảm nhận.
Phần nhận thức của CBT dạy chúng ta nhận ra và thay đổi những tin tưởng sai lạc đã ảnh hưởng đến khả năng tìm được giấc ngủ. Thí dụ, bạn có thể đã tin tưởng rằng bạn cần phải ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày thì mới làm việc được. Thực ra có thể chỉ 7 tiếng cũng là đủ cho bạn. Chữa bằng nhận thức cũng đưa ra cho biết những nhận thức sai lạc về thời gian bạn thực sự ngủ. Người bị mất ngủ thường đã ngủ nhiều giờ hơn là họ tưởng.
Phần “cư xử” của CBT giúp thay đổi phần óc chủ động chu kỳ ngủ-thức của bạn. CBT chú trọng đến những hành động khiến chúng ta mất ngủ, thí dụ như không vận động thân thể hoặc uống những thức có chứa chất caffein trước khi ngủ.
Thông thường, bệnh nhân được chữa mất ngủ bằng CBT cần 4 tới 8 lần chữa kéo dài khoảng 30 phút với một chuyên viên chữa mất ngủ. CBT thường gồm có những phần như sau:
-Kiểm soát nhận thức và tâm lý trị liệu: Giúp chúng ta kiểm soát hay loại bỏ những ý nghĩ và lo lắng tiêu cực khiến ta mất ngủ. Cách chữa này cũng giúp ta loại bỏ những ý tưởng và lo ngại sai lạc về giấc ngủ, thí dụ như một đêm mất ngủ sẽ khiến bạn bệnh nặng.
-Giới hạn ngủ: Cách này giúp bạn bỏ bớt thời gian nằm trên giường mà không ngủ, khiến bạn thèm ngủ dễ hơn.
-Tỉnh thức thụ động: Bệnh nhân tránh tất cả những cố gắng tìm giấc ngủ, mục đích để loại bỏ những bứt rứt bạn có thể cảm nhận khi buồn ngủ dễ dàng.
-Kiểm soát những kích thích: Cách này giúp bạn bỏ những gán ghép tiêu cực mà bạn đã có với môi trường ngủ và tạo điều kiện cho một phản ứng thuận lợi với việc vào giường ngủ. Thí dụ bạn sẽ được hướng dẫn để nghĩ đến giường ngủ là để dành riêng cho việc ngủ và sex.
-Tập thói quen ngủ tốt: Cách chữa này sửa đổi những thói quen sống ảnh hưởng đến giấc ngủ thí dụ như hút thuốc hay uống quá nhiều cà phê hoặc rượu trễ trong ngày cũng như không vận động thân thể thường xuyên. Nó cũng dạy bạn cách làm sao dễ ngủ hơn thí dụ như thư giãn 1 hay 2 giờ trước khi đi ngủ bằng cách tắm nước ấm.
-Tập thư giãn: Giúp bạn thư giãn để loại bỏ những khuấy động khiến bạn khó ngủ. Có thể gồm có thiền, thôi miên và thư giãn các bắp thịt.
Biofeedback: Phương pháp này đo lường những dấu hiệu thể lý như độ căng bắp thịt và tần số sóng não với mục đích giúp bệnh kiểm soát được chúng.
Muốn dùng CBT hiệu nghiệm, chuyên viên chữa trị có thể phải dùng nhiều cách khác nhau. Điều cần ghi nhớ là bệnh nhân phải thực tập đều đặn và một vài cách có thể làm bạn không ngủ được trong thời gian đầu. Kiên nhẫn thực tập, bạn sẽ có kết quả.
Mất ngủ có thể là triệu chứng của một bệnh khác
Mất ngủ thường có liên hệ đến những bệnh khác như trầm cảm, nghiện thuốc, hoặc một bệnh về giấc ngủ. Do đó, bệnh nhân nên được khám nghiệm giấc ngủ kỹ lưỡng để được chữa đúng.
Tìm nơi giúp đỡ
Cơ quan Americam Academy of Sleep Medicine đã thành lập một tiêu chuẩn và cấp giấy chứng nhận những chuyên viên chữa mất ngủ bằng CBT. Chúng ta có thể lên trang web của cơ quan này để tìm ra những chuyên viên đã được chứng nhận.
Tuy nhiên hiện nay không có đủ số chuyên viên và vùng bạn ở có thể không có chuyên viên CBT. Mỗi chuyên viên cũng có thể có cách chữa và thời gian chữa trị khác nhau. Ban có thể phải tìm kiếm một thời gian để có được một chuyên viên tốt và có thể bắt đầu bằng cách tìm ra danh sách các trung tâm về giấc ngủ trên web của National Sleep Foundation. Nếu không thể tìm ra chuyên viên vùng mình ở, bạn có thể xin được chữa qua điện thoại với một chuyên viên ở xa.
Ngoài ra bạn có thể mua sách và CD về CBT để tìm hiểu và thực tập cho đến khi tìm được chuyên viên chữa bệnh cho bạn.