|
Post by NHAKHOA on Nov 28, 2006 17:10:49 GMT -5
Uống nước đóng chai dễ bị sâu răng Nươc đóng chai không tốt cho răng. Hãng AFP dẫn lời các chuyên gia New Zealand nói rằng, uống nước lọc đóng chai dễ bị sâu răng vì nước không đủ hàm lưọng flo tối thiểu. Nước lọc đóng chai chỉ chứa 0,1 phần triệu flo trong khi nước cung ứng sinh hoạt trong dân chứa 0,7 phần triệu flo. Theo bác sĩ nha khoa Bob Mikegg, chuyên gia về sức khỏe cộng đồng, ngày càng nhiều trẻ em sống tại các gia đình dùng nước lọc đóng chai mắc chứng sâu răng. Một nha sĩ khác, bác sĩ Auckland Durward lại cho rằng cả nước ngọt đóng chai có hàm lượng axit cao và nước lọc đóng chai đều có tác dụng ăn mòn men răng rất nhanh. Theo các chuyên gia, mỗi lần nhấm nháp thứ nước này là một lần ta để axit làm tổn thương răng. Răng có thể chống chịu được 4-5 lần axit tấn công nhưng phải chịu đến 15 lần hay hơn nữa thì không thể tránh được nguy hại. SK&ĐS ********************************************* Một số phương pháp làm răng thẩm mỹ Hiện ngành nha khoa đã áp dụng được nhiều phương pháp làm răng thẩm mỹ như tẩy trắng bằng thuốc, kết hợp thuốc và laser, làm răng sứ... Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng. Tẩy trắng răng bằng thuốc Những răng dự định tẩy trắng cần được kiểm tra phát hiện sâu răng để hàn kín trước khi tẩy. Bệnh nhân được nha sĩ lấy khuôn răng, sau đó đổ mẫu thạch cao, trên phủ một lớp composite mỏng ở vị trí định tẩy. Mẫu được đưa tới xưởng để ép một máng plastic trong suốt, cắt khít theo chu vi cổ răng. Khi bệnh nhân đeo máng này, sẽ không ai phát hiện ra vì màu trong của nó. Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn cách bơm thuốc vào trong máng rồi đưa vào hai hàm răng, thuốc sẽ nằm trong khoảng giữa máng và răng. Thời gian đeo máng trong miệng phụ thuộc vào nồng độ thuốc và quy định của nhà sản xuất, thường từ 4 đến 10 giờ một ngày. Trong thời gian đeo máng, bệnh nhân không được ăn nhai nhưng có thể uống bình thường. Khi lấy máng ra, phải dùng bàn chải răng cọ sạch máng và chải sạch răng. Ưu điểm: Có thể dùng cho tất cả mọi người, không phải mài răng. Nhược điểm: Chỉ tác dụng làm trắng răng, không chỉnh sửa được răng lệch lạc và sứt mẻ. Trong thời gian tẩy, bệnh nhân thấy hơi buốt răng. Tẩy trắng răng bằng thuốc kết hợp ánh sáng laser Các răng sắp tẩy cũng được khám phát hiện và hàn kín lỗ sâu. Nha sĩ sẽ tẩy răng ngay tại phòng khám. Một tấm cao su mỏng sẽ được đục lỗ để các răng chui qua, tấm này có tác dụng bảo vệ lợi không tiếp xúc với thuốc. Thuốc tẩy răng được bôi lên mặt ngoài các răng, sau đó mặt răng được chiếu laser. Các phân tử thuốc bị ánh sáng kích thích sẽ ngấm vào răng nhanh hơn. Sau 60 đến 90 phút, răng bạn sẽ trắng ra. Phương pháp này có ưu điểm là đạt được kết quả nhanh chóng nhưng đắt tiền hơn phương pháp tẩy răng bằng thuốc thông thường. Dùng mặt dán veneer trên mặt ngoài các răng Răng được mài mặt ngoài 0,3 mm, được khía các vạch trên mặt răng, sau đó được phủ mặt veneer sứ hoặc composite. Ưu điểm: Tạo được màu răng mong muốn, có thể sửa chữa những sứt mẻ nhỏ ở men răng (ví dụ răng thiểu sản men). Nhược điểm: Chỉ thực hiện được với người có hàm răng đều và tương đối đều, không áp dụng được với răng khấp khểnh và sứt mẻ nhiều. Bệnh nhân không được cắn thức ăn cứng (ví dụ xương...) vào răng phủ veneer vì dễ vỡ mẻ. Làm răng sứ Bác sĩ làm chụp bọc răng. Răng được mài nhỏ đi, mỗi mặt bị mài từ 0,5 đến 1,5 mm. Trường hợp răng mọc lệch, khấp khểnh nhiều thì cần mài nhiều hơn. Răng mài nhiều có thể cần được chữa tủy. Có nhiều loại chụp: - Chụp sứ toàn phần đạt thẩm mỹ cao nhất, thường làm với răng cửa và răng nanh. - Chụp sứ lõi kim loại thường làm với răng hàm lớn và răng hàm nhỏ. - Chụp thép cẩn nhựa áp dụng cho các răng ở hàm trên (thẩm mỹ kém hơn răng sứ). Răng nhựa toàn bộ có ưu điểm rẻ tiền nhưng độ bền kém và dễ có mùi hôi. Ưu điểm: Tạo được màu trắng và hình thể răng như ý muốn. Là phương pháp có tính thẩm mỹ cao nhất. Nhược điểm: Phải mài răng, có thể phải chữa tủy răng. Giá thành tương đối cao. (Theo vnepress)
|
|
|
Post by NHAKHOA on Nov 28, 2006 17:27:28 GMT -5
Kem đánh răng không thể làm trắng răng Bảo vệ răng bằng cách đánh răng thường xuyên. Hiệp hội Các nha sĩ Anh khuyên mọi người đừng phung phí tiền của và thời gian vào việc săn lùng các loại kem đánh răng thần diệu vì hiện không loại kem nào có thể giúp họ lấy lại màu men trắng đã mất. Các hoá chất mạnh trong kem chỉ có tác dụng làm mờ mảng màu bám trên bề mặt răng do ảnh hưởng của thuốc lá, cà phê đặc… Để hoàn lại màu trắng cho răng, ngành khoa học răng hàm miệng phải sử dụng các hóa chất đặc dụng và kỹ thuật đặc biệt. Trước hết, họ phải tìm hiểu những thói quen trong ẩm thực và sinh hoạt của bệnh nhân để xác định nguyên nhân chuyển màu của men răng để tìm các chất tẩy thích hợp. Răng bị chuyển màu do rất nhiều nguyên nhân, có thể do tuổi tác, sức khoẻ, chế độ ăn uống, cách sống... Hiệp hội Các nha sĩ Anh cho rằng sự chuyển màu của răng phản ánh những thay đổi đáng ngại về sức khoẻ con người. Do đó, dựa vào sự biến màu của từng loại răng, họ có thể chẩn đoán được tình trạng sức khoẻ của cơ thể. Tuy không có khả năng làm trắng răng, phần lớn kem đánh răng có tác dụng làm vệ sinh chân và bề mặt của răng. Chúng còn có chất khử trùng để tiêu diệt các vi khuẩn trong miệng có hại cho răng. Vì vậy, kem đánh răng là bảo bối để bảo vệ sức khỏe của răng. Lao Động (theo UK Medicine)
|
|
|
Post by NHAKHOA on Nov 28, 2006 17:57:49 GMT -5
Tẩy trắng răng - con dao 2 lưỡi [img src=" www.ykhoanet.com/ranghammat/images/3.4.jpg"] Bơm thuốc vào máng trước khi lồng răng vào. Mặc cảm với hàm răng đen xỉn do hồi bé uống quá nhiều thuốc tetracyclin, chị N.T.H. (TP HCM) đã đi tẩy trắng răng tại một cơ sở tư nhân. Chị vốn bị mòn cổ răng, nên chất tẩy đã đi qua khe nứt, tấn công vào bên trong răng, gây cảm giác ê buốt ngày càng tăng. Tình trạng này có thể dẫn đến chết tủy. Anh Trịnh Kim Ngân (Đồng Nai) cũng đi tẩy răng do không hài lòng với hàm răng quá vàng. Sau khi tẩy, răng anh có trắng hơn nhưng lợi bị tụt, trông rất xấu. Anh phải đến Viện Răng hàm mặt với hy vọng phục hồi lợi. Còn chị Trần Thanh N. (TP HCM) cũng phải cầu cứu bác sĩ vì càng tẩy, răng chị càng đen. Các bác sĩ giải thích rằng răng chị bị nhiễm Amalgame (một chất liệu dùng trám răng). Do thành phần của Amalgame có bạc, thuốc tẩy là chất ôxit hóa nên khi tác dụng với nhau, hai chất này sẽ tạo ra ôxit bạc có màu nâu xám hoặc đen. Việc tẩy răng đang được thực hiện tràn lan tại các phòng nha tư nhân. Nhiều bác sĩ tẩy cho bất cứ ai có nhu cầu mà không giải thích cho họ về những nguy cơ có thể gặp. Nguy hiểm hơn, nhiều bệnh nhân tự mua thuốc tẩy bán sẵn tại các siêu thị, nhà thuốc để tẩy. Có người đã bị bỏng lợi do dùng thuốc quá liều lượng cho phép. Theo bác sĩ Đặng Nguyễn Khanh, Trung tâm Răng hàm mặt TP HCM, không phải ai cũng nên tẩy trắng răng vì trong nhiều trường hợp, việc áp dụng kỹ thuật này có thể gây hại. Sau một tháng triển khai kỹ thuật tẩy trắng răng, Viện chỉ chọn được 8 người có đủ tiêu chuẩn trong số 30 người yêu cầu được điều trị. Chỉ định và chống chỉ định Theo bác sĩ Hà Thị Nga, Phó giám đốc Trung tâm Răng hàm mặt TP HCM, điều kiện để được tẩy trắng răng là răng không bị hư, sâu, vỡ nhiều hoặc có các mảng trám răng lớn. Đối với trường hợp răng nhiễm sắc, chỉ nhận tẩy những người có độ nhiễm từ trung bình đến nhẹ. Ngoài ra, những bệnh nhân sau cũng không nên tẩy răng vì rất dễ bị viêm tủy: - Mòn cổ răng. - Răng bị rạn do ăn nóng, uống lạnh thường xuyên. - Răng bị thiểu sản men. Kỹ thuật tẩy răng Trước khi tẩy, nha sĩ dùng một loại chất dẻo lấy dấu răng, tạo ra một hàm răng giả có kích thước và hình dáng giống hệt hàm răng người cần tẩy để làm máng tẩy. Máng tẩy gồm 2 loại: - Máng cứng: Làm bằng nhựa trong, có thể đeo vào răng trong khi làm việc, sinh hoạt mà không bị trở ngại. - Máng mềm: Làm bằng nhựa màu đục, thường đeo khi ở nhà. Đến ngày hẹn, bệnh nhân được cạo vôi răng để lấy đi các chất bẩn và đánh bóng răng. Sau đó, bác sĩ cho thuốc tẩy (nồng độ thuốc tùy thuộc vào độ nhiễm sắc của răng) vào máng để lồng vào răng. Công đoạn này phải làm 4 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày, do nha sĩ thực hiện ngay tại phòng khám. Giữa các lần này, bệnh nhân được phát thuốc (có nồng độ tẩy thấp) để về nhà tự bỏ vào máng tẩy, lồng vào răng. Một ca tẩy răng thường kéo dài 10-21 ngày. Nếu bệnh nhân đã hài lòng với độ trắng của răng thì có thể kết thúc sớm hơn. Trong quá trình tẩy, bệnh nhân thường có cảm giác hơi ê buốt, nhất là ở các răng cửa (đặc biệt là ở răng cửa dưới). Nếu cảm giác ê buốt kéo dài sau khi quá trình tẩy đã hoàn tất, bệnh nhân phải quay lại gặp nha sĩ ngay. Hiệu quả của kỹ thuật tẩy trắng răng phụ thuộc rất nhiều vào bệnh nhân. Mức độ tẩy trắng được bao nhiêu là do cấu tạo men răng của mỗi người quyết định. Răng bị vôi hóa cao thì thời gian tẩy trắng kéo dài, nhưng lại giữ được độ trắng lâu hơn so với răng có mức vôi hóa thấp. Khoảng 3-4 năm sau khi tẩy trắng, răng thường bị nhiễm sắc trở lại. Để răng lâu nhiễm sắc, bệnh nhân không nên dùng hoặc hạn chế tối đa các loại thực phẩm có phẩm màu hay màu sắc đậm như cà phê, trà, thuốc lá... Sức Khỏe & Đời Sống
|
|
|
Post by NHAKHOA on Nov 28, 2006 17:58:27 GMT -5
Tẩy trắng răng bằng đèn Plasma Các nha sĩ đang dùng đèn plasma để tẩy trắng răng cho bệnh nhân. Trong kỹ thuật này, nha sĩ sẽ cách ly và bảo vệ môi, lợi của bạn, sau đó bôi thuốc lên răng, dùng đèn chiếu có năng lượng mạnh (đèn Plasma) để kích hoạt thuốc tẩy trắng polar office. Đây là cách làm trắng răng nhanh và hiệu quả nhất hiện nay. Thông thường, kết quả tẩy trắng có thể duy trì được 10 năm. Tuy nhiên, điều này cũng phụ thuộc vào việc bạn có hút thuốc, sử dụng thức uống có axít hoặc thực phẩm có màu (như rượu vang đỏ, cà phê) hay không. Bên cạnh phương pháp trên, ở Việt Nam hiện phổ biên 2 cách tẩy trắng răng sau: - Tẩy tại nhà: Nha sĩ sẽ làm một máng tẩy khít khao với hàm răng bệnh nhân. Trong vòng 2-3 tuần, mỗi đêm bệnh nhân đặt thuốc vào máng và mang trong miệng đến sáng. Sau đó nha sĩ sẽ kiểm tra lợi xem có bị kích thích không. - Tự tẩy: Bộ thuốc được sử dụng tương tự như tẩy trắng răng tại nhà. Thời gian điều trị 2-4 tuần. Phương pháp này sử dụng máng tẩy làm sẵn. Nhược điểm là máng không khít khao với hàm răng nên bạn có thể nuốt một lượng thuốc tẩy. Ngoài ra, độ an toàn của phương pháp này cũng thấp hơn vì thiếu sự giám sát của nha sĩ. BS Phạm Duy Quang, Người Lao Động YKHOANET
|
|
|
Post by NHAKHOA on Dec 22, 2006 0:44:25 GMT -5
Cách dùng chỉ tơ nha khoa Dental Floss Việc chải răng đúng phương pháp và đều đặn hằng ngày chỉ có thể làm sạch được hơn 70% chất bẩn. Để "thanh toán" chỗ còn lại, bạn cần sử dụng chỉ tơ nha khoa, một sản phẩm thay thế tăm xỉa răng vốn rất có hại. Mảng bám vi khuẩn sẽ hình thành trên bề mặt của răng sau khi ăn. Nếu chải răng và dùng chỉ tơ nha khoa không đúng phương pháp thì mảng bám này sẽ hình thành nên vôi răng (hay đá răng) trong vòng 24 đến 36 giờ. Vì vậy, bạn nên dùng chỉ tơ nha khoa mỗi ngày để lấy mảng bám ra khỏi bề mặt răng trước khi chúng có cơ hội hình thành vôi răng. Việc sử dụng sản phẩm này chưa phải là thói quen của người Việt Nam. Tuy nhiên, bạn nên bắt đầu dùng thử chúng và từ bỏ thói quen tai hại xỉa răng bằng tăm. Cần tập cho trẻ em có thói quen dùng chỉ tơ nha khoa càng sớm càng tốt. Tuy nhiên ở lứa tuổi 5-6, trẻ không tự dùng chỉ để làm sạch răng được; cha mẹ nên làm thay cho trẻ. Mặc dù răng trẻ còn nhỏ và kẽ răng rộng, có thể không dùng chỉ; song các răng cối sữa thường khít nên việc dùng chỉ tơ nha khoa làm sạch thức ăn vùng này và ở mặt xa răng cối trong cùng là rất cần thiết. Chỉ tơ nha khoa thường có hai dạng chính: Dạng cuộn chỉ và dạng đoạn chỉ ngắn gắn trên một khung nhỏ. Chỉ tơ có thể có sáp hoặc không, đường kính lớn hay nhỏ tùy theo nhu cầu sử dụng của người dùng. Ngoài ra, nhà sản xuất có thể thêm vào chỉ một hoặc nhiều chất như sodium fluoride, stannous fluoride, chất kháng sinh, kháng amip, chất ức chế sự lên men, chất chống ung thư, chlorexidine, triclosan, hương liệu... Chỉ tơ nha khoa thích hợp và tốt phải là loại chỉ dễ sử dụng, không gây chấn thương lên nướu răng. Cách dùng chỉ tơ Lấy một đoạn chỉ dài khoảng 30-45 cm. Cuộn hai đầu chỉ vào hai ngón giữa, căng đoạn chỉ này bằng hai ngón cái và ngón trỏ. Ở giữa sẽ còn một đoạn khoảng 3-5 cm. Kéo nhẹ nhàng để sợi chỉ chui lọt vào kẽ răng, sau đó uốn sợi chỉ ôm quanh răng. Kéo chỉ lên xuống để làm sạch răng. Nên đưa sợi chỉ nhẹ nhàng dưới nướu một chút. Với mỗi kẽ răng, cần thực hiện động tác giống nhau ít nhất hai lần, một cho phía bên phải, một cho phía bên trái. Trong khi dùng chỉ nha khoa, đừng lo lắng nếu có chảy một ít máu ở vùng nướu. Đây là hiện tượng bình thường, nhất là trong trường hợp không sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên. Nếu dùng mỗi ngày, hiện tượng chảy máu sẽ ngày càng ít đi và biến mất sau một thời gian. Việc chải răng và dùng chỉ tơ nha khoa phải được thực hiện trên cả nướu và từng răng một cho cả hàm trên lẫn hàm dưới. Đặc biệt là ở các mặt xa răng cối trong cùng, vì nơi này thường bị bỏ sót khi chải răng. Bạn nên để sẵn chỉ tơ nha khoa trong túi xách, trong ngăn tủ văn phòng để có thể sử dụng khi cần. Đương nhiên là không nên dùng ở nơi công cộng. Lưỡi cũng là nơi đọng thức ăn, tạo hơi thở hôi. Vì vậy, nên nạo lưỡi ngày hai lần bằng cây nạo lưỡi. Đừng quên đi khám nha sĩ mỗi sáu tháng để có thể phát hiện và điều trị sớm những bệnh lý về răng miệng. Suu Tam
|
|
|
Post by NHAKHOA on Nov 5, 2007 21:00:50 GMT -5
Bad Breath Chứng Hôi MiệngHiệp Hội Nha Khoa California . Chứng hôi miệng, cũng còn được gọi là bệnh hôi miệng, là một căn bệnh phổ biến và đôi khi là nguồn gốc gây căng thẳng, lo âu. Thông thường, người ta không biết là mình bị bệnh này. Trong khi có nhiều nguyên do gây ra bệnh hôi bệnh, nhưng nguyên nhân chính yếu gây ra bệnh này là do không giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt. Đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày và thường xuyên khám nha khoa và tẩy răng sạch sẽ là cách tốt nhất để ngăn ngừa chứng hôi miệng. Tuy nhiên, khi chứng hôi miệng vẫn còn, mặc dù bạn đã giữ gìn vệ sinh răng miệng rất tốt, thì có thể có những nguyên nhân khác gây ra mùi khó chịu ở miệng và bạn hãy sắp xếp một cuộc tham vấn với nha sĩ hoặc bác sĩ hội viên của CDA. Mùi có thể bắt nguồn từ không khí bạn thở ra. Những loại thức ăn có mùi thơm, đặc biệt là tỏi và hành, thường là nguồn gốc gây ra chứng hôi miệng. Thức ăn tiêu hóa thẩm thấu vào mạch máu sẽ được chuyển đến phổi, nơi nó được đẩy ra ngoài, thường kèm theo mùi vẫn còn nhận biết được. Đánh răng, sử dụng chỉ nha khoa và thuốc súc miệng sẽ chỉ có tác dụng che giấu mùi tạm thời. Mùi sẽ còn cho đến khi nào cơ thể bài tiết thức ăn. Ngoài ra, trong suốt quá trình tiêu hóa, mùi có thể quay trở lại thực quản và được đẩy ra khi nói chuyện và thở. Đôi khi mùi phát ra từ phổi hoặc xoang sẽ góp phần gây ra chứng hôi miệng. Viêm xoang, viêm phế quản, hoặc những bệnh viêm nhiễm đường hô hấp khác đôi khi có thể được phát hiện thông qua chứng hôi miệng. Hơn nữa, nước phía sau mũi chảy xuống cổ họng có thể là nguồn gốc của mùi hôi miệng. Thuốc súc miệng có thể giúp rửa sạch chất lỏng bám ở cổ họng, làm giảm bớt ảnh hưởng này. Hút thuốc là một nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh hôi miệng, vì khi hít khói thuốc vào, mùi hôi của hơi thở sẽ theo khói thuốc được đẩy ra ngoài. Nếu bạn có hút thuốc, hãy tham vấn với nha sĩ của bạn để được tư vấn và trợ giúp về cách bỏ hút thuốc. Khô miệng cũng có thể là thủ phạm. Lượng nước bọt tiết ra đủ sẽ làm sạch răng và các mô, và nó cần thiết để giữ miệng khỏe mạnh và cân bằng các chất có trong khoang miệng. Một phản ứng phụ thông thường của việc uống nhiều dược phẩm là lượng nước bọt tiết ra bị giảm, dẫn đến khô miệng (cũng còn được gọi là chứng khô miệng) và làm tăng mùi hôi miệng. Khô miệng có thể cũng có thể do rối loạn liên quan đến tuyến nước bọt hoặc do hít thở liên tục qua đường miệng. Hiện có nhiều sản phẩm được bán tự do để điều trị chứng khô miệng và nha sĩ hội viên CDA có thể cho bạn lời khuyên về cách thức hiệu quả nhất để điều trị chứng bệnh này. Những chứng bệnh khác cũng gây ra chứng hôi miệng. Ngoài các bệnh viêm xoang và viêm phổi, những chứng bệnh khác đôi khi cũng được phát hiện qua mùi hôi miệng. Những bệnh này bao gồm tiểu đường, rối loạn đường ruột và bệnh gan hoặc thận. Nếu nha sĩ CDA của bạn chẩn đoán bạn không mắc bệnh về răng miệng, thì có thể bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ riêng của mình hoặc chuyên gia để xác định nguyên nhân hôi miệng. Tôi còn có cách nào khác không? Cách tốt nhất để kiểm soát mùi của miệng là hãy giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt. Nước sút miệng và các loại thuốc xịt làm thơm miệng hầu hết đều là mỹ phẩm và không có tác dụng lâu dài. Ngoài ra, các loại kẹo the bạc hà làm thông cổ hầu như có đường hoặc acid citric và, khi ngậm trong miệng để tan từ từ sẽ dẫn đến tình trạng răng bị mục. Không nên sử dụng thường xuyên những sản phẩm này. Nếu bạn thường xuyên sử dụng những sản phẩm này để che giấu mùi hôi miệng, hãy đến khám ở nha sĩ hội viên CDA của bạn. 800.CDA.SMILE cda.org
|
|
|
Post by NHAKHOA on Sept 29, 2008 20:36:05 GMT -5
Xylitol Kẹo Ngọt Ngăn Ngừa Sâu Răng
Xylitol là gì? Xylitol là một loại đường lên men tự nhiên giúp ngăn ngừa các bệnh hốc răng. Bạn có thể thấy những loại đường lên men khác được sử dụng trong những sản phẩm không đường, như mannitol và sorbitol. Xylitol là loại đường lên men chứng tỏ có nhiều hứa hẹn có thể ngăn ngừa bệnh hốc răng. Chất này có chứa đủ lượng chất ngọt ngang bằng đường và dạng hột có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau như khi sử dụng đường, bao gồm làm ngọt thức ăn từ ngũ cốc, nước giải khát nóng và làm bánh (ngoại trừ trường hợp được sử dụng như đường để làm men nổi) Xylitol có thể ngăn ngừa hốc răng như thế nào? Xylitol ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh hốc răng. Xylitol có thể làm được điều này là do vi khuẩn (dạng đột biến của Streptococcus) không thể sử dụng xylitol để phát triển. Khi sử dụng xylitol một thời gian, lượng vi khuẩn trong miệng sẽ thay đổi và ngày càng có ít vi khuẩn gây sâu răng có thể sống sót trên mặt răng. Sẽ càng có ít mảng bám răng hình thành và lượng acid tấn công mặt răng sẽ giảm xuống. Các cuộc nghiên cứu cho thấy rằng vi khuẩn Streptococcus mutans truyền từ cha mẹ sang các bé sơ sinh, do đó vi khuẩn gây bệnh sâu răng bắt đầu phát triển khi các bé còn nhỏ. Việc người mẹ thường xuyên sử dụng xylitol đã cho thấy sự giảm thiểu đáng kể lượng vi khuẩn lan nhiễm, làm cho trẻ ít bị bệnh về hốc răng hơn. Những sản phẩm nào có xylitol và làm sao tôi có thể tìm mua được chúng? Xylitol có trong hầu hết các loại kẹo cao su và kẹo the. Bạn phải đọc danh sách thành phần các chất có trong kẹo để biết xem nó có xylitol không. Nhìn chung, để có đủ lượng xylitol ngăn ngừa sâu răng, thì nó phải là thành phần đứng đầu trong danh sách. Các cửa hàng bán thực phẩm tốt cho sức khỏe có thể là một nguồn cung cấp dồi dào các sản phẩm có chứa xylitol. Ngoài ra, nhiều công ty cung cấp sản phẩm có xylitol có mạng lưới bán hàng qua mạng Internet. Để đạt hiệu quả thì bao lâu tôi nên sử dụng xylitol? Sử dụng kẹo nhai hoặc kẹo the xylitol 3-5 lần mỗi ngày, với tổng lượng hấp thu là 5 gram, được xem là mức tối ưu. Bởi vì điều quan là sử dụng đều đặn và khoảng thời gian nhai kẹo, nên bạn hãy nhai kẹo cao su trong khoảng 5 phút và hãy ngậm kẹo the cho tan hết. Khi xylitol được tiêu hóa từ từ trong ruột già, thì chất này đóng vai trò như chất xơ và lượng xylitol lớn có thể làm cho phân mềm hay có tác dụng nhuận trường. Tuy nhiên, lượng xylitol được khuyến nghị sử dụng để phòng ngừa bệnh hốc răng lại thấp hơn nhiều so với lượng thường có thể gây ra những tác dụng ngoài ý muốn. Xylitol có được đánh giá là an toàn cho người sử dụng không? Nhiều tổ chức đã xác nhận Xylitol an toàn cho người sử dụng, bao gồm Cục Quản Lý Dược Phẩm và Thực Phẩm Mỹ, Ủy Ban Chuyên Gia Hỗn Hợp về Chất Phụ Gia Thực Phẩm thuộc Tổ Chức Y Tế Thế Giới và Ủy Ban Khoa Học về Thực Phẩm của Liên Minh Châu Âu. Xylitol đã chứng tỏ có tác dụng ngăn ngừa bệnh sâu răng, nhất là đối với những người có nguy cơ sâu răng ở mức trung bình đến cao, và khi được sử dụng như một bộ phận trong chiến lược chung về giảm thiểu sâu răng, thì việc dùng xylitol cũng được xem như một chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe và chăm sóc tại gia hiệu quả. Hãy tham khảo ý kiến với nha sĩ CDA của bạn để giúp bạn xác định việc sử dụng xylitol có lợi cho bạn không. 800.CDA.SMILE cda.org
|
|
|
Post by NHAKHOA on Sept 29, 2008 20:39:11 GMT -5
Chụp X-Quang Nha Khoa (X-Quang) Tại sao việc chụp X-quang là quan trọng? Phương pháp chụp x-quang, thường được gọi là x-quang, là một công cụ thiết yếu để các nha sĩ hội viên của Hiệp Hội Nha Khoa California (CDA) chẩn đoán chính xác sức khỏe răng miệng của bạn. Hình ảnh x-quang cho phép nha sĩ CDA nhìn thấy được những thứ mà mắt thường không thể thấy được và giúp họ có thể chẩn đoán bệnh về răng ở giai đoạn đầu – trước khi nó tiến triển tới giai đoạn gây khó chịu và hư hoại. X-quang sẽ hỗ trợ nha sĩ trong việc xác định sự hiện diện và mức độ sâu răng (răng có lỗ hốc), bệnh nha chu, áp-xe và những hiện tượng bất thường chẳng hạn như bướu hoặc u nang. Chúng cũng cho thấy vị trí và tình trạng của những chiếc răng bị lòi xỉ hoặc răng không mọc được. X-quang thường nên được chụp như thế nào? Loại x-quang được chụp và khoản thời gian giữa hai lần chụp x-quang phụ thuộc vào điều kiện sức khỏe răng miệng của bạn, mức độ hiện diện của bệnh hiện có và các cấu trúc ở miệng mà nha sĩ CDA cần khám. Một trong những bộ x-quang được biết thông thường nhất là bộ chụp chân răng cả hàm trên và hàm dưới. Bộ chụp x-quang chân răng thường là bốn tia mà được chụp ở các răng hàm của bạn. Bạn có thể nhận ra chúng với phim chụp chân răng cả hàm trên và hàm dưới bởi vì bạn “cắn” lên một tấm bìa cứng và giữ ở vị trí như thế. Chụp x-quang chân răng cả hàm trên và hàm dưới cho thấy các nướu của những chiếc răng hàm và răng tiền hàm, và độ dài của xương giữa những chiếc răng của bạn, nhằm hỗ trợ cho việc chẩn đoán các bệnh sâu răng và nha chu. Chụp x-quang chân răng cả hàm trên và hàm dưới thường được khuyến nghị khoảng một năm một lần. Nha sĩ CDA của bạn có thể yêu cầu chụp với số lần nhiều hơn hoặc ít hơn tùy thuộc vào sức khoẻ răng miệng của bạn. Một loại chụp x-quang khác cũng thường được giới thiệu là “toàn bộ”, sở dĩ có tên này là vì ảnh cho thấy toàn bộ các vùng trong miệng của bạn. Chụp x-quang toàn bộ thường bao gồm từ 14 đến 20 phim lẻ, thường được nha sĩ mới giới thiệu khi bạn đến khám răng lần đầu để hỗ trợ cho việc chẩn đoán và đưa ra kế hoạch điều trị thích hợp. Một bộ chụp trọn bộ cho thấy tất cả các răng và tất cả xương xung quanh, nhằm hỗ trợ cho việc chẩn đoán sâu răng, u nang hay bướu, áp xe, lòi xỉ và bệnh nha chu. Việc chụp x-quang toàn bộ thường được khuyến nghị từ 3 đến 5 năm một lần. Vẫn còn một loại x-quang khác mà bạn vẫn thường gặp là chụp Toàn Cảnh. Đây là loại x-quang chụp toàn bộ vòm miệng mà không cần đặt tấm phim x-quang vào miệng của bạn. Thay vào đó là bạn vẫn ngồi, tia x chụp quanh đầu bạn, ảnh sẽ cung cấp tấm phim dày đặc những hình ảnh của hai hàm và răng của bạn. Loại x-quang này đặc biệt giúp ích cho việc nhìn thấy trọn vẹn hàm răng trên và hàm răng dưới tại một thời điểm nhất định và có thể chụp thấy được răng bị nén chặt vào xương hàm không mọc ra được hay các cấu trúc bị che khuất khác mà nha sĩ có thể khó nhìn thấy trọn vẹn trên phim cá nhân nhỏ dùng trong kiểu chụp toàn bộ “truyền thống”. Bạn cũng có thể nghe nha sĩ sử dụng thuật ngữ chụp “quanh đỉnh răng.” Loại phim này là phim đơn thường được sử dụng để xem xét một vùng cụ thể nào đó. Nếu nói về bệnh đau răng của bạn, nha sĩ của bạn chắc chắn khuyên bạn chụp phim “quanh đỉnh răng” để có thể xem xét chiếc răng đó một cách trọn vẹn. Điều quan trọng là phải nhớ rằng nếu không chụp x-quang, nha sĩ của bạn sẽ bị hạn chế về khả năng tìm hiểu căn nguyên của bệnh. Các loại và tần số x-quang mà nha sĩ của bạn khuyên nên chụp được căn cứ trên trách nhiệm của họ khi kiểm tra toàn bộ và đảm bảo rằng các vấn đề được phát hiện sớm, lúc sự tiêu huỷ răng hay nướu của bạn là thấp nhất và việc điều trị ít tốn kém nhất. Những cách phòng ngừa nào được đề nghị? Do phim chụp quá nhanh làm giảm thiểu thời gian tiếp xúc sóng bức xạ và dẫn dắt thiết bị quang tuyến lột bên trong ngăn ngừa trải rộng bức xạ, sự tiếp xúc bức xạ kết hợp với x-quang nha khoa là rất thấp. Một bộ gồm 4 phim x-quang chụp thân răng hàm trên và dưới là một phần nhỏ của số bức xạ mà một người tiếp xúc từ bức xạ nền tự nhiên trong một năm (.4 mSv so với 3 mSv). Ngoài ra, so sánh với x-quang bên hông ở mức 1,70 mSv, thì rõ ràng là sự tiếp xúc với x-quang tuyến nha khoa là quá thấp. Tuy nhiên, nhằm cố gắng giữ mức độ tiếp xúc bức xạ ở mức thấp nhất, tấm chắn bằng chì sẽ vẫn phải được đặt trên người bạn khi chụp x-quang. Vòng đai tuyến giáp che chở cổ của bạn, dù không bắt buộc, thường cũng được khuyến nghị sử dụng. Hãy nhớ rằng x-quang là dụng cụ chẩn đoán quan trọng của nha sĩ CDA của bạn. Nha sĩ sẽ khuyến nghị chụp x-quang chỉ khi nào việc đó là cần thiết để đảm bảo sức khoẻ tối ưu cho răng miệng của bạn. Nếu bạn có thắc mắc về loại hay tần số x-quang mà nha sĩ của bạn khuyến nghị, thì hãy đặt câu hỏi. Việc sớm phát hiện và điều trị bệnh là cách tốt nhất giúp bạn giữ gìn răng của mình khỏe mạnh suốt đời! 800.CDA.SMILE cda.org
|
|
|
Post by NHAKHOA on Sept 29, 2008 20:41:00 GMT -5
Răng Khôn
Có nhiều giả thuyết giải thích tại sao răng khôn lại được đặt tên như vậy. Có một giả thuyết cho rằng răng khôn thường bắt đầu mọc khi chúng ta khoảng 18 tuổi - đây là lứa tuổi mà chúng ta được xem là đã khôn lớn. À, nếu đúng như vậy thì hãy xem thử bài kiểm tra nho nhỏ, đơn giản sau đây.
Đúng hay Sai: 1. Mọi người sớm muộn đều sẽ mọc răng khôn. 2. Mọi người sớm muộn đều sẽ phải nhổ răng khôn. 3. Dấu hiệu báo cho biết nên nhổ răng khôn là trong trường hợp chúng liên tục gây đau. 4. Mọi người sinh ra đều có răng khôn. Sự thật là: 1. Một số răng không không bao giờ mọc. Những răng khôn này được xem là răng khôn bị chèn ép. Không may là những chiếc răng khôn này có thể vẫn gây nguy hại dưới viền nướu khi mọc chỉa vào và phá hủy răng hàm 12 năm tuổi. Nha sĩ CDA của bạn sẽ xác định vị trí và tình trạng răng khôn của bạn và sẽ đề nghị nên nhổ bỏ nếu cần thiết. 2. Ngoài răng khôn bị chèn ép ra, thì răng khôn mọc một phần (đâm ra khỏi nướu một ít) thường được đề nghị nên nhổ bỏ. Các mẫu thức ăn và vi khuẩn dính kẹt vào túi nha chu giữa răng mọc nhú ra một phần và nướu răng, gây nhiễm trùng và viêm nướu, chưa kể đến việc gây đau nhức. Nhưng theo Dr. Robert Boyd, Bác Sỹ Chỉnh Răng, Bác Sỹ Nha Chu kiêm Chủ Tịch Khoa Chỉnh Răng tại Đại Học Pacific Phân Khoa Nha cho biết, khuynh hướng ngày nay là giữ nguyên những răng khôn khỏe mạnh, ổn định, kiểm tra chúng trong nhiều năm để đảm bảo chúng vẫn còn khỏe mạnh và ổn định. DR. Alex Mc Donald, Bác Sĩ Giải Phẫu Răng Hàm Miệng kiêm Giám Đốc Bệnh Viện Cấy Ghép Răng tại Đại Học Pacific đồng ý với quan điểm này, đồng thời chỉ ra rằng nên xem xét rủi ro liên quan khi sử dụng thuốc tê và rủi ro tổn thương dây thần kinh ở hàm dưới khi nhổ răng khôn hàm dưới khi đề nghị bệnh nhân nhổ bỏ răng khôn bị chèn ép. 3. Hầu hết những người gặp vấn đề với răng khôn đều bị đau nhức theo chu kỳ. Khi cơn đau qua đi một thời gian, họ nghĩ rằng cũng chẳng có vấn đề gì phải lo lắng. Những chu kỳ gây đau nhức này có thể tiếp tục trong nhiều năm. Tuy nhiên, tốt hơn nên nhổ bỏ những răng khôn gây khó chịu càng sớm càng tốt, vì việc phẫu thuật và lành thương sau đó sẽ dễ dàng hơn khi xương hàm còn non và xốp hơn. 4. Chỉ có một số ít người may mắn sinh ra có ít nhất một răng khôn bị rụng. Một số người không có răng khôn nào cả! Khám răng định kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc giữ răng bạn khỏe mạnh và vững chắc – và giúp nha sĩ Hiệp Hội Nha Khoa California (CDA) của bạn kịp thời đưa ra đề nghị thích hợp để nhổ bỏ những răng khôn có vấn đề, nếu thấy cần thiết. 800.CDA.SMILE cda.org
|
|
|
Post by NHAKHOA on Sept 29, 2008 20:42:29 GMT -5
Nếu bạn Nhai ….hãy Bỏ ngay Việc sử dụng thuốc lá nhai (thuốc không khói) ở Mỹ tiếp tục gia tăng mỗi năm. Mặc dù không có khói thuốc, nhưng việc nhai thuốc không phải là không độc hại. Tại sao chúng ta cần quan tâm? Hãy tiếp tục đọc. MÀI MÒN RĂNG - Sạn và cát trong các sản phẩm thuốc lá nhai làm trầy xướt và ăn mòn bề mặt cứng hay men răng. Men răng bị mất sớm có thể làm tăng độ nhạy cảm của răng và cần phải được điều trị đúng cách. GIA TĂNG SÂU RĂNG - Đường được thêm vào thuốc lá nhai khi phơi khô và chế biến để tăng vị ngon. Vi khuẩn có trong mảng bám răng, đây là một màng kết dính, trong suốt bám vào răng mỗi ngày, sử dụng đường này để tạo ra axít. Axít sẽ phá hủy men răng và gây sâu răng. NƯỚU TỤT VÀO TRONG - Sự kích ứng liên tục tại một điểm trong miệng nơi tiếp xúc với miếng thuốc nhai nhỏ có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn cho mô nha chu. Việc này cũng làm tổn thương cấu trúc ổ xương răng. Nướu bị tổn thương sẽ tách ra xa răng, làm hở gốc răng và làm cho răng nhạy cảm với nhiệt độ và nhất là dễ bị sâu răng. Sự ăn mòn nghiêm trọng nơi ổ xương răng sẽ làm răng lung lay và rụng. NGHIỆN CHẤT NICOTINE - Mức nicotine trong máu đo được trong những người dử dụng thuốc lá nhai tương đương với những người hút thuốc. Nicotine là một chất gây nghiện cao, gây ra triệu chứng rút thuốc khi ngừng sử dụng. Nicotine làm co thắt những mạch máu dùng để vận chuyển máu giàu ôxy đi khắp cơ thể. Việc này sẽ làm tăng nhịp tim và huyết áp và tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Ngoài ra, thành tích thi đấu thể thao và sức bền của cơ thể sẽ giảm do phản ứng này. RĂNG ĐỔI MÀU VÀ HÔI MIỆNG - Dấu hiệu thông thường của người hút thuốc lâu năm là răng đổi màu và hôi miệng. Hơn nữa, họ còn có thói quen khạc nhổ liên tục và đây là hành vi khó coi và có tính xúc phạm. THÓI QUEN ĂN UỐNG KHÔNG LÀNH MẠNH - Việc nhai thuốc lá làm giảm vị giác và khứu giác. Hậu quả là, người sử dụng thuốc lá nhai có khuynh hướng ăn thức ăn có nhiều muối và đường hơn, đây là hai chất có hại khi ăn quá mức. UNG THƯ MIỆNG - Với việc “nhai” và “ngậm,” thuốc và chất nước gây kích ứng của chúng tiếp xúc với nướu, thành trong gò má và/hoặc môi trong một thời gian dài. Điều này có thể dẫn đến điều kiện tiền-ung thư gọi là bạch sản (các mảng trắng trong miệng). Bạch sản xuất hiện dưới dạng các nốt trắng láng hoặc các lớp da nhăn trông giống như da. CÁC BỆNH UNG THƯ KHÁC - Tất cả các loại thuốc lá nhai đều chứa hàm lượng các tác nhân gây ung thư cao. Những chất này làm cho người sử dụng chúng có rủi ro bị ung thư cao không chỉ là ung thư miệng mà còn các loại ung thư cổ họng, thanh quản và thực quản. DẤU HIỆU NGUY HIỂM - Nếu bạn đang sử dụng thuốc lá nhai, hoặc trong quá khứ có sử dụng, bạn nên kiểm tra xem có những dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư miệng hay không. • Vết thương trong miệng không lành • Chỗ sưng u lên hay đốm trắng • Viêm họng kéo dài • Nhai khó • Hàm hoặc lưỡi di chuyển không tự do • Cảm giác có vật gì đó trong cổ họng Đau hiếm khi là một triệu chứng ban đầu của ung thư. Vì lý do này, tất cả những người hút thuốc cần phải đi khám nha khoa thường xuyên. Chương trình Sức Khỏe Răng Miệng NSTEP của Mỹ sẽ cung cấp những nguồn tài nguyên thông tin về cách ngưng sử dụng thuốc lá dành riêng cho người sử dụng thuốc lá nhai. Hãy vào trang www.nstep.org/resources/cessation/cessation.html để truy cập Quy Trình Ngưng Thuốc, 7 Bước để Hồi Phục. 800.CDA.SMILE cda.org
|
|
|
Post by NHAKHOA on Sept 29, 2008 20:43:19 GMT -5
Sức Khỏe Răng Miệng cho Người Lớn Tuổi
H. Việc tuổi càng lớn có ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe răng miệng? Đ. Quá trình lão hóa thường gây ra những thay đổi đáng kể hoặc khó nhận biết nơi răng, miệng và nướu, bao gồm: • Giữ răng sạch và trắng: Khi chúng ta càng lớn tuổi thì càng có nhiều mảng bám, đây là một lớp không màu có vi khuẩn bám vào răng. Ngoài ra, những chỗ trám răng có thể bị suy yếu và nứt ra, khiến mảng bám bám xung quanh những cạnh của chỗ trám, làm cho việc giữ sạch chúng khó khăn hơn và dễ dẫn đến sâu răng. Ngoài ra, răng có thể đổi màu sẫm hơn do những thay đổi thường xảy ra trong quá trình lão hóa. Những điều nha sĩ thuộc Hiệp Hội Nha Khoa California (CDA) của bạn có thể làm: Thường xuyên đến khám răng ngăn ngừa với nha sĩ CDA của bạn sẽ giúp giữ răng bạn sạch và những chỗ trám được chăm sóc tốt. Ngoài ra, nếu bạn có cấu trúc răng khỏe mạnh, nha sĩ CDA của bạn có thể đề nghị tẩy trắng răng như là một phương pháp phục hồi vẻ bên ngoài trẻ trung và sáng hơn cho răng của bạn. • Bệnh viêm nướu: Vi khuẩn tìm thấy trong mảng bám sản sinh độc tố gây kích ứng và viêm nướu và làm mô nướu tách rời răng, tạo ra những túi nha chu. Nếu không được điều trị, bệnh viêm nướu có thể tiêu hủy xương giữ răng bạn đúng vị trí, làm răng rụng không cần thiết. Răng giả không vừa khít, vệ sinh răng miệng không tốt, bệnh tật và một số loại dược phẩm có thể làm bệnh viêm nướu nặng hơn, gây cảm giác đau và khó nhai. Những điều nha sĩ CDA của bạn có thể làm: Đến khám răng thường xuyên có thể giúp kiểm soát tiến triển của bệnh viêm nướu và giảm ảnh hưởng tác hại của bệnh. • Khi tuổi bạn càng cao: Nướu có thể bắt đầu lùi xa răng. Quá trình này làm cho chân răng dễ bị mảng bám, nên răng nhạy cảm hơn với nhiệt độ và dễ bị sâu răng. Nha sĩ CDA của bạn có thể trợ giúp bạn chăm sóc ngăn ngừa nhằm giảm nguy cơ cũng như mức độ nghiêm trọng của chứng nướu thụt lại, đồng thời giúp điều trị nhạy cảm của chân răng và phục hồi mặt răng bị sâu. • Khô Miệng: Khô miệng gây ra bởi sự giảm sút lượng nước bọt và có thể làm răng bị tổn thương. Lượng nước bọt giảm sút có thể do rối loạn y khoa hoặc do phản ứng phụ khi sử dụng các loại dược phẩm như thuốc kháng hixtamin, thuốc làm thông mũi, thuốc điều trị tim mạch hoặc thuốc lợi tiểu. Lượng nước bọt giảm gây ảnh hưởng cho răng vì nước bọt đóng vai trò như tác nhân làm sạch trong miệng để cuốn trôi và giảm acid do mảng bám tạo ra. Nước bọt cũng chứa các khoáng chất liên tục rửa sạch bề mặt răng và giúp giữ răng khỏe mạnh. Khi không đủ lượng nước bọt, răng dễ bị sâu hơn. Những điều nha sĩ CDA của bạn có thể làm: Nha sĩ CDA của bạn sẽ giúp đánh giá xem “khô miệng” có ảnh hưởng sức khỏe răng miệng của bạn không và có thể đề nghị sử dụng những sản phẩm và phác đồ ngăn ngừa nhằm chống lại ảnh hưởng của chứng khô miệng. H. Tôi cần phải làm gì để giữ gìn sức khỏe răng miệng tốt và giúp tôi có lối sống cân bằng? Đ. Hãy thường xuyên đến khám răng với nha sĩ CDA của bạn. Sắp xếp lịch kiểm tra định kỳ là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa và phát hiện bệnh do quá trình lão hóa. Nha sĩ CDA được đào tạo để phát hiện ra những thay đổi về tình trạng của nướu và răng như một phần trong những lần kiểm tra răng miệng định kỳ. Điều trị sớm bệnh viêm nướu và hốc răng sẽ giảm nhu cầu – và chi phí – về điều trị kéo dài bắt buộc nếu các bệnh về miệng, nướu và răng không được điều trị. Thêm vào đó là: • Việc chăm sóc tại nhà tốt có thể giúp giảm số lượng mảng bám răng hình thành. Tuy nhiên, thậm chí chăm sóc ở nhà tốt nhất cũng không hoàn toàn ngăn ngừa được sự hình thành cao răng (mảng bám đã cứng hóa) trên răng bạn. Khám răng định kỳ rất cần thiết để giữ răng bạn sạch và tối ưu hóa sức khỏe nha khoa. • Sử dụng kem đánh răng có chứa florua hàng ngày và những sản phẩm khác do nha sĩ CDA của bạn giới thiệu có thể làm men răng của bạn chắc hơn và giảm thiểu sâu răng, đặc biệt là vùng xung quanh chân răng. • Cấy ghép, làm răng giả và những phương pháp phục hồi răng khác cũng là những lựa chọn mà bạn có thể sử dụng. Bằng cách làm đầy những khoảng trống do răng rụng hoặc thay thế răng bị sâu, nha sĩ CDA của có thể giúp bạn giữ mặt nhai tốt và khi răng cắn lại thẳng hàng, nhờ đó bạn có thể ăn uống cảm thấy thoải mái và mỉm cười một cách tự tin. • Như một bộ phận trong nhóm chăm sóc y tế, nha sĩ của bạn có thể chẩn đoán những bệnh cần chăm sóc y khoa. Nha sĩ CDA có thể phát hiện những dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường, ung thư miệng hoặc phản ứng có hại của thuốc và tương tác thuốc khi kiểm tra nha khoa định kỳ. Điều quan trọng cần chú là tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến cách thức nha sĩ CDA của bạn cung cấp chăm sóc nha khoa. Bệnh nhân nha khoa đang gặp vấn đề tim mạch hoặc cao huyết áp có thể cần phải điều trị bệnh trước, hoặc thay đổi về dược phẩm định kỳ, trước khi tiến hành những thủ thuật nha khoa nhất định. Bạn nên bàn bạc những điều kiện sức khỏe này với nha sĩ CDA của bạn trong những lần kiểm tra định kỳ. H. Chi trả một khoản tiền để có sức khỏe răng miệng tốt có đáng không? Đ. Rất đáng giá. Phải thừa nhận rằng có những khoản chi phí không liên quan đến việc chăm sóc răng, miệng và nướu của bạn. Các khoản chi phí này có thể thanh toán điều trị cơn đau hoặc cảm giác khó chịu, hạn chế về thức ăn mà bạn có thể ăn do chất lượng dinh dưỡng giảm, và những nụ cười không tự nhiên, e dè. Ngoài ra, sức khỏe răng miệng được nhiều người thừa nhận như một phần quan trọng của sức khỏe tổng quát. Bệnh viêm nướu có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác, bao gồm bệnh tim mạch và tiểu đường. Quyết định chăm sóc sức khỏe răng miệng của bạn cũng là quyết định giữ gìn sức khỏe tổng quát của bạn. Một điều tốt lành là với sự giúp đỡ của nha sĩ CDA của bạn, thì kế hoạch điều trị có thể được thiết kế để giúp bạn hưởng cuộc sống chất lượng cao với mức chi phí vừa phải. Việc bạn đến khám ở phòng nha khoa đồng nghĩa với việc xây dựng tòa nhà sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng quát của mình. 800.CDA.SMILE cda.org
|
|
|
Post by NHAKHOA on Sept 29, 2008 20:44:14 GMT -5
Bịt Răng
Giữ răng không bị sâu có thể sẽ còn dễ dàng hơn. Bạn có thể hiểu rõ rằng đánh răng và xỉa răng hàng ngày có thể là những vũ khí quan trọng nhất để chống lại việc hình thành mảng bám, nguyên nhân chính gây các bệnh hốc răng. Ngoài thói quen đánh răng và xỉa răng hàng ngày của bạn, nha sĩ có thể phủ một lớp nhựa – gọi là lớp bịt răng – lên trên mặt cắn của những răng trong cùng. Lớp nhựa bọc này sẽ tạo ra một rào cản bảo vệ răng bạn và đẩy lùi vi khuẩn gây sâu răng sống trong mảng bám. Mảng bám là gì và tại sao nó gây các bệnh trong hốc răng? Thức ăn và chất lỏng bạn ăn và uống vào sẽ kết hợp với vi khuẩn tạo ra màng kết dính gọi là mảng bám. Mảng bám bám trên và trong giữa kẽ răng, nơi nó sẽ bắt đầu ăn mòn men răng. Nếu mảng bám không được làm sạch thường xuyên bằng cách đánh răng và xỉa răng, nó có thể tạo ra acid làm răng bị lõm hay có lỗ thủng (hốc). Đây là bệnh sâu răng. Làm cách nào việc bịt răng giúp ngăn chặn chứng hốc răng? Phủ một lớp bọc mỏng bằng nhựa lên răng sẽ làm cho mảng bám khó bám dính vào những rãnh trên mặt nhai của răng hàm – nhờ đó bảo vệ mặt răng và giảm thiểu nguy cơ tạo hốc răng. Phủ lớp bọc có khó không? Không khó. Phủ lớp bọc răng rất nhanh, đơn giản và không đau. Thông thường, lớp bọc răng sẽ vẫn còn tốt trong nhiều năm. Mỗi lần đi khám răng định kỳ, nha sỹ hoặc nhân viên chăm sóc vệ sinh răng miệng của bạn sẽ kiểm tra xem lớp phủ răng vẫn còn nguyên vẹn không. Ai nên bọc răng? Bọc răng có hiệu quả nhất trong việc giảm hốc răng ở trẻ em mới mọc răng vĩnh viễn. Thật ra, tất cả trẻ em nên khám răng hàm (răng trong phía sau) để đánh giá xem có cần bọc răng ngay sau khi răng mọc. Đối với hầu hết trẻ em, răng vĩnh viễn sẽ mọc khi các em trong độ tuổi từ 6 đến 12. Bọc răng có thể cũng hữu ích trong việc giảm sâu răng ở người trưởng thành. Việc bọc răng là một biện pháp ngăn ngừa nhằm giữ răng khỏe mạnh. Đây là một cách hiệu quả nhằm giảm nhu cầu trám răng và những phương pháp điều trị mắc tiền hơn đòi hỏi để chữa lành tổn thương do hốc răng, do đó bọc răng có thể giúp bạn tiết kiệm tiền. Hãy hỏi nha sỹ Hiệp Hội Nha Khoa California (CDA) của bạn xem bạn và con của bạn có cần bọc răng để giúp ngăn ngừa bệnh sâu răng không. 800.CDA.SMILE cda.org
|
|
|
Post by NHAKHOA on Sept 29, 2008 20:45:04 GMT -5
Nướu Thụt Lại
Nướu thụt lại làm phơi mặt chân răng là một tình trạng phổ biến đối với những người trưởng thành trên 40 tuổi. Nhiều người xem đây chỉ là một dấu hiệu của quá trình lão hóa, và trong một số trường hợp thì thực chất là do - thường do sự ăn mòn và vết cắt hoặc sau một khoảng thời gian dài đánh răng cọ xát quá mạnh. Tuy nhiên, đôi khi việc nướu thụt lại có thể là một dấu hiệu của căn bệnh nào đó. Trong nhiều trường hợp, nướu thụt lại là do bệnh nha chu (viêm nướu). Ba trong bốn người trưởng thành bị tình trạng này, và trong hầu hết các trường hợp, nó không gây đau và không ai để ý đến. Đối với người trưởng thành, bệnh nha chu bắt đầu khi vi khuẩn có trong mảng bám đóng lớp trên răng và nướu. Khi mảng bám không được làm sạch hàng ngày, nó sẽ sản sinh ra độc tố gây kích ứng và làm viêm nướu. Cuối cùng thì quá trình viêm này sẽ phá hủy mô nướu, làm chúng tách ra xa răng và tạo khoảng trống gọi là túi nha chu. Túi nha chu chứa nhiều vi khuẩn, do đó càng làm vấn đề thêm nghiêm trọng. Trong giai đoạn đầu, bệnh về nướu (viêm nướu), có dấu hiệu là nướu ửng đỏ hoặc sưng, dễ chảy máu, có thể điều trị được và nha sĩ hoặc nhân viên vệ sinh nha khoa có thể phát hiện ra và điều trị khi khám răng định kỳ. Khi bệnh tiến triển (bệnh nha chu), nó có thể tiêu hủy xương và mô mềm giữ đỡ răng. Trong giai đoạn nặng của bệnh nha chu, răng có thể bị lung lay, rụng hoặc nha sĩ phải nhổ bỏ. Thật ra, bệnh nha chu là thủ phạm của 70 phần trăm các trường hợp rụng răng ở những người trưởng thành trên 40 tuổi. Điều may mắn là tình trạng nướu này có thể được ngăn ngừa bằng cách giữ vệ sinh răng miệng tốt hàng ngày. Có thể ngăn ngừa việc nướu thụt lại bằng cách đánh răng bằng bàn chải mềm, đánh răng với lực nhẹ-trung bình và theo vòng tròn nhỏ hoặc chuyển động tới lui một khoảng cách ngắn. Tránh sử dụng bàn chải lông cứng và tránh đánh răng theo chiều ngang với lực đánh quá mạnh của bàn chải. Nếu nướu của bạn bị thụt lại, thì đôi khi có thể ghép mô để che phần mặt chân răng lộ ra và làm mô nướu yếu, thụt lại vững chắc hơn nhằm tránh tình trạng nướu lại bị thụt lại. Ngoài ra, thường kèm theo tình trạng nướu thụt lại là sự nhạy cảm do mặt chân răng lộ ra. Nha sĩ của bạn có thể thoa thuốc tại phòng nha, và/hoặc giới thiệu những sản phẩm bạn sử dụng tại nhà để giúp giảm thiểu sự nhạy cảm của mặt chân răng và giúp bảo vệ mặt chân răng đang trong tình trạng dễ bị sâu răng tấn công. Cần nhớ rằng, việc đánh răng, xỉa răng và đi khám răng định kỳ sẽ giúp người trưởng thành có thể giữ được răng tự nhiên của mình nguyên vẹn trọn đời. 800.CDA.SMILE cda.org
|
|
|
Post by NHAKHOA on Sept 29, 2008 20:46:05 GMT -5
Việc Phòng Bệnh Hiệp Hội Nha Khoa California .
Phòng bệnh chính là chìa khóa giữ gìn hàm răng khỏe mạnh và có nụ cười đẹp suốt đời. TẠI SAO PHẢI ĐÁNH RĂNG? Đánh răng sau bữa ăn chính và các bữa ăn nhẹ không chỉ giúp loại bỏ các mẩu thức ăn mà còn loại bỏ các mảng bám, các màng cứng hình thành trên răng. Mảng bám được cấu tạo bởi vi khuẩn sản sinh ra chất axit gây sâu răng và viêm nướu, vì thế việc loại bỏ hoàn toàn các mảng bám là mục đích chính của việc đánh răng. Dùng kem đánh răng có chứa chất florua cũng rất quan trọng vì chất florua làm giảm vi khuẩn, cũng như tái khoáng hóa bề mặt răng, làm cho chúng chắc khỏe hơn. Nha sĩ thuộc Hiệp Hội Nha Khoa California (CDA) hoặc vệ sinh viên nha khoa có thể hướng dẫn bạn phương pháp đánh răng thích hợp và giới thiệu loại bàn chải đánh răng tốt nhất cho bạn. Nói chung, bàn chải có lông mềm, đầu tròn hoặc bóng thì sẽ ít làm tổn thương đến các mô nướu hay làm tổn thương bề mặt răng. Hình dạng, kích thước và góc của bàn chải phải cho phép bạn chải đến được mọi chiếc răng. Trẻ em cần các bàn chải nhỏ hơn loại thiết kế cho người lớn. Hãy ghi nhớ: bàn chải bị mòn không thể chải sạch răng thích hợp và có thể làm tổn thương nướu của bạn. Cần thay bàn chải thường xuyên vài tháng một lần hoặc khi thấy các lông bàn chải bị mòn đi. TẠI SAO PHẢI XỈA RĂNG? Để phòng chống sâu răng và viêm nướu, cần phải loại bỏ hoàn toàn các mảng bám ra khỏi bề mặt của răng. Rất tiếc là bàn chải đánh răng không thể chải đến phần giữa răng và dưới chân răng. Vì sâu răng và các bệnh về răng thường bắt đầu ở các khu vực này, việc xỉa răng hàng ngày cũng quan trọng không kém việc đánh răng. Việc xỉa răng cũng là một kỹ năng cần phải học. Đừng nản chí nếu thoạt đầu bạn thấy việc này khó khăn. Nha sĩ của CDA hoặc nhân viên vệ sinh răng miệng có thể giúp bạn học cách xỉa răng thích hợp và sẽ chỉ cho bạn những mẹo vặt giúp bạn xỉa răng dễ dàng hơn. Khi đã quen, bạn sẽ thấy rằng việc xỉa răng chỉ mất vài phút mỗi ngày. Ngoài ra cũng có các loại dụng cụ vệ sinh khe răng khác như bàn chải dạng xoắn ốc mỏng hay các loại tăm gỗ hình nêm có thể được sử dụng để giúp làm sạch phần nướu và các kẽ răng được sạch sẽ và khỏe mạnh. Nha sĩ hay nhân viên vệ sinh răng miệng của bạn có thể giúp bạn lựa chọn, và hướng dẫn bạn cách để sử dụng các thiết bị hỗ trợ phù hợp để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất cho bạn. NƯỚC SÚC MIỆNG, KEM ĐÁNH RĂNG VÀ CÁC SẢN PHẨM CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG KHÁC THÌ SAO? Có rất nhiều sản phẩm giúp hỗ trợ cho việc bảo vệ sức khỏe răng miệng. Nước súc miệng, chất gel và kem đánh răng có chứa chất florua có thể được sử dụng để ngăn ngừa sâu răng. Một số loại nước súc miệng và kem đánh răng có chứa các thành phần diệt khuẩn và có thể giúp ngăn ngừa hoặc phòng chống các bệnh viêm nướu (sưng nướu). Các loại sản phẩm khác chứa các thành phần giúp làm giảm sự hình thành cao răng, các mảng bám rắn hình thành trên răng sau một thời gian dài. Kẹo cao su và bạc hà có chứa chất xylitol, một chất ngọt tự nhiên làm giảm vi khuẩn gây sâu răng, được sử dụng như một phần của chiến lược tổng thể giúp giảm các lỗ hổng trên răng. Nếu bạn đang sử dụng sản phẩm mua ngoài nhà thuốc để chăm sóc sức khỏe răng miệng của bạn, tốt hơn là bạn nên tư vấn nha sĩ của CDA để tìm ra phương pháp chăm sóc hợp lý cho mình. Tùy thuộc vào tình hình cá nhân, nha sĩ thành viên CDA của bạn có thể khuyên bạn sử dụng một loại sản phẩm cụ thể nào đó. CÁC CUỘC KIỂM TRA SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CÓ THỰC SỰ QUAN TRỌNG KHÔNG? Có! Khi nha sĩ thành viên CDA kiểm tra miệng của bạn, không những họ sẽ phát hiện ra các dấu hiệu sâu răng hay viêm nướu, mà họ còn phát hiện ra các dấu hiệu về các bệnh trong cơ thể bạn – vì miệng thường là một bộ phận thể hiện sức khỏe toàn diện của bạn. Các tình trạng tổn thương tiền ung thư hay ung thư, bệnh tiêu chảy, tắc tuyến nước bọt, và thậm chí các căn bệnh HIV hoặc AIDS đều có thể bị phát hiện nhờ kiểm tra sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, có chứng cứ cho thấy có các mối liên hệ giữa các bệnh về răng (viêm nướu) và bệnh tim, một số căn bệnh về đường hô hấp và việc sinh con thiếu ký. Để giữ gìn sức khỏe toàn diện, điều quan trọng là phải giữ gìn sức khỏe răng miệng của bạn! Ngoài mối liên hệ với sức khỏe toàn thân, việc khám răng định kỳ cũng cần thiết nhằm ngăn chặn sự phát triển của các vấn đề răng miệng phức tạp. Việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ bao gồm việc đánh răng và xỉa răng hàng ngày, chế độ ăn uống hợp lý và thường xuyên kiểm tra sức khỏe răng miệng với nha sĩ CDA hai lần mỗi năm – hoặc theo chỉ định của nha sĩ – đó chính là cách tốt nhất giữ gìn sức khỏe răng miệng và có nụ cười đẹp suốt đời! 800.CDA.SMILE cda.org
|
|
|
Post by NHAKHOA on Sept 29, 2008 20:47:49 GMT -5
Pregnancy California Dental Association. Việc Mang Thai và Chăm Sóc Răng Miệng Hiệp Hội Nha Khoa California HÃY CÙNG NHAU TIẾN LÊN. Thời kỳ mang thai là khoảng thời gian hưng phấn và có nhiều thay đổi nhất. Đó cũng là thời điểm cần phải quan tâm đến sức khỏe răng miệng của bạn. Có thể bạn đã từng nghe nói rằng mỗi lần mang thai là bạn bị rụng một chiếc răng, hoặc là đứa con trong bụng sẽ lấy đi lượng canxi bé cần từ răng của bạn. Tuy nhiên, cả hai điều trên đều ám chỉ nhu cầu cần thiết phải chăm sóc răng miệng và có chế độ dinh dưỡng thật tốt trong suốt quá trình mang thai. Đôi khi tình trạng rụng răng xảy ra khi mang thai hầu hết là do bị sâu răng hoặc viêm nướu. Phụ nữ thường có xu hướng bị hai trường hợp này trong quá trình mang thai vì nhiều lý do khác nhau. Sâu răng và viêm nướu thường bị gây ra bởi sự hình thành các mảng bám răng. Mảng bám răng là lớp màng dính, không màu hình thành trên răng của chúng ta hàng ngày. Acid và các độc tố do vi khuẩn sinh ra trong các mảng bám răng là nguyên nhân gây sâu răng và bệnh hoặc viêm mô nướu. Đánh răng và xỉa răng hàng ngày là các phương pháp hiệu quả giúp loại bỏ các mảng bám răng đồng thời giữ cho bề mặt răng và các mô nướu khỏe mạnh. Các thay đổi về hormon trong quá trình mang thai khiến cho các mô nướu rất nhạy cảm với chứng viêm và chảy máu. Trường hợp này được gọi là “viêm nướu trong thai kỳ.” Trong khi lợi dễ bị tổn thương và dễ chảy máu có liên quan đến bệnh viêm lợi hay xảy ra trong khi mang thai, các mảng bám vẫn tiếp tục tích tụ trên răng, đó chính là nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng viêm nướu chứ không phải do hormone thay đổi. Phụ nữ mang thai thường hay ăn vặt và không vệ sinh răng miệng kỹ cũng khiến việc hình thành mảng bám gia tăng, mức độ viêm nướu và sâu răng nặng thường gặp ở các phụ nữ có thai. Bên cạnh sức khỏe răng miệng, còn có nhiều lý do chính đáng khác khiến bạn phải chăm sóc bản thân kỹ hơn trong khi mang thai. Một vài nghiên cứu cho thấy các bệnh viêm nướu nặng có liên quan đến việc sinh non và sinh con thiếu ký. Ngoài ra, hiện nay người ta đã phát hiện ra rằng người mẹ chính là nguyên nhân lây truyền vi khuẩn gây sâu răng sang trẻ sơ sinh. Trẻ em khi sinh ra không hề mang các loại tế bào gây sâu răng. Trên thực tế, chính chúng đã bị “nhiễm” trong những năm tháng đầu đời của mình. Chúng tôi nhận thấy rằng những người mẹ có sức khỏe răng miệng tốt, không bị sâu răng sẽ sanh con khỏe mạnh, không bị sâu răng và ngược lại. Quyết định giữ vệ sinh răng miệng khỏe mạnh và điều trị sâu răng phát sinh trong khi mang thai cũng là quyết định giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng của con bạn. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ cũng rất quan trọng. Thực phẩm sử dụng trong quá trình mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của con bạn trong đó sức khỏe răng miệng. Răng của em bé bắt đầu phát triển ở dưới nướu răng trong khoảng từ ba đến sáu tháng đầu khi mang thai, vì vậy có chế độ dinh dưỡng thích hợp trong thời gian này có vai trò rất quan trọng. Việc ăn đầy đủ các chất protein, canxi, photpho và các vitamin A, C và D sẽ giúp đảm bảo sức khỏe của hàm răng của bé sau này. Florua cũng là một khoáng chất quan trọng đối với việc phát triển một hàm răng khỏe mạnh. Khi sinh em bé, nha sĩ và bác sĩ nhi khoa sẽ khuyên bạn nên bổ sung lượng florua thế nào cho hợp lý để bảo vệ hàm răng của bạn và con bạn.
Pregnancy is a time of great excitement and change. It is also a time to pay extra attention to your dental health.
You may have heard that you lose a tooth for every pregnancy, or that your developing baby will take the calcium he or she needs from your teeth. Both of these are myths; however, they point to the need for good dental care and good nutrition during pregnancy.
Tooth loss that sometimes occurs during pregnancy is most often the result of either tooth decay or gum disease. Women are more prone to both of these conditions during pregnancy for a variety of reasons.
Both gum disease and tooth decay are caused by plaque formation. Plaque is the sticky, colorless film that forms on our teeth every day. The acids and toxins produced by the bacteria in plaque are the cause of both tooth decay, and gum tissue inflammation and disease. Brushing and flossing daily are the most effective ways to remove plaque from teeth and keep tooth surfaces and gum tissues healthy.
Hormonal changes during pregnancy make the gum tissues more susceptible to inflammation and bleeding. This condition is called “pregnancy gingivitis.” While the gum tenderness and easy bleeding associated with gingivitis happens more easily during pregnancy, it is still plaque accumulation on the teeth, not the hormone changes, that is the major cause of this condition.
More frequent eating patterns common among pregnant women, lack of thorough oral hygiene practices contribute to increased plaque formation, increased levels of gingivitis and tooth decay sometimes experienced during pregnancy.
There are other good reasons, beside your own dental health, to take extra care during your pregnancy. Some research suggests that serious gum disease (periodontal disease) is linked to premature birth and low birth weight.
Additionally, it is now recognized that mothers are the most common source of transmission of decay causing bacteria to their infants. Babies are not born with the bacteria that cause decay. Instead they are “infected” sometime in their early life. We now know that mothers that have healthy mouths, free of active dental decay, are much more likely to have babies that are healthy and free from early decay, and vice versa. A decision to keep your mouth healthy and treat decay that arises during your pregnancy is also a decision to help protect your baby’s oral health.
Good nutrition is important too.
The foods you eat during your pregnancy affect every aspect of the health of your baby-to-be, including his or her teeth, not to mention your own health.
Your baby's teeth begin to develop below their gums between the third and sixth months of pregnancy, so getting the right nutrients is especially important then. A sufficient amount of protein, calcium, phosphorus and vitamins A, C and D will all help ensure healthy teeth for your baby. Fluoride is also an important mineral for healthy tooth development. Once your baby is born, your CDA member dentist and pediatrician will advise you on the optimal amount of fluoride supplementation to protect both you and your baby’s teeth.
800.CDA.SMILE cda.org
|
|
|
Post by NHAKHOA on Sept 29, 2008 20:51:31 GMT -5
Niềng răng, hay điều trị chỉnh hình răng mặt, có thể giúp ích cho cả người lớn và trẻ em. Và những tiến bộ gần đây trong ngành thẩm mỹ học đã làm cho các bộ niềng khó thấy hơn so với trước đây. Những cái móc niềng, một phần của cái niềng răng để giữ các sợi dây, được gắn vào phía trước hàm răng và có thể bằng kim loại, không màu hoặc có màu răng. Đôi khi những móc niềng này cũng được gắn chặt vào phía sau hàm răng. Thành tựu mới nhất trong thuật chỉnh hình răng mặt là những cái niềng răng“vô hình” – đó là những hàm giữ răng bằng nhựa không màu, có thể tháo ra dễ dàng, để giúp di chuyển răng đến những vị trí mới. Làm sao để tôi biết mình cần phải niềng răng? Các nha sĩ trong Hiệp Hội Nha Khoa California (CDA) sẽ đánh giá độ khít (cái cắn) của răng bạn và sẽ khuyên bạn nên dùng niềng răng nếu cái cắn của bạn không thẳng hàng (khập khiễng). Tình trạng răng khập khiễng có thể do có quá nhiều răng, mất răng, răng khểnh, hay các hàm không thẳng hàng. Ở trẻ em, tình trạng răng khập khiễng có thể do di truyền, hay do tai nạn, mút ngón cái, răng sữa bị gãy hoặc do các lực khác tác động đến vị trí của răng và sự phát triển của hàm. Ở người lớn, răng khập khiễng thường do khuyết răng hoặc do sự thay đổi xảy ra đối với các lần cắn trong thời gian dài. Tất nhiên, một người lớn có thể bị khập khiễng răng do từ khi còn nhỏ không được chỉnh sửa và mãi đến khi trưởng thành mới quyết định chỉnh răng. Nha sĩ của CDA sẽ xem xét hàm răng của trẻ em khi chúng bị mất răng sữa và răng vĩnh viễn mọc lên. Thông thường, ở một trẻ đang phát triển nếu có điều trị chỉnh răng sẽ đạt được thành công nhiều hơn so với việc chỉnh răng khi trở thành người lớn. Các trường hợp chỉnh răng được thực hiện như thế nào? Quá trình dịch chuyển răng ở mọi người, dù là người lớn hay trẻ em đều giống như nhau. Áp lực ổn định tác động lên răng tạo nên một áp lực lên phần xương giữ răng, khiến cho miếng xương đó bị vỡ. Đồng thời, độ căng tạo ra trên phần xương đang bị “kéo” sẽ khiến nó phát triển và lấp vào phía sau cái răng bị di chuyển đi. Vì xương của người lớn không còn phát triển và hình thành được nữa, quá trình chỉnh răng ở người lớn có thể mất nhiều thời gian hơn ở trẻ em, nhưng quá trình về bản chất là như nhau đối với hầu hết mọi người. Một khi các thiết bị “chủ động” trong việc di chuyển răng được gỡ ra, bạn vẫn nên mang hàm giữ răng để răng có thể ở nguyên vị trí và để cho xương quanh răng trở nên chắc chắn. Tuy nhiên, miệng là một môi trường năng động. Với các lực tác động hàng ngày từ việc nhai, nuốt v.v.. răng sẽ tự nhiên di chuyển qua thời gian và mọi người cần ý thức được rằng để giữ cho răng ở cùng một vị trí lâu dài và để tránh sau này răng không dịch chuyển hay trở lại vị trí cũ, thì việc đeo hàm giữ răng thường xuyên có thể là một điều cần thiết. Tiến bộ trong thuật chỉnh răng làm cho răng trở nên thẩm mỹ hơn và việc chỉnh răng ở cả trẻ em và người lớn đều có hiệu quả như nhau. Nha sĩ trong Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (CDA) của bạn sẽ phân tích cho bạn thấy lợi ích của việc chỉnh răng và khuyên bạn nên chọn hình thức nào cho phù hợp. Nếu bạn đang mong muốn có một nụ cười đẹp, ngay ngắn hay một cái cắn mạnh hơn. . . đừng chần chờ nữa! 800.CDA.SMILE cda.org
|
|
|
Post by NHAKHOA on Sept 29, 2008 20:53:08 GMT -5
Sức Khỏe Răng Miệng và Bệnh Tật Của Cơ Thể Hiệp Hội Nha Khoa California . “Chúng ta không nên hiểu hai thuật ngữ sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân là hai từ tách biệt nhau” (Donna E. Shalala, nguyên Bộ trưởng Bộ Y Tế và Dịch Vụ Con Người). Sức khỏe răng miệng là một phần quan trọng của sức khỏe toàn thân và là điều cốt yếu để có được một sức khỏe toàn diện và cuộc sống lành mạnh cho tất cả mọi người. Việc phát hiện sớm những bệnh răng miệng có thể giúp cho việc chẩn đoán và điều trị được nhiều bệnh tật khác của cơ thể. Sức khỏe răng miệng không chỉ là sức khỏe của đôi hàm răng. Từ “răng miệng” không chỉ là miệng bao gồm răng, nướu và mô bảo trợ, mà còn bao gồm vòm cứng, hàm ếch mềm của miệng, lớp niêm mạc miệng và cổ họng, lưỡi, đôi môi, các tuyến nước bọt, các cơ nhai và quai hàm. Những tuyến nước bọt là những tuyến điển hình của tuyến ngoại tiết, và một bản phân tích của tuyến nước bọt có thể giúp tìm ra manh mối bệnh tật hoặc sức khỏe chung của cơ thể. Việc khám tổng quát miệng có thể phát hiện ra những dấu hiệu thiếu dinh dưỡng cũng như hàng loạt các bệnh tật của cơ thể như bệnh nhiễm trùng, rối loạn miễn dịch, những thương tổn hay một số căn bệnh ung thư. Những bệnh về nha chu có liên quan đến nhiều bệnh lý cùng các triệu chứng trên hệ thống cơ thể. Tương tự, các bệnh khác trên cơ thể có thể có ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Các nghiên cứu đã chứng tỏ có sự liên quan giữa bệnh nha chu và các bệnh tim mạch, chứng đột quỵ, bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh loãng xương, HIV, và các tác hại cho thai nhi sắp chào đời. • Bệnh Tim Mạch và Chứng Đột Quỵ: Thiếu xương trong thành phần của hàm chứa hốc răng (một phương pháp đo lường trong bệnh nha chu) là một dấu hiệu báo trước về bệnh tim mãn tính. Vi khuẩn tìm thấy trong bệnh nha chu cũng có thể dẫn đến đông máu, gia tăng nguy cơ bị bệnh tim hoặc đột quỵ. Theo Viện Nghiên Cứu Quốc Gia Về Răng và Sọ Mặt, thì người mắc bệnh nha chu thường dễ bị bệnh tim mạch hơn. • Bệnh Nhiễm Trùng Đường Hô Hấp: Vì các tác nhân truyền nhiễm gây ra các bệnh hô hấp được tìm thấy tập trung rất cao trong những người mắc bệnh nha chu, các bệnh hô hấp, chẳng hạn như bệnh viêm phổi, viêm phế quản mãn tính và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có thể bị ảnh hưởng từ bệnh nha chu. Người lớn tuổi và các bệnh nhân có khả năng miễn dịch bị giảm sút rất dễ bị bệnh. • Bệnh Tiểu Đường: Bệnh tiểu đường thể hiện qua đường miệng và được Các Trung Tâm Kiểm Soát và Ngăn Ngừa Bệnh Dịch Mỹ (CDC) công nhạn là nguyên nhân gây chết người đứng hàng thứ tư tại Mỹ. Sự liên đới giữa bệnh tiểu đường và nha chu đã được chứng minh rất nhiều trong các tài liệu. Khi bệnh nhân tiểu đường bị suy giảm sức đề kháng đối với các bệnh truyền nhiễm, họ có nhiều nguy cơ bị bệnh nha chu hơn. Thêm vào đó, bệnh nha chu có thể còn làm cho bệnh nhân tiểu đường càng khó ổn định mức đường glucose trong máu. Vì những lý do này, việc giữ gìn vệ sinh răng miệng hàng ngày và sớm phát hiện bệnh nướu răng là điều thiết yếu đối với bệnh nhân tiểu đường. • Bệnh Loãng Xương: Các dấu hiệu của bệnh loãng xương, một bệnh lý ảnh hưởng đến hơn 20 triệu người tại Mỹ, cũng có thể được phát hiện thông qua khám răng miệng và chụp x-quang nha khoa. Có một mối liên hệ mạnh giữa sự chuyển hóa xương và sức khỏe răng miệng. Việc thường xuyên chụp x-quang nha khoa có thể giúp phát hiện ra chứng mất xương. • HIV/AIDS: Một căn bệnh thường tự thể hiện trước tiên trong miệng là HIV/AIDS. Các tổn thương và triệu chứng viêm nướu vốn thường được bắt gặp nhất. Chứng chảy máu tự phát thường phát hiện nơi các bệnh nhân HIV/AIDS, như bệnh nấm Candidiasis, một chứng bệnh truyền nhiễm có liên quan đến chức năng suy giảm khả năng miễn nhiễm. • Việc Mang Thai: Bệnh nha chu có liên quan đến sinh thiếu tháng và trẻ em thiếu ký. Các nhà nghiên cứu ước lượng rằng có đến 18 phần trăm trong số 250.000 trẻ em sinh thiếu tháng và thiếu ký mỗi năm tại Mỹ có thể là do bệnh lây nhiễm qua đường miệng. Ngoài ra, mức độ hormone cao trong các bà mẹ đang mang thai có thể làm cho nướu răng phản ứng lại một cách khác nhau đối với vi khuẩn trong mảng bám răng, gia tăng khả năng dễ bị viêm và nhiễm bệnh trong thời kỳ có thai. Tổ Chức Y Tế Thế Giới mở rộng định nghĩa sức khỏe nghĩa là “một tình trạng khỏe mạnh toàn diện về thể chất, tinh thần, và xã hội, không đơn thuần là không có bệnh tật.” Như vậy thì sức khỏe răng miệng rất quan trọng đối với tình trạng khỏe mạnh đó. Các mô sọ mặt, những mô mà chúng ta thường xem là mặc nhiên có, thể hiện tính chất quan trọng này của nhân loại chúng ta. Chúng cho phép ta nói và cười; thở dài và hôn; ngửi, nếm, sờ, nhai và nuốt; và biểu hiện nhiều trạng thái tình cảm và cảm xúc qua nét mặt. Nguồn Tư Liệu: 1. Bộ Y Tế và Dịch Vụ Con Người Mỹ. “Tình Hình Sức Khỏe Răng Miệng tại Mỹ: Báo Cáo Giải Phẫu Đa Khoa -- Bản Tóm Tắt Hoạt Động.” Viện Nghiên Cứu Quốc Gia Về Răng và Sọ Mặt, Các Viện Y Tế Quốc Gia, 2000. 2. Viện Nghiên cứu Quốc gia về Răng và Sọ Mặt. “Liên Kết Sức Khỏe Răng Miệng-Cơ Thể.” Truy cập 6 tháng 11 năm 2002 www.nidcr.nih.gov/HealthInformation/OralHealthInformationIndex/ OralSystemicHealthConnection/OralSystemic.htm 3. Hội Vệ Sinh Nha Khoa Mỹ. “Tương lai của Sức khỏe Răng Miệng.” Truy cập 8 tháng Bảy năm 2002. adha.org/profissues/future/page2.htm 4. Genco, R., D.D.S., Ph.D., Offenbacher, S., D.D.S. Ph.D. Beck, J. Ph.D. ”Bệnh nha chu và bệnh tim mạch.” JADA Quyển 133 (2002):pg. 145 5. Cơ quan Thông tin Quốc gia về Bệnh Tiểu đường, “Giữ hàm răng và nướu của bạn mạnh khỏe.” Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2003 www.niddk.nih.gov/health/diabetes/pubs/compliations/ teeth/teeth.htm 6. “Chứng Loãng Xương và Sức Khỏe Răng Miệng có Mối Liên Hệ, Nghiên Cứu Cho Thấy.” Sách Hướng Dẫn Tin Tức Y Khoa Và Tin Khác dành cho Bác Sĩ, tháng Hai năm 1998 Truy Cập ngày 13 tháng Hai năm 2003 www.pslgroup.com/dg/5b56e.htm7. Hội các Viên Chức Y Tế Tiểu Bang và Lãnh Thổ, “Mối Liên Quan Bệnh Răng Miệng và Bệnh Mãn Tính.” Tháng Năm năm 2002 Truy cập ngày 13 tháng Hai năm 2003 www.astho.org/docs/access/ohcd.htmSedano, H., D.D.S. ”Các Bệnh Răng Miệng Thường Gặp Nơi các Bệnh Nhân HIV Dương Tính và AIDS.” Truy cập ngày 13 tháng Hai năm 2003 www.dent.ucla.edu/pic/visitors/oralaids/bacteria/lge.html
|
|
|
Post by NHAKHOA on Sept 29, 2008 20:54:15 GMT -5
Ung Thư Miệng Hiệp Hội Nha Khoa California .
Bạn sẽ làm gì nếu bạn phát hiện một đốm đỏ trên mặt lưỡi của mình? Còn chấm trắng phía trong môi bạn thì sao? Các cơ quan y tế phỏng đoán rằng sẽ có 30.000 người Mỹ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư miệng vào năm 2004. Số liệu này, mặc dù hơi thấp hơn số liệu trong quá khứ, hiện khá cao và sẽ gây tử vong cho gần 8.000 người. Đối với bất cứ loại ung thư nào thì việc ngăn ngừa và phát hiện sớm là điều hết sức quan trọng. Những điều bạn cần biết • Ung thư miệng thường bắt đầu một cách âm thầm, thường là với một vùng có màu đỏ hoặc trắng, hoặc có thể là một chỗ sưng u lên hoặc một đốm gây đau. • Thông thường, triệu chứng sẽ xuất hiện ở môi, mặt trên và dưới của lưỡi, hoặc nền khoang miệng – mặc dù bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trong miệng. • Việc sử dụng thuốc lá, dưới bất cứ hình thức nào, sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh ung thư miệng. • Rượu bia cùng với thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ này hơn nữa. • Khi chúng ta lớn tuổi, nguy cơ bị ung thư miệng sẽ tăng lên, nhất là sau độ tuổi 40 – mặc dù những người trẻ tuổi cũng bị ung thư miệng. • Việc đến khám răng thường xuyên với nha sĩ thuộc Hiệp Hội Nha Khoa California (CDA) của bạn rất quan trọng, vì xét nghiệm ung thư miệng là một phần trong cuộc kiểm tra nha khoa định kỳ. Những điều bạn có thể làm Kiểm tra răng miệng của bạn theo định kỳ. Điều quan trọng là hãy tham vấn với nha sĩ CDA của bạn ngay nếu bạn phát hiện bất cứ dấu hiệu nào sau đây kéo dài quá hai tuần: • Màu ở mô thay đổi – chẳng hạn như đốm nhỏ màu trắng hoặc đỏ; • Bề mặt hoặc cấu trúc mô thay đổi – chẳng hạn như mô dày hơn, xuất hiện khối sưng u hoặc đốm gây đau, hoặc vùng bị loét, ăn mòn hoặc lớp vảy cứng; • Cảm giác răng không khớp vừa; • Gặp khó khăn khi nhai hoặc nuốt hoặc thay đổi trong khả năng cử động miệng, lưỡi hoặc hàm thông thường; • Giọng nói thay đổi, như khàn giọng mãn tính; • Nổi u bướu ở bất cứ nơi nào trên đầu hoặc cổ; • Đau, tổn thương hoặc tê bất cứ nơi nào trong khoang miệng hoặc môi của bạn; • Vết lở loét dễ bị chảy máu và không lành trong vòng hai tuần. Những biện pháp ngăn ngừa khác mà bạn có thể sử dụng • Không sử dụng các sản phẩm thuốc lá. Nếu bạn có hút thuốc, hãy tham vấn với bác sĩ nha khoa hoặc y khoa chuyên nghiệp để được trợ giúp bỏ thuốc. • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Đội nón và thoa kem chống nắng. Hãy nhớ bảo vệ môi bạn bằng cách thường xuyên thoa dầu môi có chứa kem chống nắng. • Có chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều trái cây tươi và rau quả. • Thường xuyên đi khám răng ở nha sĩ CDA Hãy nhớ rằng, ngăn ngừa và phát hiện sớm ung thư miệng là điều quan trọng để có một cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh. Thường xuyên đi khám răng ở nha sĩ CDA là một phần quan trọng trong việc ngăn ngừa ung thư miệng. 800.CDA.SMILE cda.org
|
|
|
Post by NHAKHOA on Sept 29, 2008 20:58:10 GMT -5
Thông tin cho các bà mẹ và người sắp làm mẹ! Hiệp Hội Nha Khoa California .
Chìa khoá để bé có hàm răng khỏe mạnh bắt đầu trước khi răng của con bạn nhú ra. Sau đây là vài câu trả lời cho đa số câu hỏi về sức khoẻ răng thường được hỏi nhất có liên quan đến việc mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ con mới biết đi và khi con bạn đã lớn. 1. Khi mang thai, sức khoẻ răng miệng của tôi có bị ảnh hưởng không? Có… việc thay đổi các hormone làm thay đổi cách các mô nướu phản ứng với các chất kích thích trong mảng bám răng. Với việc đánh răng và xỉa răng mỗi ngày hai lần để làm sạch những mảng bám trên răng và có chế độ ăn uống cân bằng sẽ giúp bạn giữ được nướu khoẻ mạnh. 2. Tôi có phải khám răng với nha sĩ hội viên của CDA trong thời gian tôi mang thai không? Có… bạn cần phải khám răng một cách đều đặn. Tuy nhiên, điều rất quan trọng là bạn phải cho nha sĩ CDA biết bạn đang mang thai. 3. Chụp x-quang có an toàn trong thời gian mang thai không? Có… chụp x-quang trong thời gian mang thai là an toàn và là dụng cụ sống còn dùng để hỗ trợ cho việc phát hiện các vấn đề sức khoẻ răng miệng. Chỉ chụp x-quang khi nào cần thiết cho việc điều trị. Bạn sẽ được yêu cầu bọc chì phía trước răng dể bảo vệ thêm. 4. Khi nào thì con của tôi bắt đầu mọc răng? Thời điểm mọc răng thay đổi theo từng bé. Tuy nhiên đa số bé sẽ bắt đầu mọc răng vào khoảng sáu đến 12 tháng tuổi. 5. Khi nào tôi nên bắt đầu đánh răng cho con tôi? Bắt đầu từ lúc sanh, hãy làm sạch nướu của em bé bằng bàn chải răng mềm, gạc hay khăn với nước lạnh. Đối với các em bé dưới hai tuổi, cha mẹ nên tham khảo nha sĩ của em bé trước khi sử dụng kem đánh răng có florua. 6. Tôi phải dùng bao nhiêu kem đánh răng có florua khi chải răng con tôi? Bắt đầu từ hai tuổi, sử dụng một ít kem đánh răng có chất florua bằng hạt đậu khi đánh răng. Hãy khuyến khích con bạn nhổ ra, không nuốt, kem đánh răng và số lượng kem đánh răng được sử dụng,có thể được gia tăng sau khi con bạn được năm hay sáu tuổi khi con bạn tự làm được việc này. 7. Khi nào tôi phải mang con tôi đến khám răng lần đầu tiên? Viện Hàn Lâm Nha Khoa Nhi Mỹ và hầu hết các tổ chức sức khoẻ khác đều khuyến khích cha mẹ và những người chăm sóc trẻ nên lập thời gian biểu khám răng khi chiếc răng đầu tiên của bé nhú lên, thông thường là giữa tháng tuổi thứ sáu đến tháng tuổi thứ mười hai. 8. Tôi có thể làm thế nào để ngăn ngừa con tôi không bị sâu răng sớm, chẳng hạn như sâu răng sớm khi còn bé hoặc bị sâu răng khi bé còn bú bình? Khi cho bé nằm ngủ (ngủ trưa hoặc ngủ vào ban đêm), chỉ để nước vào bình cho bé bú. Những chất lỏng từ đường như sữa bột, sữa từ vú mẹ, nước ép trái cây, và soda sẽ bám quanh răng của trẻ và gây sâu răng. Đừng quên lau hoặc chải nướu răng cho con của bạn mỗi ngày hai lần để loại bỏ thức ăn và những mảng bám. 9. Tôi có thể làm gì khác để giữ cho răng của con tôi khoẻ mạnh? Trẻ con không được sanh ra cùng với vi khuẩn gây sâu răng. Chúng bị vi khuẩn xâm nhập từ người chăm sóc, đặc biệt là từ mẹ của chúng. Bằng việc giữ cho răng của con bạn khoẻ mạnh và tránh bị sâu răng, bạn có thể giúp giảm thiểu tình trạng tiếp xúc của con bạn với vi khuẩn và giảm thiểu nguy cơ sâu răng sớm. 10. Tôi có thể làm gì để giúp con mình suốt quá trình mọc răng của bé? Nhiều bé thích ngậm vòng để cắn, ngậm thìa mát, hoặc khăn ướt lạnh. Nhiều cha mẹ/người chăm sóc bé dùng ngón tay sạch chà xát lên nướu răng của trẻ. 11. Có nên cung cấp chất florua thêm cho con của tôi không? Nhiều bé nên được cung cấp thêm florua. Tuy nhiên, điều quan trọng là nên cho bác sĩ khoa nhi hoặc nha sĩ thành viên của CDA biết để xác định liều lượng thích hợp căn cứ vào cộng đồng mà bạn đang sống đó. Ở nhiều cộng đồng, chất florua đã được cho sẵn vào nước hoặc florua đã được thêm vào trong nước uống. Trẻ con sống trong những cộng đồng này không cần cung cấp thêm florua. 12. Kỹ thuật bịt răng là gì? Kỹ thuật bịt răng là kỹ thuật dùng nguyên liệu bằng nhựa trong phủ lên mặt nhai của răng hàm của con bạn. Việc bịt răng giúp hình thành nên một lớp bảo vệ phủ bên ngoài những chiếc răng nhằm tránh vi khuẩn và những mẫu thức ăn nhét vào. Việc bịt răng có thể giảm thiểu một cách đáng kể những rủi ro về sâu răng cho trẻ con và thiếu niên. Nha sĩ CDA sẽ đánh giá răng của con bạn khi răng mọc và khuyến nghị bịt răng nếu thấy cần thiết. Nếu bạn cần biết thêm thông tin, xin vui lòng gọi cho chúng tôi theo số 1-800 – CDA-SMILE hoặc gởi email cho chúng tôi những thắc mắc và góp ý của bạn! 800.CDA.SMILE cda.org
|
|
|
Post by NHAKHOA on Sept 29, 2008 20:59:28 GMT -5
Dụng Cụ Bảo Vệ Miệng Hiệp Hội Nha Khoa California .
Bất cứ ai tham gia thể thao, dù để vui chơi giải trí, trong các liên đoàn thanh niên hay người lớn, hay ngay cả của giới nhà nghề -- đều hiểu rõ thua cuộc chưa phải là điều tệ hại nhất, để cho bị thương nặng mới thật sự tệ hại, đặc biệt khi chấn thương ấy có khả năng ngăn chặn được. Đó là lý do tại sao đối với người lớn hay trẻ con, những người đang chơi thể thao, việc đeo hoặc mang dụng cụ bảo vệ răng miệng, như nón bảo hiểm, bao che cằm, đệm che đầu gối, cùi chỏ và miệng là hết sức quan trọng. Việc đeo dụng cụ bảo vệ răng miệng có thể ngăn chặn thương tật nghiêm trọng và tránh được nhiều đau đớn. Mỗi năm biện pháp an toàn đơn giản này ngăn ngừa được 200.000 trường hợp thương tật răng miệng nơi các vận động viên. Dụng Cụ Bảo Vệ Răng Miệng Không Phải Là Bắt Buộc Trong Hầu Hết Các Bộ Môn Thể Thao. Tại Sao Chúng Lại Quan Trọng? • Bạn có thể bị thương đầu mặt trong khi chơi các môn thể thao ”có va chạm“ như là túc cầu, đá banh và bóng rổ, các môn thể thao ”không tiếp xúc” như bóng chày, thể dục dụng cụ hoặc ván trượt. Thương tổn răng, môi lưỡi và hàm thường xảy ra đối với cả trẻ em lẫn người lớn. Nha sĩ đa khoa thấy thường thì miệng bị thương nhiều do chơi thể thao hơn là bất kỳ nguyên do nào khác. Một cuộc khảo sát do Đại Học Texas tiến hành phát hiện ra gần 5 phần trăm nam vận động viên trường cao đẳng chơi môn đá banh, bóng rổ, túc cầu, bóng chuyền, hóc ki trên băng và bóng vợt không đeo che chắn bảo vệ miệng có bị tổn thương răng miệng Chỉ trong một năm ở trường bậc cao đẳng đã có hơn 2.000 trường hợp chấn thương! Hầu hết chấn thương xảy ra ở chính tại các cấp trường trung học cơ sở, phổ thông, các cộng đồng và dân chơi thể thaonghiệp dư. • Dù cần nghiên cứu thêm, dụng cụ bảo vệ miệng có thể giúp ngăn chặn các chấn thương nặng như chấn động. Tài liệu cho thấy rằng dụng cụ bảo vệ miệng rõ ràng giúp ngăn chặn chấn thương hàm và răng, các vết cắt vào má và lưỡi (thường phải tiến hành phẫu thuật để chỉnh sửa) và chấn thương chân răng và xương hàm vốn dùng để giữ yên răng. • Các dụng cụ bảo vệ miệng được thiết kế để bảo vệ miệng, răng và hàm, ngăn chận thiệt hại đáng kể trong các môn thể thao thường xảy ra chấn thương. Trong khi dụng cụ bảo vệ răng miệng không phải là thiết bị bắt buộc phải dùng trong nhiều môn thể thao, thì việc đeo chúng lại là một biện pháp phòng ngừa quan trọng cho các vận động viên thuộc bất kỳ lứa tuổi nào và khả năng nào. Bạn cần biết những gì trước khi chọn mua dụng cụ bảo vệ răng miệng? Để chọn được dụng cụ bảo vệ miệng hiệu quả nhất, điều cốt lõi là dụng cụ này phải phù hợp với miệng của bạn và không bị xê dịch trong những lúc đang bạn vận động mạnh và phải di chuyển theo nhiều vị trí khác nhau mà bộ môn thể thao yêu cầu. Hiệp Hội Nha Khoa California (CDA), các nha sĩ thành viên có thể quyết định nên sử dụng dụng cụ nào để bảo vệ miệng (bao miệng, vòng kẹp, cầu răng giả, hàm giả). Bởi vì miệng cũng luôn phát triển như các cơ quan khác trong cơ thể, việc để nha sĩ thành viên CDA khám miệng trẻ trước khi mang dụng cụ bảo vệ răng miệng. Những bộ môn thể thao khác nhau sẽ có nhiều mức độ rủi ro khác nhau và những nguy cơ chấn thương khác nhau. Với sự giúp đỡ của các nha sĩ thành viên CDA, bạn có thể lựa chọn một dụng cụ bảo vệ răng miệng thích hợp nhất cho bạn hay cho con của bạn để chơi thể thao. Các Loại Dụng Cụ Bảo Vệ Răng Miệng Khác là gì? Tất cả những dụng cụ bảo vệ răng miệng đều không làm giống nhau. Tùy thuộc vào kiểu thiết kế, vật liệu sử dụng mà dụng cụ bảo vệ răng miệng có thể khác nhau về hình dạng, chức năng bảo vệ, khả năng bảo dưỡng dễ dàng và tuổi thọ sản phẩm. Dưới đây là danh sách một số dụng cụ bảo vệ răng miệng. Nên xin ý kiến tư vấn của Nha sĩ thành viên trong Hiệp Hội CDA trước khi bạn quyết đinh mua. • Dụng Cụ Đặt Làm. Nha sĩ của bạn sẽ tạo một khuôn mẫu theo hàm răng của bạn, và những dụng cụ đặt làm này thường được thiết kế bao bọc cả hàm răng và được trình bày trong những tài liệu nha khoa như là một cách bảo vệ răng miệng tốt nhất. Những dụng cụ này có thể làm thay đổi và ảnh hưởng nhẹ đến cằm của bạn. Những dụng cụ bảo vệ răng miệng đặt làm này có thể đắt hơn một chút so với những dụng cụ làm sẵn, nhưng dĩ nhiên chúng sẽ vừa khít, bảo vệ tốt hơn và giúp bạn thấy thoải mái hơn. • Dụng Cụ Theo Hình Dạng Hàm. Những lớp bảo vệ thường được làm từ chất axit acrylic đặc hoặc bằng nhựa dẻo để dễ dàng nặn thành khuôn vừa với hàm răng. Bỏ chúng vào nước sôi, rồi thử nặn theo hình dạng của hàm răng. Chúng được sản xuất vì mục đích thương mại, không nhất thiết phải theo một khuôn mẫu nào vì khuôn phải được làm theo đúng mẫu khuôn miệng của khách hàng. • Hàng Có Sẵn. Dụng cụ bảo vệ răng miệng được sản xuất vì mục đích thương mại, , với giá thành thấp nhất, đồng thời là dụng cụ bảo vệ răng miệng ít thoải mái và kém hiệu quả nhất. Những dụng cụ bảo vệ răng miệng được làm sẵn bằng cao su hoặc nhựa tổng hợp này có thể dễ dàng mua tại hầu hết những cửa hiệu bán đồ thể thao. Các sản phẩm này không nhằm mục đích làm cho vừa với khuôn miệng của bạn và tài liệu nha khoa không khuyến nghị sử dụng chúng. Tôi Có Thể Làm Gì Để Sử Dụng Dụng Cụ Bảo Vệ Miệng Được Lâu Bền? Cũng giống như tất cả những dụng cụ thể thao, việc chăm sóc kỹ lưỡng sẽ kéo dài tuổi thọ của dụng cụ bảo vệ miệng. Giữ gìn dụng cụ bảo vệ miệng trong tình trạng hoàn hảo bằng cách rửa bằng xà bông và nước hoặc nước súc miệng, sau đó để cho khô. Nếu gìn giữ cẩn thận, có thể sử dụng dụng cụ bảo vệ miệng hết một mùa. Nên kiểm tra dụng cụ bảo vệ răng miệng trước khi sử dụng, đặc biệt đối với những vận động viên thích nhai dụng cụ này. Dụng cụ bảo vệ miệng nên được nha sĩ của CDA kiểm tra thường xuyên theo định kỳ. Việc Đeo Dụng Cụ Bảo Vệ Miệng Tạo Cảm Giác An Toàn. Nếu bạn hoặc con bạn tham gia các môn thể thao, hãy đảm bảo rằng bạn đã biết trước về những chấn thương thường xảy ra nhất trong khi chơi thể thao và phải thực hiện những biện pháp bảo vễ thích hợp. Luôn luôn đeo miếng che chắn miệng thích hợp khi bạn chơi thể thao. Không nên đeo những dụng cụ có thể bị xê dịch (vòng kẹp, cầu răng giả hoặc nguyên hàm hay một phần hàm răng giả) khi chơi thể thao. Việc giữ được vóc dáng đẹp – và nguyên vẹn – là một phần không thể thiếu trong mục đích chung của tất cả bộ môn thể thao. Tránh được những tai nạn sẽ giúp bạn chơi thể thao được dài lâu. Giữ được phong độ. Bảo vệ sức khỏe toàn thân cũng như sức khỏe răng miệng sẽ giúp bạn đạt thành tích tốt trong cũng như ngoài sân thể thao. 800.CDA.SMILE cda.org
|
|