Post by NHAKHOA on Dec 19, 2006 18:13:33 GMT -5
Tìm hiểu về bệnh táo bón kinh niên
2006.06.23
Trà Mi, phóng viên đài RFA
Chương trình hôm nay sẽ nói về căn bệnh táo bón kinh niên, cũng là một trong các chứng bệnh thường gặp ở người lớn tuổi. Mời quý vị cùng gặp gỡ với bác sĩ chuyên khoa nội thương Trần Văn Sáng, cựu giảng viên đại học y Sài Gòn hiện đang hành nghề tại tiểu bang Virginia và là người tham gia rất nhiều trong các chương trình nghiên cứu y khoa ở Mỹ.
Trà Mi: Xin chào bác sĩ. Trước tiên xin mời bác sĩ cho biết định nghĩa khái quát về căn bệnh táo bón, các triệu chứng giúp bệnh nhân nhận biết đã mắc phải căn bệnh này là gì?
Bác sĩ Trần Văn Sáng: Xin được sơ lược về sinh lý bộ tiêu hoá của con người trước khi nói về định nghĩa bệnh táo bón. Thức ăn vào đến dạ dày được dạ dày tiết ra acid và những chất dịch giúp tiêu hoá. Chất lỏng được đưa vào ruột non hấp thụ đưa vào máu những chất dinh dưỡng. Sau 6h đồng hồ chất lỏng ấy được đưa xuống ruột già.
Hệ thống tiêu hoá trong cơ thể con người. Photo courtesy digestive.niddk.nih.gov
Ruột già gồm manh tràng, ruột già lên, ruột già ngang, ruột già xuống rồi tới trực tràng. Nhiệm vụ của ruột già là tiếp tục hấp thụ các chất nước và dinh dưỡng trong chất lỏng được đưa tới, biến chất lỏng này thành phân. Ruột già sẽ co thắt để đẩy phân xuống trực tràng và đưa ra ngoài qua đường đại tiện. Ngoài ra trong ruột già cũng có những vi khuẩn giúp phân giải các chất trong thực phẩm.
Táo bón là khi người bệnh cảm thấy thói quen đại tiện bình thường của mình bị thay đổi đi, phân nhỏ, rời rạc và khô hơn bình thường, bệnh nhân cảm giác nặng bụng, không có khả năng đẩy hết phân ra ngoài, hoặc phải cố gắng nhiều lắm mới có thể đi ngoài, Những trường hợp nặng thì phân kẹt dưới trực tràng không thể đẩy ra ngoài được. Người thầy thuốc coi bón là một triệu chứng của một bệnh gì đó đang xảy ra trong cơ thể bệnh nhân.
Trà Mi: Thưa bác sĩ những nguyên nhân nào gây nên chứng bệnh táo bón?
Bác sĩ Trần Văn Sáng: Tóm lại có 2 nguyên nhân chính một là ruột già bị nghẹt, hai là có những yếu tố khác làm ảnh hưởng đến sự co thắt của ruột già. Nguyên nhân gây nghẹt rất nhiều ví dụ như do các bệnh về đường ruột, có những cái bướu đè lên đường ruột già hoặc ruột bị những bệnh khác làm hẹp lại, hay do ung thư ruột.
Khi người thầy thuốc không tìm thấy những nguyên nhân gây nghẽn ruột kể trên thì phải tìm những nguyên nhân làm giảm sự co thắt của ruột như do các loại thuốc trị cao máu, hay trị đau nhức…
Mời các bạn tham gia mục Sức khoẻ và Đời sống. Xin gửi email về Vietweb@rfa.org
Các loại thuốc này làm giảm sự co thắt của ruột gây bón. Ngoài ra cũng có những nguyên nhân khác ảnh hưởng chung của cơ thể như sự giảm hoạt động của tuyến giáp trạng hoặc những bệnh gây ra nhiều chất calcium trong máu, bệnh tiểu đường cũng gây bón.
Trà Mi: Ngoài ra còn những nguyên nhân về dinh dưỡng như bác sĩ đã nhắc từ đầu là ăn thiếu chất sợi và uống thiếu nước.
Bác sĩ Trần Văn Sáng: Đúng vậy, phải ăn nhiều chất sợi, uống đủ nước và phải vận động cơ thể thường xuyên. Chất sợi có nhiều trong rau cải.
Trà Mi: Vì sao bệnh táo bón có vẻ nặng hơn ở người lớn tuổi, thưa bác sĩ?
Bác sĩ Trần Văn Sáng: Ở người cao tuổi dễ bị tình trạng này vì răng không còn nhiều, gây trở ngại trong việc tiêu hoá thực phẩm và họ thường không uống được nhiều nước và mức độ hoạt động của họ cũng bị giảm bớt vì nhiều bệnh khác.
Trà Mi: Xin hỏi bác sĩ bệnh táo bón thường đưa đến những hậu quả gì đối với sức khỏe của bệnh nhân?
Bác sĩ Trần Văn Sáng: Bệnh táo bón gây khó chịu và những hậu quả hết sức tai hại tuỳ theo nguyên nhân. Nếu bón kinh niên do sự xáo trộn về sinh lý của ruột già thì ảnh hưởng trên cơ thể tương đối ít nhưng cũng làm cho người bệnh khó chịu, kém vui, thỉnh thoảng cảm thấy nhức đầu.
Lượng phân ở trong cơ thể quá lâu thì những chất hấp thụ trong ruột hoặc những vi khuẩn trong ruột đôi khi gây ra những phản ứng phụ khác, có thể làm biến chứng nhiễm trùng trong đường ruột hay tạo ra những hốc nhỏ trong ruột, những hốc nhỏ này sẽ tạo ra môi trường gây nhiễm trùng có thể làm sưng ruột…Đó là những hậu quả quan trọng mà bệnh nhân cần biết.
Trà Mi: Xin bác sĩ cho biết cách chữa trị căn bệnh này cũng như một vài loại thuốc thông dụng có thể chữa trị hiệu quả chứng táo bón.
Bác sĩ Trần Văn Sáng: Các phương pháp chẩn đoán đang được áp dụng là chụp quang tuyến ruột, nội soi ruột, hay thử máu…
Về thuốc men thì trên thị trường có rất nhiều nhưng chung quy gồm 2 loại. Thứ nhất là thuốc nhuận trường giúp người bệnh có lại sự điều hoà trong việc đại tiện. Thuốc nhuận trường có nhiệm vụ làm tăng sự co thắt của ruột, giúp giữ nước lại trong ruột làm phân mềm hơn, dễ đi hơn. Các loại thuốc nhuận trường có thể được sử dụng trong thời gian ngắn hạn mà thôi và không cần toa bác sĩ.
Thứ hai là các loại thuốc xổ cần phải có sự hướng dẫn của thầy thuốc khi sử dụng. Người Việt Nam thường có quan niệm là lâu lâu nên dùng thuốc xổ để đẩy những chất độc ra ngoài, thật sự điều này không cần thiết. Thuốc xổ chỉ nên được dùng trong trường hợp bác sĩ cảm thấy cần phải giải quyết cho người bệnh sớm ví dụ như bệnh nhân bị bón quá lâu, 5-7 ngày, hay có những dấu hiệu nghẹt đường ruột dưới do phân không đẩy ra ngoài được.
Khi dùng thuốc xổ cần phải biết chắc là bệnh nhân không phải bón do bị nghẹt ruột để tránh những hậu quả tai hại. Cho nên phải hết sức cẩn thận khi dùng thuốc xổ. Đa số bệnh nhân nghĩ bón là triệu chứng thông thường và tự tìm cách chữa lấy ở nhà. Tôi khuyên rằng bệnh nhân bị bón nên tìm đến bác sĩ để tìm ra những nguyên nhân.
Về phương diện dinh dưỡng nên sử dụng các thực phẩm nhiều chất sợi trong rau, trái cây, khoai lang, giá…là những ngùôn cung cấp chất sợi rất tốt. Ăn càng nhiều rau càng tốt. Nước phải uống tối thiểu từ 1-2 lít mỗi ngày. Đây là lượng cần thiết để sử dụng cho cơ thể nói chung và giúp tránh bệnh bón nói riêng.
Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn thời gian và những thông tin bổ ích bác sĩ dành cho chương trình hôm nay.
Chương trình này chỉ nhằm cung cấp kiến thức tổng quát về sức khoẻ. Cho các vấn đề cụ thể, chi tiết của từng bệnh nhân, xin liên lạc trực tiếp với bác sĩ cuả quí vị để được thăm khám trực tiếp.
2006.06.23
Trà Mi, phóng viên đài RFA
Chương trình hôm nay sẽ nói về căn bệnh táo bón kinh niên, cũng là một trong các chứng bệnh thường gặp ở người lớn tuổi. Mời quý vị cùng gặp gỡ với bác sĩ chuyên khoa nội thương Trần Văn Sáng, cựu giảng viên đại học y Sài Gòn hiện đang hành nghề tại tiểu bang Virginia và là người tham gia rất nhiều trong các chương trình nghiên cứu y khoa ở Mỹ.
Trà Mi: Xin chào bác sĩ. Trước tiên xin mời bác sĩ cho biết định nghĩa khái quát về căn bệnh táo bón, các triệu chứng giúp bệnh nhân nhận biết đã mắc phải căn bệnh này là gì?
Bác sĩ Trần Văn Sáng: Xin được sơ lược về sinh lý bộ tiêu hoá của con người trước khi nói về định nghĩa bệnh táo bón. Thức ăn vào đến dạ dày được dạ dày tiết ra acid và những chất dịch giúp tiêu hoá. Chất lỏng được đưa vào ruột non hấp thụ đưa vào máu những chất dinh dưỡng. Sau 6h đồng hồ chất lỏng ấy được đưa xuống ruột già.
Hệ thống tiêu hoá trong cơ thể con người. Photo courtesy digestive.niddk.nih.gov
Ruột già gồm manh tràng, ruột già lên, ruột già ngang, ruột già xuống rồi tới trực tràng. Nhiệm vụ của ruột già là tiếp tục hấp thụ các chất nước và dinh dưỡng trong chất lỏng được đưa tới, biến chất lỏng này thành phân. Ruột già sẽ co thắt để đẩy phân xuống trực tràng và đưa ra ngoài qua đường đại tiện. Ngoài ra trong ruột già cũng có những vi khuẩn giúp phân giải các chất trong thực phẩm.
Táo bón là khi người bệnh cảm thấy thói quen đại tiện bình thường của mình bị thay đổi đi, phân nhỏ, rời rạc và khô hơn bình thường, bệnh nhân cảm giác nặng bụng, không có khả năng đẩy hết phân ra ngoài, hoặc phải cố gắng nhiều lắm mới có thể đi ngoài, Những trường hợp nặng thì phân kẹt dưới trực tràng không thể đẩy ra ngoài được. Người thầy thuốc coi bón là một triệu chứng của một bệnh gì đó đang xảy ra trong cơ thể bệnh nhân.
Trà Mi: Thưa bác sĩ những nguyên nhân nào gây nên chứng bệnh táo bón?
Bác sĩ Trần Văn Sáng: Tóm lại có 2 nguyên nhân chính một là ruột già bị nghẹt, hai là có những yếu tố khác làm ảnh hưởng đến sự co thắt của ruột già. Nguyên nhân gây nghẹt rất nhiều ví dụ như do các bệnh về đường ruột, có những cái bướu đè lên đường ruột già hoặc ruột bị những bệnh khác làm hẹp lại, hay do ung thư ruột.
Khi người thầy thuốc không tìm thấy những nguyên nhân gây nghẽn ruột kể trên thì phải tìm những nguyên nhân làm giảm sự co thắt của ruột như do các loại thuốc trị cao máu, hay trị đau nhức…
Mời các bạn tham gia mục Sức khoẻ và Đời sống. Xin gửi email về Vietweb@rfa.org
Các loại thuốc này làm giảm sự co thắt của ruột gây bón. Ngoài ra cũng có những nguyên nhân khác ảnh hưởng chung của cơ thể như sự giảm hoạt động của tuyến giáp trạng hoặc những bệnh gây ra nhiều chất calcium trong máu, bệnh tiểu đường cũng gây bón.
Trà Mi: Ngoài ra còn những nguyên nhân về dinh dưỡng như bác sĩ đã nhắc từ đầu là ăn thiếu chất sợi và uống thiếu nước.
Bác sĩ Trần Văn Sáng: Đúng vậy, phải ăn nhiều chất sợi, uống đủ nước và phải vận động cơ thể thường xuyên. Chất sợi có nhiều trong rau cải.
Trà Mi: Vì sao bệnh táo bón có vẻ nặng hơn ở người lớn tuổi, thưa bác sĩ?
Bác sĩ Trần Văn Sáng: Ở người cao tuổi dễ bị tình trạng này vì răng không còn nhiều, gây trở ngại trong việc tiêu hoá thực phẩm và họ thường không uống được nhiều nước và mức độ hoạt động của họ cũng bị giảm bớt vì nhiều bệnh khác.
Trà Mi: Xin hỏi bác sĩ bệnh táo bón thường đưa đến những hậu quả gì đối với sức khỏe của bệnh nhân?
Bác sĩ Trần Văn Sáng: Bệnh táo bón gây khó chịu và những hậu quả hết sức tai hại tuỳ theo nguyên nhân. Nếu bón kinh niên do sự xáo trộn về sinh lý của ruột già thì ảnh hưởng trên cơ thể tương đối ít nhưng cũng làm cho người bệnh khó chịu, kém vui, thỉnh thoảng cảm thấy nhức đầu.
Lượng phân ở trong cơ thể quá lâu thì những chất hấp thụ trong ruột hoặc những vi khuẩn trong ruột đôi khi gây ra những phản ứng phụ khác, có thể làm biến chứng nhiễm trùng trong đường ruột hay tạo ra những hốc nhỏ trong ruột, những hốc nhỏ này sẽ tạo ra môi trường gây nhiễm trùng có thể làm sưng ruột…Đó là những hậu quả quan trọng mà bệnh nhân cần biết.
Trà Mi: Xin bác sĩ cho biết cách chữa trị căn bệnh này cũng như một vài loại thuốc thông dụng có thể chữa trị hiệu quả chứng táo bón.
Bác sĩ Trần Văn Sáng: Các phương pháp chẩn đoán đang được áp dụng là chụp quang tuyến ruột, nội soi ruột, hay thử máu…
Về thuốc men thì trên thị trường có rất nhiều nhưng chung quy gồm 2 loại. Thứ nhất là thuốc nhuận trường giúp người bệnh có lại sự điều hoà trong việc đại tiện. Thuốc nhuận trường có nhiệm vụ làm tăng sự co thắt của ruột, giúp giữ nước lại trong ruột làm phân mềm hơn, dễ đi hơn. Các loại thuốc nhuận trường có thể được sử dụng trong thời gian ngắn hạn mà thôi và không cần toa bác sĩ.
Thứ hai là các loại thuốc xổ cần phải có sự hướng dẫn của thầy thuốc khi sử dụng. Người Việt Nam thường có quan niệm là lâu lâu nên dùng thuốc xổ để đẩy những chất độc ra ngoài, thật sự điều này không cần thiết. Thuốc xổ chỉ nên được dùng trong trường hợp bác sĩ cảm thấy cần phải giải quyết cho người bệnh sớm ví dụ như bệnh nhân bị bón quá lâu, 5-7 ngày, hay có những dấu hiệu nghẹt đường ruột dưới do phân không đẩy ra ngoài được.
Khi dùng thuốc xổ cần phải biết chắc là bệnh nhân không phải bón do bị nghẹt ruột để tránh những hậu quả tai hại. Cho nên phải hết sức cẩn thận khi dùng thuốc xổ. Đa số bệnh nhân nghĩ bón là triệu chứng thông thường và tự tìm cách chữa lấy ở nhà. Tôi khuyên rằng bệnh nhân bị bón nên tìm đến bác sĩ để tìm ra những nguyên nhân.
Về phương diện dinh dưỡng nên sử dụng các thực phẩm nhiều chất sợi trong rau, trái cây, khoai lang, giá…là những ngùôn cung cấp chất sợi rất tốt. Ăn càng nhiều rau càng tốt. Nước phải uống tối thiểu từ 1-2 lít mỗi ngày. Đây là lượng cần thiết để sử dụng cho cơ thể nói chung và giúp tránh bệnh bón nói riêng.
Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn thời gian và những thông tin bổ ích bác sĩ dành cho chương trình hôm nay.
Chương trình này chỉ nhằm cung cấp kiến thức tổng quát về sức khoẻ. Cho các vấn đề cụ thể, chi tiết của từng bệnh nhân, xin liên lạc trực tiếp với bác sĩ cuả quí vị để được thăm khám trực tiếp.