|
Post by NHAKHOA on Sept 29, 2008 21:03:05 GMT -5
Meth Mouth (Vietnamese) Miệng sử dụng Meth Hiệp Hội Nha Khoa California CÙNG NHAU TIẾN TỚI. Meth-amphetamine là một loại hóa chất với những đặc tính gây kích thích tương tự như chất adrenaline. Có thể hít, hút hay chích. Meth, như adrenaline, làm tăng nhịp tim, huyết áp, hơi thở gấp hơn, làm hẹp các mạch máu, làm giãn nở con ngươi, làm tiết ra chất đường và mỡ vào dòng máu và gia tăng năng lực cho óc. Amphetamines có tác dụng làm ăn bớt ngon trong khi vẫn tạo ra cảm giác khỏe khoắn, hưng phấn hay vui sướng. Meth cũng làm gia tăng cảm giác tỉnh táo, giận dữ, sợ hãi, hay hiếu động. Meth dưới dạng tinh thể được biết đến qua nhiều tên khác nhau -- crank, crystal, speed, chalk và tạo ra sự hưng phấn kéo dài nhiều hơn là sự hưng phấn tạo ra bởi crack cocaine; 12 giờ so với một giờ. Cũng như những thứ thuốc gây ghiền khác, meth tạo ra cảm giác thích thú ban đầu, rồi tiếp đến là cảm giác khó chịu. Nhiều báo cáo khác nhau liên kết sự hư răng do việc dùng meth với những hậu quả hao mòn và tác hại của acít do những hóa chất có trong thuốc, tỷ như chất anhydrous ammonia (tìm thấy trong các loại phân bón hóa chất), phosphorus đỏ (tìm thấy trong diêm quẹt) và lithium (tìm thấy trong pin), những thứ này nếu hút hoặc hít vào có thể làm hao mòn lớp men bảo vệ răng; tuy nhiên, có nhiều khả năng là mức độ răng hư như thế là do sự kết hợp của những thay đổi về tinh thẩn và thể chất do hậu quả của việc dùng thuốc đưa đến chứng xerostomia (khô miệng), những giai đoạn kéo dài về vệ sinh răng kém, khả năng tiêu thụ mức calorie cao, hay uống các loại nước có hơi và nghiến răng. Một số người sử dụng thuốc meth mô tả răng của họ như là “đen, nám, mục, rãn hay vỡ nát.” Mức độ hư hại răng thay đổi rất nhiều trong số những người sử dụng meth. Một báo cáo năm 2000 report trong Journal of Periodontology (Tạp chí Nha Chu) cho thấy những người sử dụng bằng cách hít có sự hư hại răng tệ hại hơn nhiều so với những người hút hoặc chích, dù răng người nào sử dụng cũng có những vấn đề về răng. Thông thường, không thể cứu được những răng này và phải nhổ đi thôi. Hãy đến thăm một nha sĩ hội viên của CDA để được khám răng toàn diện và thảo luận về những lựa chọn điều trị khác nhau. Nếu quý vị sử dụng methamphetamine hoặc biết người nào sử dụng, chúng tôi khuyến cáo nên đến thăm bác sĩ gia đình của mình càng sớm càng tốt. 1 800.CDA.SMILE cda.org
|
|
|
Post by NHAKHOA on Sept 29, 2008 21:04:11 GMT -5
Hướng Dẫn về Bệnh Nha Chu Hiệp Hội Nha Khoa California Trong giai đoạn đầu, bệnh diễn tiến âm thầm, hầu như không có dấu hiệu nào và đôi khi bạn không cảm thấy đau đớn gì cả. Nhưng một khi bệnh nha chu bắt đầu tấn công, thì chỉ là vấn đề thời gian cho đến khi bạn biết mình mắc bệnh này với những phản ứng phụ gây cảm giác khó chịu, không thoải mái và có nhiều khả năng không chữa trị được. Bệnh nha chu, cũng còn được gọi là bệnh lợi, là nguyên nhân chính gây mất răng ở người trưởng thành. Bệnh này có nhiều loại và tiến triển qua nhiều giai đoạn, tất cả đều bắt đầu với việc lợi bị nhiễm trùng và có thể lây lan sang xương ổ răng và dây chằng của răng. Ở những giai đoạn đầu của bệnh, nha sĩ hoặc chuyên viên làm sạch răng thường phát hiện ra bệnh trong các lần khám răng định kỳ. Nếu lợi bị nhiễm trùng không được điều trị và xương có thể bị hư hoại nặng, thì răng đó sẽ rụng hoặc phải nhổ bỏ. Hơn phân nữa số người trưởng thành, và ba phần tư những người trưởng thành trên 35 tuổi có một số triệu chứng của bệnh nha chu. Ngay cả đối với trẻ em cũng có những triệu chứng của bệnh này. Nếu bạn muốn giữ gìn răng của mình lâu dài, thì điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp hữu hiệu nhất để ngăn ngừa và chữa trị bệnh nha chu. Nguyên nhân nào gây Bệnh Nha Chu? Nguyên nhân chính gây bệnh nha chu là sự xung đột giữa vi khuẩn tìm thấy trong mảng bám răng—đây là một màng kết dính gần như trong suốt bám vào răng mỗi ngày-và kháng tố của cơ thể với vi khuẩn đó. Vi khuẩn này sẽ sinh ra độc tố làm nướu viêm tấy, ửng đỏ. Quá trình viêm nướu này sẽ phá hủy các mô nướu và làm cho chúng không bám dính với răng. Nếu không chữa trị, bệnh sẽ tiến triển đến giai đoạn làm hư xương chân răng. Nếu không thường xuyên tẩy sạch mảng bám răng, thì chúng sẽ hình thành một lớp cứng, xốp được gọi là vôi răng, hay còn được gọi là cao răng. Nếu vôi răng bám vào chân răng phía đưới viền nướu, nó sẽ gây ra nhiều kích ứng cho nướu răng và tạo ra nhiều mảng bám răng và làm cho bệnh nặng hơn. Chỉ có nha sĩ hoặc chuyên viên làm sạch răng miệng mới có thể cạo tẩy mảng bám răng và cao vôi cho bạn. Một khi vi khuẩn trong mảng bám răng gây ra tình trạng viêm tấy và mô nướu bị tổn thương, thì có nhiều yếu tố khác có thể góp phần làm cho bệnh nha chu nặng hơn và bệnh sẽ tiến triển nhanh hơn. Among them are: • Hút thuốc hoặc nhai thuốc • Vệ sinh răng miệng không tốt • Kiềng răng không tốt • Răng không khít • Trám răng lồi lõm • Thức ăn vướng vào kẽ răng • Nghiến răng • Chế độ dinh dưỡng kém • Có thai hoặc sử dụng thuốc ngừa thai đường uống • Mắc các bệnh liên quan hệ thống miễn dịch như bệnh tiểu đường hoặc AIDS • Đang sử dụng một số dược phẩm nhất định Bệnh Nha Chu diễn tiến qua những giai đoạn nào? • Nướu khỏe mạnh có màu hồng và cứng, không chảy máu. Trong giai đoạn đầu của bệnh nha chu, được gọi là viêm nướu răng, nướu răng bắt đầu ửng đỏ và sưng phồng và có thể chảy máu khi chải răng hoặc khi lấy thức ăn ở kẻ răng ra bằng chỉ nha khoa. Mảng bám răng và cao răng có thể đóng lớp ở viền nướu, nhưng ổ xương giữ răng vẫn còn chắc và việc cạo bỏ những vật gây kích ứng này sẽ phục hồi mô nướu trở lại trạng thái ban đầu. • Giai đoạn tiếp theo của bệnh nha chu được gọi là viêm nha chu. Trong giai đoạn này, nướu bắt đầu long ra khỏi răng, ổ xương răng bị hư hoại, túi mủ nha chu hình thành và, đôi khi, nướu tách xa khỏi răng. Mảng bám răng có chứa vi khuẩn sẽ lan vào túi mủ nha chu, làm cho cho việc giữ bề mặt răng sạch và kiểm soát bệnh trở nên khó khăn hơn. • Trong giai đoạn nặng của bệnh, túi mủ nha chu sẽ tiếp tục ăn sâu và dẫn đến tình trạng tiêu xương ổ răng. Ngoài ra, vi khuẩn sống trong những túi mủ nha chu này sẽ trở nên độc hại hơn và làm bệnh tiến triển ngày càng nặng hơn. Nếu không điều trị, cuối cùng răng sẽ bị lung lay và rụng. Bệnh Nha Chu có những Triệu Chứng nào? Trong khi những triệu chứng ban đầu của bệnh nha chu chỉ có nha sĩ mới phát hiện ra được, thì cũng có những dấu hiệu khác cho thấy bệnh đang bắt đầu tiến triển. Các triệu chứng như: • Nướu đỏ, sưng phồng hoặc mềm • Nướu chảy máu khi chải răng hoặc khi lấy thức ăn ở kẻ răng ra bằng chỉ nha khoa • Răng lung lay và dịch chuyển thưa ra • Có mủ giữa răng và nướu • Hôi miệng liên tục • Răng có vẻ dài hơn vì nướu tách xa khỏi răng • Nướu không còn bám dính vào răng • Khi nhai có cảm giác răng không khớp với nhau • Cảm giác một số răng giả không khớp với nhau Nếu bạn gặp bất cứ triệu chứng nào vừa đề cập, có thể bạn đã bị bệnh nha chu ở một mức độ nào đó và bạn nên tham vấn nha sĩ hội viên của Hội Đồng Nha Khoa California (CDA). Nha sĩ sau đó sẽ xác định độ sâu của túi mủ nha chu và chụp X quang để xác định xem ổ xương răng có bị hư hoại không. Nếu, sau bước đánh giá này, nha sĩ CDA của bạn xác định bạn đã bị bệnh nha chu, thì anh/cô ấy sẽ khuyến nghị nhiều cách thức điều trị cho bạn tùy thuộc mức độ nặng nhẹ của bệnh. Làm sao điều trị Bệnh Nha Chu? Nếu bệnh nha chu được chẩn đoán đang trong giai đoạn đầu của viêm nướu răng, thì bệnh có thể được điều trị bằng thủ thuật làm sạch răng. Nếu bệnh đã tiến triển qua giai đoạn viêm nướu răng đến giai đoạn viêm nướu răng nặng, thì việc điều trị sẽ liên quan đến quy trình gọi là “làm sạch đáy” hay “nạo chân răng,” thủ thuật này liên quan đến việc làm sạch mảng bám và làm láng mặt gốc răng để cạo sạch cao răng và loại sạch những lớp mảng bám có vi khuẩn phía dưới viền nướu để nướu xung quanh làm lành thương. Thủ thuật này có thể phải được thực hiện nhiều lần, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh nha chu của bạn. Trường hợp bệnh nha chu đã ở giai đoạn nặng, khi các túi mủ nha chu đã ăn sâu giữa răng và nướu, thì cần phải giải phẫu để nha sĩ làm sạch hoàn toàn chân răng và loại bỏ các túi mủ nha chu. Khi thiếu nướu, thì sẽ tiến hành thủ thuật ghép nướu. Trong một số trường hợp của bệnh nha chu, khi nướu và ổ xương răng đã bị hư hoại một phần, thì sẽ sử dụng các kỹ thuật phẫu thuật nhất định để hỗ trợ việc tái tạo những mô này. Các tiến bộ về sử dụng dược phẩm để điều trị bệnh nha chu cũng được sử dụng. Các loại dược phẩm kháng sinh hoặc kháng thể ở địa phương, cũng như những loại dược phẩm kiểm soát kháng tố của cơ thể với vi khuẩn gây bệnh, có thể giúp làm chậm tiến triển của bệnh. Làm sao phòng ngừa Bệnh Nha Chu? Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh nha chu là bạn hãy thực hiện giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt. Đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa mỗi ngày, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và định kỳ thường xuyên đến khám nha khoa với nha sĩ CDA của bạn sẽ góp phần quan trọng để phòng tránh bệnh nha chu. Và bằng việc thực hiện những biện pháp phòng ngừa này, bạn sẽ làm tăng cơ hội có thể giữ được răng của mình dài lâu. 800.CDA.SMILE cda.org
|
|
|
Post by NHAKHOA on Sept 29, 2008 21:08:42 GMT -5
Nghiến Răng Hiệp Hội Nha Khoa California . Nói ngắn gọn là: thói nghiến răng lúc ngủ. Cũng còn được gọi là nghiến răng. Nhiều người không biết là mình mắc chứng rối loạn này, vì hiện tượng này thường xảy ra trong lúc ngủ. Và, bạn có thể sẽ không nghĩ quai hàm bạn đau, ngủ không được và thường cảm thấy mệt mỏi là triệu chứng của bệnh nghiến răng khi ngủ trừ khi âm thanh liên tục khi bạn nghiến làm người khác thức giấc. Nếu không điều trị, nó có thể dẫn đến tình trạng răng đau hoặc lung lay, hoặc răng thật sự bị nghiền làm cho bề mặt răng mòn hoặc men răng bị rạn nứt. Mặc dù nha sĩ Hiệp Hội Nha Khoa California (CDA) của bạn thường có thể phát hiện những dấu hiệu bị mài mòn trên răng của bạn, nếu bạn cảm thấy mình bị chứng nghiến răng, thì bạn hãy thảo luận với nha sĩ trong lần khám răng tiếp theo. Bạn và nha sĩ CDA sau đó có thể xác định nguyên nhân và cách điều trị thích hợp cho bạn. Nguyên nhân chính của bệnh nghiến răng khi ngủ là do sự căng thẳng. Nha sĩ CDA của bạn có thể khuyến nghị bạn đeo khí cụ bảo vệ răng bằng nhựa lúc ngủ để tránh nghiến răng. Bộ khí cụ bảo vệ theo kích cỡ khoang miệng bệnh nhân giữ cho hàm răng trên và dưới không chạm nhau, giúp cơ hàm bớt căng, và làm cho răng của bạn không thể cọ xát vào nhau. Nha sĩ CDA của bạn có thể cho bạn uống thuốc giãn cơ hoặc thuốc chống viêm. Nếu khớp răng bất bình thường, hoặc bị cong quẹo hoặc răng rụng sẽ làm cho bạn nghiến răng, nha sĩ CDA có thể điều trị bệnh nghiến răng của bạn bằng cách loại bỏ những phần nhô lên trên răng có vấn đề. Trong những trường hợp nặng hơn, anh ấy/cô ấy sẽ phục hồi hình dạng hoặc tái tạo mặt nhai của răng có vấn đề bằng lớp bịt răng, trám lắp hoặc có thể đề nghị điều trị chỉnh răng để làm răng cắn lại khớp hơn. Nếu bạn muốn kiểm soát chứng nghiến răng, hãy thảo luận vấn đề với nha sĩ CDA của bạn. Với cách điều trị thích hợp, anh ấy/cô ấy có thể giúp bạn giảm đau ở xương hàm, dễ ngủ hơn và bảo vệ răng bạn không bị mòn bất bình thường. 800.CDA.SMILE cda.org
|
|
|
Post by NHAKHOA on Oct 29, 2008 14:55:44 GMT -5
Meth Mouth (Vietnamese) Miệng sử dụng Meth Hiệp Hội Nha Khoa California CÙNG NHAU TIẾN TỚI. Meth-amphetamine là một loại hóa chất với những đặc tính gây kích thích tương tự như chất adrenaline. Có thể hít, hút hay chích. Meth, như adrenaline, làm tăng nhịp tim, huyết áp, hơi thở gấp hơn, làm hẹp các mạch máu, làm giãn nở con ngươi, làm tiết ra chất đường và mỡ vào dòng máu và gia tăng năng lực cho óc. Amphetamines có tác dụng làm ăn bớt ngon trong khi vẫn tạo ra cảm giác khỏe khoắn, hưng phấn hay vui sướng. Meth cũng làm gia tăng cảm giác tỉnh táo, giận dữ, sợ hãi, hay hiếu động. Meth dưới dạng tinh thể được biết đến qua nhiều tên khác nhau -- crank, crystal, speed, chalk và tạo ra sự hưng phấn kéo dài nhiều hơn là sự hưng phấn tạo ra bởi crack cocaine; 12 giờ so với một giờ. Cũng như những thứ thuốc gây ghiền khác, meth tạo ra cảm giác thích thú ban đầu, rồi tiếp đến là cảm giác khó chịu. Nhiều báo cáo khác nhau liên kết sự hư răng do việc dùng meth với những hậu quả hao mòn và tác hại của acít do những hóa chất có trong thuốc, tỷ như chất anhydrous ammonia (tìm thấy trong các loại phân bón hóa chất), phosphorus đỏ (tìm thấy trong diêm quẹt) và lithium (tìm thấy trong pin), những thứ này nếu hút hoặc hít vào có thể làm hao mòn lớp men bảo vệ răng; tuy nhiên, có nhiều khả năng là mức độ răng hư như thế là do sự kết hợp của những thay đổi về tinh thẩn và thể chất do hậu quả của việc dùng thuốc đưa đến chứng xerostomia (khô miệng), những giai đoạn kéo dài về vệ sinh răng kém, khả năng tiêu thụ mức calorie cao, hay uống các loại nước có hơi và nghiến răng. Một số người sử dụng thuốc meth mô tả răng của họ như là “đen, nám, mục, rãn hay vỡ nát.” Mức độ hư hại răng thay đổi rất nhiều trong số những người sử dụng meth. Một báo cáo năm 2000 report trong Journal of Periodontology (Tạp chí Nha Chu) cho thấy những người sử dụng bằng cách hít có sự hư hại răng tệ hại hơn nhiều so với những người hút hoặc chích, dù răng người nào sử dụng cũng có những vấn đề về răng. Thông thường, không thể cứu được những răng này và phải nhổ đi thôi. Hãy đến thăm một nha sĩ hội viên của CDA để được khám răng toàn diện và thảo luận về những lựa chọn điều trị khác nhau. Nếu quý vị sử dụng methamphetamine hoặc biết người nào sử dụng, chúng tôi khuyến cáo nên đến thăm bác sĩ gia đình của mình càng sớm càng tốt.
|
|
|
Post by NHAKHOA on Feb 19, 2009 19:15:59 GMT -5
|
|
|
Post by NHAKHOA on Feb 19, 2009 19:25:47 GMT -5
|
|
|
Post by NHAKHOA on Jun 8, 2009 14:50:46 GMT -5
Phục hình răng sứTrung tâm chúng tôi mới trang bị hệ thống má đúc răng sứ Model 2005 hoàn thành phục hình răng sứ thẩm mỹ cao cấp với hình dáng và máu sắc hoàn toàn tự nhiên trong thời gian từ một đến 2 ngày. Với hệ thống này những răng bị sâu lớn hay bị vỡ lớn chỉ còn chân răng sẽ được tái tạo lại như răng thật. Hiện nay tuy có nhiều tiến bộ về mặt kỹ thuật nhưng tuỳ theo số lượng răng mất, tùy theo loại mất răng, tùy theo tình trạng của các răng còn lại trên hàm mà Bác sỹ sẽ quyết định thực hiện loại phục hình nào: Phục hình răng cố định hoặc phục hình răng tháo lắp. Trước khi phục hình Sau khi phục hình
|
|
|
Post by NHAKHOA on Jul 9, 2009 17:10:00 GMT -5
|
|
|
Post by NHAKHOA on Jul 9, 2009 17:16:10 GMT -5
|
|
|
Post by NHAKHOA on Aug 30, 2009 18:07:43 GMT -5
Răng sạch, bệnh giảm Vệ sinh răng miệng đúng cách và sức khỏe răng miệng tốt sẽ giúp cải thiện sức khỏe toàn cơ thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng và cả duy trì trí nhớ tuổi già. Không bao giờ là quá sớm để dạy trẻ cách chăm sóc răng và nướu - thói quen sức khỏe được học từ thời thơ ấu sẽ theo trẻ đến hết cuộc đời. Và nếu bạn coi thường vệ sinh răng miệng thì hãy nhớ bạn là một tấm gương để trẻ nhìn vào. Hãy luôn nhớ 6 lý do sau để luôn giữ gìn sức khỏe răng miệng: Tăng cường sự tự tin Các bệnh về nướu lợi và sâu răng thường không chỉ gây đau nhức, khó chịu mà còn tạo ra hơi thở hôi - ảnh hưởng tới sự tự tin. Nếu răng miệng sạch, không bệnh tật, chất lượng cuộc sống cũng sẽ tốt hơn - bạn có thể ăn mọi thứ, ngủ ngon hơn và tập trung cho công việc, không bị “quấy rối” bởi đau răng hay viêm miệng. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim Các viêm nhiễm mãn tính ở lợi liên quan với các bệnh tim mạch như bệnh tim, nghẽn mạch máu và đột quỵ. Qua nhiều nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy duy trì sức khỏe răng miệng sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi các căn bệnh nghiêm trọng và nâng cao thể trạng. “Bảo quản” trí nhớ Những người bị viêm lợi, nướu (lợi sưng, chảy máu) thường có trí nhớ kém hơn và các kỹ năng nhận thức cũng kém hơn những người mà có sức khỏe răng miệng tốt hơn, theo báo cáo đăng tải trên tạp chí Neurology, Neurosurgery & Psychiatry. Những người có bệnh răng miệng cũng diễn đạt kém hơn (do khả năng “lôi” từ chậm hơn) và tính toán cũng chậm chạp - 2 kỹ năng vốn được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. Giảm nguy cơ viêm nhiễm Sức khỏe răng miệng kém còn liên quan với sự gia tăng nguy cơ nhiễm trùng. Trong một nghiên cứu, những bệnh do vệ sinh răng miệng kém và những bệnh bao quanh chân răng liên quan với chứng viêm phổi ở người già. Vi khuẩn trong miệng có thể “chu du” xuống phổi, gây viêm và làm cho các bệnh ở phổi nặng hơn. Một nghiên cứu khác cho thấy sự liên quan giữa bệnh nướu lợi với viêm thấp khớp, một dạng bệnh tự miễn dịch mà gây ra viêm các khớp. Các chuyên gia cho biết, chất hóa học phá hủy sự kết nối giữa các khớp được sinh ra từ quá trình viêm nướu lợi. Chế độ ăn cân bằng, đi khám định kỳ răng miệng và vệ sinh răng miệng tốt sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ sâu răng và các bệnh nướu lợi. Luôn chải răng ít nhất 2 lần/ngày và dùng chỉ tơ nha khoa. Dùng nước xúc miệng kháng khuẩn hay kem đánh răng giúp giảm thiểu tình trạng vi khuẩn trong miệng. Duy trì đường huyết ổn định nếu bị tiểu đường Những người mắc bệnh tiểu đường cũng thường bị các bệnh nướu lợi. Bệnh tiểu đường thường làm khả năng chống chọi với vi khuẩn của cơ thể trở nên kém hơn, trong đó có các viêm nhiễm, bao gồm cả viêm lợi… từ đó dẫn tới các bệnh nướu lợi nghiêm trọng. Một số chuyên gia nhận thấy những người có bệnh tiểu đường sẽ mắc các bệnh ở nướu lợi nặng hơn những người bình thường. Và kéo theo đó là việc kiểm soát đường huyết khó khăn hơn. Giảm nguy cơ viêm nướu lợi bằng cách bảo vệ sức khỏe răng miệng sẽ giúp kiểm sóa được mức đường huyết ở bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường. Giúp thai phụ sinh con đủ tháng đủ ngày Những phụ nữ bị mắc bệnh nướu lợi trong thời kỳ mang thai thì dễ sinh non và sinh trẻ nhẹ cân. Tuy nhiên, không phải tất cả các nghiên cứu đều công nhận sự liên quan này nhưng duy trì sức khỏe răng miệng sẽ tốt hơn cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Vì thế, nếu đang mang thai, hãy đi khám nha sĩ thường xuyên. Theo WMD/Dân trí **************************** Bệnh Hôi MiệngNếu bạn đi vào khu bán thuốc vệ sinh răng miệng của một nhà thuốc lớn như Sav-On chẳng hạn, bạn sẽ thấy một “rừng” thuốc xúc miệng, xịt miệng hay kẹo ngậm để chống bệnh hôi miệng. Điều này chứùng tỏ bệnh hôi miệng rất thông thường. Ít nhất là trong một thời gian nào đó, chúng ta đều có lần bị hôi miệng. Đối với những ai làm nghề phải tiếp xúc nhiều với ngừơi khác, chuyện giữ cho hơi thở thơm tho là một điều không thể làm ngơ. Tuy nhiên, những sản phẩm nói trên chỉ chữa được chứng hôi miệng trong nhất thời và có lẽ không hiệu nghiệm gì hơn cách đánh răng và xúc miệng bằng nước thường. Vậy tại sao ta bị bệnh hôi miệng và đâu là cách chữa hiệu nghiệm nhất? Nguyên nhân Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng 1.Thức ăn: Thức ăn dính chung quanh răng sẽ gây ra mùi hôi. Những thức ăn như hành tỏi và một vài loại thực vật khác cũng có thể gây ra hơi thở hôi. Những thực vật này, sau khi tiêu hóa ở bao tử và ruột, được hấp thụ vào máu lên đến phổi và bốc ra theo hơi thở cho đến khi chúng ra hết khỏi cơ thể chúng ta. Rượu cũng tiêu hóa theo cách này, do đó người ta có thể đo nồng độ rượu trong hơi thở. 2.Bệnh răng: Không giữ vệ sinh răng miệng và bị bệnh viêm nướu là những nguyên nhân gây ra hôi miệng. Nếu bạn không đánh răng hay floss mỗi ngày, thức ăn dính trong miệng sẽ hấp thu những vi trùng gây ra mùi hôi. Một lớp vi trùng dinh dính sẽ đóng màng trên răng. Nếu ta không đánh răng để quét lớp màng này đi, nó sẽ gây sưng nướu và sâu răng. Sau cùng, những túi vi trùng này sẽ đóng giữa các răng gây ra bệnh viêm nướu làm hôi miệng. Những bộ răng giả không đeo vừa cũng có thể gây ra những túi chứa vi trùng và màng thức ăn khiến gây ra hôi miệng. 3.Khô miệng: Nước miếng giúp ta giữ miệng sạch và ướt. Miệng khô sẽ làm cho những tế bào chết nằm dímh trên lưỡi, nướu răng và trong má. Những tế bào này sau đó bị hư hoại và gây ra mùi hôi. Khi ngủ, miệng chúng ta bị khô, do đó, sáng ra hơi thở của chúng ta không được thom tho cho lắm. Nếu bạn ngủ há miệng, bạn càng bị khô miệng nhiều hơn và hôi hơn. Hút thuốc, uống một vài thứ thuốc, hoặc bị bệnh tuyến nước bọt cũng có thể làm khô miệng kinh niên. 4.Bệnh: Bệnh nhiễm trùng phổi kinh niên hay sưng nhọt trong phổi sẽ gây ra mùi rất hôi trong hơi thở. Nhiều bệnh khác gây ra những mùi hôi đặc biệt: bệnh suy thận gây ra mùi hôi như nước tiểu, bệnh suy gan gây ra mùi hôi cá tanh. Bệnh tểu đường không được chữa gây ra mùi trái cây, bệnh bao tử nói chung cũng có thể gây ra mùi hôi. 5.Bệnh tai mũi họng: Người bị viêm xoang mũi có thể thở mùi hôi vì nước mũi chẩy xuốùng đằng sau họng gây ra mùi hôi. Một em bé có thể nhét một vật gì đó vào mũi, lâu ngày gây ra mùi hôi. Nhiễm trùng cổ họng cũng có thể gây mùi hôi. Bệnh sưng cuống phổi và những bệnh hô hấp khác cũng có thể làm khạc đờm có mùi hôi. Những mụn trong miệng như canker sore cũng có thể gây mùi hôi, nhất là đi kèm với bệnh viêm nướu. 6.Thuốc lá: Hút thuốc làm khô miệng khiến thở hôi, ngoài ra thuốc lá cũng có mùi hôi riêng của nó. Người hút thuốc cũng dễ bị bệnh viêm nướu khiến hôi miệng. 7.Nhịn ăn quá nhiều: Ngừơi ăn quá ít có thể thở ra mùi hôi như trái cây do bị ketoacidosis. Khi nào cần đi khám bệnh Đa số chúng ta có thể làm mất mùi hơi thở hôi bằng cách giữ vệ sinh răng miệng. Nếu đã giữ vệ sinh mà vẫn còn mùi hôi, nên đi gặp nha sĩ và bác sĩ. Cách tự săn sóc cho khỏi bị hôi miệng 1.Đánh răng sau khi ăn 2.Floss răng ít nhất ngày 1 lần 3.Nạo lưỡi: có thể dùng đồ nạo lưỡi hay dùng bàn chải . 4.Giữ bộ răng giả cho sạch, chùi rửa mỗi ngày. 5.Uống nhiều nước: uống nhiều nước lạnh mỗi ngày để giữ cho miệng khỏi khô, không nên uống cà phê, nước ngọt hay rượu. Nhai kẹo gum hay ngậm kẹo (không có đường) giúp nước miếng tiết ra nhiều, quét các thức ăn dư và vi trùng trong miệng đi. Nếu bạn bị khô miệng kinh niên, bác sĩ có thể cho toa mua nước bọt nhân tạo hay thuốc giúp ra nước bọt nhiều. 6. Dùng bàn chải đánh răng mới: thay bàn chải mỗi 3 hay 4 tháng. 7. Đi khám răng định kỳ, ít nhất là mỗi 6 tháng
|
|
|
Post by NHAKHOA on Aug 30, 2009 18:18:24 GMT -5
Cách ngừa viêm lợi Cháu năm nay 16 tuổi, rất hay bị viêm lợi mặc dù cháu giữ vệ sinh răng miệng rất cẩn thận. Xin hỏi bác sĩ có cách nào phòng ngừa được bệnh này không? Lê Hải Dương (Thanh Hóa) Lợi là hàng rào bảo vệ, chống lại vi khuẩn, các độc tố tấn công răng.Lợi bị viêm khi mất cân bằng giữa sự chống đỡ của hệ miễn dịch tại chỗ và vi khuẩn nằm trong mảng bám răng và cao răng. Nguyên nhân gây viêm lợi có thể do thay đổi nội tiết, hormon (như dậy thì, mãn kinh, mang thai), răng khôn mọc lệch, vệ sinh răng miệng kém. Triệu chứng viêm lợi là đỏ, miệng có mùi hôi, chân răng tự nhiên chảy máu. Viêm lợi không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn tới viêm quanh răng. Theo thư cháu nói giữ vệ sinh răng miệng rất tốt mà vẫn hay bị viêm lợi thì cháu phải tới bác sĩ nha khoa khám, lấy cao răng và những mảng bám quanh răng, uống thuốc nếu lợi chảy máu. Để hạn chế viêm lợi, tốt nhất hãy đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần để được lấy cao răng, phát hiện răng sâu. Việc chải răng đúng cách cũng là vấn đề rất quan trọng phòng ngừa viêm lợi. Theo BS. Đình Phúc SK&DS ******************************* ADN cổ đại sâu răng cho thấy ảnh hưởng của việc thay đổi chế độ ăn uống Bởi các biên tập viên DentistryIQ SuuTamDNA từ cao răng được bảo quản trên răng của bộ xương cổ đã tiết lộ những hậu quả của những thay đổi trong chế độ ăn uống và sức khỏe của con người từ thời kỳ đồ đá hiện đại ngày nay. Cao răng nha khoa Dữ liệu di truyền cổ đại cho thấy tác động tiêu cực và thay đổi canh tác và sản xuất thực phẩm đã có sự phát triển của các vi khuẩn trong miệng của chúng tôi. LIÊN QUAN | Các nhà nghiên cứu phát hiện ra bằng chứng mới của nha khoa cổ xưa LIÊN QUAN | Các nhà khảo cổ phát hiện ra bộ xương cổ đại với hàm răng nhúng vào trong một khối u vùng chậu Một nhóm nghiên cứu quốc tế, dẫn đầu bởi Đại học của Trung tâm của Adelaide cho DNA cổ (ACAD), cùng với trường Đại học Aberdeen và Viện Sanger ở Cambridge, đã công bố kết quả Nature Genetics vào ngày 17 tháng Hai, 2013. Dự án đồng lãnh đạo Giáo sư Keith Dobney, chủ tịch của thế kỷ thứ sáu palaeoecology con người tại Đại học Aberdeen cho biết: "Điều này cung cấp cho chúng tôi với một cửa sổ hoàn toàn mới về cách mọi người sống và chết trong quá khứ. Hiểu biết lịch sử di truyền thực sự của bệnh, chúng tôi vẫn bị từ ngày hôm nay sẽ giúp chúng tôi hiểu rõ hơn và thậm chí đối xử với họ. "Có khả năng để theo dõi chúng qua thời gian có ý nghĩa rất lớn đối với sự hiểu biết về nguồn gốc và lịch sử của sức khỏe con người - bằng chứng khảo cổ cực kỳ có liên quan và quan trọng để nhân viên y tế và di truyền học hiện đại ngày nay." Các nhà nghiên cứu đã trích ADN từ cao răng (vôi hóa mảng bám răng) từ 34 bộ xương phía Bắc thời tiền sử châu Âu của con người, và bắt nguồn từ những thay đổi trong bản chất của vi khuẩn trong miệng từ săn bắn hái lượm, thông qua những người nông dân đầu tiên Tuổi và thời gian sau đó đồng thời Trung Cổ. Thoi ky đồ Dong / phụ nữ La Mã hiển thị :da voi nha khoa bam vao rang, da co từ xua . HInh tu Cambridge, Vương quốc Anh. Một người đàn ông từ nền văn hóa nông nghiệp đầu tiên của châu Âu, khoảng 7.000 năm trước đây cho thấy da voi nha khoa bam vao răng va su tăng trưởng trên răng . Đức. Trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư Alan Cooper, giám đốc của ACAD cho biết: "Đây là kỷ lục đầu tiên của quá trình tiến hóa của chúng ta trong vòng 7.500 năm qua đã ảnh hưởng đến các vi khuẩn chúng ta thực hiện với chúng tôi và hậu quả sức khỏe quan trọng của chúng. "Oral vi khuẩn trong con người hiện đại rõ rệt ít đa dạng hơn so với quần thể di tích lịch sử và điều này được cho là để đóng góp vào miệng và các bệnh mãn tính khác trong lối sống công nghiệp." Sự phát triển của nông nghiệp khoảng 10.000 năm trước đây đã gây ra một sự thay đổi lớn trong chế độ ăn uống của con người, dẫn đến một tác động đáng kể đến sức khỏe của chúng ta. Điều này cũng đúng của động thái gần đây nhiều hơn nữa để ăn bột chế biến cao và đường, cả hai đều đã đóng góp trực tiếp vào vấn đề sức khỏe chúng ta thấy ngày nay như sâu răng, bệnh tiểu đường, và bệnh tim. GS Cooper nói thêm: "Thành phần của vi khuẩn đường miệng thay đổi rõ rệt với sự ra đời của nông nghiệp, và lại vào khoảng 150 năm trước. Với việc giới thiệu đường chế biến bột trong cuộc Cách mạng công nghiệp, chúng ta có thể thấy một sự đa dạng đáng kể giảm vi khuẩn trong miệng của chúng tôi, cho phép thống trị sâu răng gây giống. Miệng hiện đại về cơ bản tồn tại trong một bệnh tật vĩnh viễn ". Trớ trêu thay, sự ra đời của đường và carbohydrate đóng góp vào sự gia tăng các mảng bám răng mà bây giờ nắm giữ các thông tin quan trọng, các nhà khoa học đang nghiên cứu. Giáo sư Dobney thêm: "Cho đến nay chúng ta đã có chủ yếu dựa trên các bằng chứng gián tiếp hoặc các tài liệu lịch sử cho chúng tôi biết những gì mọi người ăn và những loại căn bệnh mà họ phải chịu đựng trong quá khứ. Nhưng bây giờ chúng tôi có thể trực tiếp trích xuất thông tin di truyền của chế độ ăn uống và sức khỏe từ cao răng trên răng - đó là rất phong phú và được bảo quản tốt trong hồ sơ khảo cổ học - và chúng tôi có một nguồn thông tin duy nhất kéo dài hàng ngàn năm trước hoàn toàn mới " Tiến sĩ Julian Parkhill, đồng tác giả từ Viện Wellcome Trust Sanger cho biết: "Chúng tôi đã cho thấy rằng trình tự di truyền không bị giới hạn với các mẫu hiện đại trình tự hệ vi sinh vật đường uống của quần thể khác nhau, qua các thời đại, từ khắp nơi trên thế giới sẽ cho chúng tôi biết làm thế nào. thức ăn khác nhau đã ảnh hưởng đến sức khỏe con người, mở ra một khu vực hoàn toàn mới của nghiên cứu. Giáo sư Dobney và Giáo sư Cooper đã được làm việc trên dự án trong 17 năm qua, nhưng chỉ từ năm 2007 đã có thể thực hiện nghiên cứu trên là kết quả của phòng thí nghiệm siêu sạch của ACAD và khử nhiễm và các giao thức xác thực nghiêm ngặt. Nhóm nghiên cứu hiện đang mở rộng nghiên cứu qua thời gian, và trên thế giới, bao gồm cả các loài khác như người Neanderthal.
|
|
|
Post by NHAKHOA on Dec 2, 2009 15:34:45 GMT -5
Be Your Own Dentist 7 maladies of the mouth and how to treat them—yourself. By the Editors of Men's HealthFind more
Sensitive teeth
Cause: Exposed nerve roots, often from receding gums.
Treatment: Lay off the whitening, tartar-control and baking-soda toothpastes—they're abrasive and can contain phosphates, which make teeth sensitive. Don't brush too hard, which can lead to recessed gums, says Sherri Worth, D.D.S., a celebrity cosmetic dentist. If pain persists, visit your dentist for a prescription fluoride treatment to toughen up your choppers. While you're at it, fortify your entire body against time.
Lost tooth
Cause: d**embe Mutombo, inline skates, Jell-O shots or all three
Treatment: Rinse it off and push it back in right away, then bite down gently on a soft cloth or moistened tea bag to hold it in place. Knocking out a tooth tears the periodontal ligaments, but some might still cling to the tooth. If reconnected early enough, they can reattach to the gums. The tooth will feel strong in a few days and could be good as new in a month or two, says Dr. Worth. Want to make sure? See a dentist.
Burned palate Cause: Hot pizza, impatience
Treatment: Burning the roof of your mouth softens the tissue, making it more prone to infection, says Pia Lieb, D.D.S., a cosmetic dentist in New York City. She recommends using Kenalog in Orabase, a corticosteroid paste that creates a protective coating on the burn and speeds healing. For more help, follow these tips from top medical experts to control the worst pains.
Burned tongue
Cause: Hot coffee, improper flame-breathing technique
Treatment: Rinse your mouth with a solution of 1 teasthingy of salt and a cup of warm water. "It's actually very soothing," says Dr. Worth. The salt can draw infection to the surface of the tissue, where the body eliminates it, and salt helps neutralize the acidic environment that fosters bacteria.
Jaw soreness
Cause: Possibly temporomandibular joint disorder, or TMD, which can lead to splitting headaches marked by pain radiating down the front of your ears to your jaw. The improper alignment of your jaw leads to unconscious grinding of the teeth, often at night.
Treatment: "Your muscles are looking to find comfort, so you move your jaw around constantly," Dr. Lieb says. Try sleeping on your side or back with a supportive pillow, instead of facedown. If you still don't sleep soundly, try these strategies for a peaceful night's rest every night.
Canker sore
Cause: There are numerous possible causes but Cap'n Crunch, Doritos, salsa, and other sharp and spicy foods can further irritate the sore. Avoid mixing them.
Treatment: Apply vegetable oil to a cotton ball and hold it against the sore three or four times a day. "The oil helps coat the sore and protect it from irritation," says Mary Ellen Camire, Ph.D., a Men's Health nutrition advisor.
Chipped or cracked teeth
Cause: Temperature disparity that occurs when you bite into hot food then swig an ice-cold drink. "Between the expansion and contraction, cracks will form on your enamel," says Richard Price, D.M.D., a consumer advisor for the American Dental Association.
Treatment: A chip can be the San Andreas Fault; your tooth can be California, sliding gently into the ocean. Or the chip or crack could simply leave you susceptible to infection and decay. A dentist can bond or seal the tooth, repairing chips while keeping your choppers safe from ending up a dental dead zone. And remember not to brush too hard—being a clean freak can be bad for you. Find out if your habits are actually breaking down your body.
|
|
|
Post by NHAKHOA on Mar 30, 2010 3:45:48 GMT -5
Cấy ghép Implant Những thắc mắc thường gặp1
1-Cấy ghép răng có đau không, có phải là một phẫu thuật nặng nề không?
Cấy ghép răng không phải là một phẫu thuật nặng nề vì:
- Chỉ cần gây tê tại chỗ vùng cấy ghép răng như một cuộc nhổ răng thông thường
- Với các kỹ thuật mới hiện nay việc đặt Implant rất đơn giản, nhẹ nhàng...
- Hậu phẫu không sưng đau, bạn có thể trở lại làm việc ngay sau khi đặt Implant.
2- Răng Implant có bị đào thải, có gây hại gì đối với cơ thể không?
Trụ Implant được làm bằng Titanium. Titanium là kim loại tương hợp sinh học cao với cơ thể con người và qua nghiên cứu lâu dài người ta nhận thấy nó không có một tác động xấu nào đến cơ thể. Do đó ngoài việc ứng dụng implant trong phục hồi răng mất, Titan còn được sử dụng để phục hình khuôn mặt, khớp,tay chân...
Khi đặt Implant trong xương hàm, tế bào xương sinh sản và phát triển trên bề mặt titanium, tạo thành một liên kết chắc chắn. Trụ titanium lúc này trở thành một chân răng vững chắc như răng thật.
3- Răng cấy ghép sử dụng được bao lâu?
. Răng cấy ghép tồn tại lâu dài với các chức năng giống như răng thật. Răng cấy ghép có thể sử dụng suốt đời. Cũng như răng thật, bạn muốn răng khỏe mạnh, tồn tại bền lâu thì bạn cần chăm sóc, vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng như Bác sĩ Nha khoa hướng dẫn và tuân thủ lịch tái khám đều đặn.
Trường hợp Cấy ghép răng đầu tiên trên thế giới năm 1965, sau 40 năm vẫn tồn tại và ăn nhai tốt.
4- Chi Phí thực hiện implant bao nhiêu? Chi trả như thế nào? Chi phí làm implant phụ thuộc vào loại và vị trí implant được cấy ghép. Hiện nay tại Nha Khoa Toàn Cầu sử dụng nhiều loại implant tiên tiến trên thế giới, phổ biến đó là Nobel Biocare (USA) và MIS (Ireland), DIO (Hàn Quốc)... Việc chi trả thông thường được chia làm 2 lần. Một lần vào lúc cấy ghép implant và 1 lần vào lúc gắn răng sứ hoàn tất.
Hiện nay chi phí điều trị để có 1 implant và răng giả trên implant tại Mỹ dao động từ 1800USD - 2500 USD. Còn tại Việt Nam, với implant cùng loại, chất lượng điều trị tương đương thì chi phí cho cấy ghép thấp hơn do giá nhân công rẻ hơn và phần lớn là để mua implant và khấu hao trang thiết bị.
Chi phí cấy ghép implant tại Nha Khoa Toàn Cầu phụ thuộc vào loại implant được cấy ghép: * Implant Nobel Biocare - Implant của Mỹ : Tổng chi phí là 1000 USD ( Bao gồm implant và răng sứ bên trên). Được chia làm 2 giai đoạn chi trả. + Lần 1: Cấy implant - Trả 600 USD. + Lần 2: Gắn Abutment và làm răng sứ bên trên: 400 USD. ( Răng sứ bên trên là răng sứ kim loại, trong trường hợp nếu quí khách muốn chọn loại sứ khác như răng toàn sứ hay sứ quí kim thì chi phí sẽ thay đổi. Mức thay đổi tuỳ theo loại sứ mà quý khách chọn).
* Implant MIS - Implant công nghệ Mỹ do Ireland sản xuất: Tổng chi phí cho 1 implant và răng sứ bên trên là 800 USD. Cũng được chia làm 2 giai đoạn chi trả: + Lần 1: Cấy implant - Trả 400 USD. + Lần 2: Gắn Abutment và làm răng sứ bên trên: 300 USD.
* các răng nhịp (không có implant) trên cầu răng Implant là 100 USD/răng cho sứ kim loại, ... * tùy theo đợt khuyến mãi hay thời điểm mà giá có thể thay đổi, xin vui lòng liên hệ với Nha Khoa Toàn Cầu để biết thêm chi tiết.
5- Ưu điểm của cấy ghép - implant răng?
Các kỹ thuật làm răng giả thông thường có các nhược điểm như: + Với hàm giả tháo lắp: Thường gây vướng víu trong miệng, chức năng ăn nhai không cao, giảm cảm giác ngon miệng khi ăn, trở ngại cho việc phát âm, các móc có thể làm hư các răng thật, xương sóng hàm tiêu dần khiến hàm giả lỏng lẻo và sau một thời gian mang phải chỉnh sửa hoặc làm lại. + Với cầu răng: Cầu cho chức năng ăn nhai gần như là răng thật nhưng phải mài các răng thật kế cận nhỏ bớt để bọc mão làm trụ cầu. Xương hàm nơi mất răng cũng tiêu dần, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt.
Cấy ghép răng implant giúp khắc phục được các nhược điểm của hàm giả tháo lắp và cầu răng: * Cho chức năng ăn nhai tốt. * Không làm tổn hại các răng thật khác. * Ngăn chặn tình trạng tiêu xương, giữ cho xương hàm không bị tiêu đi và gương mặt sẽ không bị biến dạng. * Cảm giác thoải mái tự tin như chính răng thật của bạn. * Cấy ghép răng không làm khó chịu như nhiều điều trị nha khoa khác. Cấy ghép răng nhẹ nhàng hơn nhổ một cái răng hay mài răng để làm cầu răng. * Răng cấy ghép có thể tồn tại suốt đời.
Hậu quả của bệnh răng miệng khá nặng nề, chúng gây đau đớn, mất chức năng vận động răng miệng và giảm chất lượng cuộc sống (do khi bị mất răng, sẽ làm việc ăn nhai khó khăn và giảm sự tự tin trong giao tiếp). Do đó, chi phí thực hiện implant tuy khá cao nhưng với sự bền vững lâu dài và những lợi ích mà răng cấy ghép mang lại cho cuộc sống của bạn là vô giá.
6- Thời gian để có được răng cấy ghép là bao lâu? Với các kỹ thuật mới hiện nay thì chỉ trong một ngày là bạn đã được đặt xong Implant, tuỳ trường hợp có thể gắn mão tạm ngay hay sau vài ngày. Gắn răng hoàn tất chỉ trong vòng 1 tuần hoặc đến 6 tháng phụ thuộc vào tình trạng xương hàm và sức khỏe của bạn. Chỉ đôi ba lần đến phòng mạch là bạn đã có được chiếc răng cấy ghép hoàn hảo.
Trung bình mỗi implant được cấy ghép trong vòng 20 - 30 phút. Một ca cấy ghép từ 4 - 6 implant chỉ trong vòng từ 1h30 - 2h.
Với các khách hàng ờ xa hay cấy ghép implant toàn hàm, xương hàm mỏng... việc đi lại không được thuận tiện thì lần thực hiện gắn răng hoàn tất có thể sau 1 năm.
Ngoài ra, với đặc điểm chuẩn của một thương hiệu implant trên toàn cầu, bạn vẫn có thể cấy ghép implant ở một nơi và thực hiện răng giả trên implant tại một nơi khác, chỉ cần bạn có đầy đủ thông tin về chủng loại implant bạn đã cấy ghép trước đây.
7- Bạn nên đi Cấy ghép răng khi nào? Nếu bạn mất răng thì nên đi Cấy ghép răng càng sớm càng tốt, tránh cho xương hàm tiêu nhiều hơn.
Nếu bạn có các răng bị hư cần phải nhổ, thì nên nhổ càng sớm càng tốt vì bệnh lý của răng sẽ làm tiêu xương hàm rất nhanh và nên nhổ với kỹ thuật đặc biệt để tránh làm tổn thương xương ổ răng. Tốt nhất là đặt implant ngay lúc nhổ răng nếu tình trạng xương, nướu cho phép (đặc biệt là vùng răng cửa ) nếu không thì đặt implant sau một vài tháng khi vết nhổ đã lành thương.
8- Mất răng và những hậu quả do mất răng như thế nào? Khi một hay nhiều răng của chúng ta bị mất đi, nếu chúng ta không có biện pháp kịp thời để bảo vệ những răng còn lại (như phục hình răng giả hay cấy ghép - implant răng ) cho những chỗ trống răng thì các răng còn lại sẽ di chuyển làm thưa răng hay bị xô lệch, răng đối diện răng mất sẽ bị thòng hay nhô lên, xương hàm bị tiêu đi gây biến dạng khuôn mặt,...làm mất sức nhai và gây ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe, sự thẩm mỹ của nụ cười, khuôn mặt... Do đó đặt Implant càng sớm càng tốt và là một trong những giải pháp tối ưu để khôi phục lại những răng bị mất.
|
|
|
Post by NHAKHOA on May 26, 2010 14:19:59 GMT -5
Loại vi khuẩn mới gây bệnh răng miệngMột loại vi khuẩn mới, phát triển ngày càng mạnh trong miệng người, có thể góp phần gây bệnh nướu và sâu răng vừa được các nhà khoa học Trường King’s College London phát hiện, đặt tên là "Prevotella histicola". GS. William Wade (Viện Nha khoa, Trường King’s College London) đã tìm thấy 3 loại sinh vật mới ẩn bên trong lớp thịt của miệng và cái tên “histicola” để thể hiện điều đó, có nghĩa là “nơi cư trú của các mô” trong tiếng Latin. Theo GS. Wade, “miệng của một người khỏe mạnh là nơi trú ngụ của vô vàn các vi trùng khác nhau, trong đó có cả virus, nấm, sinh vật đơn bào và vi khuẩn. Vi khuẩn chiếm số lượng đông đảo nhất – có khoảng 100 triệu vi khuẩn trong mỗi một mml nước bọt và hơn 600 loại vi khuẩn khác nhau trong miệng". Họ vi khuẩn Prevotella có liên quan đến rất nhiều loại bệnh đường miệng cũng như các bệnh nhiễm trùng trong các bộ phận khác của cơ thể. GS. Wade cho biết ông đã thành công khi tìm ra những loại vi khuẩn mới ở mô khỏe mạnh bình thường lẫn những vi khuẩn sống bên trong các tế bào ung thư miệng. “Điều này khẳng định lại rằng vi khuẩn đường miệng có thể xâm nhập vào cả mô và tế bào đơn”. Bệnh sâu răng và các bệnh liên quan đến nướu là những loại bệnh vi khuẩn thường gặp nhất ở con người. Phát hiện nói trên có thể giúp cho các nhà khoa học hiểu về những thay đổi trong các hoạt động của vi khuẩn dẫn tới các vấn đề về răng miệng. Giáo sư Hugh Pennington, giáo sư danh dự về ngành Vi trùng học tại trường Đại học Aberdeen cho biết, việc tiếp tục kiểm tra các loại vi khuẩn chưa được biết đến là hết sức quan trọng đặc biệt đối với những loại vi khuẩn có thể gây bệnh. Ông cũng khẳng định, việc tiến hóa không ngừng của vi khuẩn cho thấy khả năng về một sự thay thế không ngừng và không có điểm dừng của các loài và giống mới. Mai Trang (Theo BBC)
|
|
|
Post by NHAKHOA on Jun 1, 2011 21:56:04 GMT -5
Better Teeth, Happier You Your lips may be moving, but it's your teeth that are talking. People with straight, white smiles appear more successful, more intelligent and happier in their careers than those with crooked, stained teeth, according to a study by Beall Research and Training in Chicago. And get this: A smile can also function like a souped-up anti-aging cream. In a Roper survey based on before and after photos, 41 percent of Americans said aligning a set of crooked teeth subtracted five years (yes, five!) from a person's overall look. Got a grin that's less than stellar? No worries: It's never been easier to perfect your pearly whites. Target your smile wishes here, then discover the at-home and professional fixes that will make them come true quickly, painlessly and—in many cases—on the cheap! Smile Wish: A Straight Lineup Best fix: If teeth need only a bit of shifting, a device called a spring retainer (about $400) can be an alternative to a metal-mouth look. "Springs are strategically placed on the back of a traditional wired retainer to push problem teeth into line in about four months," says John Walker, D.M.D., a dentist in Johnstown, Pennsylvania. The retainer must be activated, or engaged, monthly by your dentist, who will also run a thin, sandpaperlike sheet between teeth to make room for movement. One slight snag: The device works better on bottom teeth—their roots are attached to thinner, easier-to-move bones, Dr. Walker says. The most discreet alternative, the Invisalign system, works on top and bottom teeth. The series of about 12 to 30 clear plastic trays (each one, a "straighter" version of the last, is used for two weeks) must be worn 24/7, except when eating, flossing and brushing. The trays fit snugly over teeth, so they are nearly invisible (a film may be seen up close) and don't affect speech. The system is pricey ($3,500 and up), though, and patients with teeth that stick out in many positions can't wear them. In that case, traditional braces are best. Linguals, which can be mounted on the back of teeth, and braces made out of clear materials are the least noticeable, says Mark Bronsky, D.M.D., an orthodontist in NYC. mile Wish: Same-Length Teeth Without Gaps Best fix: Bonding, a tooth-colored resin that's hardened with a special light, fills in spaces and lengthens too-short teeth. Contouring, on the other hand, sands down long teeth to make them even with surrounding ones. For major gaps and serious staggering, veneers, thin sheets of porcelain, offer a more dramatic fix (but start at about $1,000 per tooth). Today's veneers are more realistic than the bulky Chiclets-style versions of the '80s and '90s: They are as thin as a contact lens and can be bonded directly to the tooth with minimal or no drilling. (Shaving the tooth to a peg was once the norm.) Also, "dentists customize them with slight imperfections—rounded edges, tiny notches—so they look like real teeth," says Jason Olitsky, D.M.D., a cosmetic dentist in Ponte Vedra Beach, Florida. Always ask to see before and after shots. And have your dentist apply temporary veneers (known as a trial smile and often included in the cost of veneers); they will be created with a resin that sticks on teeth for a day, so you can test-drive the look. Smile Wish: A Less-Gummy Smile Best fix: Time was, painful surgery (plus stitches and recovery time) was required to remove the excess gum tissue that makes teeth appear short. But lasers have replaced scalpels, vaporizing the tissue to expose more enamel. "Some people have 1 or 2 millimeters of healthy tooth under the gum—that may not seem like a lot, but it's enough to significantly lengthen the tooth," Dr. Olitsky says. (Cost varies but usually starts at $500; insurance may cover it.) Another fix: Botox. It may sound extreme, but "some people with normal teeth lengths have overactive muscles in the upper lip that expose too much gum line," says Steven Pearlman, M.D., a facial plastic and reconstructive surgeon in NYC. "Botox relaxes the muscles, so the lip doesn't lift as high." The treatment, which starts at $250, lasts about four months—but you must be comfortable with a syringe and find a board-certified dermatologist or facial plastic surgeon experienced with the procedure.
|
|
|
Post by NHAKHOA on Jun 1, 2011 21:58:00 GMT -5
Smile Wish: Whiter, Brighter Teeth Best fix: Many people think pro bleaching is the best way to make teeth sparkle. In fact, the near-$800 service is the number-one most requested dental service, according to the American Academy of Cosmetic Dentistry in Madison, Wisconsin. But believe it or not, you can get equally great results for around $40. "When used as recommended, at-home teeth-whitening products can offer comparable effects to in-office whitening treatments—at least a six-shade change," says Jonathan B. Levine, D.M.D., a cosmetic dentist in New York City. The difference: how soon you see results. "Pro treatments offer an instant wow effect, while store products work gradually, in about two to four weeks," Dr. Levine says. Choosing savings over speed? Strips work best on straight teeth, as they can't get into the nooks and crannies of crooked teeth. Paint- or rub-on products (such as the GentleWhite QuickStick, $65) can, however.
|
|
|
Post by NHAKHOA on Dec 12, 2011 18:55:31 GMT -5
Lịch sử phát triển của Răng giả Răng giả đã từng làm cho cuộc sống của hàng ngàn người chật vật khổ sở, kể cả George Washington, Tổng thống đầu tiên của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Chưa có phát minh nào chậm cải tiến như răng giả. Chúng được phát minh lần đầu tiên cách đây hàng ngàn năm. Người Etrusca đã làm những chiếc răng giả bằng xương hoặc bằng vàng lắp vào bên cạnh những chiếc răng thật. Mặc dù rất nhiều người đã xoay xở rất lâu, không ai có thể làm được như vậy suốt một trăm năm mươi năm. Cả một thời gian dài chỉ thấy những cái miệng móm mém.
Vấn đề chủ yếu mà những người làm răng giả ngày xưa phải đối phó là chất liệu. Theo gót người Etrusca, vàng trở nên thông dụng, nhưng ít người có đủ tiền để bịt răng vàng. Các loại chất liệu quý hiếm khác được sử dụng: xà cừ, đá mã não và bạc.
Người mang răng giả nổi tiếng trong lịch sử là George Washington - ông có cả một hàm răng giả bằng ngà - một loại chất liệu phổ biến khác. Ngà được lấy từ sừng của hà mã hay con walrus, và cả một hàm răng được tạc từ một mảnh ngà. Cứ nhìn những bức ảnh của vị tổng thống ta cũng thấy ngay rằng hàm răng giả làm ông đau đớn! Hàm răng của Washington không chỉ làm ông đau khi ăn uống, mà chúng thường làm ông nói vấp khi đang hùng biện và chúng bị hư hỏng dần.
Nếu Washington sống ở Pháp, có lẽ ông đã mang một hàm răng giả bằng sứ, do một người Pháp phát minh năm 1770. Một cái răng bằng sứ lấp lánh không bị hư, mặc dù màu trắng của chúng quá sáng và phải sơn màu cho sẫm hơn. Ngày nay vẫn còn một số người mang răng bằng sứ, nhất là khi chỉ có một cái lẻ.
Răng thật trồng thế vào cũng đã có thời thịnh vượng, nhưng chúng thường gây viêm dị ứng trong miệng và có thể rụng ra bất cứ lúc nào. Những chiếc răng thật này do những người nghèo bán cho nha sĩ, hoặc là răng của người chết, vì chúng thường rẻ hơn.
Một khi bạn đã định mang một hàm răng giả, bạn vấp phải vấn đề là làm sao để giữ chúng ở đó. Suốt một thời gian dài, người ta dùng lò xo để giữ miếng đế trên đó, gắn răng giả nằm đúng vị trí. Dĩ nhiên, đôi lúc lò xo sẽ bị trượt ra và hàm răng sẽ nhảy vọt ra khỏi miệng!
Chính cái nhược điểm này đã có lần cứu mạng một nhà truyền đạo sống trên đảo Fiji. Những thổ dân giận dữ phản đối sự có mặt của ông trong làng, đã đuổi theo nhà truyền giáo đáng thương đến tận một căn lều. Khi họ bước vào và chuẩn bị giết ông ta, ông đã nhả bộ răng giả ra và giơ lên trước mặt họ. Đám thổ dân không tin vào mắt mình nữa! Họ dẫn ông tới một thầy lang phù thủy có quyền lực lớn và sau đó để ông rời đảo vô sự.
Một nha sĩ người Mỹ hành nghề vào đầu thế kỷ 19 đã cho rằng lò xo là không cần thiết nếu miếng đế có thể vừa khớp với lợi. Ông phát hiện ra rằng khi không có khoảng trống giữa đế răng và vòm lợi, sức hút của chân không và một ít keo có thể giữ hàm răng giả rất chặt. Đó là một bước tiến rất lớn của lịch sử những hàm răng giả, nhưng rất nhiều năm sau, ý tưởng này mới thành hiện thực.
Tuy vậy, một đế răng hút chặt cũng không giải quyết hết mọi vấn đề của người mang răng giả - đó là làm sao để miệng của họ trông tự nhiên như mang răng thật. Nếu không có răng giả, miệng người ta trông rất kỳ cục. Mặt người đó như "lõm vào", mũi và cằm gần sát nhau đến mức đáng sợ. Nhiều năm qua, người ta mang răng giả chỉ vì một lý do - lấp khoảng trống. Ngày nay, chúng ta biết rằng răng giả rất cần cho sự nghiền nát và tiêu hoá thức ăn. Nhưng trước kia, người ta thấy ăn bằng răng giả thật khó nhọc và thường bỏ chúng ra khỏi miệng trước khi ngồi vào bàn.
Phát minh về cao su lưu hóa của Charles Goodyear đã thay đổi tất cả. Đó đúng là chất liệu dành cho miếng đế răng. Giờ đây răng giả được đổ khuôn cho khớp với miệng của từng người. Đồng thời giá cả một hàm răng giả cũng xuống đến mức những người nghèo trong số những người móm cũng có thể làm răng giả.
Thời gian trôi qua, cao su lưu hóa được thay bằng celluloid và bằng một loại chất dẻo tổng hợp. Và ngày nay, phổ biến trên toàn thế giới. Răng giả không những được đổ khuôn cho từng người, mà còn được làm sao cho màu hợp với từng hàm răng của mỗi người.
|
|
|
Post by NHAKHOA on Feb 18, 2013 11:39:08 GMT -5
Fact sheet: Dental calculusPosted by DentistryIQ Editors SuuTam Dental calculus is the calcified plaque, or tartar, that is removed with a dental scalar during regular dentist visits. It cannot be removed by brushing. It is analogous to concrete, and is composed of millions of bacterial cells calcified together with calcium phosphate which comes from the saliva. RELATED | The link between periodontitis and cardiovascular disease: A brief overview RELATED | State of the oral-systemic union: 2013 Oral bacteria are inherited from your primary caregiver in early childhood, and transferred between family members later in life. Importantly, dental plaque and calculus are increasingly linked to a range of systemic diseases including cardiovascular disease, premature birth, arthritis, and diabetes. For example, bacteria from dental plaque leak through the inflamed gums into the bloodstream, where they stimulate a permanent inflammation response, and are found in clumps on coronary artery walls. However, it is important to note that oral bacteria are also an important part of health, and are equally involved in repairing damage to teeth and preventing pathogens from colonizing. Prof. Alan Cooper, direct of the University of Adelaide’s Centre for Ancient DNA, comments, “The problem is that the natural human bacterial ecosystem has been massively altered by our adoption of the farming diet, which is enormous amounts of carbohydrates, and recently, processed sugar.” The idea for the project — Ancient tooth decay DNA reveals effects of changing diets — came 17 years ago when Prof. Cooper first met archaeologist Prof. Keith Dobney, now at the University of Aberdeen. While previous studies by Prof. Dobney and others had used microscopes to identify the range and number of bacteria present in dental calculus, and also the large amount of food preserved amongst the bacteria, it had proved impossible to accurately characterize the species present. "Over the past decade we tried several times to extract bacterial DNA from ancient calculus, but contaminating bacterial DNA in the enzymes and components impacted the experiments, so we had to wait for improvements in manufacturing” said Prof. Cooper. “We also had to develop ultra-clean laboratories at ACAD to provide a bacterial-free workspace.” This study is the first to show that DNA survives within dental calculus for long periods of time (>8 kyr), and that the DNA sequences recovered from ancient skeletons accurately relate to the oral bacteria present in the mouth of the individual during life. To test whether the microbial signal originated from the calculus alone, and not from other bacterial in the soil or water surrounding the specimen, the team analysed the microbial diversity inside the same teeth they collected calculus deposits from. If bacteria in the soil or water was penetrating the specimen and contaminating the results, the DNA sequences inside the tooth should resemble those recovered from the calculus. Instead, the DNA results from inside the tooth were completely different from the calculus, and were closer to environmental controls. While ancient microbial DNA has also been recovered from coprolites (preserved faeces), it is thought that much of the bacterial diversity relates to changes taking place after deposition, as both internal and external microbial communities start to break down the coprolite. In contrast, the microbes in dental calculus are already calcified in place at the time of death, and don’t undergo subsequent modification. This makes dental calculus a far more powerful record of ancient human microbiomes. Previous studies of early skeletons have shown a range of pathologies associated with the introduction of farming during the Neolithic (farming age), including a marked reduction in average population height, nutritional stress during youth, and increases in diseases such as arthritis and tuberculosis. These are thought to relate to the change from the diverse hunter-gatherer diet to one based mainly on carbohydrates from crops such as wheat, barley, and rye. The studies of dental calculus on the last hunter-gatherers, and early farming skeletons reveal a major change in oral microbes, with an overall reduction of diversity and an increase in bacteria associated with gum disease (periodontitis) and dental caries (holes in the teeth). However a far bigger, and more detrimental change occurred only 150 years ago, when the Industrial Revolution made processed sugar and flour readily available. At this point, the study shows that the oral microbial diversity in European skeletons plummeted, and became dominated by disease causing bacterial such as Streptococcus mutans, the main caries-causing microbe. Prof. Cooper described the modern oral environment a permanent disease state, where the reduced diversity of the ecosystem and large amounts of carbohydrates (especially sugar) allows pathogens to colonise and dominate. Prof. Corey Bradshaw, an ecologist, says that the same principles apply to both bacterial and standard ecosystems, and that reduced diversity is strongly associated with a reduced resilience to environmental change, such as invasive species. “Oral bacteria have been associated with a range of diseases, including diabetes, heart disease, and cancers” said Dr Adler. “One common cause of gum disease, Porphyromonas gingivalis, had been suggested to lie behind recent rises in heart disease. However, we were able to show it had not increased in prevalence over the past 7,000 years, suggesting it was not likely to be causative. However, it may well contribute to the disease by stimulating a permanent state of inflammation.”
|
|
|
Post by NHAKHOA on Apr 13, 2013 16:30:09 GMT -5
Hơi thở hôi, làm sao?
Hỏi: Tôi thường hay bị chứng hơi thở hôi. Tôi nghe nói dùng đồ nạo lưỡi sẽ đỡ hơn. Có đúng không?
Đáp: Hiện nay đồ nạo lưỡi (tongue srapers) có bán ở các hiệu thuốc tây và thường được cho là có thể giúp loại trừ hơi thở hôi. Người Việt Nam mình đã dùng đồ nạo lưỡi từ lâu, trước người Mỹ. Nhưng cây nạo lưỡi của người Mỹ trông rất “hiện đại”, có tay cầm và phần nạo lưỡi hình giống cái cuốc. Thực ra thì bất cứ miếng nhựa plastic dài nào cũng có thể dùng làm đồ nạo lưỡi. Có thể mua dây nhựa to bản dùng cột dây điện xài cũng tốt chán. Về sự hiệu nghiệm của cây nạo lưỡi, đã có một số nghiên cứu cho thấy nó có thể tạm thời loại trừ mùi hôi, nhưng không hẳn loại trừ vĩnh viễn. Nếu lưỡi bị một lớp trắng phủ lên do vi trùng mọc nhiều, dùng cây nạo lưỡi sẽ giúp bớt mùi hôi. Người hay hút thuốc, bị khô miệng, đang uống thuốc hay ít giữ vệ sinh răng miệng thường bị lưỡi trắng như vậy. Ông có thể dùng cây nạo lưỡi thường xuyên để giúp giảm bớt hơi thở hôi, nhưng điều chính yếu là nên giữ vệ sinh răng miệng tốt: -Đánh răng và lưỡi sau khi ăn -Dùng dây chỉ răng (dental floss) đúng cách ít nhất ngày một lần -Uống nhiều nước để tránh bị khô miệng -Đi khám răng thường xuyên Nếu đã thực hiện những điều trên và vẫn còn bị hơi thở hôi, có thể hỏi nha sĩ để tìm ra nguyên nhân và chữa trị.
Em bé đình công, làm sao? Hỏi: Baby của tôi tự dưng bỏ bú mẹ, làm cách gì cũng không chịu bú. Phải làm sao? Đáp: Có nhiều yếu tố khiến một em bé bỏ bú mẹ một thời gian sau khi đã bú ngon lành hằng mấy tháng. Thường thì điều này có nghĩa là có một chuyện gì bất thường xảy ra. Em bé có vẻ như rất hăng hái muốn bú nhưng sau đó lại nhả vú ra, không thiết bú hoặc khóc lên. Nhiều lúc em bé thình lình bỏ bú nhưng cũng có khi chuyên bỏ bú sẽ xảy ra từ từ. Nguyên nhân thường là: -Đau hoặc khó chịu: Em bé có thể đang mọc răng, bị đẹn hay bị lở miệng hoặc có thể đang bị viêm tai. Tất cả những điều này làm em bị đau khi nút vú. Sau khi chích ngừa, nếu đặt em nằm lên vết chích cũng có thể làm em đau. -Em đang bệnh. Nếu em bé bị cảm, em có thể bị nghẹt mũi khiến em không thở được khi bú mẹ. -Em bị lo ra hay bị stress. Có thể trước đó em chơi đùa quá mức, giờ bú bị trễ, hay xa me khá lâu khien em “gây gổ” khó chịu và khó bú. Phản ứng mạnh của mẹ sau khi bị em bé cắn vú cũng có thể làm em ngưng bú. Đôi khi, em bé không bú là vì đang lo ra mà thôi. -Có mùi và vị lạ. Mùi của bà có thể thay đổi sau khi dùng nước hoa, thuốc bôi da, hay xà bông mới, khiến em bé không muốn bú. Ngoài ra mùi vị của sữa mẹ cũng có thể thay đổi do thức ăn, kinh nguyệt hay nếu người mẹ cấn thai, điều này cũng có thể khiến em bỏ bú. -Lượng sữa mẹ bị giảm. Nếu cho em bé bú dặm sữa bình hay dùng núm vú giả nhiều quá, sữa mẹ có thể bị giảm. Đôi khi sữa mẹ bị giảm là dấu hiệu bà mẹ đang cấn thai. -Nên nhớ là dù em bé bỏ bú, điều này không có nghĩa là đã đến lúc cai sữa mẹ. Thường thì em bỏ bú không lâu và sẽ bú lại, không nên dứt sữa sớm. *Nên làm gì khi em bỏ bú? -Khi em bỏ bú mẹ thì cả em và bà mẹ đều khó chịu. Bà mẹ có thể bị tổn thương vì cảm thấy bị “ruồng rẫy”. Không nên tức tối vì đây không phải là lỗi của bà hay của bé mà nên kiên nhẫn. Để tránh bị cương sữa và để giữ cho sữa vẫn xuống, có thể nặn sữa ra theo đúng giờ bú của bé và cho bé ăn bằng muỗng, ống nhỏ giọt hay bú bình. -Tiếp tục cố gắng cho bú. Nặn sữa ra cho đầy núm vú hoặc vào miệng bé để khuyến khích em nút. Nếu em bé hây gỗ khó chịu, ngưng rối thử lại lần nữa. -Thay đổi vị trí cho bú. Nếu em bị nghẹt mũi, có thể nâng đầu cao lên trong khi cho bú. Cũng nên hút mũi bé bằng nước muối trước khi cho bú để bớt nghẹt. -Tránh để em bé lo ra bằng cách ngồi cho bú trong phòng im lặng và hơi tối. Hoặc xoay đầu cho em bé theo dõi chuyện em đang thích. -Ôm ấp bé nhiều cũng có thể khiến em trở lại thích bú. -Nếu em đang mọc răng, có thể dùng miếng vải lạnh rơ nướu trước khi cho bú. Khi em bé lỡ cắn vú, đừng phản ứng quá mạnh, chỉ nên cho ngón tay vào miệng bé để nó nhả vú ra. -Tìm xem có sự thay đổi những việc thường nhật không. Mẹ có đang bị stress không? Có đang uống một thuốc gì mới không? Có dùng mỹ phẩm, nước hoa, thuốc bôi gì mới không? Có thể đang cấn thai không? -Nếu em bé bỏ bú lâu hơn vài ngày, đi tiểu ít hơn thường lệ hay có nhiều câu hỏi, nên gặp bác sĩ để nói chuyện.
|
|
|
Post by NHAKHOA on Apr 13, 2013 16:49:56 GMT -5
Bệnh khô miệng (VienDongDaily.Com - 24/10/2012) BS. Nguyễn Thị Nhuận/Viễn Đông
Khô miệng là tình trạng miệng bị khô bất thường vì lượng nước bọt thuyên giảm nhiều. Ngoài chuyện làm người bệnh khó chịu, chứng khô miệng còn có thể làm họ ăn kém ngon và dễ bị sâu răng.
Triệu chứng Gồm có: - Cảm giác khô trong miệng - Nước bọt như đặc và dính hơn - Lở nứt ở khoé miệng - Môi khô nứt - Hơi thở hôi - Khó nói chuyện và nuốt - Vị giác như thay đổi - Đau cổ - Nhiễm trùng vi nấm trong miệng - Sâu răng, bị cao răng nhiều, bị bệnh nướu răng - Ở đàn bà, khô miệng còn làm son môi bị dính vào răng Nên gặp bác sĩ hay nha sĩ để được khám bệnh nếu những triệu chứng khô miệng kéo dài liên tục.
Nguyên nhân Gồm có: - Thuốc uống: Rất nhiều loại thuốc, bán tự do hay cần toa, có tác dụng phụ là làm khô miệng, nhất là các thuốc trị bệnh trầm cảm và lo lắng quá mức, thuốc chống dị ứng antihistamine, thuốc nghẹt mũi, thuốc trị cao huyết áp, thuốc trị tiêu chảy, thuốc trị đi tiểu không kiểm soát được, và thuốc trị bệnh Parkinson. - Tuổi già: Tuổi không phải là yếu tố gây ra khô miệng. Nhưng người lớn tuổi thường phải uống nhiều thuốc gây ra chứng này. Người lớn tuổi cũng dễ mắc những bệnh khác nhau gây ra khô miệng. - Chữa bệnh ung thư: Những loại thuốc hóa trị có thể làm thay đổi tính chất cũng như số lượng nước bọt tiết ra. Xạ trị vào đầu và cổ cũng làm hư hoại các tuyến nước bọt khiến kém sản xuất nước bọt. - Dây thần kinh bị hư hại do chấn thương hay giải phẫu. - Những bệnh khác: Có thể kể bệnh tự miễn nhiễm Sjogrens syndrome, bệnh tiểu đường, Parkinson, HIV hay AIDS, bệnh trầm cảm hay lo lắng quá độ. Bệnh nhân tai biến mạch máu não hay Alzheimers có thể cảm nhận bị khô miệng dù tuyến nước bọt vẫn làm việc bình thường. Ngủ ngáy và mở miệng cũng gây ra chứng khô miệng. - Hút hay nhai thuốc lá có thể làm khô miệng. Trong khi chờ đợi đi khám bệnh, có thể làm những cách sau để đỡ bị khô miệng: -Nhắp nước thường xuyên - Nhai kẹo cao su không đường để làm nước bọt tiết ra nhiều hơn - Đánh răng thường xuyên để tránh bị sâu răng - Ngưng hút hay nhai thuốc lá.
Chữa bệnh - Nếu nguyên nhân gây khô miệng là do thuốc, bác sĩ có thể giảm liều lượng hoặc đổi thuốc khác. - Các thuốc như pilocarpine (Salagen) hay cevimeline (Evoxac) có thể kích thích tiết ra nước bọt. - Nếu bệnh quá nặng, để tránh sâu răng, nha sĩ có thể cho bệnh nhân ngậm miếng che răng có tẩm chất flouride mỗi đêm.
Tự chữa Nếu nguyên nhân của bệnh không được tìm ra hoặc không chữa được, chúng ta có thể theo những chỉ dẫn dưới đây để đỡ khó chịu và giúp giữ răng khỏi sâu: - Nhai kẹo cao su không đường hay ngậm kẹo cứng không đường. - Uống ít các nước có chất caffeine vì caffeine có thể làm miệng bị khô hơn. - Tránh những thức ăn có đường hay nhiều chất acid. - Dùng kem đánh răng có chứa nhiều flouride hơn. Nhớ hỏi nha sĩ về toa bán kem này. - Ngưng hút hay nhai thuốc lá. - Nhắp nước hoặc ngâm nước đá cả ngày để làm miệng ướt và uống nước trong lúc ăn để giúp nhai và nuốt dễ hơn. - Dùng chất thay thế nước bọt có chứa chất carboxymethylcellulose or hydroxyethyl cellulose như Biotene Oral Balance. - Tránh uống thuốc antihistanmine và thuốc nghẹt mũi bán tự do. - Thở bằng mũi hơn là miệng. - Làm không khí quanh bạn ẩm ướt hơn lên bằng máy phun chất ẩm humidifier.
Châm cứu Nhiều nghiên cứu cho thấy châm cứu có thể giúp chữa chứng khô miệng, nhất là do nguyên nhân xạ trị chữa ung thư.
|
|