Post by NHAKHOA on Nov 28, 2006 15:40:13 GMT -5
Cho trẻ uống thuốc đúng cách
15.11.2006
Khi cho trẻ uống thuốc viên, nhiều bà mẹ nghiền nhỏ thuốc rồi chia liều, trộn lẫn đường cho trẻ dễ uống. Đây là một quan niệm sai lầm vì có thể làm giảm tác dụng của thuốc.
Thuốc dạng viên nén, viên nang trong nhiều trường hợp phải giữ nguyên vẹn viên khi uống, nếu phân nhỏ, tháo nang uống sẽ có hại hoặc giảm tác dụng của thuốc.
Nhiều loại thuốc có viên bao chỉ tan trong ruột (khi uống thuốc, vào đến dạ dày lớp bao mới bung, những viên nhỏ như hòn bi sẽ lăn xuống ruột rồi tan ra). Nếu tháo bỏ lớp bao này, thuốc chưa kịp đến ruột đã bị tan hết thì sẽ không có tác dụng. Do đó, không nên nhai, nghiền nát những loại thuốc viên bao tan trong ruột.
Với trẻ nhỏ nếu uống cả viên sợ hóc, có thể bỏ vỏ bao bên ngoài, nhưng không được nghiền những viên nhỏ bên trong ra, nếu không sẽ giảm tác dụng. Có thể mua các loại thuốc được chế theo dạng si rô, có vị ngọt, thơm cho trẻ dễ uống.
Khi uống thuốc dạng nước, nếu trẻ đang khóc không chịu uống, cha mẹ tuyệt đôi không bịt mũi để đổ thuốc vào miệng trẻ, nếu không nguy cơ bị sặc thuốc rất cao, rất nguy hiểm.
Việc chọn thuốc cho trẻ em phải thận trọng hơn so với người lớn vì ở trẻ, nhất là trẻ sơ sinh các cơ quan như gan, thận, hệ thần kinh trung ương, hệ tim mạch... chưa phát triển hoàn chỉnh. Vì thế, sự hấp thụ, phân bổ, chuyển hóa và đào thải thuốc không hoàn toàn thuận lợi, rất dễ xảy ra hiện tượng thuốc gây độc tính.
Khi cho trẻ uống thuốc cần tuân thủ liều chỉ định chặt chẽ.
- Khi uống thuốc chỉ nên dùng nước đun sôi để nguội. Việc dùng sữa, nước hoa quả... thay thế nước lọc khi uống thuốc là không khoa học.
- Sữa bò có nhiều kali và sắt. Những chất này khi gặp một số thuốc sẽ phản ứng, tạo ra một số tạp chất ổn định hoặc khó tan, gây cản trở cho sự hấp thụ thuốc của lòng ruột và dạ dày. Thậm chí, có những loại thuốc còn bị những chất này phá hủy.
- Trong nước quả, nhất là nước cam, chanh có thành phần axit tương đối nhiều. Khi dùng nước hoa quả để uống thuốc có thể làm xảy ra một số phản ứng hóa học dẫn đến thay đổi tính chất của thuốc.
(Theo Gia Đình & Xã Hội
15.11.2006
Khi cho trẻ uống thuốc viên, nhiều bà mẹ nghiền nhỏ thuốc rồi chia liều, trộn lẫn đường cho trẻ dễ uống. Đây là một quan niệm sai lầm vì có thể làm giảm tác dụng của thuốc.
Thuốc dạng viên nén, viên nang trong nhiều trường hợp phải giữ nguyên vẹn viên khi uống, nếu phân nhỏ, tháo nang uống sẽ có hại hoặc giảm tác dụng của thuốc.
Nhiều loại thuốc có viên bao chỉ tan trong ruột (khi uống thuốc, vào đến dạ dày lớp bao mới bung, những viên nhỏ như hòn bi sẽ lăn xuống ruột rồi tan ra). Nếu tháo bỏ lớp bao này, thuốc chưa kịp đến ruột đã bị tan hết thì sẽ không có tác dụng. Do đó, không nên nhai, nghiền nát những loại thuốc viên bao tan trong ruột.
Với trẻ nhỏ nếu uống cả viên sợ hóc, có thể bỏ vỏ bao bên ngoài, nhưng không được nghiền những viên nhỏ bên trong ra, nếu không sẽ giảm tác dụng. Có thể mua các loại thuốc được chế theo dạng si rô, có vị ngọt, thơm cho trẻ dễ uống.
Khi uống thuốc dạng nước, nếu trẻ đang khóc không chịu uống, cha mẹ tuyệt đôi không bịt mũi để đổ thuốc vào miệng trẻ, nếu không nguy cơ bị sặc thuốc rất cao, rất nguy hiểm.
Việc chọn thuốc cho trẻ em phải thận trọng hơn so với người lớn vì ở trẻ, nhất là trẻ sơ sinh các cơ quan như gan, thận, hệ thần kinh trung ương, hệ tim mạch... chưa phát triển hoàn chỉnh. Vì thế, sự hấp thụ, phân bổ, chuyển hóa và đào thải thuốc không hoàn toàn thuận lợi, rất dễ xảy ra hiện tượng thuốc gây độc tính.
Khi cho trẻ uống thuốc cần tuân thủ liều chỉ định chặt chẽ.
- Khi uống thuốc chỉ nên dùng nước đun sôi để nguội. Việc dùng sữa, nước hoa quả... thay thế nước lọc khi uống thuốc là không khoa học.
- Sữa bò có nhiều kali và sắt. Những chất này khi gặp một số thuốc sẽ phản ứng, tạo ra một số tạp chất ổn định hoặc khó tan, gây cản trở cho sự hấp thụ thuốc của lòng ruột và dạ dày. Thậm chí, có những loại thuốc còn bị những chất này phá hủy.
- Trong nước quả, nhất là nước cam, chanh có thành phần axit tương đối nhiều. Khi dùng nước hoa quả để uống thuốc có thể làm xảy ra một số phản ứng hóa học dẫn đến thay đổi tính chất của thuốc.
(Theo Gia Đình & Xã Hội