Post by NHAKHOA on Nov 28, 2006 17:25:24 GMT -5
Cách xử trí một số tình huống khi trẻ mọc răng
Khi mới mọc răng, bé thường cho tay hoặc đồ vật vào miệng cắn.
Nếu trong thời gian mọc răng sữa, bé sốt tới 38,5 độ C trở lên, bạn có thể dùng Paracetamol để hạ sốt, liều lượng 10-15 mg cho một kg cân nặng, cứ 4 giờ cho uống một lần. Nếu bé sốt nhẹ hơn thì không cần uống thuốc.
Vào khoảng 6-8 tháng tuổi, trẻ bắt đầu mọc răng sữa. Bé có thể bị sốt nhẹ, chảy nước bọt nhiều, thường đưa tay vào miệng cắn hoặc dùng lưỡi liếm phần lợi phía trước. Bé cũng có thể đi cầu phân nhão, sệt 3-4 lần/ngày, quấy khóc, biếng ăn. Các dấu hiệu này thường xuất hiện rồi tự hết trong vòng 3-7 ngày (cũng có những bé không xuất hiện dấu hiệu gì). Khi bé có các triệu chứng trên, cha mẹ cần lưu ý:
- Nếu bé đi cầu phân sệt nhiều lần trong ngày nhưng lượng phân và lượng nước ra ít thì không cần cho uống bù nước, hãy cứ cho ăn uống bình thường. Nếu phân nhiều nước hoặc bé đi quá nhiều lần thì nên đưa đến bác sĩ.
- Hãy mang bé đến bác sĩ nếu tình trạng quấy khóc, không chịu ăn kéo dài trong một tuần lễ, có nguy cơ gây chậm tăng cân, sụt cân. Nếu bé chỉ ăn ít trong vài ngày thì có thể không cần đi khám.
Giúp bé có một bộ răng đẹp
Để răng bé khỏe đẹp, không bị sâu và có các dị tật, cha mẹ cần:
- Giữ vệ sinh răng miệng tốt cho bé: Sau khi ăn, nên cho bé uống một ít nước lọc để súc miệng, sau đó lau răng bằng khăn mềm; hoặc đánh răng cho bé. Nên làm thường xuyên nhiều lần trong ngày.
- Hạn chế các thói quen xấu của bé như ăn bánh kẹo thường xuyên, không đánh răng trước khi ngủ, ngậm vú giả, mút ngón tay. Những thói quen này có thể gây di lệch hàm răng, dẫn đến móm hoặc vẩu.
- Dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, đặc biệt là đảm bảo chất canxi ngay từ giai đoạn mang thai.
- Không tự ý mua kháng sinh cho con uống để phòng ngừa tình trạng vàng răng vĩnh viễn do thuốc.
- Đưa con đi khám răng định kỳ 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện và xử lý các bất thường.
BS Đào Thị Yến Thủy, Thanh Niên
************************
Tuổi nào thì các em bắt đầu thay răng?
Hỏi: Con tôi 5 tuổi nhưng đã bị sâu đen mấy răng cửa hàm trên trông rất xấu. Vậy tuổi nào thì cháu bắt đầu có răng mới cho đẹp.
Đáp: Răng sữa thường tự rụng khi đến tuổi, để răng vĩnh viễn có chỗ mọc lên. Đa số các em bắt đầu thay răng lúc lên 6 hay 7 tuổi, tuy có một số các em thay răng sớm hay muộn hơn 1, 2 năm. Trẻ em gái thường thay răng sớm hơn trẻ em trai. Răng sữa cuối cùng sẽ rụng vào lúc khoảng 12, 13 tuổi.
Răng sữa thường rụng theo thứ tự chúng mọc ra. 2 răng cửa hàm dưới thường mọc ra trước nên sẽ rụng trước nhất, kế đó là 2 răng cửa hàm trên, tiếp theo là 2 răng cửa kế bên, răng tiền hàm, răng nanh và cuối cùng là răng hàm.
Tiếc thay nhiều cha mẹ không thấy sự quan trọng của răng sữa, cứ cho rằng dù sao cũng phải thay răng, nên không giữ gìn chúng kỹ lưỡng. Thật ra răng sữa rất quan trọng cho việc nhai và tiêu hóa thức ăn, cũng như giữ sức khỏe và vẻ đẹp cho các em. Thay răng là dịp tốt để nhấn mạnh sự quan trọng của việc săn sóc hàm răng:
- Nhắc nhở các em đánh răng ít nhất là 2 lần mỗi ngày. Nên quan sát và giúp các em đánh răng để có được kết quả tốt.
- Giúp các em dùng chỉ răng (flossing) trước khi đi ngủ.
- Giới hạn ăn uống sau bữa tối, nhất là những thứ ngọt như kẹo, nước ngọt...
- Đưa các em đi khám răng định kỳ thường xuyên
- Hỏi nha sĩ về thuốc flouride hay thuốc tráng răng (sealants) để giúp tránh sâu răng.
Săn sóc răng thường xuyên và đúng cách cho các em sẽ giúp răng vĩnh viễn tốt và đẹp cho cả một đời người.
Trẻ nhỏ có nên uống thêm thuốc bổ?
Hỏi: Con tôi 3 tuổi gầy ốm vì quá làm biếng ăn. Vậy tôi có nên cho cháu uống thêm thuốc bổ để cháu ăn giỏi hơn không?
Đáp: Thuốc bổ là danh từ người Việt Nam hay dùng để chỉ thuốc vitamins, tuy rằng vitamins không phải là thuốc giúp ăn được hay làm bổ cho cháu nặng cân hơn lên. Nhiều em có vẻ ăn rất ít, vì không ăn hết bát cơm cha mẹ xới cho, nhưng điều này không có nghĩa là em thiếu chất dinh dưỡng. Nhất là ở Mỹ, nhiều thức ăn như ngũ cốc ăn sáng (cereals), sữa và nước cam... thường được cho thêm các chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin D hay calcium. Trẻ em cũng không cần một số lượng lớn những vitamins hay khoáng chất, thành ra các em thường ăn vào nhiều chất bổ hơn là bạn tưởng.
Giới chuyên môn vẫn còn “cãi nhau” về chuyện có cần cho trẻ em ăn thêm thuốc bổ vitamins không. Nếu bạn lo lắng về chuyện con mình có ăn vào đủ chất dinh dưỡng không, nên hỏi bác sĩ của cháu. Cháu có thể cần thêm vitamins trong những trường hợp sau:
- Có vấn đề nặng về ăn uống, thí dụ như hay ói, rất ít ăn, không lên cân
- Bác sĩ định bệnh là suy dinh dưỡng
- Không ăn uống thường xuyên những bữa ăn cân bằng về dinh dưỡng
- Không ăn vào đủ vitamin D, hay ít khi ra ánh sáng mặt trời khiến thiếu vitamin D.
- Bị dị ứng thức ăn hay những bệnh kinh niên.
- Ăn theo những phương thức ăn uống đặc biệt, thí dụ như ăn chay thuần (vegan).
Khi cho các trẻ em uống vitamins, nên nhớ rằng nhiều loại vitamins có ảnh hưởng lên các thuốc các cháu đang uống. Và uống liều lớn (megadose) vitamins có thể gây ra ngộ độc. Nên nhớ:
- Chỉ mua thuốc dành cho trẻ em.
- Mua vitamins cung cấp đủ số lượng cần thiết mỗi ngày cho các em.
-Cất kỹ vitamins vào chỗ em không lấy được, không gọi đó là kẹo.
- Không dùng vitamins để thay thế những thức ăn dinh dưỡng thông thường.
Lời từ chối trách nhiệm (Disclaimer): Những bài viết trong mục “Sức Khỏe” chỉ nhằm mục đích chỉ dẫn tổng quát, không thể dùng thay thế sự chăm sóc của bác sĩ hay nhân viên y tế. Độc giả cần tham khảo thêm với bác sĩ của mình khi bị bệnh.
Khi mới mọc răng, bé thường cho tay hoặc đồ vật vào miệng cắn.
Nếu trong thời gian mọc răng sữa, bé sốt tới 38,5 độ C trở lên, bạn có thể dùng Paracetamol để hạ sốt, liều lượng 10-15 mg cho một kg cân nặng, cứ 4 giờ cho uống một lần. Nếu bé sốt nhẹ hơn thì không cần uống thuốc.
Vào khoảng 6-8 tháng tuổi, trẻ bắt đầu mọc răng sữa. Bé có thể bị sốt nhẹ, chảy nước bọt nhiều, thường đưa tay vào miệng cắn hoặc dùng lưỡi liếm phần lợi phía trước. Bé cũng có thể đi cầu phân nhão, sệt 3-4 lần/ngày, quấy khóc, biếng ăn. Các dấu hiệu này thường xuất hiện rồi tự hết trong vòng 3-7 ngày (cũng có những bé không xuất hiện dấu hiệu gì). Khi bé có các triệu chứng trên, cha mẹ cần lưu ý:
- Nếu bé đi cầu phân sệt nhiều lần trong ngày nhưng lượng phân và lượng nước ra ít thì không cần cho uống bù nước, hãy cứ cho ăn uống bình thường. Nếu phân nhiều nước hoặc bé đi quá nhiều lần thì nên đưa đến bác sĩ.
- Hãy mang bé đến bác sĩ nếu tình trạng quấy khóc, không chịu ăn kéo dài trong một tuần lễ, có nguy cơ gây chậm tăng cân, sụt cân. Nếu bé chỉ ăn ít trong vài ngày thì có thể không cần đi khám.
Giúp bé có một bộ răng đẹp
Để răng bé khỏe đẹp, không bị sâu và có các dị tật, cha mẹ cần:
- Giữ vệ sinh răng miệng tốt cho bé: Sau khi ăn, nên cho bé uống một ít nước lọc để súc miệng, sau đó lau răng bằng khăn mềm; hoặc đánh răng cho bé. Nên làm thường xuyên nhiều lần trong ngày.
- Hạn chế các thói quen xấu của bé như ăn bánh kẹo thường xuyên, không đánh răng trước khi ngủ, ngậm vú giả, mút ngón tay. Những thói quen này có thể gây di lệch hàm răng, dẫn đến móm hoặc vẩu.
- Dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, đặc biệt là đảm bảo chất canxi ngay từ giai đoạn mang thai.
- Không tự ý mua kháng sinh cho con uống để phòng ngừa tình trạng vàng răng vĩnh viễn do thuốc.
- Đưa con đi khám răng định kỳ 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện và xử lý các bất thường.
BS Đào Thị Yến Thủy, Thanh Niên
************************
Tuổi nào thì các em bắt đầu thay răng?
Hỏi: Con tôi 5 tuổi nhưng đã bị sâu đen mấy răng cửa hàm trên trông rất xấu. Vậy tuổi nào thì cháu bắt đầu có răng mới cho đẹp.
Đáp: Răng sữa thường tự rụng khi đến tuổi, để răng vĩnh viễn có chỗ mọc lên. Đa số các em bắt đầu thay răng lúc lên 6 hay 7 tuổi, tuy có một số các em thay răng sớm hay muộn hơn 1, 2 năm. Trẻ em gái thường thay răng sớm hơn trẻ em trai. Răng sữa cuối cùng sẽ rụng vào lúc khoảng 12, 13 tuổi.
Răng sữa thường rụng theo thứ tự chúng mọc ra. 2 răng cửa hàm dưới thường mọc ra trước nên sẽ rụng trước nhất, kế đó là 2 răng cửa hàm trên, tiếp theo là 2 răng cửa kế bên, răng tiền hàm, răng nanh và cuối cùng là răng hàm.
Tiếc thay nhiều cha mẹ không thấy sự quan trọng của răng sữa, cứ cho rằng dù sao cũng phải thay răng, nên không giữ gìn chúng kỹ lưỡng. Thật ra răng sữa rất quan trọng cho việc nhai và tiêu hóa thức ăn, cũng như giữ sức khỏe và vẻ đẹp cho các em. Thay răng là dịp tốt để nhấn mạnh sự quan trọng của việc săn sóc hàm răng:
- Nhắc nhở các em đánh răng ít nhất là 2 lần mỗi ngày. Nên quan sát và giúp các em đánh răng để có được kết quả tốt.
- Giúp các em dùng chỉ răng (flossing) trước khi đi ngủ.
- Giới hạn ăn uống sau bữa tối, nhất là những thứ ngọt như kẹo, nước ngọt...
- Đưa các em đi khám răng định kỳ thường xuyên
- Hỏi nha sĩ về thuốc flouride hay thuốc tráng răng (sealants) để giúp tránh sâu răng.
Săn sóc răng thường xuyên và đúng cách cho các em sẽ giúp răng vĩnh viễn tốt và đẹp cho cả một đời người.
Trẻ nhỏ có nên uống thêm thuốc bổ?
Hỏi: Con tôi 3 tuổi gầy ốm vì quá làm biếng ăn. Vậy tôi có nên cho cháu uống thêm thuốc bổ để cháu ăn giỏi hơn không?
Đáp: Thuốc bổ là danh từ người Việt Nam hay dùng để chỉ thuốc vitamins, tuy rằng vitamins không phải là thuốc giúp ăn được hay làm bổ cho cháu nặng cân hơn lên. Nhiều em có vẻ ăn rất ít, vì không ăn hết bát cơm cha mẹ xới cho, nhưng điều này không có nghĩa là em thiếu chất dinh dưỡng. Nhất là ở Mỹ, nhiều thức ăn như ngũ cốc ăn sáng (cereals), sữa và nước cam... thường được cho thêm các chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin D hay calcium. Trẻ em cũng không cần một số lượng lớn những vitamins hay khoáng chất, thành ra các em thường ăn vào nhiều chất bổ hơn là bạn tưởng.
Giới chuyên môn vẫn còn “cãi nhau” về chuyện có cần cho trẻ em ăn thêm thuốc bổ vitamins không. Nếu bạn lo lắng về chuyện con mình có ăn vào đủ chất dinh dưỡng không, nên hỏi bác sĩ của cháu. Cháu có thể cần thêm vitamins trong những trường hợp sau:
- Có vấn đề nặng về ăn uống, thí dụ như hay ói, rất ít ăn, không lên cân
- Bác sĩ định bệnh là suy dinh dưỡng
- Không ăn uống thường xuyên những bữa ăn cân bằng về dinh dưỡng
- Không ăn vào đủ vitamin D, hay ít khi ra ánh sáng mặt trời khiến thiếu vitamin D.
- Bị dị ứng thức ăn hay những bệnh kinh niên.
- Ăn theo những phương thức ăn uống đặc biệt, thí dụ như ăn chay thuần (vegan).
Khi cho các trẻ em uống vitamins, nên nhớ rằng nhiều loại vitamins có ảnh hưởng lên các thuốc các cháu đang uống. Và uống liều lớn (megadose) vitamins có thể gây ra ngộ độc. Nên nhớ:
- Chỉ mua thuốc dành cho trẻ em.
- Mua vitamins cung cấp đủ số lượng cần thiết mỗi ngày cho các em.
-Cất kỹ vitamins vào chỗ em không lấy được, không gọi đó là kẹo.
- Không dùng vitamins để thay thế những thức ăn dinh dưỡng thông thường.
Lời từ chối trách nhiệm (Disclaimer): Những bài viết trong mục “Sức Khỏe” chỉ nhằm mục đích chỉ dẫn tổng quát, không thể dùng thay thế sự chăm sóc của bác sĩ hay nhân viên y tế. Độc giả cần tham khảo thêm với bác sĩ của mình khi bị bệnh.