|
Post by NHAKHOA on Dec 22, 2006 1:19:19 GMT -5
Làm đẹp ở tuổi 'toan về già' Mỗi độ tuổi có những đặc thù về sức khỏe, do đó cần những phương pháp chăm sóc và bồi dưỡng tương ứng. Riêng với phụ nữ, chăm sóc sức khỏe luôn luôn song hành cùng chăm sóc sắc đẹp, vì khỏe và đẹp là hai yếu tố gắn bó mật thiết. Độ tuổi từ 35 đến 44 Chăm sóc cơ thể: Ở độ tuổi này, hệ xương của phụ nữ bắt đầu có khuynh hướng thoái hóa dần. Theo nhiều chuyên gia, chỉ cần “ăn không ngồi rồi” trong vòng một tuần thì sinh lực phụ nữ có thể giảm mất 10%. Ngoài ra, nữ giới trong giai đoạn này cũng rất dễ tăng cân, vì đó là kết quả của quá trình kích thích mạnh do sự “hồi xuân” tâm sinh lý. Chế độ dinh dưỡng trong thời kỳ này đòi hỏi phải đáp ứng kịp thời những chuyển biến nói trên, cho nên cần tập trung vào các loại thực phẩm có hàm lượng canxi, chất sắt và chất béo lành tính cao như các loại đậu, hạt, cá, lê tàu, yaourt, hải sản, quả hạnh, trứng, quả óc chó... Đồng thời, phải năng tập thể dục nhịp diệu, chạy bộ và bơi lội. Chăm sóc da mặt: Đây là độ tuổi bắt đầu có sự xuất hiện của một vài “vết chân chim” mờ nhạt nơi khóe mắt và vùng miệng, nhất là ở những người có da mặt mỏng, khô và thô ráp. Ngoài việc chọn dùng những loại mỹ phẩm có chứa các thành phần đặc dụng như titanium dioxide, zinc oxide, mexorryl, parsol 1789, nữ giới cũng nên dùng thêm kem chống nắng loại SPF 15 một lần mỗi ngày đó phải ở ngoài trời nhiều. Hấp thu hợp lý vitamin C, E cũng góp phần giúp cơ thể tái tạo và trì hoãn quá trình lão hóa của da một cách hiệu quả. Độ tuổi từ 45 đến 54 Chăm sóc cơ thể: Tăng cân, mắc bệnh tim mạch và loãng xương là ba nguy cơ dễ gặp nhất đối với phụ nữ trong giai đoạn này. Vì thế, cách phòng ngừa tốt nhất là thường xuyên tập luyện thể dục, tập aerobic, đi bộ, đi xe đạp... trong chế độ dinh dưỡng. Bữa sáng nên dùng sữa có hàm lượng chất béo thấp cùng với hoa quả tươi. Bữa trưa nên chọn những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng lành tính như cơm, thịt nạc các loại, các món salad trộn không có hoặc có ít dầu, hoa quả tươi, cà rốt... Còn bữa tối nên chú trọng đến các món được chế biến từ cá, khoai tây, xốt cà chua, rau củ tươi... Chăm sóc da mặt: Những dấu hiệu của tuổi già có từ độ tuổi 35 (những vết nhăn trên trán, khóe mắt miệng và làm da kém mịn...) càng xuất hiện rõ và nhiều hơn. Hầu hết phụ nữ ở lứa tuổi này đều cảm thấy thiếu tự tin và có suy nghĩ “không thể cứu vãn” được nữa. Tuy nhiên, vấn đề sẽ trở nên đơn giản hơn nếu chịu khó dành thời gian chăm sóc bản thân mỗi ngày. Ngoài việc tiếp tục thực hiện cách chăm sóc da mặt như ở độ tuổi 35, nên chọn dùng các loại mỹ phẩm có chứa thêm các thành phần retin A, renova, tazorac... vì chúng có tác dụng ngăn ngừa cũng như làm mờ nếp nhăn và xóa những chấm, đốm nhỏ li ti trên da mặt khá hiệu quả. Độ tuổi từ 55 trở lên Chăm sóc cơ thể: Đây là lúc đa phần phụ nữ đều đã bước vào giai đoạn tiền hoặc hậu mãn kinh, khi mà lượng hoóc môn giới tính trong cơ thể bắt đầu thuyên giảm rõ rệt. Điều này kéo theo hậu quả là rất dễ bị tích tụ mỡ thừa ở vùng eo, sức lực giảm sút, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và loãng xương cao... để hạn chế tình trạng đáng lo ngại này, nếu mỗi ngày phụ nữ tập luyện thể dục 30 phút thì trong vòng một tuần đã có thể giảm được 5% lượng mỡ dư trong cơ thể, đồng thời còn tránh được nhiều bệnh nguy hiểm khác. Ngoài ra, có thể kể đến một số dưỡng chất tối quan trọng mà phụ nữ trong độ tuổi này nên hấp thu là canxi (khoảng 1.500 mg/ngày), vitamin B12, vitamin D, vitamin E, chất sắt... Chăm sóc da mặt Ở độ tuổi này, nếu không được chăm sóc kỹ, da mặt phụ nữ sẽ tiếp tục cuộc hành trình “xuống dốc” một cách trầm trọng hơn. Một vài dấu hiệu khác như lông mày trở nên ngắn và mờ nhạt, cằm sệ, tóc thưa... cũng bắt đầu xuất hiện. Giải pháp hữu hiệu là nên tiếp tục chịu khó chăm sóc da mỗi ngày như ở độ tuổi trước, và nếu có điều kiện nên đến thẩm mỹ viện có uy tín để được điều trị nhằm xóa hoặc làm nhạt bớt những dấu hiệu của tuổi già. (Theo Doanh Nhân Sài Gòn)
|
|
|
Post by NHAKHOA on Aug 21, 2010 14:01:09 GMT -5
Già sao cho… sướng?
Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc Già thì khổ, ai cũng biết. Sanh bệnh lão tử! Nhưng già vẫn có thể sướng. Muốn sống lâu thì phải già chớ sao! Già có cái đẹp của già. Trái chín cây bao giờ cũng ngon hơn trái giú ép. Cái sướng đầu tiên của già là biết mình… già, thấy mình già, như trái chín cây thấy mình đang chín trên cây. Nhiều người chối từ già, chối từ cái sự thật đó và tìm cách giấu cái già đi, như trái chín cây ửng đỏ, mềm mại, thơm tho mà ráng căng cứng, xanh lè thì coi hổng được. Mỗi ngày nhìn vào gương, người già có thể phát hiện những vẻ đẹp bất ngờ như những nếp nhăn mới xòe trên khóe mắt, bên vành môi, những món tóc lén lút bạc chỗ này chỗ nọ, cứng đơ, xơ xác… mà không khỏi tức cười! Quan sát nhìn ngắm mình như vậy, ta mới hiểu hai chữ “xồng xộc” của Hồ Xuân Hương: "Chơi xuân kẻo hết xuân đi. Cái già xồng xộc nó thì theo sau!”. Có lẽ nữ sĩ lúc đó mới vào lứa tuổi 40! Thời ta bây giờ, 40 tuổi lại là tuổi đẹp nhất. Phải đợi đến 80 mới gọi là hơi già. Trong tương lai, khi người ta sống đến 160 tuổi thì 80 lại là tuổi đẹp nhất! Tuy vậy, thực tế, già thì khó mà sướng. Con người ta có cái khuynh hướng dễ thấy khổ hơn. Khổ dễ nhận ra còn sướng thì khó biết! Một người luôn thấy mình… sướng thì không khéo người ta nghi ngờ hắn có vấn đề… tâm thần! Nói chung, người già có ba nỗi khổ thường gặp nhất, nếu giải quyết đựơc sẽ giúp họ sống “trăm năm hạnh phúc”: * Một là thiếu bạn! Nhìn qua nhìn lại, bạn cũ rơi rụng dần… Thiếu bạn, dễ hụt hẫng, cô đơn và dĩ nhiên… cô độc. Từ đó dễ thấy mình bị bỏ rơi, thấy không ai hiểu mình! Quay quắt, căng thẳng, tủi thân. Lúc nào cũng đang như “Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt Ta nằm dài nghe ngày tháng dần qua…!”. Người già chỉ sảng khoái khi được rôm rả với ai đó, nhất là những ai “cùng một lứa bên trời lận đận”… Gặp đựơc bạn tâm giao thì quả là một liều thuốc bổ mà không bác sĩ nào có thể biên toa cho họ mua được! Để giải quyết chuyện này, ở một số nước tiên tiến, người ta mở các phòng tư vấn, giới thiệu cho những người già cùng sở thích, cùng tánh khí, có dịp làm quen với nhau. Người già tự giới thiệu mình và nêu “tiêu chuẩn” người bạn mình muốn làm quen. Nhà tư vấn sẽ “matching” để tìm ra kết quả và làm… môi giới… Dĩ nhiên môi giới cho họ kết bạn. Còn sau này họ thấy tâm đầu ý hợp tiến tới hôn nhân (nếu còn độc thân) thì họ ráng chịu! Đó là chuyện riêng của họ. Ngày trước, Uy viễn tướng công mà còn phải than: Tao ở nhà tao tao nhớ mi Nhớ mi nên phải bước chân đi Không đi mi bảo rằng không đến Đến thì mi hỏi đến làm chi Làm chi tao có làm chi đựơc Làm được tao làm đã lắm khi… Nguyễn Công Trứ Rồi họ dạy người già học vi tính để có thể “chat”, “meo” với nhau chia sẻ tâm tình, giải tỏa stress… Thỉnh thỏang tổ chức cho các cụ họp mặt đâu đó để được trực tiếp gặp gỡ, trao đổi, dòm ngó, khen ngợi hoặc… chê bai lẫn nhau. Khen ngợi chê bai gì đều có lợi cho sức khỏe! Có dịp tương tác, có dịp cải nhau là sướng rồi. Các tế bào não sẽ đựơc kích thích, đựơc hoạt hóa, sẽ tiết ra nhiều kích thích tố. Tuyến thượng thận sẽ hăng lên, làm việc năng nổ, tạo ra cortisol và epinephrine làm cho máu huyết lưu thông, hơi thở trở nên sảng khóai, rồi tuyến sinh dục tạo ra DHEA (dehydroepiandosterone), một kích thích tố làm cho người ta trẻ lại, trẻ không ngờ!… Dĩ nhiên phải chọn một nơi có không khí trong lành. Hoa cỏ thiên nhiên. Thức ăn theo yêu cầu. Gợi nhớ những kỷ niệm xưa… Rồi dạy các cụ vẽ tranh, làm thơ, nắn tượng… Tổ chức triển lãm cho các cụ. Rồi trình diễn văn nghệ cây nhà lá vườn. Các cụ dư sức viết kịch bản và đạo diễn. Coi văn nghệ không sướng bằng làm … văn nghệ! * Cái thiếu thứ hai là thiếu… ăn! Thực vậy. Ăn không phải là tọng là nuốt là xực là ngấu nghiến … cho nhiều thức ăn! Ăn không phải là nhồi nhét cho đầy bao tử! Trong cuộc sống hằng ngày có nhiều thứ nuốt không trôi lắm! Chẳng hạn ăn trong nỗi sợ hãi, lo âu, bực tức; ăn trong nỗi chờ đợi, giận hờn thì nuốt sao trôi? Nuốt là một phản xạ đặc biệt của thực quản dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Một người trồng chuối ngược vẫn có thể nuốt được dễ dàng! Nhưng khi buồn lo thì phản xạ nuốt bị cắt đứt! Nhưng các cụ thiếu ăn, thiếu năng lựơng phần lớn là do sợ bệnh, kiêng khem quá đáng. Bác sĩ lại hay hù, làm cho họ sợ thêm! Nói chung, chuyện ăn uống nên nghe theo mệnh lệnh của… bao tử: Cư trần lạc đạo thả tùy duyên Cơ tắc xan hề khốn tắc miên…” (Ở đời vui đạo hãy tùy duyên Đói đến thì ăn mệt ngủ liền…) Trần Nhân Tông “Listen to your body”. Hãy lắng nghe sự mách bảo của cơ thể mình! Cơ thể nói… thèm ăn cái gì thì nó đang cần cái đó, thiếu cái đó! Nhưng nhớ ăn là chuyện của văn hóa! Chuyện của ngàn năm, đâu phải một ngày một buổi. Món ăn gắn với kỷ niệm, gắn với thói quen, gắn với mùi vị từ thuở còn thơ! Người già có thể thích những món ăn… kỳ cục, không sao. Đừng ép! Miễn đủ bốn nhóm: bột, đạm, dầu, rau… Mắm nêm, mắm ruốc, mắm sặc, mắm bồ hóc, tương chao… đều tốt cả. Miễn đừng quá mặn, quá ngọt…là đựơc. Cách ăn cũng vậy. Hãy để các cụ tự do tự tại đến mức có thể đựơc. Đừng ép ăn, đừng đút ăn, đừng làm “hư” các cụ! Cũng cần có sự hào hứng, sảng khóai, vui vẻ trong bữa ăn. Con cháu hiếu thảo phải biết … giành ăn với các cụ. Men tiêu hoá được tiết ra từ tâm hồn chớ không chỉ từ bao tử. * Cái thiếu thứ ba là thiếu vận động! Già thì hai chân trở nên nặng nề, như mọc dài ra, biểu không chịu nghe lời ta nữa! Các khớp cứng lại, sưng lên, xương thì mỏng ra, dòn tan, dễ vỡ, dễ gãy…! Ấy cũng bởi cả một thời trai trẻ đã “Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt…” (TCS)! Bác sĩ thường khuyên vận động mà không hướng dẫn kỹ dễ làm các cụ ráng quá sức chịu đựng, lâm bệnh thêm. Phải làm sao cho nhẹ nhàng mà hiệu quả, phù hợp với tuổi tác, với sức khỏe. Phải từ từ và đều đều. Ngày xưa người ta săn bắn, hái lượm, đánh cá, làm ruộng, làm rẫy… lao động suốt ngày. Bây giờ chỉ ngồi quanh quẩn trước TV!. Có một nguyên tắc “Use it or lose it! ” Cái gì không xài thì teo! Thời đại bây giờ người ta xài cái đầu nhiều quá, nên “đầu thì to mà đít thì teo”. Thật đáng tiếc! Không cần đi đâu xa. Có thể tập trong nhà. Nếu nhà có cầu thang thì đi cầu thang ngày mươi bận rất tốt. Đi vòng vòng trong phòng cũng được. Đừng có ráng lập “thành tích” làm gì! Tập cho mình thôi… Từ từ và đều đều… Đến lúc nào thấy ghiền, bỏ tập một buổi … chịu hổng nổi là được! Nguyên tắc chung là kết hợp hơi thở với vận động. Chậm rãi, nhịp nhàng. Lạy Phật cũng phải đúng …kỹ thuật để khỏi đau lưng, vẹo cột sống. Đúng kỹ thuật là giữ tư thế và kết hợp với hơi thở. Đó cũng chính là thiền, là yoga, dưỡng sinh… ! Vận động thể lực đúng cách thì già sẽ chậm lại. Giảm trầm cảm, buồn lo. Phấn chấn, tự tin. Dễ ăn, dễ ngủ… Tóm lại, giải quyết đựơc “ba cái lăng nhăng” đó thì có thể già mà… sướng vậy!
|
|
|
Post by NHAKHOA on Aug 21, 2010 14:06:04 GMT -5
CHỐNG LÃO HOÁ Cũng giống như một bộ máy hoạt động càng lâu, cơ thể con người cũng hao mòn dần mà y học gọi là lão hóa. Con người phát triển theo quy luật: sinh, lão, bệnh, tử cho nên không tránh được già, mà chỉ có thể phấn đấu làm quá trình già hóa chậm lại. Một số biểu hiện của lão hóa Hệ thần kinh: bị lão hóa có ảnh hưởng rất lớn đến toàn thân, tế bào thần kinh giảm dần, não cũng teo nhỏ dần, có tác dụng rất lớn đến tâm sinh lý người già... Hệ tuần hoàn: có những biến đổi về tim mạch, khối lượng cơ tim giảm. tuần hoàn nuôi cơ tim cũng giảm, suy tim tiềm tàng, huyết áp tăng dần... Hệ tiết niệu: là cơ quan thanh lọc các chất cặn bã trong cơ thể để bảo đảm tốt nội môi, từ 30 tuổi trở lên lưới động mạch ở cầu thận thu hẹp, cầu thận giảm 1/3 đến 1/2 dẫn đến suy thận... Hệ tiêu hóa: khối lượng dạ dày, ruột giảm, nội tạng sa, lượng men tiêu hóa giảm, chức năng gan giảm nhất là chức năng chuyển hóa và giải độc, túi mật teo dần... Hệ hô hấp: sụn sườn vôi hóa, lồng ngực biến dạng, khớp cứng ảnh hưởng tới thở, nhu mô phổi giảm đàn hồi, giãn phế nang, dung tích phổi giảm. Ngoài ra một số bộ phận khác như: xương, cơ, khớp, tai, mũi, họng, mắt, răng, hàm, mặt ... đều có biến đổi và suy yếu. Già không phải là một bệnh nhưng già tạo điều kiện cho bệnh phát sinh và phát triển; cần chú ý một số đặc điểm sau: - Người già thường mắc nhiều bệnh cùng một lúc, có bệnh dễ phát hiện, nhưng cũng có bệnh rất kín đáo, tiềm tàng, nguy hiểm. - Triệu chứng ít khi điển hình, không ồ ạt, không rõ rệt, nên khó chẩn đoán, dễ sai lạc nếu ít kinh nghiệm. - Khả năng phục hồi sức khỏe sau các trận ốm thường chậm hơn so với người trẻ, nên sau điều trị phải có thời gian an dưỡng. Một số biện pháp làm giảm tốc độ lão hóa Học thuyết âm dương của y học cổ truyền chứng minh con người là một chỉnh thể giữa âm dương, giữa khí và huyết. Luôn luôn thăng bằng với nhau từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong theo một quy luật nhất định, để duy trì sự sống của con người được bền vững dài lâu. Vì thế muốn giảm tốc độ lão hóa cần phải: Về tư tưởng luôn luôn lạc quan yêu đời, chủ động gạt bỏ những cái làm ảnh hưởng đến bộ não, hạn chế tối đa nỗi cô đơn, giải quyết tốt nhất mối quan hệ xã hội và gia đình, có triết lý sống đúng; phải chú ý cả 3 vấn đề: lẽ sống, lối sống và hành động sao cho khoa học văn minh để loại trừ 7 nguyên nhân gây bệnh của Đông y là : hỷ, nộ, ưu, tư, bi, kinh, khủng. Muốn được thảnh thơi phải có kiến thức, phải có hiểu biết để nhìn nhận vấn đề sao cho đúng đắn qua báo chí, đài phát thanh truyền hình để làm chủ được mình và giáo dục cho gia đình, con cháu giảm các nỗi bực dọc và tự chăm lo cho mình. Thường xuyên luyện tập đều đặn về trí tuệ và thể lực như đọc sách báo, nghe đài, xem vô tuyến... đồng thời với tập thể dục thể thao, đi bộ, tập thở, tĩnh tâm thư giãn, v.v... phù hợp với hoàn cảnh và sức khỏe từng người. Sinh hoạt điều độ, không làm gì quá sức bình thường, giữ gìn trạng thái cân bằng giữa ngủ và nghỉ, giữa ăn và làm, giữa trí óc và chân tay, giữa trong nhà và ngoài trời, giữa lười và chăm, v.v... cũng rất quan trọng. Ăn uống đúng và đủ theo khả năng của mình, không nên nghiện bất cứ thứ gì, hạn chế thịt nhất là mỡ, ăn nhiều rau quả tươi, giảm chất bột, giảm bánh kẹo, bảo đảm cân bằng thức ăn âm và dương, giữ người không béo và cũng không gầy. Nên nhớ con người là giống ăn ngũ cốc, nên thức ăn cho người phải 80% là ngũ cốc còn 20% là rau quả và các thứ khác, không nên ăn quá no, người già rất cần đạm ở đỗ tương, vừng lạc, tôm cua, ốc hến... Cần có môi trường sống tự nhiên tốt, phần lớn các cụ sống 100 tuổi trở lên đều ở vùng núi, ở nông thôn còn ở thành phố thì rất ít và gốc cũng không phải thành thị. Hiện nay môi trường sống đang bị tàn phá nghiêm trọng đó là tự hủy hoại mình (chặt cây, phá rừng, chất thải, phân hóa học, thuốc trừ sâu...) đã làm mất đi cảnh thanh bình của thiên nhiên, là điều cũng nên hết sức tránh. Kiên trì áp dụng 10 bài học về sức khỏe của Nhật Bản, đất nước được mệnh danh là “vương quốc của tuổi thọ” vì có tuổi thọ cao nhất thế giới hiện nay. 10 bài học đó là: Bớt ăn thịt, ăn nhiều rau Bớt ăn mặn, ăn nhiều chất chua Bớt ăn đường, ăn nhiều hoa quả Bớt ăn chất bột, ăn nhiều sữa Bớt mặc nhiều quần áo, tắm nhiều lần Bớt đi xe, năng đi bộ Bớt phiền muộn, ngủ nhiều hơn Bớt nóng giận, cười nhiều hơn Bớt nói, làm nhiều hơn Bớt ham muốn, chia sẻ nhiều hơn Những bài học trên có tác dụng rất lớn đối với những người bị tăng huyết áp, bệnh tim mạch, ung thư dạ dày, viêm gan... Tóm lại: Biết cách sống, ta có thể làm chậm được quá trình lão hóa, kéo dài được tuổi thọ, có thể điều chỉnh được chiếc đồng hồ sinh học trong con người chúng ta chạy chậm lại, ta cũng có thể giữ bộ máy cực kỳ tinh vi của ta được bền vững lâu dài hơn.
|
|
|
Post by NHAKHOA on Aug 21, 2010 14:10:39 GMT -5
Lợi ích của việc đi bộ Từ lâu các nhà khoa học đã biết được tác động hữu ích của việc đi bộ đối với sức khoẻ. Đi bộ làm giảm nguy cơ các loạibệnh tiểu đường loại 2, áp huyết cao, nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Ngày nay, những thí nghiệm mới nhất lại cho thấy đi bộ còn mang lại lợi ích trong việc tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện các chứng rối loạn sinh dục và gia tăng trí lực. Lối sống tĩnh tại và nhiều áp lực tâm lý của thời đại công nghiệp đã làm gia tăng nhanh tỷ lệ các loại bệnh liên quan đến hội chứng chuyển hoá như béo phì, xơ vữa động mạch, áp huyết cao, tiểu đường. Trong những nổ lực để ngăn chận tình trạng nầy, đi bộ là một biện pháp đơn giản, không tốn kém đã được nhiều nhà khoa học quan tâm. Trong một loạt bài viết về những ích lợi của sự đi bộ, bà Wendy Bumgardener, một nhà khoa học người Mỹ chuyên nghiên cứu về lãnh vực nầy, đã dùng một đề tài khá hay “Đi bộ hay là chết, hình thức vận động ở tuổi trung niên để ngăn chận nguy cơ tử vong.” Bà Bumgardner cho rằng đi bộ với bước đi từ trung bình đến nhanh, từ 30 đến 60 phút mỗi ngày đủ đốt cháy mỡ và gia tăng mức độ chuyển hoá sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ những bệnh tim mạch, ung thư vú, ung thư ruột già, tiểu đường và đột quỵ. Đi bộ giúp giảm các hội chứng chuyển hoá, giảm nguy cơ tử vong do những bệnh tiểu đường, tim mạch Nhiều nghiên cứu khoa học khác nhau đều cho thấy các hình thức vận động nhẹ bao gồm đi bộ nếu được thực hành đều đặn đều có khả năng tăng cường chuyển hoá, làm giảm lượng cholesterol xấu (LDL), tăng lượng cholesterol tốt (HDL), hạ thấp triglycerides (triglyceride là một loại mỡ xấu trong máu), qua đó có thể cải thiện độ mỡ trong máu và tăng cường sự dẻo dai của thành mạch để điều hoà huyết áp. Ngoài ra, đi bộ còn tăng cường sự lưu thông khí huyết, giúp bắp thịt săn chắc, kích thích tiêu hoá giúp ăn ngon, ngủ sâu. Thông qua việc kiểm soát béo phì và làm tăng độ nhạy của tế bào đối với insulin, đi bộ là giải pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa cũng như điều trị bệnh tiểu đường loại 2. Về mặt nội tiết, đi bộ đều đặn không những làm giảm nội tiết tố stress mà còn giúp tăng tiết serotonin và dopamin, những chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng làm cho tinh thần phấn chấn, lạc quan giúp chống trầm cảm. Do đó, đi bộ là một liệu pháp chữa trầm cảm có hiệu quả chẳng khác gì các loại thuốc uống. Như vậy, ngoài việc cải thiện mạch máu, đi bộ còn giúp giảm nguy cơ bệnh tim, thần kinh, giảm stress và tăng cường các nội tiết tố . Tính cường cơ và dòng máu lưu thông tốt còn có vai trò quan trọng trong cơ chế gây cương. Do đó, tác dụng làm săn chắc bắp thịt, cải thiện chức năng của thành mạch máu và điều hoà hoạt động nội tiết của đi bộ còn tác động tốt đến các chứng rối loạn sinh dục. Các nhà nghiên cứu còn cho biết đi bộ còn kích thích các tế bào thành mạch máu phóng thích nhiều chất nitric oxide, một chất hoá học quan trọng làm giãn nở mạch máu giúp máu lưu thông tốt đến các thể hang trong hoạt động dương cương. Do đó, phối hợp với chế độ ăn uống hợp lý, ít chất béo bão hoà, nhiều chất arginine, mỗi ngày đi bộ khoảng trên 2 cây số là một biện pháp chữa rối loạn dương cương khá hiệu quả. Arginine là một hợp chất hữu cơ, một loại amino acid, là chất liệu cần thiết để được chuyển hoá thành nitric oxide. Arginine có nhiều trong thịt, trứng, các loaị cá, đậu nành, đậu phộng, hạt mè, hạt bí rợ, hạt hướng dương. Một nghiên cứu về tác động làm giảm nguy cơ tử vong của hoạt động đi bộ qua sự phối hợp giữa trường Đại học Y khoa Michigan và tổ chức VA Ann Arbor Health Care System. Đối tượng nghiên cứu gồm 9.611 người ở độ tuổi từ 51 đến 61 tuổi. Kết quả được công bố trên tập san Medicine and Science in Sports and Exercise số tháng 11/2004 đã cho thấy những người hay đi bộ có thể làm giảm 35% nguy cơ tử vong do tim mạch trong khoảng 8 năm sắp đến. Đối với những người đang có những yếu tố nguy cơ như áp huyết cao, tiểu đường hoặc hút thuốc thì tỷ lệ giảm bớt sẽ là 45% so với những người ít đi bộ. Có một thực tế là những người bệnh timít vận động dù là vận động nhẹ như đi bộ vì e ngại đi bộ nhiều sẽ làm gia tăng sự mệt mỏi cho tim. Ngược lại các chuyên gia tim mạch khuyên những người nầy càng cần phải đi bộ. Tiến sĩ Caroline Richardson, M.D., người chủ trì cuộc nghiên cứu đã đặc biệt nhấn mạnh “Đối với nguy cơ dẫn đến tử vong do tim mạch, mọi người đều được hưởng lợi từ việc đi bộ. Tuy nhiên, lợi ích lớn nhất, sự giảm bớt lớn nhất là ở những người đang có nguy cơ cao.” Ích lợi của đi bộ trên hoạt động trí tuệ Hai kết quả nghiên cứu độc lập nhau được đăng tải trên tạp chí của Hội Y học Mỹ (Journal of the American Medical Association) đã cho thấy đi bộ có thể duy trì hoạt động linh hoạt và sự nhạy bén của bộ não. Trong khi một số môn vận động như chèo thuyền, bơi lội, đi xe đạp, aerobic có cường độ vận động mạnh hoặc có thiên hướng thể thao, có thể không thích hợp với người già thì việc đi bộ thường tỏ ra an toàn, thuận tiện và dễ điều chỉnh theo tình trạng sức khoẻ của ngườitập. Một nghiên cứu trên 18.000 người, nguyên là nữ nhân viên điều dưỡng tuổi từ 70 trở lên đã cho thấy những người đi bộ nhiều, ít nhất 1 giờ rưởi mỗi tuần, đều đạt được chỉ số cao hơn về khả năng suy nghỉ, sự chú tâm và mức độ ghi nhớ các từ so với những người đi bộ ít hơn 40 phút mỗi tuần. Hơn nữa, đối với những trở ngại về mặt nhận thức, những phụ nử năng động cũng tốt hơn 20% so với những người bình thường. Tương tự, một nghiên cứu được thực hiện trên 2.000 người đàn ông ở Hawaii đã cho biết thường đi bộ có thể làm giảm đáng kể sự phát triển của các chứng rối loạn trí nhớ, bao gồm cả bệnh Alzheimer (bệnh suy giảm và mất dần trí nhớ). Những nhà khoa học nầy nghi ngờ phải chăng việc cải thiện tuần hoàn máu đến tim và não nhờ hoạt động đi bộ gây ra đã tác động tốt đến chức năng của não? Một nghiên cứu khác tại trường Đại học Illinois tại Urbana-Champagne, Mỹ đã được công bố ngày 20/11/2006 cũng cho thấy tập thể dục nhẹ có thể đảo ngược (reverse) quá trình lão hoá của não. Nghiên cứu được thực hiện bởi 2 Tiến sĩ Arthur F.Kramer và Ed Mc. Auley. Người được thí nghiệm là những người có cuộc sống tĩnh tại tuổi từ 60 đến 79 tuổi. Những người nầy được tập hợp 3 lần mỗi tuần trong thời gian 6 tháng để tham gia tập thể dục. Họ được chia làm 2 nhóm. Nhóm tập các bài tập aerobic nhẹ gần giống như đi bộ và nhóm tập các bài tập căng cơ (toning and stretching exercises). Các nhà khoa học đã quan sát, đối chiếu bộ não của những người tham gia thí nghiệm trước và sau chương trìnhtập thể dục qua hình ảnh được chụp bằng cộng hưởng từ. Kết quả cho thấy có sự gia tăng khối lượng não đáng kể ở những người tập aerobic so với những người chỉ tập căng cơ. Phần vỏ não trước, phần thường có sự thoái hoá liên quan đến tuổi già, là phần có sự thay đổi nhiều nhất từ những bài tập aerobic. Bác sĩ Arthur F.Kramer cho biết “Tập thể dục đúng cách có thể cải thiện chức năng của não. Thậm chí ngay cả các hoạt động nhẹ cũng rất có lợi cho não. Nócải thiện lưu thông máu trong não và kích thích hình thành những tế bào mới”. Ông còn nói thêm "Bạn không cần phải là một người chạy marathon; bơi lội, đi xe đạp, đi bộ đều là những cách thức có thể mang lại lợi ích chống lão hoá não”. Đi bộ giúp tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ tử vong do ung thư Mọi hình thức vận động đều có khả năng làm gia tăng sự lưu thông khí huyết. Theo Đông y, “thống tắc bất thông, thông tắc bất thống”. Đau nhức là do khí huyết ứ trệ, một khi khí huyết thông suốt, đau nhức sẽ không tồn tại. Đi bộ cải thiện tuần hoàn huyết, gia tăng sự trao đổi chất, làm tăng mật độ xương nên có tác dụng rất tốt trong việc phòng chống các chứng loãng xương và viêm khớp ở tuổi già. Qua vận động, khí huyết được lưu chuyển ra phần vệ khí biểu hiện thấy đổ mồ hôi, người nóng lên, tăng cường sức chống bệnh từ môi trườngbên ngoài. Một nghiên cứu của Trung Tâm Nghiên Cứu Ung Thư Fred Hutchinson ở Seattle (Mỹ) được phổ biến trên tạp chí The American Journal of Medicine số tháng 11/2006 đã cho biết đi bộ đều đặn có thể làm tăng đáng kể sức đề kháng, ngăn chận cảm cúm và nhiều trường hợp nhiễm trùng khác. Kết quả trên dựa vào một nghiên cứu trên 115 người phụ nữ đã mãn kinh, có cuộc sống tĩnh tại, cân nặng trên trung bình hoặc béo phì. Những người nầy được chia làm 2 nhóm. Nhóm đầu được chỉ định đi bộ nhanh 45 phút mỗi ngày, 5 lần mỗi tuần. Nhóm còn lại chỉ tập căng cơ 45 phút, mỗi tuần một lần. Kết quả cho thấy những người thuộc nhóm sau dễ bị cảm cúm, dị ứng hoặc một số trường hợp nhiễm trùng khác cao gấp 3 lần so với nhóm đầu. Một báo cáo được trình bày tại cuộc hội thảo thường niên lần thứ 95 của Hội Nghiên Cứu Ung Thư Hoa Kỳ ngày 29.3.2004 cũng cho thấy thực hành đi bộ có thể làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư vú, ung thư ruột già và ung thư tử cung. Nghiên cứu được công bố tại hội nghị đã cho thấy tỷ lệ sống còn của những người bị ung thư nầy đã tăng đến 54% nếu đi bộ từ 30 đến 60 phút mỗingày. Những nhà khoa học cho rằng đi bộ đã làm gia tăng các loại tế bào bạch cầu và những loại kháng thể chống lại sự xâm nhập hoặc phát triển cúa các loại vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. Xạ trị, hoá trị trong điều trị ung thư thường dẫn đến rối loạn tiêu hoá, kém ăn, suy giảm hệ miễn dịch. Trong những trường hợp nầy, ngoài việc bổ sung những chất dinh dưỡng, việc đi bộ đều đặn, uống nước cháo gạo lức rang xen kẻ với uống nước ép trái cây là những liệupháp bổ sung rất hửu ích. Vận động và uống nước cháo gạo lức rang đều có thể giúp kiện tỳ. Nước ép rau quả tăng cường những chất chống oxy hoá cần thiết để trung hoà bớt những gốc tự do sinh ra từ độc chất và giúp nâng cao sức miễn dịch. Đi bộ và thiền hành Đi bộ đều đặn hàng ngày tự nó đã có tác dụng điều hoà nội tiết, ổn định tâm lý. Ngoài ra, mỗi người đều có thể tận dụng thời gian đi bộ để hành thiền thông qua việc quan sát hơi thở vào và ra tronglúc đi. Trong lúc thiền hành (hành thiền trong lúc đi), vẫn có thể đi chậm hoặc đi nhanh tuỳ theo điều kiện sức khoẻ hoặc chương trình tập luyện Điều quan trọng là bước đi phải đồng bộ với hơi thở và luôn chú tâm để biết rõ từng bước chân ứng với hơi thở vào hoặc ra. Chẳng hạn khi bước đi khoan thai có thể nhẩm trong tâm hít (khi hít vào) và thở (khi thở ra), khi đi nhanh hơn có thể nhẩm hít, hít (ứng với 2 bước chân khi hít vào) và thở, thở (ứng với 2 bước chân khi thở ra). Giống như nhiều phương pháp thiền khác, thiền hành có thể giúp người tập phát triển chánh niệm, gia tăng năng lực tập trung tư tưởng và kiểm soát cảm xúc qua đó có thể nâng cao chỉ số thông minh cảm xúc (emotional quotient), một yếu tố quan trọng góp phầncho sự thành công trong cuộc sống nhiều áp lực của xã hội hiện nay. Quan sát hơi thở cũng đồng nghĩa với điều hòa hơi thở và tiết kiệm năng lượng. Điều nầy giúp đi được khoảng cách dài hơn hoặc thời gian lâu hơn. Hầu hết các vận động viên đều biết rằng kiểm soát hơi thở sẽ giúp họ vận động hiệu quả hơn và dai sức hơn. Nói chung, mọi hình thức vận động, kể cả đi bộ, đều có tác dụng bảo vệ và phát triển sức khoẻ về nhiều mặt. Một loại thuốc có thể được thay thế bằng một loại thuốc khác, nhưng không một loại thuốc nào có thể thay thế cho vận động. Nếu có thể sản xuất ra một loại thuốc tổng hợp có đủ các tác dụng của sự đi bộ thì ắt hẳn đó sẽ là loại thần dược quý giá nhất.
|
|
|
Post by NHAKHOA on Aug 21, 2010 14:15:00 GMT -5
Xoa bàn chân & Lợi ích của đi bộ Tục ngữ có câu : "Người già đôi chân già trước", giữ đôi chân tốt chính là mấu chốt phòng bệnh để kéo dài tuổi thọ. Các chuyên gia nghiên cứu phương pháp tự chữa bệnh cho rằng : Trên đôi bàn chân có rất nhiều đầu mối thần kinh liên quan đến các tạng phủ. Cho nên dùng tay để chà xát, xoa bóp rất có lợi cho sức khoẻ. Thí dụ : -Mu ngón chân út có liên quan đến bàng quang, xát ngón chân út có thể chữa được chứng bí đái, đái són, đái buốt -Mu ngón chân thứ hai có liên quan đến dạ dày, xát ngón 2 có thể chữa được chứng chướng bụng, đầy hơi, ợ chua. -Ngón chân cái có liên quan đến gan, tì, lòng bàn chân có liên quan đến thận. -Xát gan bàn chân có thể chữa được lưng đau, mỏi, ù tai, nghễnh ngãng. -Ngón thứ tư có liên quan đến gan, xát ngón này có thể chữa được táo bón, lưng vai đau mỏi ... Thường xuyên xát gan bàn chân không những làm tăng lưu lượng máu, tăng tính đàn hồi thành mạch máu, mà còn kích thích não bộ trị được chứng nhức đầu, hoa mắt, mất ngủ, mộng mị ... Người già thường xuyên xát chân còn phòng được chứng tê bì, chân tay giá lạnh. Phương pháp xát chân cụ thể : Trước tiên ngâm chân vào nước nóng 15 phút, lau sạch.. Ngồi trên giường hoặc ghế, chân nọ gác lên đầu gối chân kia, một tay xoa gan bàn chân, một tay xoa mu bàn chân, xát đi, xát lại khoảng 200 lần là vừa. Đổi chân cũng làm như trên. Xát cho đến khi nóng, người cảm thấy khoan khoái, dễ chịu là được. Mỗi ngày làm 2 lần vào buổi sáng và tối. ************ Lợi ích của đi bộ Đi bộ mỗi ngày 30 phút sẽ đem lại cho bạn những tác dụng không ngờ đối với sức khoẻ thể chất và tinh thần. 1. Tốt cho tim Một nghiên cứu gần đây đưa ra kết luận, nếu đi bộ nhanh 30 phút mỗi ngày sẽ làm giảm nguy cơ phát triển hội chứng chuyển hoá (metabolic syndrome)- một nhóm các triệu chứng ban đầu dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, và đột qụy. Theo thống kê tại Mỹ, có khoảng 24 triệu phụ nữ nước này mắc hội chứng chuyển hoá. Không có thời gian để đi bộ nửa giờ mỗi ngày ư ? Một nghiên cứu ở Anh cho thấy rằng, hoạt động thường xuyên (Kết hợp đi bộ và đi xe đạp) đồng nghĩa với việc giảm 11 % nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, đặc biệt là đối với phụ nữ. 2. Loại bỏ nguy cơ mắc ung thư vú Đi bộ chỉ cần vài giờ mỗi tuần có ý nghĩa đặc biệt trong việc giảm nguy cơ mắc ung thư vú, (theo công bố trên tờ tạp chí của hội y học Mỹ). Đồng thời đi bộ làm giảm béo, tăng khả năng sản sinhestrogen. Kết quả của nghiên cứu trên 74.000 phụ nữ ở tuổi mãn kinh (50-79 tuổi) với những người có thể trạng bình thường, nguy cơ mắc ung thư vú giảm đi 30 %, còn những người thừa cân thì chỉ giảm từ 10-20 %. Nghiên cứu trên phụ nữ trẻ hơn cũng đưa đến kết quả tương tự. 3. Giúp ngủ ngon hơn Đi bộ nhanh vào buổi chiều giúp bạn có được một giấc ngủ ngon hơn (Theo lời khuyên của tổ chức Giấc ngủ Quốc tế). Hơn nữa, nhiều ý kiến còn cho rằng, đi bộ làm tăng lượng hormone serotonin giúp cho bạn được thư giãn … Tuy nhiên bạn đừng nên đi bộ 2 giờ trước khi ngủ vì nó quá muộn để cơ thể nghỉ ngơi trở lại. 4. Làm giảm sự đau nhức cơ thể Hãy đi bộ và bạn sẽ giảm sự đau nhức cơ thể (Đó là lời khuyên của các nhà khoa học, Đặc biệt là môn đi bộ nhanh (Chiwalking- một ý tưởng kết hợp Thái cực quyền, Yoga và Pilates- một môn thể dục mềm dẻo). Nó giống như việc đi bộ thường xuyên nhưng bởi vì bạn thư giãn có ý thức, nó làm cơ thể bạn trở nên cân bằng bao gồm việc vận động cánh tay, làm cho chân không bị stress như khi đi bộ. Kết quả làm giảm đi sự đau nhức. Môn Chiwalking hiện ngày một phổ biến ở Mỹ. 5. Nó làm cho bạn hạnh phúc Đi bộ có thể làm cho bạn giảm bớt sự buồn chán, lo âu và stress, đó là một hiệu quả mà ít ai ngờ tới. Chỉ cần 30 phút đi bộ sẽ khiến cho tâm trạng của bạn trở nên khá hơn. theo nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Texas - Mỹ). Bỏ ra 90 phút đi bộ 5 lần mỗi tuần là bạn sẽ có được tâm trạng tốt nhất (nghiên cứu của đại học Temple). Một giải thích được đưa ra : Đi bộ giúp cơ thể sản sinh ra endorphin, một hoá chất làm cải thiện tâm trạng tạo cho bạn cảm giác lạc quan, yêu đời hơn. 6. Giúp làm giảm bớt trọng lượng của cơ thể Đi bộ 30 phút mỗi ngày có thể tránh sự tăng cân ở hầu hết những người ít hoạt động tự nhiên. Mặt khác, nếu phụ nữ đi bộ một giờ mỗi ngày và năm lần trong một tuần sẽ tiêu hao 1.500 calo mỗi ngày và giảm khoảng 11 kg cân nặng bị thừa mỗi năm. Việc đi bộ có thể kiểm soát trọng lượng cơ thể của bạn. 7. Duy trì trí nhớ cho người cao tuổi Một vài nghiên cứu trên nhóm người cao tuổi chỉ ra rằng đi bộ thậm chí chỉ cần 45 phút mỗi tuần sẽ giúp tránh được bệnh Alzheimer. Đi dạo hoặc tản bộ thông thường cũng đồng nghĩa với việc trí não được luyện tập và trở nên minh mẫn hơn ở tầng lớp người cao tuổi. 8. Bảo vệ xương của bạn Chỉ cần 30 phút đi bộ 3 lần mỗi tuần là cách tuyệt vời để bảo vệ và rèn luyện cho xương của bạn. Giống như một bài tập, khi đi bộ sẽ đòi hỏi người phải sử dụng 95 % hệ cơ, thực tế quá trình này giúp thúc đẩy và khiến cho xương của bạn trở nên khoẻ mạnh và rắn chắc hơn.
|
|
|
Post by NHAKHOA on Aug 21, 2010 14:32:34 GMT -5
TRÍ NHỚ GIẢM SÚT PHẢI LÀM SAO ? Đôi lúc, bạn có cảm giác mất trí nhớ tạm thời nên chẳng biết mình đang và cần làm gì? Càng lớn tuổi, con người càng hay quên. Đó là lý do bạn nên quan tâm, chăm sóc cho "bộ nhớ" của mình từ bây giờ. Trí nhớ và hoạt động trí tuệ nói chung là chức năng thần kinh cao cấp của con người. Ở mỗi người, trí nhớ lại có những phương thức hoạt động phù hợp với hoàn cảnh nghề nghiệp, gia đình, vị thế xã hội của họ. Trí nhớ ngắn hay dài hạn đều phụ thuộc vào não bộ. Người ta phân biệt hai loại trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Trí nhớ ngắn hạn là khả năng lưu giữ những thông tin mới tiếp nhận trong vài giây, trước khi nó được củng cố để giữ lại lâu dài. Trí nhớ dài hạn là quá trình lưu giữ các thông tin tiếp nhận được và con người có thể nhớ tới chúng sau một thời gian. Dù ngắn hay dài hạn, việc hình thành và duy trì trí nhớ đều trông cậy vào một khu vực nằm sâu trong não bộ, gọi là vùng hippocampus. Bên cạnh nó là vùng hạnh nhân (amygdala), tạo cảm xúc, in dấu những ký ức của mỗi người. Lớp ngoài của võ não lưu giữ trí nhớ dài hạn ở những khu vực khác nhau nhờ những loại hình thông tin đa dạng như ngôn ngữ, cử chỉ, cảm giác... Để những vùng nói trên hoạt động hiệu quả, các động mạch nuôi não phải thông suốt để não có đủ ô-xy, năng lượng, các chất dẫn truyền thần kinh không thiếu hụt và các "khớp thần kinh" (synase) được bảo tồn. Tuy nhiên, trong thực tế, những điều kiện đó dễ bị xâm hại do tác động của nhiều yếu tố, khiến chúng ta sa sút trí tuệ, mất trí nhớ, bị bệnh Alzheimer, Parkinson... Những phương pháp cải thiện trí nhớ hiệu quả Kẻ thù nguy hiểm nhất của trí nhớ là stress. Trong gia đình cũng như ngoài xã hội, mọi người đều chịu nhiều áp lực. Không ít người bị stress trầm trọng khiến cơ thể phóng thích nhiều cortisol (hormone stress), làm tổn thương vùng hippocampus. Mặt khác, stress còn làm giảm, thậm chí mất tập trung. Ngoài ra, cortisol còn thúc đẩy việc sản xuất insulin, ngăn không cho vùng hippocampus sử dụng đủ đường huyết để não có năng lượng cho việc ghi nhớ. Hơn thế stress còn gây khó khăn cho việc "truy cập" ký ức đã được lưu giữ. Dưới đây là các cách giúp cải thiện trí nhớ. 1. Hóa giải stress bằng phương pháp thiền hay yoga. Đây là cách gỡ bỏ các áp lực, làm trùng giãn tâm thần, tăng khả năng tập trung... Ngoài ra, bạn có thể luyện tập thể lực ngoài trờ như bơi lội, đi bộ, đạp xe, tập aerobic... Hoạt động thể lực chính là biện pháp đốt cháy stress, vì chúng cho tim tăng cung lượng máu tới não và các phủ tạng, khiến tinh thần phấn chấn, sảng khoái. 2. Tập thể dục cho não bằng cách đọc sách, báo, lướt các trang web lành mạnh và bổ ích. Đồng thời, bạn nên chơi các trò chơi trí tuệ như ô chữ, cờ tướng (hoặc cờ vua), học ngoại ngữ hay chơi một loại nhạc cụ nào đó... Cách này làm tăng lượng ô-xy tới não, thúc đẩy quá trình dịch chuyển từ bộ nhớ ngắn hạn sang dài hạn. 3. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, nhiều rau, trái cây, giúp tăng cường các chất dinh dưỡng như lecithin (có trong dầu đậu nành, trứng, lạc, mầm lúa mạch, gan), vitamin C (trong cam, chanh, rau, quả) và các vitamin nhóm B (trong gan, thận, thịt nạc, sữa, yoghurt). Tất cả các chất này hỗ trợ cho việc sản xuất chất dẫn truyền thần kinh acetylchline. Các a-xít béo omega-3 như DHA được coi là "thức ăn của não". Chúng có nhiều trong các loài cá biển vùng nước lạnh như cá hồi, các trích... giúp bù đắp một lượng đáng kể chất xám của não. Chất béo trong não làm thành các màng tế bào và giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sống còn của tế bào não. Các nơ-ron thần kinh cũng rất giàu a-xít béo omega-3 còn giúp cân bằng xảm xúc lành mạnh và tâm trạng tích cực ở người cao tuổi. DHA cũng là thành phần chính của các "khớp thần kinh". Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy, các chất chống ô-xy hóa từ rau, trái cây, các quả mọng (mâm xôi), khoai lang, cà chua, bông cải xanh, củ cải đường, cam, nho, quả cherry, kiwi, gấc... làm giảm đáng kể nguy cơ suy giảm trí nhớ di chứng trung hòa hoặc vô hiệu hóa các gốc tự do. Ngoài ra, các chất chống ô-xy hóa còn cải thiện dòng chảy ô-xy qua cơ thể và não. Với những người cao tuổi, chế độ ăn hạn chế năng lượng xem ra rất hữu ích. Họ sẽ tránh được các nguy cơ thừa cân, béo phì, dẫn tới những bệnh mạn tính như cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch... Chúng không những đe dọa khả năng ghi nhớ mà cả sinh mạng người cao tuổi. Não có chừng 50% nước cho nên bạn phải uống đủ nước (1.500-2.000ml mỗi ngày) để thủy hợp (hydrate hóa) não dễ dàng. Thiếu nước hoặc mất nước nhẹ có thể làm gia tăng hormone stress, khiến não bị tổn thương, giảm thiểu trí nhứ. Bạn có thể uống nước sôi để nguội hoặc nước trà. Trong trà có nhiều chất tăng thư giãn tâm thần, tăng sự lanh lợi, hoạt bát... Thế nhưng, bạn cần tránh uống trà đặc vào buổi tối vì có thể dẫn đến mất ngủ. Mỗi ngày, bạn nên uống một đến hay ly rượu vang đỏ. Chúng có tác dụng làm giãn nở mạch máu. Các chất chống ô-xy hóa trong rượu còn bảo vệ tế bào não, qua đó cải thiện trí nhớ của bạn. Tuy nhiên, không nên lạm dụng rượu vì uống nhiều làm tăng cholesterol, nguy cơ xơ vữa động mạch và cản trở dòng máu tới não. Các nghiên cứu của Đại học Harvard, Mỹ, đã chứng minh, người lạm dụng rượu thường kém tập trung. Khi tham gia những thử nghiệm về nhận thức, họ kém hơn hẳn những người uống rượu vang có chừng mực. 4. Phải tạo được giấc ngủ tốt để giúp não củng cố trí nhớ ngắn hạn cũng như dài hạn. Nghiên cứ của Đại học Lubeck , Đức, đã cho thấy sự sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề có liên quan mật thiết đến giấc ngủ đầy đủ của mỗi người. Chứng mất ngủ hay chứng ngừng thở khi ngủ làm cho người ta mệt mỏi nên không thể tập trung. 5. Kiểm soát tốt những căn bệnh mãn tính như cao huyết áp, đái tháo đường... cũng là một giải pháp hữu hiệu để tăng cường trí nhớ. 6. Lối sống tích cực, lạc quan, cởi mở có tác động rất lớn trong việc giảm thiểu nguy cơ trầm cảm, nhất là đối với phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh và những người lớn tuổi. Đồng thời, cách này còn cải thiện đáng kể trí nhớ và các hoạt động trí tuệ nói chung
|
|
|
Post by NHAKHOA on Aug 21, 2010 14:35:37 GMT -5
10 thói quen hại óc nhất 1. Không có ăn sáng Những người không có bữa ăn sáng sẽ có một mức độ đường trong máu thấp hơn. Điều này dẫn đến nguồn cung cấp không đầy đủ các chất dinh dưỡng cho não bộ gây thoái hóa não. 2. Ăn quá nhiều Nó gây ra xơ cứng động mạch não, dẫn đến làm giảm sức mạnh tinh thần. 3. Hút thuốc lá Nó gây ra co rút não nhiều và có thể dẫn đến bệnh Alzheimer. 4. Ăn nhiều đường Quá nhiều đường sẽ gây cản trở sự hấp thụ của đạm chất và các chất dinh dưỡng gây suy dinh dưỡng và có thể ảnh hưởng phát triển trí não. 5. Ô nhiễm không khí Bộ não tiêu thụ oxy nhiều nhất trong cơ thể. Hít phải không khí ô nhiễm làm giảm cung cấp oxy cho não, làm giảm hiệu quả não. 6. Thiếu ngủ Ngủ cho phép não bộ nghỉ ngơi. Dài hạn thiếu ngủ sẽ đẩy nhanh cái chết của tế bào não. 7. Đầu được che phủ trong khi ngủ (trùm chăn) Ngủ với người đứng đầu bao phủ làm tăng nồng độ carbon dioxide và giảm nồng độ ôxy có thể dẫn đến não bộ bị ảnh hưởng tai hại. 8. Làm việc trong thời gian bị bệnh Làm việc chăm chỉ học tập khi bị bệnh tật có thể dẫn đến làm giảm hiệu quả của bộ não cũng như tổn thương não bộ. 9. Thiếu kích thích suy nghĩ Tư duy là cách tốt nhất để đào tạo não của chúng tôi, thiếu suy nghĩ kích thích não có thể gây ra co rút não. 10. Ít khi nói chuyện Trí tuệ cuộc hội thoại sẽ phát huy hiệu quả của bộ não. Nguyên nhân chính của tổn thương gan Những nguyên nhân chính của tổn thương gan là: 1. Ngủ quá khuya và thức dậy quá muộn là chính gây ra. 2. Không đi tiểu vào buổi sáng. 3. Ăn quá nhiều. 4. Bỏ qua bữa ăn sáng. 5. Uống thuốc quá nhiều. 6. Tiêu thụ quá nhiều chất bảo quản, phụ gia, chất màu thực phẩm, và chất làm ngọt nhân tạo. 7. Tiêu thụ dầu ăn không lành mạnh. Càng nhiều càng tốt giảm thiểu sử dụng dầu ăn khi chiên, bao gồm cả các loại dầu ăn như dầu olive . . Không tiêu thụ thực phẩm chiên khi bạn đang mệt mỏi, trừ khi cơ thể là rất khỏe mạnh. 8. Tiêu thụ thức ăn nấu chín quá cũng thêm vào gánh nặng cho gan. Rau cần được ăn sống hoặc nấu chín 3-5 phần. rau xào nên ăn 1 lần thôi, không lưu trữ. Chúng ta phải ngăn chặn điều này mà không nhất thiết phải chi tiêu nhiều hơn nữa. Chúng ta chỉ cần có để chấp nhận một lối sống hàng ngày và thói quen ăn uống tốt. Duy trì thói quen ăn uống tốt và điều kiện thời gian là rất quan trọng cho cơ thể chúng ta hấp thụ để loại bỏ các hóa chất không cần thiết theo "lịch trình." Bởi vì: 9pm-11:00: là thời gian để loại bỏ không cần thiết / hoá chất độc hại (cai nghiện) từ hệ thống kháng thể (các hạch bạch huyết). Thời gian này nên được dành thời gian của thư giãn hoặc nghe nhạc. Nếu trong thời gian này một bà nội trợ vẫn còn trong tình trạng mệt mỏi như rửa chén bát hoặc giám sát con cái làm bài tập ở nhà của họ, điều này sẽ có tác động tiêu cực đến sức khỏe. 11pm - 1 am : là quá trình khử độc trong gan, và lý tưởng nên được thực hiện trong trạng thái ngủ sâu. Sáng sớm 1-3 am: quá trình giải độc trong túi mật, cũng lý tưởng thực hiện trong một trạng thái ngủ sâu. Sáng sớm 3-5 am: giải độc trong phổi. Vì vậy có đôi khi sẽ là một chứng ho nặng cho người bị ho trong thời gian này. Kể từ khi quá trình giải độc đã đến đường hô hấp, không có cần phải dùng thuốc ho để không gây trở ngại cho quá trình loại bỏ độc tố. Sáng 5 - 07:00: giải độc trong ruột già, bạn nên đi cầu . Sáng 7-9 am: hấp thu các chất dinh dưỡng trong ruột non, bạn nên ăn sáng vào lúc này. Ăn sáng cần được sớm hơn, trước khi 6:30 am, cho những người bị bệnh, Ăn sáng trước 7:30 am là rất có lợi cho những người muốn khoẻ mạnh. Những người luôn bỏ qua bữa ăn sáng, họ nên thay đổi thói quen của họ, và thà là ăn vào lúc 9-10 còn hơn là không ăn gì hết. Ngủ rất muộn và thức dậy quá trễ sẽ làm gián đoạn quá trình loại bỏ các hóa chất có hại. Ngoài ra, nửa đêm đến 4:00 là thời gian khi tủy xương tạo máu. Do đó, có một giấc ngủ tốt và không ngủ trễ. We should prevent this without necessarily spending more. We just have to adopt a good daily lifestyle and eating habits. Maintaining good eating habits and time condition are very important for our bodies to absorb and get rid of unnecessary chemicals according to 'schedule.' The top five cancer-causing foods are: 1.. Hot Dogs Because they are high in nitrates, the Cancer Prevention Coalition advises that children eat no more than 12 hot dogs a month. If you can't live without hot dogs, buy those made without sodium nitrate. 2. Processed meats and Bacon Also high in the same sodium nitrates found in hot dogs, bacon, and other processed meats raise the risk of heart disease. The saturated fat in bacon also contributes to cancer. 3. Doughnuts [img[http://media.photobucket.com/image/Doughnuts/gykchin/doughnuts.jpg[/img] Doughnuts are cancer-causing double trouble. First, they are made with white flour, sugar, and hydrogenated oils, then fried at high temperatures. Doughnuts, says Adams , may be the worst food you can possibly eat to raise your risk of cancer. 4. French fries Like doughnuts, French fries are made with hydrogenated oils and then fried at high temperatures. They also contain cancer- causing acryl amides which occur during the frying process. They should be called cancer fries, not French fries, said Adams . 5. Chips, crackers, and cookies All are usually made with white flour and sugar. Even the ones whose labels claim to be free of trans-fats generally contain small amounts of trans-fats.
|
|
|
Post by NHAKHOA on Aug 21, 2010 14:39:15 GMT -5
TẬP THỂ DỤC BUỔI SÁNG: 5 PHƯƠNG PHÁP TÂY TẠNG XƯA PHƯƠNG PHÁP THỨ 1Xoay tròn người từ trái sang phải (Theo chiều kim đồng hồ) Đứng thẳng người, dang hai tay, lòng bàn tay úp xuống và xoay tròn thân thể theo chiều kim đồng hồ từ 7 vòng đến 21 vòng. PHƯƠNG PHÁP THỨ 2Bẻ cong người 1- Nằm ngữa lưng, thẳng người, buông hai cánh tay dọc theo hông, lòng bàn tay úp xuống sàn, giữ cho các ngón tay sát vào nhau 2- Nhấc đầu lên, thu cằm vào ngực 3- Nhấc hai cẳng chân lên, đầu gối thẳng, trong tư thế thẳng đứng (Góc độ chân và người càng nhỏ càng tốt, < 90 độ) 4- Từ từ thả đầu và 2 cẳng xuống sàn trong khi đầu gối vẫn giữ thẳng - Hít thật sâu khi nhấc đầu và 2 cẳng lên -Thở ra toàn bộ khi hạ đầu và 2 cẳng xuống PHƯƠNG PHÁP THỨ 3Quỳ, bẻ cong ngược 1- Quỳ gối trên sàn và giữ cho thân mình thẳng đứng, hai bàn tay áp sát vào đùi, 2- Nghiêng đầu và cổ về phía trước, cằm thu vào ngực, 3- Ngã đầu và cổ ra phía sau càng xa càng tốt, đồng thời ngã người ra phía sau, cong hẳn cột sống. Khi cong ngược, hãy bám cánh tay và bàn tay vào đùi để làm điểm tựa, 4- Cong người xong, từ từ trở về với tư thế cũ. - Hít thật sâu khi cong cột sống. - Thở ra từ từ khi trở về tư thế thẳng PHƯƠNG PHÁP THỨ 4Nhấc thân mình song song với mặt đất... 1- Ngồi xuống trên sàn nhà, hai cẳng duỗi thẳng ra phía trước, hai bàn chân cách nhau 20 cm, hai bàn tay úp xuống sàn dọc theo mông. 2- Thu cằm vào sát ngực 3- Ngả đầu ra phía sau càng xa càng tốt. 4- Nhấc thân mình lên làm sao cho đầu gối cong lại trong khi hai cánh tay trở nên thẳng đứng. Với tư thế này than mình được song song với sàn nhà. Gồng căng mọi cơ bắp của cơ thể 5- Từ từ trở lại với tư thế ban hầu, hãy thư dãn các cơ bắp. - Hít thật sâu khi nhất thân mình lên - Thở ra thật dài hơi khi hạ người xuống PHƯƠNG PHÁP THỨ 5Cong người chữ V ngược 1- Nằm sấp chống hai tay thẳng đứng xuống sàn, điều chỉnh cho 2 bàn tay, 2 bàn chân cách nhau khoảng 60 cm. Tay và chân giữ thẳng và cong cột sống sao cho thân mình ở tư thế lún xuống. Đồng thời ngã đầu ra phía sau càng xa càng tốt. 2- Từ từ đưa thân mình lên phía trên để tạo thành hình chữ V ngược, đồng thời đưa cằm áp sát vào ngực. 3- Hạ thân người xuống cho đến gần chạm sàn. Hãy gồng căng các cơ bắp khi nhấc người lên và hạ xuống thấp. *** - Ngày tập một lần, vào buổi sáng, thứ tự từ pp1 đến pp5. Mỗi phương pháp làm từ 7 đến tối đa 21 lần. - Để tăng hiệu quả nên luyện tập thêm cách hít vào thật sâu và thở ra cho hết hơi (có thể thở ra bằng miệng) - Thời gian tập 5 phương pháp này vào khoảng 20 đến 25 phút
|
|
|
Post by NHAKHOA on Aug 21, 2010 14:40:38 GMT -5
VẬN ĐỘNG THẾ NÀO ĐỂ GIẢM MỠ TRONG MÁU Tài liệu từ BS. Lê văn Vĩnh, SaiGon(tp hcm) Trong cuộc sống văn minh và đầy đủ dinh dưỡng như hiện nay, bệnh lý tim mạch và đột quị cũng như béo phì chiếm một tỷ lệ tử vong, hoặc tàn phế rất cao, không chỉ xảy đến cho người già mà còn cho người trẻ nữa, nếu không biết cách hạn chế dinh dưỡng và tập luyện một cách hợp lý trong sự thu nhập đường và mỡ vào cơ thể chúng tạ Có rất nhiều người nghĩ rằng chơi thể dục thể thao với cường độ mạnh là hoặc thể dục sơ sơ là có thể làm tiêu mỡ, đường... Nhưng sự thật là không phải thế…Rốt cuộc theo với thời gian năm tháng bệnh tật kéo đến rất sớm như gan nhiễm mỡ, cao huyết áp, tiểu đường, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và đột quị…..Do đó bài viết này nhằm giúp quí bạn hiểu rõ và nắm vững sự vận động hợp lý trong mục tiêu ngừa và trị liệu các rối loạn chuyễn hóa mỡ bằng phương thức vận động TỪ MỘT LÁ THƯ THẮC MẮC… Tôi năm nay 55 tuổi, thử máu thấy cholesterol cao, mỡ máu tăng (triglycerid) , gan nhiễm mỡ, vợ tôi 50 tuổi người gầy ốm cũng bị cao như tôi. Tôi đánh tennis, vợ tôi chơi vũ cầu liên tục 2 giờ mỗi ngày, Sáu tháng sau thử lại cả 2 người thì vẫn thấy mỡ và cholesterol cao không giảm cùng với sự tồn tại gan nhiễm mỡ. Tôi thắc mắc là tại sao có vận động cơ thể tối đa đều đặn như thế mà không giảm mỡ trong máu và vợ tôi gầy ốm mà tại sao vẫn bị mỡ cao ? ĐỐI TƯỢNG BỊ MỠ CAO TRONG MÁU - Thông thường là những người ăn uống nhiều chất mỡ, tinh bột, đường và lười vận động - Không có nghĩa là mập mới bị mỡ cao trong máu, vì khi cơ thể đến lứa tuối trên 50, chuyển hóa đã bắt đầu kém không chuyển hóa hết mỡ hằng ngày do thức ăn đưa vào trong cơ thế, do đó dù ăn ít mỡ hoặc gầy ốm cũng có thể bị mỡ cao trong máu gọi là rối loạn chuyển hóa mỡ do tuổi già VẬN ĐỘNG THẾ NÀO ? Thường thường người ta đều tưởng rằng vận động thể thao thể dục với cường độ mạnh như chạy marathon, tennis, vũ cầu kéo dài, bơi đua, tập tạ, đánh võ, chạy xe đạp nhanh.v.v..cho đến khi thở mệt hỗn hển, mồ hôi ra như tắm tức là có tác dụng giảm mỡ trong máu (cholesterol, triglycerid) . Rồi khi đi thử máu thấy mỡ vẫn còn cao như cũ hoặc siêu âm thấy gan vẫn còn bị nhiễm mỡ, không bớt gì hết. Tại sao ? Ta hãy phân tích sự chuyển hóa của mỡ trong sự vận động sau đây : Cường độ vận động gồm 2 loại: • Vận động có oxy • Vận động không có oxy 1. Vận động có oxy : là loại vận động có cường độ nhẹ và vừa như đi bộ, chạy chậm, nhảy dây, đi xe đạp chậm, tập dưỡng sinh…cơ thể có đủ oxy, cơ bắp chủ yếu xử dụng năng lượng thu được từ sự oxy hóa acid béo, mỡ được tiêu hao nhanh. Nếu vận động nhẹ mà thời gian dài thì sự giảm mỡ sẽ trên 80%, nếu vận động với cường độ vừa thì tỷ lệ tiêu hao mỡ và đường bằng nhau tức là 50/50%. Nếu vận động có cường độ lớn mạnh mẽ thì sự tiêu hao mỡ chỉ chiếm 15 – 20 % mà thôi Chỉ sau 20 phút vận động, cơ thể mới bắt đầu dùng mỡ để tạo năng lượng, trong 20 phút này chỉ có đường glucose được tiêu thụ mà thôi do đó muốn tiêu hao mỡ thì phải vận động trên 30 phút khi đó mỡ và glycogen (là loại đường từ glucose được dự trữ ở gan và cơ) mới được chuyển hóa thành năng lượng. Cùng với sự kéo dài thời gian vận động thì sẽ tiêu hao được mỡ từ 70 – 90%. Do đó vận động dưới 30 phút là không có tác dụng giảm mỡ gì cả dù cường độ lớn hay nhỏ Thời gian vận động phải liên tục không gián đoạn ví dụ đi bộ nên đi bộ nhanh hơn là đi bộ chậm trên 30 phút liên tục không nghỉ nửa chừng chứ không phải đi một đoạn rồi nghỉ rồi đi lại. Như vậy là không có tác dụng tiêu mỡ và nên nhớ lúc vận động phải có thở hít sâu, đều đặn bằng mũi hít vào và bằng miệng thở ra. Tóm lại vận động trung bình từ 45 – 60 phút là tốt nhất, nếu ít quá thì tác dụng chẳng là bao Trong sự vận động như đi bộ thì theo nghiên cứu nếu đi nhanh vào buổi sáng 1-2 giờ, lượng chất béo tiêu hao không đáng là bao như trái lại buổi tối dù chỉ đi bộ nửa giờ lượng chất béo tiêu hao lại tăng rõ rệt. Sở dĩ như thế là do đồng hồ sinh học của cơ thể quyết định. Thống kê cho thấy 2 giờ sau ăn tối đi bộ khoảng 40 – 60 phút thì lượng chất béo tiêu hao nhiều nhất, có thể làm giảm sự thèm ăn, rất có lợi cho sự giảm cholesterol và triglycerid máu Khoảng cách đi bộ càng dài thì mỡ máu càng giảm Tốc độ đi khoảng 10km/giờ tức là đi nhanh mới đạt mục tiêu giảm mỡ nhiều 2. Vận động không có oxy : là loại vận động có cường độ mạnh mẽ như chạy, đá bóng, bóng rỗ, nhảy cao, nhảy xa, bơi đua, tập tạ, tennis…Vận động này đòi hỏi oxy thật cao, trong lúc cơ thể không cung cấp đủ oxy , năng lượng có được là từ chuyển hóa đường glucose theo con đường vô khí (không có oxy), cuối cùng sẽ tạo acid lactic tăng cao sẽ ức chế sự phóng thích acid béo tự do, giảm sự chuyển hóa mỡ lipid. Do đó đối với cường độ vận động quá lớn sẽ không có tác dụng giảm mỡ trong cơ thể chỉ tiêu hao chất đường mà thôi Hơn nữa, khi vận động mạnh mẽ, ta phải thở nhanh và gấp để bù oxygen thiếu hụt thì sẽ đưa đến sự gia tăng thông khí phổi tức là thở hỗn hển, thở cạn làm tăng sự thải CO2 nhanh¬, cuối cùng nồng độ CO2 giảm trong máu và sự bù đắp lượng oxy thu vào không cao. Kết quả là sẽ làm co thắt mạch máu não và cơ tim đồng thời ức chế sự di chuyển oxygen từ huyết sắc tố sang các tế bào. Mức độ C02 quá thấp có thể đưa đến thiếu máu não và thiếu máu cơ tim cục bộ. Chính điều này gây ra những tai biến như đột quị, nhồi máu cơ tim, cao huyết áp nhất là ở lứa tuổi 50 trở lên khi vận động mạnh. Ngay cả tuổi trẻ cũng có thể bị nếu sự vận động mạnh mẽ này kéo dài như ở các cầu thủ bóng đá, tuy họ còn trẻ nhưng vẫn bị đột quị trong lúc đá bóng mà thỉnh thoảng chúng ta thường thấy 3. Làm thế nào biết được vận động có oxy hoặc không có oxy ? Lượng tiêu hao oxy tỷ lệ thuận với nhịp tim nên chỉ cần đo mạch đập của mình trong lúc luyện tập là biết được sự vận động có thích hợp hay không. Muốn cho mỡ được đốt cháy thì phải vận động nhẹ và vừa. Thời gian vận động càng dài, tốc độ càng chậm thì lượng mỡ tiêu hao càng nhiều. Ta có thể theo công thức sau đây để giảm mỡ một cách lý tưởng : Nhịp tim : (220-số tuổi) x (60% hoặc70%) Ví dụ : Người 50 tuổi thì phải có nhịp tim tối đa trong lúc vận động là : 220-50 x 70% = 119 lần/phút Như thế ta phải kiểm tra nhịp tim bằng cách đo mạch đập ở cổ tay phải nhỏ hơn hoặc bằng 119 lần /phút thì mới có tác dụng giảm mỡ. Nếu trên số ấy thì là vận động mạnh chỉ có đường và protein tiêu hao mà thôi Từ đó ta thấy những máy đi bộ ở nhà của các nước Tây phương luôn luôn có một cái hộp nhỏ gắn ở trên và trước mặt máy để đo nhịp tim của người tập rất tiện lợi cho ta điều chỉnh cường độ đi bộ của chính mình có oxy hay là không có oxy VÀI ĐIỂM CẦN LƯU Ý - Lẽ dĩ nhiên tập luyện vận động phải kèm theo chế độ dinh dưỡng hạn chế tinh bột, đường và mỡ - Ăn vừa phải trái cây vì đường của trái cây là fructose, nếu dư thì sẽ biến thành mỡ trong cơ thể - Nước ngọt bánh kẹo cũng phải hạn chế - Nếu vận động mỗi ngày trên 30 phút thôi cho dù không thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể làm thể trọng giảm dần trong nửa năm. Nhưng nếu tiết thực mà không vận động thì sẽ không giảm mỡ và không giảm thể trọng - Nếu thời gian vận động trong 20 phút thì chỉ có thể khống chế tăng thể trọng mà không thể giảm thể trọng - Phải vận động đều đặn, tối thiểu 3 lần/tuần, nếu hằng ngày thì càng tốt. Sau khi vận động thì hiệu ứng miễn dịch, giảm mỡ có lợi cho sức khỏe chỉ tồn tại 48 giờ mà thôi nếu không vận động trở lại thì hiệu ứng đó không còn nữa - Sự vận động hợp lý như đi bộ nhanh 60 phút/ngày sẽ cho ta nhiều tác dụng ích lợi như : giảm cholesterol và triglycerid máu, HDL tỷ trọng cao (high density lipoprotein) có lợi gia tăng trong việc huy động mỡ từ ngoại biên như thành mạch máu trở về gan giúp cho mạch máu không bị xơ vữa tránh đột quị và nhồi máu cơ tim. Và LDL tỷ trọng thấp (low density lipoprotein) có hại giảm (LDL có nhiệm vụ chuyển mỡ ra ngọai biên ứ đọng ở thành mạch máu rất nguy hiểm) - Vận động hợp lý cũng làm giảm huyết áp, ngừa bệnh tiểu đường type 2 và bệnh béo phì - Dưỡng sinh khí công có tác dụng giảm mỡ không ? Chỉ có khí công động là có thể giảm mỡ được với điều kiện phải luyện tập liên tục trên 30 phút hằng ngày kèm theo chế đô ăn kiêng hợp lý Tóm lại: Muốn giảm mỡ hoặc chống béo phì thì nên vận động nhẹ vừa, kéo dài liên tục trên 30 phút, lý tưởng là 1 giờ, kết hợp với tiết thực giảm mỡ, đường và đơn giản nhất là đi bộ nhanh mà ai ai cũng có thể thực hiện được
|
|
|
Post by NHAKHOA on Aug 21, 2010 14:47:05 GMT -5
Tắm Âm Dương - Liệu Pháp Mới Cho Sức Khoẻ Đây là phương pháp mà hầu hết người Nhật đều biết, có phổ biến và có nhiều người áp-dụng thành-công : Sau khi tắm xong dưới vòi nước bông sen trong phòng tắm; mình tăng độ nước nóng lên chừng 50 độ C (cao hay thấp hơn tùy ý và tùy sức chịu đựng của cơ thể nhưng không quá nóng); đứng dầm nước nóng chừng 2 đến 3 phút ; sau đó giảm nước nóng và tăng nước lạnh lên từ từ và lạnh đến mức nào mà cơ thể có thể chịu được cũng từ 2 đến 3 phút . Sau khi quen có thể tăng mức lạnh của nước. Tắm âm dương chừng vài hôm sẽ thấy sức khỏe gia tăng, con người sẽ có thêm nhiều sức sống và khả năng chịu đựng thời-tiết, hệ miễn nhiễm sẽ hết sức mạnh mẽ ! Tắm âm-dương có thể áp-dụng quanh năm suốt tháng cho dù mùa Đông hay mùa Hè. Tác dụng của nó như sau : khi cơ thể dầm nước nóng là dương, nhưng dương sanh ra âm làm dãn nở các mạch máu trong cơ-thể, máu được dương hóa nên thu hút lôi kéo những chất dơ do tế bào bài tiết ra, vốn âm hơn, còn đọng lại trong xương, gân, các tạng phủ (như urê, uric, axit lactic..), vào các mao mạch và sau đó được bài tiết ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn, môi trường quanh các tế bào trở nên trong sạch, khiến chúng hoạt động hiệu quả hơn…. Rồi ngay sau đó khi tăng dần độ lạnh là âm, nhưng âm lại sanh ra dương : vậy là các mạch máu teo nhỏ lại, nước lạnh sẽ kích-thích trung-khu thần kinh và toàn bộ cơ-thể phản ứng lại bằng cách tiêu-thụ các chất dinh-dưỡng và đốt cháy nó để tăng sức nóng chống lại cái lạnh… Do cơ chế ưu tiên của cơ thể, chất dinh dưỡng trong những mô kém quan trọng nhất (có mối liên hệ về khí với cơ thể lỏng lẻo) sẽ được huy động trước, chúng thường chứa nhiều tế bào già, yếu. Do vậy, phần tắm lạnh có tác dụng chống lão hóa Tắm Âm-Dương kích-thích làm cho cơ-thể luôn trẻ-trung, chống lão-hóa và gia tăng sức sống một cách mãnh-liệt và hoàn-toàn thiên-nhiên……và dĩ-nhiên là chống bệnh tật rất hữu hiệu ! Việc ăn uống để dương hóa dòng máu cũng giúp cơ thể đào thải độc tố mạnh mẽ tương tự như phần tắm nóng, nhưng triệt để hơn. Do đây là nguyên lý đào thải độc tố của cơ thể, nên tuy đa phần các chất độc cần đào thải là dạng axit, một chế độ ăn nhiều khoáng chất để trung hòa chúng, nhưng lại âm (tức là dùng nhiều các thực phẩm dạng kiềm âm) sẽ có tác dụng đối trị hiệu quả các bệnh cấp tính (luôn xảy ra do cơ chế thải độc của cơ thể), nhưng không bao giờ giải quyết được tận gốc vấn đề, và không có tác dụng với các bệnh âm. Đây cũng là lý do những người tạng dương luôn khỏe mạnh, nhanh nhẹn và trẻ trung lâu hơn những người tạng âm. Những người dương tạng cũng thường thích tắm nước lạnh, ngay cả vào mùa Đông, trừ phi họ đã bị âm hóa. ------------ Cách tắm ấm, lạnh luân phiên giúp ta không ốm đau Cách tắm ấm, lạnh luân phiên nhau là cách tắm với sự chuẩn bị hai thùng nước tắm, để lúc thì tắm trong thùng nước lã thông thường, lúc tắm trong thùng nước ấm khoảng 34 độ C. Trước hết vào thùng nước lã 3 phút, sau đó vào thùng nước ấm 3 phút. Cứ tắm đi tắm lại như thế mấy lần và kết thúc bằng thùng nước lã. Bắt đấu từ thùng nước lã, kết thúc bằng thùng nước lã. Giữa mùa hè tắm như vậy, khi ra đường phố thấy khoan khoái dễ chịu dù nắng như thiêu, không đỏ mồ hôi. Dường như đem lại kết quả là, nhiệt độ cơ thể được điều hoà tuyệt diệu! về mùa rét thì ấm người lên dễ chịu hơn khi tắm ở một suối nước nóng tồi. Điều thú vị là nhờ tắm như vậy, da dẻ trở thành trơn mượt do tác dụng co bóp, thư dãn của da. Ngoài ra, cơ thể ta khi tắm nước lạnh nghiêng về toan tính, khi tắm nước ấm thì nghiêng về kiềm tính. Nhờ tắm như vậy nên lấy lại được thế cân bằng. Do đó, có tác dụng giữ gìn được mức cân đối thích hợp. Hàng ngày tắm như vậy, người khoan khoái, sống lâu, thân thể khó mà mắc bệnh. Cả nhà tắm như vây thì không ai mắc bệnh.
|
|
|
Post by NHAKHOA on Aug 21, 2010 16:16:54 GMT -5
Ngủ Trưa Tăng Trí Nhớ, Động Mạch Vành Tim
Bác sĩ Trần mạnh Ngô Ngủ Trưa Tăng Khả Năng Học Hỏi của Não Trong buổi tường trình của Ts Matthew Walker tại Đại Học California, Berkeley tại buổi họp hàng năm của hội American Association of the Advancement of Science tại San Diego ngày 21 tháng 2, 2010, dựa theo kết quả thử nghiệm cho 39 người trẻ khoẻ mạnh chia làm 2 nhóm: ngủ trưa và không ngủ trưa. Nhóm ngủ trưa kéo dài 90 phút. Những người không ngủ trưa có khả năng học hỏi kém hơn so vơí những người được ngủ trưa. Kết quả xác nhận giả thuyết cho rằng ngủ trưa giúp bộ phận trí nhớ trong não tăng cường hơn, giúp não tiếp nhận trí nhớ dễ dàng hơn. Năm 2007, chính Ts Walker đã đưa ra giả thuyết cơ quan hải mã (hypopocampus) tồn trữ trí nhớ tạm thời, trước khi chuyển sang vùng vỏ não ở trán. Vùng vỏ não trán có khả năng tồn trữ trí nhớ lâu dài hơn. Cơ quan hải mã nằm bên trong thùy trán thái dương. Omega-3 và Omega-6 vơí Điều Trị và Phòng Ngừa Dinh Dưỡng trong bệnh Động Mạch Vành Tim. Bs William Harris phổ biến trong báo Current Opinion in Clinical Nutrition and Metabolic Care, 13: 125, 2010 nói về vai trò phòng ngừa của 2 chất mỡ Omega-6 và Omega-3. Theo Hội Tim Mạch Hoa Kỳ thì cần tăng cao lượng mỡ Omega-3 và vẫn giữ lượng mỡ Omega-6 (hoăc có thể tang cao chút ít) . Cần 500 mg lượng mỡ Omega-3 mỗi ngày (trong dầu cá nước hay viên dầu cá) và khoảng 15 gr linoleic acid mỗi ngày (12 gr cho đàn bà và 17 g cho đàn ông). Uống cả 2 loại mỡ Omega-3 và Omega-6 quan trọng cho vấn đề phòng ngừa dinh dưỡng và điều trị bệnh động mạch vành tim. Dùng Thuốc Capsaicin dưới dạng Jelly (thể keo) để chữa Bệnh Nhức Nửa Đầu (thiên đầu thống) Bài viết do Bs C. Cianchetti đăng trong báo International Journal of Clinical Practice 64: 457, 2010. Động mạch ngoại biên đưa máu tơí não đóng vài trò quan trọng trong bệnh nhức nửa đầu. Những động mạch kể trên chứa những bạch đản peptides như CGRP (Calcitonin gene-related peptide) và chất P (SP). Cả 2 chất CGRP và SP có thể làm đau nhức đầu thống. Dùng thuốc keo Capsaicin như một cơ chủ vận chống thụ thể loại vanilloid, làm cho màng giây thần kinh cảm giác bị khử cực (depolarisation) giảm điều tiết chất CGRP và SP, và những peptides khác, do đó giảm tình trạng đau đớn bệnh nhức nửa đầu. Thử nghiệm cho 23 bệnh nhân bị đau đầu thống nhức nửa đầu bằng cách thoa chất keo Capsaicin vào vùng động mạch thái dương. Kết quả cho thấy hơn 50% nhức đầu thống thuyên giảm. Tác giả đề nghị cần thêm khảo sát rộng rãi để làm sáng tỏ vấn đề. So sánh Vòng chứa Chất Zotarolimus với Paciclaxel đặt vào Động Mạch Vành Tim Bs Martin B. Lyon và các đồng nghiệp đăng kết quả so sánh loại vòng đặt vào động mạch vành tim Endeavor Zotarolimus- Eluting Stent vơí vòng đặt TAXUS Paclitaxel-Eluting để thông động mạch vành tim. Bài đăng trong báo J Am Coll Cardiol, 55: 543, 2010. Vòng đặt vào động mạch vành tim chứa chất Zotarolimus (ZES) so sánh vơí vòng chứa chất Paclitaxel (PES). Kết quả giám sát 1,548 bệnh nhân bệnh động mạch vành: 773 bệnh nhân đặt vòng ZES so sánh vơí 775 bệnh nhân đặt vòng PES, ở thời điểm 9 tháng sau, cho thấy: vòng ZES không thua vòng PES về phương diện khi động mạch vành tim bị suy. Nhồi máu cơ tim trong thơì gian 12 tháng đặt vòng thấp hơn khi đặt vòng ZES so vơí khi đặt vòng PES. Không khác nhau về phương diện tử vong do bệnh tim, nhồi máu cơ tim, động mạch đặt vòng tạo mạch, hay nghẹt động mạch đặt vòng. 8 tháng sau khi đặt vòng, tỉ lệ động mạch vành tim bị thu hẹp trở lại (restenosis) cao hơn khi đặt vòng ZES so vơí đặt vòng PES. Tỉ lệ tái tạo động mạch vành tim bằng nhau. Kết quả cho thấy đặt vòng ZES và vòng PES vào một động mạch vành tim an toàn hiệu quả như nhau. Zotarolimus là một chất giảm miễn dịch tổng hợp từ chất Rapamycin. Điều chế Zotarolimus từ Rapamycin bằng hiện tượng lên men, được coi như một sản phẩm thiên nhiên. Paclitacel là một chất kìm hãm tế bào sinh sản dùng trong hoá học trị liệu ung thư. Ở đây, Paclitacel được dùng để phòng ngừa hiện tượng thu hẹp động mạch. YDNN: www.yduocngaynay. com BÁC SĨ TRẦN MẠNH NGÔ
|
|
|
Post by NHAKHOA on Aug 21, 2010 16:31:32 GMT -5
12 BÀI LUYỆN TẬP THÂN THỂ KHÍ CÔNG - THỂ DỤC - ÐẠO DẪN Do Đức Hộ-Pháp Chỉ Giáo 1. - TẬP THỞ Cách thức thi hành: Nằm ngay tay chân ra thở y như dưới đây, đúng 12 hơi, rồi sẽ nghỉ Cách thở: Ngậm miệng lại hít khí trời vô bằng lổ mũi, đem khí trời vô phổi, rồi dẫn đến rún tới đơn điền. Lúc đó cái bụng nó lớn ra trước, cái ngực nở sau không hít vô được nữa, thì nín hơi một chút xíu, năm ba giây đồng hồ rồi thở ra. Lúc thở ra bóp cái bụng vô và hà hơi ra bằng miệng. Khi thở ra hết rồi, tiếp tục hít vô như trước . Khi vừa sáng 5 giờ thì thật hành chậm rải cho đúng hơi thở Thánh giáo Đức Lý : "Hỏi ăn chi đặng sống?. Rằng Hớp khí thanh không." - Hít vào bụng phình ra - Tiếp tục hít vào, ngực nở nín thở năm ba giây - Thở ra, bụng thóp vào, ngực xẹp lại 2. - VẬN ĐỘNG TAY Quăng tay về phía trước mặt, hai tay tréo nhau, đánh qua đánh lại 24 lần, làm cho chuyển gân tay. (cách này phải làm cho lẹ) Nên nhớ con số 12 là con số đặc biệt của Đức Chí Tôn. Trong đó 12 con giáp linh diệu cũng là Thập Nhị Thời Thần. * * * Nếu cố gắng luyên đặng các môn trong bài giải cách thức sau đây thành thục theo bậc Hạ Thừa cũng sẽ đặng trường sanh bất lao. Vì thân thể ta làtiểu thiên địa. A. - Đứng thẳng xuôi tay B. - Đưa 2 tay lên trước mặt ngang tầm vai. C. - Hai tay đánh qua đánh lại thật nhanh 24 lần. 3. - VẬN ĐỘNG CHÂN Đứng trên chân trái, dở chân mặt co chân và duổi thẳng ra phía trước, hạ chân xuống gần sát mặt đất và co lại như trước giống như đạp xe máy. Khi co chân nhớ rút bàn chân thẳng lên và khi ngay chân ra phải duổi bàn chân thẳng ra để lắc léo chổ mắc cá được hoạt động đều. Tập chân mặt xong, sang chân trái, mỗi chân vận động như thế 12 lượt. 4. - VẬN ĐỘNG XƯƠNG SỐNG Đứng thẳng 2 chân ra, hai tay dang thẳng ngang với nhau nghĩa là dang cho 2 vai ngang với 2 tay, rồi quay mình sang bên trái và sang bên phải. Lúc quay nhớ vận chuyển cho thắt lưng, xương sống và luôn cả 2 vai vì xương sống làchổ xuất phát nhiều dây thần kinh nhứt. Năng vận động làm cho các cơ quan bên trong được điều hòa. Quay tay lên xuống cho gần cận ngón chân cái. Cứ ngón tay bên kia gần giáp ngón chân cái bàn chân bên này. Rồi quay qua bên này, cũng phải gần giáp ngón chân cái bên kia. Mỗi bên 12 vòng hai bên là 24 vòng. 5. - VẬN ĐỘNG TRỞ TAY CHÂN Phương pháp này chẳng những làm cho chuyển gân bàn chân mà nó cũng là phương pháp nín hơi chuyển cho dây thần kinh linh động. Quàng tay về phía trước ngực lên hai vai rồi ngồi xuống và đứng dậy cho đủ 12 lượt. 6. - VẬN ĐỘNG DÂY THẦN KINH CỔ Quàng 2 tay nắm với nhau phía sau lưng cho cứng, rồi day mặt, hai cặp mắt dòm qua vai mặt, rồi xoay qua dòm qua vai trái. Thi hành như vậy mỗi bên 12 lượt. Chung bên mặt và bên trái 24 lượt. 7. - VẬN ĐỘNG NGỰC VÀ DÂY THẦN KINH Cúi xuống đưa tay phía sau, đứng dậy, chấp 2 tay lại phía trước ngực làm như vậy đủ 12 lượt. Cũng như Nhật Bổn lạy mặt trời, mỗi buổi sáng làm cho luân chuyển hơi trong buồng phổi và ngực. DƯƠNG CUNG Cách thức cũng như mình cầm dây cung dương lên đặng bắn. Tay mặt 12 lượt. Tay trái 12 lượt. 8. - VẬN ĐỘNG CHẢ VAI VÀ GÂN CỔ Lấy 2 bàn tay gõ nhẹ lên gân cổ và 2 vai. Mỗi phía 12 lượt. Xong bên trái qua bên phải. Giáp trạng tuyến là nơi tổ chức đầu nao của các hạch, tiết ra chất kích thích tố trong cơ thể. Kích thích tố được đầy đủ, hoạt động các cơ năng trong thân thể được điều hòa. Dùng bàn tay mặt xoa vào phía trước trái và dùng tay trái xoa vào phía mặt. Mỗi bên 12 lượt. VÂN ĐỘNG BỘ RẰNG Lấy tay đánh nhẹ cho hàm răng dưới nhịp hàm răng trên 36 lượt. Phương pháp này làm cho hai hàm răng chắc. 9. - HẤP CẶP NHÃN Hai lòng bàn tay xoa với nhau cho nóng, háp sát vào mắt, rồi từ từ kéo ra 2 bên mí chót con mắt. Háp như vậy cho đúng 12 lượt, rồi lần nhắm mắt lại rồi kéo tay ra, bùng mí mắt ra tưởng một Thiên Nhãn ở trước mắt. Tinh thần phải mạnh dạn. VẬN ĐỘNG KHỚP XƯƠNG ĐẦU VÀ CỔ Bằng cách lắc lư cái đầu, từ trái qua mặt, rồi bên mặt qua bên trái 12 cái. Đông tĩnh chuyển xây 10. - KÍCH ĐỘNG THẦN KHÍ Tay trái chống nạnh, tay mặt xòe ra để lên mõ ác Nê hườn cung, rồi xoay vòng tròn trên mỏ ác 12 vòng, chạy từ phía trái ra phía phải theo chiều kim đồng hồ. Vì làm việc bằng trí nhiều, dùng phương pháp này để bổ thần kinh. A. Tư thế này lúc thực hiện có thể dùng ghế ngồi thoải mái. B. Vổ đều khắp trán, tư thế này có thể ngồi ghế. 11. - KÍCH ĐỘNG BỘ MÁY TIÊU HÓA Dùng tay xòe ra xoa bụng vòng tròn chung quanh rún, theo chiều kim đồng hồ, chay từ phải sang trái, chủ ý xoa đơn điền nằm dưới rún. Vận động này trừ được bịnh bón uất, hoặc ăn chậm tiêu hóa, lớn tuổi, cần biết rõ hiệu nghiệm, phải thi hành đúng 2 tháng thì sự tiêu hóa sẽ điều đặn. KÍCH ĐỘNG HAI THANH CẬT Bằng cách day tay ra phía sau lưng, cú ngay chổ eo ếch, xoa 12 cái. Phương pháp này trừ đau lưng. 12. - HÔ HẤP CHO KHỎE RỒI NGHỈ Bằng cách quay vòng tròn vòng tay lên, rồi hít hơi bằng lổ mũi, rồi bỏ tay xuống thở ra bằng lổ miệng, đủ 12 cái rồi nghỉ. Phải suy nghĩ cho chơn chánh, tinh thần cho trong sạch. Kế đến giờ Cúng, khi Cúng xong là sáng, nhớ canh giờ cho đúng. Lưu Ý Khi Thực Hành MƯỜI HAI BÀI TẬP KHÍ CÔNG, THỂ-DỤC, ĐẠO-DẪN Khi luyện-tập đầu óc phải yên-tỉnh, tư-tưởng phải tập-trung vào sự luyện-tập, tránh mọi tạp-niệm. Thực-hiện 12 bài tập như một thời công-phu thiền-định. - Cách thở (khí-công) phải đều, chậm, sâu, êm, nhẹ. Chỉ cần để ý hít dài hơi sâu xuống bụng dưới (đơn-điền) gọi là dùng ý để điều khí, còn mọi phản-ứng của cơ-thể đều để tự-nhiên. Nín thở chừng năm ba giây theo lời chỉ-dẫn của Đức Hộ-pháp là vừa với khoa luyện-tập nầy, không nên nín lâu hơn. - Các thức Đạo-dẫn (massage/xoa-bóp) thì ít có phản-ứng nghiêm-trọng, nguyên-tắc chung khi thực-hành phải chậm-rãi, đều-đặn, nhẹ-nhàng vừa sức mình. - Các thức thể-dục (vân-động gân cốt) : Vận-động phải khoan-thai, đừng hấp-tấp vụt-chạt. Nơi nào đang bị bệnh thì đừng tập những động-tác liên-quan đến nó, như đang bị bướu cổ thì đừng tập động-tác kích-động Giáp-trạng-tuyến, cũng như các bệnh cấp-tính thuộc gân xương thì cũng đừng tập những động-tác liên-quan đến vùng đó. Còn đối với các bệnh kinh-niên mãn-tính, đau nhức khi trở trời, thì tập rất tốt. - Các thức vận-chuyển đốt xương cổ cần phải thực-hiện rất chậm, đều và nhẹ-nhàng đừng quá ngưỡng chịu đựng, để tránh đau đầu, chóng mặt, buồn nôn...
|
|
|
Post by NHAKHOA on Aug 21, 2010 16:32:55 GMT -5
Viagra thiên nhiên
Rau hẹ & Quả óc chó
vừa rẻ tiền vừa dễ kiếm Nổi tiếng vì tác dụng khá hấp dẫn với nam giới, Viagra đã trở thành sản phẩm “hot” trong thời gian gần đây. Nhưng thực ra, không nhất thiết phải sử dụng thuốc, bạn vẫn có thể tìm được Viagra trong những thực phẩm hàng ngày. Rau hẹ Trong rau hẹ có chứa nhiều chất dinh dưỡng như carbonhydrate, chất xơ thực phẩm, protein thực vật, vitamin C, carotene, và lượng nguyên tố vi lượng như phốt pho, kẽm, sắt… trong đó hàm lượng vitamin và nguyên tố vi lượng cao hơn hẳn so với các loại rau xanh khác. Rau hẹ trong đông y được gọi là “khởi dương dược”, có công hiệu bổ thận, trợ dương, cố tinh và ấm khớp hông, đầu gối, thường được dùng trị chứng liệt dương, di tinh, phóng tinh sớm. Trong dân gian, rau hẹ thường được dùng để nấu các món: - Cháo rau hẹ - Hạt óc chó xào rau hẹ Quả óc chó Còn gọi là quả hồ đào, hạnh đà. Y học hiện đại đã chứng minh, quả óc chó có công hiệu điều trị bổ khí dưỡng huyết, nhuận táo hóa đờm, ôn phế nhuận tràng, xẹp sưng tiêu độc, có thể dùng trị các bệnh liệt dương, di tinh… Người xưa coi quả óc chó là “Mỹ nhân chi bảo” (Vật quý của người đẹp), cùng là loại thức ăn hàng đầu của người muốn có cơ thể cường tráng. Ngoài ra trong Đông y còn có Canh mộc nhĩ liệu bổ thận. **************************
Mệt Mỏi Kinh Niên Nguyễn Ý-Đức
Hội chứng Mệt Mỏi Kinh Niên (Chronic Fatigue Syndrome) không phải là vấn đề mới lạ. Bệnh đã được mô tả từ thế kỷ thứ 19. Rồi trong thập niên 30 tới 50 của thế kỷ trước, có nhiều trường hợp bệnh xẩy ra tại các quốc gia trên thế giới. Vào năm 1980, sự lưu tâm tới hội chứng này tăng lên và đã có nhiều triệu người đi khám bác sĩ với than phiền luôn luôn mệt mỏi, không có sinh lực. Định nghĩa Hội chứng này được định nghĩa như tình trạng mệt mỏi kéo dài quá sáu tháng, gây ảnh hưởng xấu tới các sinh hoạt hàng ngày và không do một bệnh nào về thể xác gây ra. Đặc tính của tình trạng mệt mỏi là: a- Phải trầm trọng đến nỗi nghỉ và ngủ không làm thuyên giảm. b- Mệt mỏi không gây ra do làm việc hay tập dượt nặng nhọc. c- Mệt mỏi ảnh hưởng tới mọi công việc thường lệ. đ-Mệt mỏi phải là hiện trạng mới chứ không phải do một bệnh tật nào đó, và phải kéo dài liên tục. Hội chứng Mệt Mỏi Kinh Niên khá phổ thông nhất là tại các quốc gia kỹ nghệ cao. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu, hội chứng này vẫn được coi như là một bệnh kinh niên có nhiều điều chưa được sáng tỏ. Khác với các bệnh truyền nhiễm vì hội chứng không do một vi khuẩn rõ ràng nào gây ra. Không như bệnh tiểu đường, bệnh thiếu hồng cầu vì mệt mỏi kinh niên không thể đo lường. Lại chẳng như bệnh tim mạch vì phương thức trị liệu rất hiếm hoi. Bệnh có nhiều ở nữ giới hơn nam giới, trong khoảng tuổi từ 20 tới 50, thường thấy ở lớp người có kiến thức tương đối cao, khá hiểu biết về bệnh tật, có bảo hiểm sức khỏe và thường hay đi khám bác sĩ. Nữ giới có kinh kỳ bất thường bị chứng này nhiều hơn. Riêng đối với dân Mỹ, Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh cho hay cứ 100.000 người thì 3 người bị bệnh. Nguyên nhân Đã có nhiều thuyết được nêu ra để giải thích nguyên nhân của hội chứng này và các thuyết đều cho nó là tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau. Tuy vậy một số người trong y giới vẫn nghĩ rằng hội chứng chỉ là dấu hiệu của vài bệnh về tâm thần hay về thể xác, giống như sự thiếu hồng cầu, cao huyết áp trong một vài bệnh. Hầu như bất cứ một bệnh trạng kinh niên nào cũng gây ra mệt mỏi được như bệnh tiểu đường, u bướu giáp trạng, phong thấp khớp, viêm cơ tim, bệnh trầm cảm, lo âu. Sau đây là một số giải thích: 1- Thay đổi trong hệ thần kinh trung ương như viêm não, rối loạn sự điều hòa giấc ngủ, trung tâm kiểm soát căng thẳng, Cấu tạo dưới “đồi” (hypothalamus) bị xáo trộn; giảm chất cortisol hoặc hóa chất trung gian thần kinh. 2- Nhiễm độc đặc biệt là với các loại virus. 3- Suy yếu hệ thống miễn nhiễm phòng vệ cơ thể. 4- Ở một số người bị Mệt Mỏi Kinh Niên, huyết áp xuống thấp khi họ đứng lên. Nguyên do là có một thay đổi ở hệ thần kinh khiến nhịp tim chậm lại, huyết áp giảm, máu dồn xuống chân, gây ra chóng mặt, buồn nôn, ngất xỉu. 5- Sự suy yếu chung của các bắp thịt và hệ thống xương cốt cũng được nêu ra như một giải thích cho hội chứng. 6- Nhiều người đôi khi bị rối loạn hô hấp, hơi thở dồn dập, căng thẳng quá mức, có thể đưa đến ho suyễn, lo âu, tức ngực, tê đầu ngón chân tay vì mất thăng bằng giữa dưỡng khí và thán khí trong cơ thể. 7- Sau cuộc chiến vùng Vịnh năm 1990, nhiều cựu chiến binh Hoa Kỳ nhất là nữ giới bị hội chứng này. Sự việc được giải thích là sự căng thẳng cơ thể khiến máu lưu thông trên óc giảm, virus dễ xâm nhập và gây ra hội chứng. 8- Một số dược phẩm gây ra mệt mỏi như thuốc chữa bệnh cao huyết áp, đau nhức, thuốc tâm thần, thuốc trị dị ứng. Triệu chứng Việc chẩn đoán bệnh đều căn cứ vào lời khai của bệnh nhân về các dấu hiệu, y sử cá nhân, gia đình, các thuốc đang dùng. Ngoài sự mệt mỏi, hội chứng cần có ít nhất bốn hay nhiều hơn những dấu hiệu sau đây để được xác định bệnh: 1-Mất trí nhớ ngắn hạn, kém tập trung vào việc làm, sự học hay các sinh hoạt khác; 2- Đau cuống họng; 3- Nổi hạch ở nách và cổ; 4- Đau nhức các bắp thịt; 5- Một số khớp xương bị đau nhưng không sưng hay đỏ; 6- Nhức đầu trầm trọng; 7- Mệt mỏi rã rời suốt ngày sau bất cứ một gắng sức nào; 8- Ngủ không ngon giấc hoặc có nhiều nhu cầu ngủ hơn thường lệ. Ta cũng cần lưu ý là có nhiều bệnh có thể nhầm lẫn với hội chứng này như trầm cảm, nhiễm độc, mang thai, chứng mất ngủ, tâm thân thường xuyên căng thẳng, sử dụng sức lực quá đáng, tiếp xúc với hóa chất môi trường độc, nghiện rượu, ma túy và nhiều bệnh khác. Cho nên khi ta bị mệt mỏi kéo dài cả tháng không bớt thì cần đi tham khảo bác sĩ. Tương lai của người bị bệnh rất khó đoán. Có trường hợp trầm trọng khiến phải nằm liệt giường vì không còn sức di chuyển, sinh hoạt. Nhẹ hơn có người cũng nói là không hoàn tất chu đáo được công việc hàng ngày. Nhiều người than phiền làm việc mà tâm trí để ở đâu đâu hoặc không làm được việc có tính cách tỉ mỉ. Cũng có người cảm thấy tự cô lập, giảm sinh hoạt, rơi vào tình trạng trầm buồn, ưu phiền. Điều trị Điều đáng tiếc là cho tới nay chưa có phương thức điều trị nào được coi như hữu hiệu, đáng tin cậy để chữa hội chứng mệt mỏi mà chỉ có thể làm nhẹ bớt khó khăn ngõ hầu bệnh nhân có thể tiếp tục các sinh hoạt hàng ngày. Các lời khuyên về việc áp dụng một nếp sống lành mạnh với tập luyện cơ thể vừa phải, ăn uống cân bằng bổ dưỡng, giữ tâm thân an lạc, hoạt động vừa sức, tất cả đều có ích. Bác sĩ có thể cho dùng vài loại thuốc an thần, chống đau để làm bớt trầm cảm, đau đớn thể xác. Vài trung tâm điều trị khảo cứu có dùng mấy loại thuốc mới như Ritalin, Corticosteroid…Ta có thể xin bác sĩ gia đình giới thiệu tới các trung tâm này để dung thử. Ngoài ra, một số người bệnh còn tìm sự chữa trị ở các phương pháp khác như châm cứu, Đông y cổ truyền, thuốc ta. Có bệnh thì vái tứ phương là vậy. Nhưng nên đề phòng khi có người khoe khoang rằng họ có thuốc chữa dứt hội chứng,. Để khỏi rơi vào tình trạng tiền mất, tật mang. Chẳng hạn như là muốn khỏi bệnh chỉ nên dùng thuốc của họ. Rằng muốn hết mệt mỏi thì phải sinh hoạt thường xuyên với họ cũng như mua thuốc trực tiếp qua các cơ sở thương mại của họ, với giá tiền quá cao. Bác sĩ Nguyễn Ý Đức M.D. Texas-Hoa Kỳ
|
|
|
Post by NHAKHOA on Aug 21, 2010 16:43:57 GMT -5
Những kiêng kỵ khi tắm Tắm, giúp cho cơ thể được sạch sẽ, sảng khoái nhưng bạn cũng cần lưu ý trong một số trường hợp thì việc tắm không cẩn thận sẽ đem lại cho bạn sự suy yếu về sức khỏe. Dưới đây là những lưu ý khi tắm giúp bạn có kiến thức hơn để giữ gìn sức khỏe cho mình. Ngủ ngay sau khi tắm Con người khi trong trạng thái bình thường, các chân lông đều mở. Nhưng nếu gặp nước lạnh liền co lại, đóng chặt, giữ một phần nước lạnh trong lỗ chân lông. Nếu lúc đó đi ngủ ngay, nước sẽ qua tác dụng nhiệt trở thành thấp nhiệt, bị các lỗ chân lông hấp thụ, như vậy sẽ dẫn đến phát sinh các bệnh như cảm, say nắng. Có khi còn dẫn đến triệu chứng lợm giọng, nôn mửa, tiêu chảy. Tố nhất nên ngủ sau khi tắm khoảng 15-20 phút. Tắm sau khi uống rượu Các nhà nghiên cứu bệnh lý học đã chứng minh, cồn có thể ức chế hoạt động sinh lý bình thường của gan, ngăn cản dự trữ đường glucose trong cơ thể. Khi tắm đường glucose trong cơ thể do hoạt động thể lực và máu tuần hoàn nhanh nên bị tiêu hao nhiều. Cho nên, tắm sau khi uống rượu thì đường glucose bị tiêu hao rất khó bổ sung, khi đó mức độ đường trong máu xuống thấp, nhiệt độ hạ thấp, dễ gây sốc. Tắm ngay sau khi ăn Khi vừa ăn xong, ruột đang cần cung cấp nhiều máu để bảo đảm tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, việc cung cấp máu cho các cơ quan khác phải giảm đi. Nếu tắm ngay sau khi ăn thì sẽ làm tăng việc của các cơ quan khác và tăng nhanh tuần hoàn máu khiến cho công năng tiêu hóa của ruột bị yếu đi, công năng hấp tụ kém. Kỳ cọ quá mạnh Kỳ cọ quá mạnh khi tắm sẽ dễ gây tổn thương da. Vì da là do biểu bì, chân bì và tổ chức dưới da tạo nên, là cơ quan bảo vệ cho cơ thể. Tầng ngoài cùng của biểu bì có chứa lớp protein sừng, có tác dụng bảo vệ. Lớp sừng không ngừng chuyển đổi, nhưng thời gian tương đối dài. Nếu tắm chà sát mạnh sẽ làm vỡ lớp sừng, cũng có thể làm rách da, vi trùng bệnh dễ xâm nhập, có hại cho sức khỏe. Người già tắm lâu Tắm là một việc nhẹ nhàng tuy nhiên cũng tiêu hao nhiều thể lực, vì thế người già không nên tắm lâu và nhiều, vì thể lực người già tương đối yếu, da trở nên mỏng, tuyến mỡ dưới da dần dần teo đi. Nếu tắm quá nhiều da sẽ trở nên khô, dễ bị tróc da, thậm chí bị nẻ hoặc sinh chứng ngứa. Việc ngâm trong nước quá lâu, mao quản sẽ giãn ra làm cho đại não thiếu máu, sinh nhức đầu hoặc choáng váng. Người bị huyết áp cao tắm nước lạnh Thường xuyên tắm nước lạnh sẽ thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng khả năng chống lại bệnh của cơ thể, có lợi cho sức khỏe. Nhưng người bị huyết áp cao mà tắm nước lạnh thì lại có hại. Vì theo thí nghiệm của các cơ quan chuyên môn, tay người nếu ngâm trong nước đóng băng một phút, huyết áp sẽ lên cao. Vì thế, người huyết áp cao tắm nước lạnh có nguy cơ tăng huyết áp lên cao và dễ đến xuất huyết não hoặc suy tim Theo Gia đình
|
|
|
Post by NHAKHOA on Aug 21, 2010 16:45:11 GMT -5
Ăn uống thế nào để tăng tuổi thọ? Ăn uống cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể và tu bổ những hao mòn bảo đảm cho các chức năng của cơ thể được hoạt động bình thường. Đối với người cao tuổi, ăn uống càng quan trọng hơn vì qua nhiều năm hoạt động các chức năng của các cơ quan đã có nhiều thay đổi, suy yếu. Người cao tuổi nên ăn uống như thế nào? Cá quả - thực phẩm tốt để tăng tuổi thọ. - Cần ăn giảm số lượng: Cơm là thức ăn chính của người Việt Nam, nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho hoạt động của cơ thể. Lúc còn trẻ ăn bình thường mỗi bữa 3 bát cơm; Khi lao động nặng ăn tới 4- 5 bát, nay cao tuổi nên ăn rút xuống 2 bát rồi 1 bát. Có thể theo dõi cân nặng để điều chỉnh mức ăn, người cao tuổi nên lấy mức cân nặng tối đa không được vượt quá 9/10 của chiều cao tính bằng centimét trừ đi 100. - Chất lượng bữa ăn: Phải bảo đảm đủ chất đạm, chủ yếu ăn chất đạm có nguồn gốc thực vật: đậu phụ, sữa đậu nành, tương, các loại đậu. Giảm ăn thịt nhất là thịt mỡ, nên ăn cá. Ăn dầu lạc, dầu vừng. Nên hạn chế ăn mặn, giảm ăn đường, giảm nước ngọt, bánh kẹo ngọt. Tăng cường ăn nhiều rau xanh, rau gia vị, tỏi, gừng, riềng, nghệ, giá đậu... Cách ăn: Không bao giờ ăn quá no, thực hiện lời dạy của cổ nhân "thực bán bão chung thân vô bệnh", tạm dịch là: "ăn nửa dạ dày suốt đời không có bệnh". Nên chế biến thức ăn mềm và luôn luôn có món canh vì tuyến nước bọt và hàm răng của người cao tuổi hoạt động kém. Nên xây dựng thực đơn bao gồm: có món xa lát chủ yếu để cung cấp rau: nguồn vitamin, chất khoáng, chất xơ cho cơ thể vì trong món xa lát có kèm theo dầu ăn, vừng lạc để chế biến ra các món nộm hoặc các món xa lát hỗn hợp nhiều loại rau, củ, quả; Có món chủ lực cung cấp chất đạm và chất béo như thịt kho, thịt gà luộc, cá rán, trứng tráng, đậu phụ kho, rán, đậu phụ nhồi thịt, trứng đúc thịt, hoặc chế biến sẵn như tương, muối vừng, lạc; Có món ăn cung cấp năng lượng chủ yếu là cơm, đậu xanh, đậu đen, khoai, bánh mì; Có món canh cung cấp nước và các chất dinh dưỡng bổ sung: nước rau, canh rau muống, tương gừng, canh cá, canh giò, canh thịt, canh chua, canh dưa với lạc, với cá; Có đồ uống trước, trong và sau bữa, tránh dùng rượu, nên dùng nước nấu chín để nguội, nước chè và các món canh... Cách sử dụng hợp lý một số thực phẩm với người cao tuổi Gạo: tốt nhất là ăn gạo lức, gạo toàn phần nhưng nên bóc cám riêng ra cho gạo mềm dễ nhai. Khi nấu trộn với cám đã bóc ra, cơm cám này ăn với muối vừng rất béo và ngon. Khoai củ các loại: người cao tuổi nên ăn bớt cơm và thay vào đó nên ăn nhiều loại khoai. Khoai có khối lượng lớn gây cảm giác no nhưng cho ít năng lượng không gây béo mà lại có nhiều chất xơ giúp chống táo bón, giúp thải cholesterol thừa và đề phòng ung thư. Đậu các loại có giá trị dinh dưỡng khá cao, giàu chất đạm. Riêng đậu tương còn có thêm nhiều axit béo không no rất quý, tương là món ăn truyền thống bổ dưỡng, đậu phụ, chao, sữa đậu nành, sữa chua từ đậu nành. Nên sử dụng nhiều loại đậu, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu trắng vào chế biến món ăn và ngâm giá đỗ. Lạc, vừng: lạc, vừng đều giàu chất đạm, chất béo, nhiều axit béo không no. Rau: bữa nào cũng cần có món rau. Ăn nhiều trái cây giúp tăng tuổi thọ. Trái cây: rất quý nhất là với người cao tuổi. Nguồn cung cấp nhiều vitamin và chất khoáng, nhiều chất chống ôxy hóa. Dùng trứng: những bệnh làm cơ thể gầy sút nhiều có thể ăn 3 quả trứng một tuần nhưng không nên cho những người có triệu chứng của bệnh thiếu máu tim, rối loạn tuần hoàn não ăn trứng. Sữa chua vừa bổ vừa có tác dụng điều hòa hoạt động của bộ máy tiêu hóa. Nếu có điều kiện mỗi ngày các cụ nên ăn một cốc sữa chua. Mật ong: mật ong có rất nhiều tác dụng đối với cơ thể. Mắm: lượng muối NaCl trong mắm rất cao, không thích hợp với cơ thể người cao tuổi. Muối: nhiều công trình nghiên cứu về mối liên quan không thể chối cải giữa mức tiêu thụ muối ăn với mức độ mắc bệnh tăng huyết áp. Rượu: người cao tuổi thường có nhiều nhược điểm về sức khỏe, tăng huyết áp, xơ mỡ động mạch, thiếu máu tim, rối loạn tuần hoàn não, chức năng thận, gan bị suy yếu, thường gặp bệnh đái tháo đường. Những nhược điểm này là tiền đề của nhiều tai biến như tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim. Cho nên, đối với người có tuổi, rượu, kể cả rượu thuốc là một đồ uống nên tránh sử dụng. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ Người cao tuổi muốn sống lâu, sống vui, sống khỏe, sống có ích cần bảo đảm 3 yếu tố: Một là tâm hồn thanh thản, luôn sống trong niềm vui để niềm vui kích thích tăng cường sức sống của cơ thể, giúp duy trì thăng bằng của hệ thần kinh và là một vũ khí cưỡng lại mọi căng thẳng, mọi stress của cuộc sống hằng ngày; Hai là ăn uống hợp lý, tăng cường các chất chống ôxy hóa để chống lại các gốc tự do; e là năng vận động để lưu thông khí huyết, chống lại quá trình ôxy hóa, cơ thể được rèn luyện đều đặn sẽ hoạt động hài hòa, cho ta cảm giác dễ chịu, vui tươi, phấn khởi, yêu đời. 3 yếu tố tạo nên mối liên quan thúc đẩy lẫn nhau: niềm vui và sự vận động giúp ăn ngon miệng và chính việc ăn uống điều độ đủ chất lại tạo cho người cao tuổi niềm vui và sự hăng hái vận động tăng cường tuổi thọ. Nguyễn Hoàng Lan
|
|
|
Post by NHAKHOA on Aug 21, 2010 17:04:36 GMT -5
MƯỜI NGUYÊN TẮC THỌ THÊM NHIỀU TUỔI 1. Câu châm ngôn thứ nhất: “Trong thiên hạ, không có chuyện làm biếng mà có thể có một thân thể khỏe mạnh .” 2. Câu châm ngôn thứ hai: - Đối với những việc không vui vẻ của dĩ vãng và nghịch cảnh, không thấy khó chịu. - Đối với những ngày sắp tới không có ước vọng quá cao, nhưng luôn cầu bình an hạnhphúc. Ba DƯỠNG 1. Bảo dưỡng. 2. Dinh dưỡng. 3. Tu dưỡng. Bốn QUÊN 1. Quên tuổi tác. 2. Quên tiền tài. 3. Quên con cái. 4. Quên buồn phiền. Năm PHÚC 1. Có thân thể mạnh khỏe, gọi là phúc. 2. Có vui thú đọc sách, gọi là phúc. 3. Có bạn bè tri kỷ, gọi là phúc. 4. Có người nhớ đến mình, gọi là phúc. 5.. Làm những việc mà mình thích làm, gọi là phúc. Sáu VUI Một vui là hưu nhưng không nghĩ. Hai vui là con cái độc lập. Ba vui là vô dục tắc cương. Bốn vui là vui vẻ vấn tâm mà không xấu hổ. Năm vui là có nhiều bạn hữu. Sáu vui là tâm tình không già. Bẩy SUNG SƯỚNG 1. Biết đủ thường sung sướng. 2. Biết giải trí khi nhàn rỗi. 3. Biết đắc chí tìm niềm vui. 4. Khi cấp thời biết tìm niềm vui. 5. Biết dùng người làm vui. 6. Biết vui khi hành thiện.. 7. Bình an là vui nhất. Tám CHÚT XÍU 1. Miệng ngọt ngào thêm một chút nữa. 2. Đầu óc hoạt động thêm một chút nữa. 3. Nóng giận ít thêm một chút nữa. 4. Độ lượng nhiều hơn một chút nữa. 5. Lòng rộng rãi thêm một chút nữa. 6. Làm việc nhiều thêm một chút nữa. 7. Nói năng nhẹ nhàng thêm chút xíu nữa. 8. Mĩm cười nhiều thêm chút nữa. Chín THƯỜNG 1. Răng thường ngậm. 2. Nước miếng thường nuốt. 3. Mũi thường vê. 4. Mắt thường động. 5. Mặt thường lau. 6. Chân thường xoa (bóp). 7. Bụng thường xoay. 8. Chi thường vươn. 9. Hậu môn thường co bóp. MƯỜI NGUYÊN TẮC KHỎE MẠNH 1. Ít thịt, nhiều rau. 2. Ít mặn, nhiều chua. 3. Ít đường, nhiều trái cây. 4. Ít ăn, nhai nhiều. 5.Ít áo, tắm nhiều. 6. Ít nói, làm nhiều. 7. Ít muốn, bố thí nhiều. 8. Ít ưu tư, ngủ nhiều hơn. 9. Ít đi xe, đi bộ nhiều. 10.. Ít nóng giận, cười nhiều hơn. ******************************** Đàn ông bụng phệ coi chừng!BS Nguyễn Thị Nhuận Ông Tim Russert là một nhà bình luận chính trị và một ký giả lỗi lạc. Ông chủ tọa một chương trình truyền hình tiếng tăm có uy tín và nhiều người cho rằng có ảnh hưởng lớn đến chính trị nước Mỹ, đó là chương trình Meet The Press. Dĩ nhiên ông là người có được nhiều tin tức chính xác về các vấn đề sức khỏe hơn ai hết. Nhưng hại thay, kiến thức uyên bác không giúp ông sống lâu và khỏe mạnh. Đầu tháng 6 vừa qua, ông bị “heart attack” khi đang làm việc và chết ở tuổi 58. Ai đã từng coi chương trình TV của ông, đều thấy ông là một người đàn ông trung niên Mỹ tiêu biểu: cao lớn với chiếc bụng rất to, gương mặt phệ, đỏ. Ông bị những chứng bệnh cũng tiêu biểu cho người to béo: cao huyết áp, tiểu đường, cao cholesterol... nhưng được chăm sóc cẩn thận bởi nhiều bác sĩ. Ông cũng uống thuốc rất đều đặn. Vậy tại sao ông không vượt qua nổi nguy cơ “heart attack”? Câu trả lời: Có lẽ ông bị hội chứng biến dưỡng (metabolic syndrome), một hội chứng gồm tập hợp những bệnh như cao huyết áp, cao mức insulin trong máu, dư mỡ chung quanh vùng bụng, cao cholesterol. Người bị hội chứng này có nguy cơ bị bệnh tim, tai biến mạch máu não và tiểu đường. Muốn giảm các nguy cơ bệnh này, cần phải thay đổi lối sống cho trở thành lành mạnh hơn, không chỉ uống thuốc là đủ. Triệu chứng - Béo phì, nhất là vùng quanh bụng. - Cao huyết áp - Mực mỡ triglycerides cao, mực cholesterol tốt (HDL) thấp. - Cơ thể chống lại chất insulin, một chất giúp đường vào bên trong tế bào khiến giữ mực đường trong máu bình thường. Nếu bạn đã có một trong những triệu chứng trên, bạn sẽ dễ bị những triệu chứng còn lại. Và càng có nhiều triệu chứng kể trên, sức khỏe của bạn càng bị nguy hiểm. Nguyên nhân của “hội chứng biến dưỡng” chưa được hiểu rõ lắm, có giả thuyết cho rằng đây là do một tình trạng có tên là “chống lại insulin”, khiến chất đường không vào bên trong các tế bào được. Cơ thể bạn vì thế sẽ sản xuất nhiều insulin thêm. Kết quả là cả mực đường lẫn mực insulin trong máu bạn đều lên cao. Mực đường cao này tuy chưa hẳn là bệnh tiểu đường, nhưng cũng ảnh hưởng đến việc biến dưỡng của cơ thể bạn. Mực insulin cao làm tăng mực mỡ triglycerides và những chất mỡ khác, đồng thời làm thận không hoạt động tốt, đưa tới cao huyết áp. Tất cả những hiện tượng này dẫn đến bệnh tim, tai biến mạch máu não, tiểu đường và những bệnh khác. Tại sao chúng ta bị chứng chống lại insulin? Có lẽ là do di truyền và những yếu tố môi trường, trong đó mập phì và không vận động là những yếu tố chính. Những ai dễ bị hội chứng biến dưỡng? Những yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ bị hội chứng biến dưỡng: - Tuổi: Càng lớn tuổi càng dễ bị. Chỉ 10% người trong lứa tuổi 20 bị, trong khi có tới 40% người lứa tuổi 60 bị. Nhưng một số nhà nghiên cứu cho rằng 1 trong 8 em nhỏ Mỹ, có 3 hay hơn những triệu chứng của hội chứng này. Ngoài ra cũng có sự liên hệ giữa hội chứng biến dưỡng nơi trẻ em với bệnh tim mạch khi chúng lớn lên. - Giống dân: Người gốc Mễ và gốc Á châu dễ bị bệnh hơn. - Mập phì: Mức BMI (body mass index) là tỉ lệ lượng mỡ trong người dựa trên chiều cao và trọng lượng. Hiện nay, BMI được dùng để ước tính độ mập phì. Nếu mức này cao hơn 25, bạn sẽ dễ bị bệnh hơn. Nếu bạn có vòng bụng quá khổ, bạn cũng sẽ dễ bị bệnh hơn. - Đã bị bệnh tiểu đường: Bạn sẽ dễ bị hội chứng này, nếu trong gia đình bạn có người bị bệnh tiểu đường loại 2 hoặc bị tiểu đường khi mang thai. - Những bệnh khác: Nếu bạn đã từng bị định bệnh cao máu, tim mạch hay bệnh “polycystic ovary syndrome” (hội chứng buồng trứng có nhiều nang), bạn cũng dễ bị. Do đó, nếu bạn có một trong những triệu chứng nói trên của hội chứng biến dưỡng, nên gặp bác sĩ để tìm xem có những triệu chứng khác không hầu kịp thời chữa trị. Định bệnh Bạn được coi như bị hội chứng biến dưỡng nếu bạn có 3 hay hơn những tình trạng sau: - Vòng bụng to hơn 35 inch cho đàn bà và hơn 40 inch cho đàn ông. Nếu bạn đã có một trong những nguy cơ bệnh, như gia đình có người bị tiểu đường, gốc Á Châu..., giới hạn vòng bụng là từ 31 tới 35 inch cho đàn bà và 37 tới 39 inch cho đàn ông. - Mực triglycerides cao hơn 150mg/dl hoặc đang chữa bệnh cao triglycerides. - Mực HDL ít hơn 40mg/dl cho đàn ông và 50 cho đàn bà. - Huyết áp thu tâm cao hơn 130 và trương tâm cao hơn 85, hoặc đang chữa bệnh cao máu. - Mực đường trong máu cao hơn 100mg/dl hay đang chữa bệnh cao đường trong máu. Cách chữa cũng là cách ngừa bệnh Cần thay đổi lối sống toàn diện mới mong có cơ hội giảm bệnh. Thuốc men cũng giúp ích, nhưng chỉ một phần. - Tập thể dục, vận động thân thể. Nên tập mỗi ngày ít nhất từ 30 tới 60 phút vận động trung bình, thí dụ như đi bộ nhanh. - Giảm cân. Chỉ cần giảm từ 5 đến 10% trọng lượng cũng đủ làm giảm mực insulin, huyết áp và giảm nguy cơ bị tiểu đường. - Ăn uống lành mạnh. Giảm ăn loại mỡ động vật có hại, ăn nhiều rau, trái cây, cá, ngũ cốc còn nguyên vỏ. - Ngưng hút thuốc. - Gặp bác sĩ thường để theo dõi cân nặng, mực đường, cholesterol, huyết áp. Bác sĩ cũng có thể cho thuốc làm giảm huyết áp, giảm cholesterol, giảm cân, thuốc giúp insulin làm việc hữu hiệu, aspirin làm giảm nguy cơ stroke, heart attack.
|
|
|
Post by NHAKHOA on Jun 14, 2012 15:09:42 GMT -5
Bệnh mất trí nhớ (Alzheimer) (VienDongDaily.Com - 11/05/2012) TS. Trần Mỹ Duyệt/Viễn Đông
Trong những năm gần đây, hầu như các cơ quan truyền thông đã phổ biến nhiều và nói nhiều về chứng Alzheimer. Bệnh này đáng sợ không thua gì chứng bệnh ung thư. Nó làm tiêu mòn trí óc dần dần, gây đau khổ không những cho người mắc bệnh mà cả đến thân nhân và gia đình. Nếu có hôm nào đó bạn đang đeo cặp kính nhưng lại loay hoay đi tìm kính, la lối con cháu, càu nhàu là có đứa nào đó lấy mất kính của bạn, điều này cho biết có thể bạn đang trong những bước đầu của bệnh lú lẫn hay còn được gọi là mất trí nhớ (Alzheimer). Dĩ nhiên, không phải chỉ một lần quên kính là bạn mắc bệnh, nhưng tiến trình phát bệnh kéo dài tới 7 năm gồm nhiều triệu chứng báo cho biết trước. Vậy bệnh Alzheimer là gì? Ai là người mắc bệnh này, triệu chứng nó cũng như phương pháp chữa trị như thế nào? Có một câu chuyện vui kể rằng có một người kia mời bạn bè đến mừng ngày kỷ niệm 45 năm thành hôn. Sau bữa tiệc thịnh soạn, các bà đi vào bếp dọn dẹp, còn các ông ra phòng khách trò chuyện. Một ông bạn thắc mắc: Anh lịch thiệp và yêu vợ quá, nào là “cưng của anh”, nào là “người yêu của anh”, nào là “thiên thần nhỏ của anh” ngọt ngào làm sao. Nghe vậy, chủ nhà đảo mắt nhìn quanh trông chừng bà vợ, miệng thì thầm: “Tình tứ gì! Ngọt ngào gì! Thực tình mà nói cách đây ít tháng bỗng nhiên mình quên mẹ tên bà ấy. Sợ gọi tên nhỡ nhầm bà khác là bỏ đời!!!”.
Những con số Hiện nay tại Hoa Kỳ có đến 5,4 triệu người mang bệnh này. Nó chiếm 1/8 dân số những người cao niên Hoa Kỳ. Theo dự đoán vào năm 2050, hơn 13 triệu người Mỹ sẽ mắc bệnh này. Đây là căn bệnh đứng thứ 6 dẫn đến tử vong. Hàng năm chính phủ phải chi trả 200 tỷ Mỹ kim để lo chữa trị cho những bệnh nhân này. Xét về tuổi tác, 5,2 triệu bệnh nhân từ 65 tuổi hoặc cao tuổi hơn, và 200.000 bệnh nhân dưới tuổi 65. Tuy nhiên, căn bệnh này cũng có thể xuất hiện sớm với 5% tuổi 40 hoặc 50. Tóm lại bệnh này phát hiện khoảng tuổi từ 50 đến 80 tuổi. Vì phụ nữ thường sống lâu hơn đàn ông, nên những phụ nữ mang bệnh này cũng nhiều hơn đàn ông. Điều cần biết thêm là kể từ khi bệnh phát hiện, bệnh nhân có khoảng từ 4 đến 20 năm để sống và để chữa trị.
Nguyên nhân Có nhiều nguyên nhân đưa đến bệnh mất trí nhớ hay lú lẫn. Thông thường nhất là ba nguyên nhân: Thể lý, tâm lý, và di truyền. Thể lý: Những yếu tố thể lý tùy thuộc mỗi bệnh nhân, nhưng yếu tố tuổi tác vẫn được coi là căn bản. Như trên vừa liệt kê, có người ở tuổi 50 đã bị bệnh, nhưng trung bình bệnh phát hiện ở tuổi 65 và nhiều nhất là sau 80 tuổi. Trong những yếu tố thể lý có thể gồm bệnh mất ngủ triền miên. Dùng thuốc ngủ nhiều cũng có nguy cơ đưa đến bệnh mất trí nhớ. Đặc biệt, bệnh nhân có thể là người bị một cuộc tai biến mạch máu não nhẹ. Nhiều người, sau một đêm ngủ, sáng dậy tự nhiên thấy miệng hơi méo, nói năng khó khăn, và đầu óc thấy có những dấu hiệu quên sót. Do hậu quả vì cơn tai biến đã làm chết đi một số tế bào thuộc các vùng thần kinh não bộ; đặc biệt, vùng trí nhớ. Những tế bào mà khi đã chết rồi thì không bao giờ hồi phục lại được. So sánh não bộ người mang bệnh và người không bệnh, não bộ người bệnh bị xoi mòn và co thắt lại. Tâm lý: Yếu tố tâm lý cũng là một trong những nguyên nhân gây nên triệu chứng mất trí nhớ. Những triệu chứng gồm trầm cảm nặng, bị căng thẳng, buồn bực và mất ngủ. Nhưng hậu quả nặng nhất của hội chứng hậu chấn thương tâm lý, ta gọi là Post-Traumatic Stress Disorder. Post-Traumatic Stress Disorder là hội chứng sau khi đã trải qua một cuộc khủng hoảng quá đột ngột, quá sợ hãi, hoặc quá hãi hùng, căng thẳng về tâm lý. Thí dụ, một số cựu tù nhân sau biến cố 1975 phải trải qua những tra tấn, những nghiệt ngã trong trại tù về thể lý và tâm lý. Những thuyền nhân qua những cơn hãi hùng trên đường vượt biên, bị hải tặc hãm hiếp. Những bộ nhân sau những ngày vượt suối, băng rừng, bị cướp giật, hãm hiếp... Tình trạng tâm lý này rất dễ ảnh hưởng và có thể đem đến việc mất trí nhớ sau này. Di truyền: Những người có cha mẹ, ông bà, anh chị em bị bệnh mất trí nhớ cũng có thể ở vào trường hợp di truyền. Trung bình có đến 1% bệnh nhân mất trí nhớ thuộc dạng di truyền. Điểm đặc biệt trong trường hợp di truyền, đó là bệnh phát bệnh rất sớm, có thể ở tuổi 30. Tuy nhiên, trung bình vẫn là tuổi 65.
Triệu chứng Triệu chứng của bệnh Alzheimer là việc mất trí nhớ, hoặc không còn sử dụng được trí nhớ của mình. Từ những quên sót lặt vặt đến những quên sót lớn lao. Thí dụ: - Quên những việc nhỏ mọn như quên không biết vừa để chiếc mũ ở đâu? Đôi giầy vừa cởi ra để ở đâu? Bà xã vừa nhờ ra siêu thị mua mấy miếng thịt, nhưng vừa bước vào cửa siêu thị đã quên không còn nhớ sẽ mua những gì? - Quên những việc làm thường ngày, những công việc mà hàng chục năm qua vẫn làm nơi công sở, bàn giấy hay văn phòng. Thí dụ, bắt đầu không nhớ mình phải làm gì khi đến văn phòng? Thời khóa biểu bị lộn xộn không nhớ các cuộc hẹn gặp. Không nhớ tên bệnh nhân, người làm... - Quên không nhớ hôm nay là thứ mấy, ngày mấy, tháng mấy, năm gì? - Quên không nhớ những gì đã xảy ra hôm qua, tuần trước. Đã gặp ai, nói chuyện gì và ở đâu? - Quên không nhớ số điện thoại. Quên tên đường, quên địa chỉ nhà. - Quên không nhớ thắt chiếc cravate (tie) hay buộc dây giầy. - Quên tên con, cháu, vợ, chồng... Dấu hiệu tâm lý, đó là người bệnh là hay sợ hãi, nghi ngờ, và buồn bực. Nghĩ con mình, cháu mình ăn cắp của mình cái này, cái khác. Sợ hãi vu vơ và hốt hoảng. Cáu giận, khó chịu và bẳn gắt. Tóm lại, triệu chứng quên sót khởi đầu bằng những việc nhỏ mọn, rất tầm thường và vô nghĩa. Dần đà nó đi đến những quên sót nặng nề và trầm trọng hơn. Để phân biệt có bệnh hay không có bệnh, đó là sự quên sót tự nhiên, và sự quên sót bệnh tật. Thí dụ, vì lo lắng thái quá và vì bận rộn mà ta quên chuyện này, chuyện khác nhưng sau đó nhớ lại thì không phải là quên vì chứng Alzheimer. Người mang bệnh là quên ngay cả những gì mà người đó mới nghe hoặc mới thấy 2 hoặc 3 phút trước đó. Trường hợp quên sót này là quên của triệu chứng Alzheimer.
Chữa trị Hiện thời, các chương trình nghiên cứu y khoa chưa tìm ra phương thức để trị bệnh mất trí. Để chẩn bệnh và định bệnh, ít nhất phải trải qua ba tiến trình: Bác sĩ gia đình. Bác sĩ tâm thần chuyên môn. Bác sĩ tâm lý chuyên môn thần kinh học. Bác sĩ chuyên môn về thần kinh não bộ là người đầu tiên sẽ giúp định bệnh mất trí. Thông thường sẽ có những cuộc chụp hình não bộ và phân tích những phần não bị hư hại vì tuổi tác, vì sức khỏe và vì tâm lý. Tiến trình chuyên môn này thường dựa vào những trung tâm nghiên cứu của những đại học danh tiếng. Tại Orange County, đại học UC Irvine có chương trình nghiên cứu não và bệnh người già thực hiện nghiên cứu này. Chúng tôi là một trong những phụ tá cho chương trình này. Và chúng tôi đã từng tổ chức một số những buổi thuyết trình nhằm giới thiệu chương trình này với cộng đồng. Song song với việc nghiên cứu y khoa là những chẩn đoán của tâm lý thần kinh. Một bác sĩ tâm lý chuyên về thần kinh sẽ khảo cứu bệnh nhân dựa theo những mẫu khảo cứu tỉ mỉ để tìm ra lý do đưa đến tình trạng quên sót. Một buổi họp và phân tích đầy đủ giữa gia đình bệnh nhân với các nhà chuyên môn sẽ diễn ra sau khi có đầy đủ bằng chứng khảo cứu tâm lý và y khoa. Và khi quyết định trị liệu sau đó thuộc phần của bác sĩ gia đình. Bác sĩ gia đình bệnh nhân là người thường xuyên theo dõi và giúp cho việc trị liệu có hiệu quả. Tiến trình trị liệu gồm thuốc, tâm lý trị liệu và sinh hoạt cộng đồng trị liệu. Sau khi đã được định bệnh, phương pháp trị liệu trước hết là thuốc, tiếp đến là tâm lý trị liệu. Cho đến bây giờ chưa có thuốc nào trị được chứng quên sót. Thuốc chỉ có một công dụng duy nhất là làm giảm hoặc chặn lại sự bộc phát của căn bệnh. Những quảng cáo cho rằng thuốc có thể trị dứt chứng quên sót hoặc phục hồi hoàn toàn trí nhớ là những quảng cáo không có căn bản y khoa và khoa học. Dĩ nhiên, trong việc dùng thuốc, các bác sĩ sẽ tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân mà cho thuốc. Gần đây phương pháp trị liệu bằng Vitamin và thức ăn như Dr. Oz Show đưa ra những thức ăn có thể ngăn ngừa căn bệnh cũng chỉ là một trong những phương pháp đang được nghiên cứu. Vì bệnh quên sót cũng có nguồn gốc từ tâm lý, nên tâm lý trị liệu, đặc biệt những sinh hoạt tập thể như các cuộc hội họp được hướng dẫn bởi những chuyên gia tâm lý, chuyên gia sinh hoạt cộng đồng cũng là một trong những phương pháp giúp phục hồi hoặc ngăn chặn sự mất trí nhớ.
Kết luận Thống kê cho biết đến một giai đoạn nào đó, phần lớn người bệnh được đưa vào các viện dưỡng lão để được chăm sóc vì gia đình không thể quán xuyến nổi. Do đó, điều khuyên căn bản cho những ai còn chút tỉnh táo, đặc biệt những người bước vào tuổi 65 khi thấy mình còn chút tỉnh táo nên cẩn thận đề phòng. Trường hợp nghi ngờ mình có triệu chứng có thể bị bệnh mất trí nhớ thì nên tham khảo và tìm được chữa trị. Nếu vì một lý do nào đó mà giấu giếm, hoặc che đậy bệnh tình của mình, thì càng để lâu, căn bệnh càng trở nên trầm trọng và vô phương cứu chữa. Ở đây câu nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh” là rất đúng cho những bệnh nhân Alzheimer. - (TMD)
|
|
|
Post by NHAKHOA on Apr 13, 2013 18:09:43 GMT -5
Đàn ông có “tắt kinh” không?Bs. Nguyễn Thị Nhuận Đàn bà vào khoảng tuổi 50 trở đi thường bước vào giai đoạn “tắt kinh”, lúc buồng trứng hết làm việc khiến mực kích thích tố nữ giảm rõ rệt. Tâm lý họ, do đó, cũng đi vào một giai đoạn khác biệt khá nhanh chóng. Ở đàn ông, sự thay đổi vào tuổi trung niên khó nhận biết hơn vì mức kích thích tố nam giảm từ từ trong vòng nhiều năm. Tác dụng của sự thay đổi mực kích thích tố nam này nhiều khi rất nhỏ và phải rất nhiều năm sau mới được nhận biết. Nhiều ông chẳng bao giờ bị biến chuyển gì cả, trong khi nhiều ông khác lại bị những triệu chứng thể xác và tâm lý rõ ràng như thay đổi mức sinh hoạt tình dục, mức năng lượng sinh hoạt hằng ngày, tính tình... Nhiều người thường dùng chữ “chứng tắt kinh của đàn ông” (male menopause) để chỉ hiện tượng giảm mức kích thích tố nam testosterone và những hậu quả của nó. Tuy nhiên, gần đây, nhiều người đề nghị dùng chữ “andropause” (tạm dịch là “giảm nam kích thích tố”) để chỉ tình trạng này. Kích thích tố nam Testosterone Từ 40 tuổi trở đi, mực testosterone trong máu các ông bắt đầu giảm từ từ, khoảng 1% mỗi năm. Từ khoảng 45 tới 50 tuổi, mức giảm này nhiều hơn nhưng nói chung ở các ông dưới 60 tuổi, mức giảm chất testosterone ít khi nào đáng kể. Đến tuổi 80, khoảng 50% các ông sẽ bị mức testosterone thấp nhưng sự thay đổi này khác nhau hoàn toàn ở mỗi người. Có những ông có mực testosterone bình thường ngay cả vào lúc tuổi già. Những ông khác có thể có mức testosterone thấp nhưng không có triệu chứng nào gây khó chịu cả. Triệu chứng thiếu kích thích tố nam Như trên đã nói, nhiều ông có mức testosterone kém vẫn không có triệu chứng gì cả và triệu chứng thiếu kích tố nam thay đổi tùy theo từng người. Một vài triệu chứng có thể chỉ là sự thay đổi thông thường vào tuổi già. Cách duy nhất để biết các ông có bị chứng thiếu kích tố nam không là thử máu. Triệu chứng giảm kích tố nam có thể gồm: - Bớt thích chuyện tình dục - Bị vô sinh (infertility) - Giảm sự cương cứng tự nhiên, (như trong lúc ngủ) - Vú lớn ra hay cứng, đau - Rụng lông trên thân thể và vùng sinh dục - Dịch hoàn nhỏ hay teo lại - Lùn đi, xương mỏng lại - Khối bắp thịt giảm đi, yếu hơn - Bị cơn nóng bừng và đổ mồ hôi Các triệu chứng khác có thể gồm: - Giảm năng lượng sinh hoạt, lòng tự tin, muốn làm việc - Cảm thấy buồn, trầm cảm - Khó tập trung, hay quên - Ngưng thở trong khi ngủ hay các vấn đề về giấc ngủ khác - Hơi bị thiếu máu - Tăng khối mỡ cơ thể - Làm việc không còn tốt. Có thể là bệnh khác Những triệu chứng giảm kích tố nam testosterone thường giống như triệu chứng một số bệnh khác như: - Một số bệnh gan, thận, bệnh tuyến giáp trạng - Tác dụng phụ của một số thuốc - Uống rượu hay dùng ma túy nhiều - Bệnh tâm thần như trầm cảm và những bệnh cảm tính do những thay đổi của cuộc sống ở tuổi trung niên (mid-life crisis) Nên làm gì? Đến tuổi già thì sẽ bị giảm chất kích tố, không có cách gì ngăn lại được. Tuy nhiên, ta có thể theo những cách sau để giảm thiểu triệu chứng bệnh: - Ăn uống lành mạnh và vận động nhiều: giúp ta giữ được sức mạnh và thể khối bắp thịt cũng như giúp tinh thần được vui vẻ và nhanh nhẹn. - Nếu hoạt động tình dục bị quá kém, nên nói chuyện với bác sĩ để được giúp đỡ. - Nếu cảm thấy tinh thần xuống thấp, nên nói chuyện với bác sĩ . Bệnh trầm cảm ở đàn ông, ngoài triệu chứng cảm thấy buồn chán, còn có thể có những triệu chứng như bứt rứt, muốn tự cô lập, thu mình lại. Hoặc có thể là làm việc không ngừng, uống rượu nhiều, dùng ma túy hay tìm cảm giác mạnh bằng những hoạt động nguy hiểm. Chữa bệnh - Uống thêm thuốc kích tố nam Hiện nay, việc chữa các triệu chứng giảm kích tố nam bằng cách cho uống thêm kích tố này vẫn còn được bàn cãi nhiều vì ích lợi của nó chưa rõ rệt trong khi nó có thể tăng nguy cơ bị ung thư nhiếp hộ tuyến. Một số bệnh nhân cho biết có giảm triệu chứng khi uống thuốc nhưng nhiều người khác không cho thấy ích lợi này. - Thuốc bắc, thuốc nam, dược thảo có công hiệu không? Tuy nhiều dược thảo được quảng cáo là có khả năng giúp hết triệu chứng bệnh, điều này chưa được chứng minh. Một trong những “dược thảo” này, chất DHEA, còn có thể gây ra tăng nguy cơ bị ung thư nhiếp hộ tuyến. Nếu tuổi bạn đã cao và bạn có những triệu chứng giảm kích tố nam, nên gặp bác sĩ để được định bệnh chính xác và chữa trị.
|
|