Post by NHAKHOA on Nov 28, 2006 16:51:04 GMT -5
Ứng dụng hiện nay của laser trong điều trị trám răng thẩm mỹ
Tác giả : Thạc sĩ NGUYỄN QUỐC DŨNG
Những loại laser thường dùng trong nha khoa
LASER là chữ viết tắt của Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation.
Trong nha khoa, người ta thường dùng những loại Laser như: Argon, Dual Wavelength, Argon Diode có bước sóng từ 810 đến 830 nm (nanô-mét), Diode bước sóng 980 nm, CO2, ND-Yag, Erbium, Low Level Lasers. Từ những năm 1990, các nhà khoa học đã ứng dụng Laser vào nha khoa để điều trị một số mô mềm. Đến năm 1997, Tổ chức FDA (Food and Drug Administration) của Mỹ cho phép sử dụng Laser để trám răng; và loại Laser thường dùng để trám răng là erbium: yttrium aluminum garnet laser (Er:YAG) laser.
Laser Er: YAG có bước sóng dài 2940nm, sử dụng an toàn và hiệu quả trong việc tạo xoang để trám răng cho cả người lớn và trẻ em (với 96% các trường hợp không cần phải gây têâ). Laser Er:YAG dễ hấp thu nước, mà mô răng bị sâu lại chứa nhiều nước hơn so với mô răng lành, vì vậy tia Laser sẽ lấy đi một cách nhanh chóng và chính xác phần mô răng bị sâu. Nha sĩ dễ dàng kiểm soát được việc lấy mô răng bị hư hỏng và không lấy phạm vào phần mô răng lành. Tuy nhiên, Laser dùng để tạo xoang trám cũng là một dụng cụ cắt, nên khi dùng nha sĩ phải rất thận trọng để không gây tổn thương cho bệnh nhân và cả bản thân mình.
Những ưu điểm của Laser trong điều trị trám răng thẩm mỹ
Khi nha sĩ dùng Laser Er:YAG tạo xoang trám, chùm tia laser sẽ đi qua một ống dẫn đến trực tiếp lỗ sâu răng giống như tay khoan siêu tốc. Và cũng giống như khi dùng máy khoan siêu tốc, Laser Er:YAG cũng dùng hơi và nước để làm mát răng và làm sạch bề mặt răng trong quá trình lấy đi mô răng hư. Vì thế nha sĩ cần mang một loại kính đặc biệt để các hạt nước nhỏ li ti và những mảnh vụn sinh ra trong quá trình tạo xoang không bắn vào mắt, và nhất là để tránh tác hại của tia Laser. Nếu tạo xoang trám răng bằng tay khoan siêu tốc, răng có thể bị nóng lên hoặc chấn động, nhưng trong tạo xoang bằng Laser Er:YAG, răng không bị đau và không bị nóng nên rất ít trường hợp phải gây tê, giúp nha sĩ không mất thời gian chờ đợi bệnh nhân có cảm giác tê.
Laser thường được dùng để trám các lỗ sâu răng nhỏ hoặc trung bình ở cả người lớn và trẻ em. Vì có thể lấy đi nhanh chóng và chính xác phần mô răng hư nên Laser Er:YAG bảo tồn được phần răng còn lại nhiều hơn, nguyên vẹn hơn so với khi tạo xoang trám bằng máy khoan siêu tốc. Tạo xoang trám bằng laser Er:YAG còn giúp bệnh nhân (nhất là trẻ em) có tâm lý thoải mái vì không gây những âm thanh đáng sợ như khoan răng siêu tốc. Ngoài ra, Laser còn góp phần giảm thiểu sự lây nhiễm và giảm thời gian điều trị cho bệnh nhân, giúp chất trám răng đông cứng nhanh hơn. Trước đây, những đèn chiếu quang trùng hợp phải mất khoảng 30 giây mới có thể làm đông cứng vật liệu trám răng; nhưng với Laser, vật liệu trám có thể đông cứng chỉ trong khoảng 5 - 10 giây. Về chất lượng thì miếng trám ít bị sâu tái phát và bền hơn vì lớp men và ngà bên dưới cứng hơn.
Vì sao trám răng bằng Lazer chưa phổ biến?
Tuy nhiên Laser không được dùng phổ biến vì một số hạn chế trong chỉ định điều trị. Laser Er:YAG khó lấy đi phần mô răng hư ở những lỗ sâu răng lớn, lỗ sâu răng mặt bên; Không thể lấy đi miếng trám cũ, miếng trám vỡ và không thể dùng mài răng trong các trường hợp làm mão răng, cầu răng hoặc làm inlays, onlays... Không thể dùng để trám những răng có miếng trám cũ. Đối với một số bệnh nhân nhạy cảm, Laser cũng không thể dùng tạo xoang trám răng mà không cần gây tê. Hơn nữa, hiện nay chi phí cho việc điều trị trám răng bằng Laser còn quá cao, đắt gấp nhiều lần so với dùng máy khoan răng siêu tốc thông thường. Ở Mỹ, một tay khoan siêu tốc dùng để khoan răng giá chỉ khoảng 600USD, nhưng để trang bị cả hệ thống máy Laser nha khoa sẽ tốn từ 39.000 - 45.000USD.
Tuy nhiên, nên biết trám răng bằng Laser cũng phải sử dụng mũi khoan để tái tạo thẩm mỹ cho răng sau khi trám, như mài chỉnh tạo hình chiếc răng, điều chỉnh khớp cắn và đánh bóng miếng trám...
Tác giả : Thạc sĩ NGUYỄN QUỐC DŨNG
Những loại laser thường dùng trong nha khoa
LASER là chữ viết tắt của Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation.
Trong nha khoa, người ta thường dùng những loại Laser như: Argon, Dual Wavelength, Argon Diode có bước sóng từ 810 đến 830 nm (nanô-mét), Diode bước sóng 980 nm, CO2, ND-Yag, Erbium, Low Level Lasers. Từ những năm 1990, các nhà khoa học đã ứng dụng Laser vào nha khoa để điều trị một số mô mềm. Đến năm 1997, Tổ chức FDA (Food and Drug Administration) của Mỹ cho phép sử dụng Laser để trám răng; và loại Laser thường dùng để trám răng là erbium: yttrium aluminum garnet laser (Er:YAG) laser.
Laser Er: YAG có bước sóng dài 2940nm, sử dụng an toàn và hiệu quả trong việc tạo xoang để trám răng cho cả người lớn và trẻ em (với 96% các trường hợp không cần phải gây têâ). Laser Er:YAG dễ hấp thu nước, mà mô răng bị sâu lại chứa nhiều nước hơn so với mô răng lành, vì vậy tia Laser sẽ lấy đi một cách nhanh chóng và chính xác phần mô răng bị sâu. Nha sĩ dễ dàng kiểm soát được việc lấy mô răng bị hư hỏng và không lấy phạm vào phần mô răng lành. Tuy nhiên, Laser dùng để tạo xoang trám cũng là một dụng cụ cắt, nên khi dùng nha sĩ phải rất thận trọng để không gây tổn thương cho bệnh nhân và cả bản thân mình.
Những ưu điểm của Laser trong điều trị trám răng thẩm mỹ
Khi nha sĩ dùng Laser Er:YAG tạo xoang trám, chùm tia laser sẽ đi qua một ống dẫn đến trực tiếp lỗ sâu răng giống như tay khoan siêu tốc. Và cũng giống như khi dùng máy khoan siêu tốc, Laser Er:YAG cũng dùng hơi và nước để làm mát răng và làm sạch bề mặt răng trong quá trình lấy đi mô răng hư. Vì thế nha sĩ cần mang một loại kính đặc biệt để các hạt nước nhỏ li ti và những mảnh vụn sinh ra trong quá trình tạo xoang không bắn vào mắt, và nhất là để tránh tác hại của tia Laser. Nếu tạo xoang trám răng bằng tay khoan siêu tốc, răng có thể bị nóng lên hoặc chấn động, nhưng trong tạo xoang bằng Laser Er:YAG, răng không bị đau và không bị nóng nên rất ít trường hợp phải gây tê, giúp nha sĩ không mất thời gian chờ đợi bệnh nhân có cảm giác tê.
Laser thường được dùng để trám các lỗ sâu răng nhỏ hoặc trung bình ở cả người lớn và trẻ em. Vì có thể lấy đi nhanh chóng và chính xác phần mô răng hư nên Laser Er:YAG bảo tồn được phần răng còn lại nhiều hơn, nguyên vẹn hơn so với khi tạo xoang trám bằng máy khoan siêu tốc. Tạo xoang trám bằng laser Er:YAG còn giúp bệnh nhân (nhất là trẻ em) có tâm lý thoải mái vì không gây những âm thanh đáng sợ như khoan răng siêu tốc. Ngoài ra, Laser còn góp phần giảm thiểu sự lây nhiễm và giảm thời gian điều trị cho bệnh nhân, giúp chất trám răng đông cứng nhanh hơn. Trước đây, những đèn chiếu quang trùng hợp phải mất khoảng 30 giây mới có thể làm đông cứng vật liệu trám răng; nhưng với Laser, vật liệu trám có thể đông cứng chỉ trong khoảng 5 - 10 giây. Về chất lượng thì miếng trám ít bị sâu tái phát và bền hơn vì lớp men và ngà bên dưới cứng hơn.
Vì sao trám răng bằng Lazer chưa phổ biến?
Tuy nhiên Laser không được dùng phổ biến vì một số hạn chế trong chỉ định điều trị. Laser Er:YAG khó lấy đi phần mô răng hư ở những lỗ sâu răng lớn, lỗ sâu răng mặt bên; Không thể lấy đi miếng trám cũ, miếng trám vỡ và không thể dùng mài răng trong các trường hợp làm mão răng, cầu răng hoặc làm inlays, onlays... Không thể dùng để trám những răng có miếng trám cũ. Đối với một số bệnh nhân nhạy cảm, Laser cũng không thể dùng tạo xoang trám răng mà không cần gây tê. Hơn nữa, hiện nay chi phí cho việc điều trị trám răng bằng Laser còn quá cao, đắt gấp nhiều lần so với dùng máy khoan răng siêu tốc thông thường. Ở Mỹ, một tay khoan siêu tốc dùng để khoan răng giá chỉ khoảng 600USD, nhưng để trang bị cả hệ thống máy Laser nha khoa sẽ tốn từ 39.000 - 45.000USD.
Tuy nhiên, nên biết trám răng bằng Laser cũng phải sử dụng mũi khoan để tái tạo thẩm mỹ cho răng sau khi trám, như mài chỉnh tạo hình chiếc răng, điều chỉnh khớp cắn và đánh bóng miếng trám...