|
Post by NHAKHOA on Nov 28, 2006 17:17:20 GMT -5
Bệnh Nha Chu Bác sĩ Trịnh Công Khởi (Giám đốc Trung tâm Răng - Hàm - Mặt TPHCM) Bệnh nha chu còn được gọi là bệnh mủ chân răng, bệnh ung xỉ và xỉ mủ. Triệu chứng, hậu quả Bệnh nha chu phát từ nướu răng, gây chảy máu nướu, viêm tấy ửng đỏ làm đau nhức khó chịu. Dần dần, răng sẽ lung lay ngã theo nhiều hướng, xáo trộn khớp cắn. Trường hợp nặng hơn kèm theo xuất hiện mủ quanh cổ răng (abces dentaire), lấy tay ấn nhẹ mủ sẽ tràn ra, miệng có mùi hôi. Cuối cùng là răng rụng hàng loạt. Nguyên nhân Do không thường xuyên làm vệ sinh răng miệng, sau khi ăn không chải răng ngay. Khi răng miệng giữ không sạch, độc tố do vi khuẩn trong cao răng tiết ra gây kích thích nướu và vi khuẩn "phục kích" ở kẽ răng, ở nướu làm nướu sưng đỏ, gây cảm giác khó chịu. Cao răng bám sâu xuống nướu gây viêm nướu dẫn đến tiêu xương, tạo ra túi mủ, làm nướu bị tách ra không bám dính vào răng nữa, dây chằng và xương ổ răng bị tiêu hủy, tạo thành hệ thống túi mủ, răng lung lay ở nhiều mức độ nặng nhẹ, sau đó phải nhổ bỏ. Ðiều trị ở mức độ nhẹ, việc chữa trị trước hết là đến nha sĩ lấy sạch cao răng và dùng thuốc chuyên khoa tại chỗ (Sédative, Sindolor...). ở mức độ trung bình cũng có thể chữa trị như trên, nhưng trong thời gian dài hơn. ở mức độ nặng, ngoài việc làm sạch cao răng, còn phải tạo vạt nướu, ghép nướu, ghép mô liên kết, ghép xương san hô Bio-Crorail. Ngoài ra, còn phối hợp dùng thuốc kháng sinh Amoxycline, Rovamyxin và thuốc chải răng, thuốc bôi như Arthrodont, Nifluril, Parogencyl, Thymodol... Phòng ngừa Phải làm vệ sinh răng miệng cẩn thận, đầy đủ, mỗi người một bàn chải riêng, sử dụng đúng phương pháp và dùng chỉ tơ nha khoa thay thế cho tăm xỉa răng. Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và vitamine. Tránh ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Khám răng miệng định kỳ (3 tháng khám 1 lần). Trám các răng sâu và thay thế các răng đã mất bằng cách làm lại răng giả để có đủ sức nhai. Chế độ lao động, làm việc và nghỉ ngơi phải hợp ly . Không được sử dụng răng cắn những vật cứng gây sang chấn và chấn thương khớp cắn. Các răng mọc lệch lạc cần được khám và điều chỉnh.
|
|
|
Post by NHAKHOA on Nov 28, 2006 17:18:02 GMT -5
Bệnh nha chu là gì? Thu Trang sưu tầm &tổng hợp
Bệnh nha chu là một bệnh rất phổ biến của vùng răng miệng. Bệnh này hay gặp ở lứa tuổi trung niên, người già và là một trong những nguyên nhân thường gặp của tình trạng mất răng ở người lớn. Bệnh diễn tiến thầm lặng nên người bệnh thường không quan tâm, vì vậy bệnh thường được phát hiện rất trễ, khi đã có nhiều biến chứng: hôi miệng, gãy răng...
I. Nha chu là gì? Bệnh nha chu là gì?
Nha là răng, chu là chu vi xung quanh răng. Nha chu là tổ chức xung quanh răng, có chức năng chống đỡ, giữ răng trong xương hàm. Một răng lành mạnh thường được giữ trong xương hàm bởi: xương ổ răng, dây chằng và nướu răng. Nướu ôm sát lấy răng để che chở các mô dễ nhạy cảm bên dưới ngăn ngừa không cho vi khuẩn xâm nhập làm hại răng. Nướu tốt là nền tảng cho hàm răng tốt.
Bệnh nha chu là bệnh của các tổ chức xung quanh răng.
II. Tại sao ta bị bệnh nha chu?
Nguyên nhân chính của bệnh nha chu là do tình trạng vệ sinh răng miệng kém tạo điều kiện cho các mảng thức ăn bám dọc theo cổ răng, khe răng. Vi khuẩn tích tụ trong các mảng bám này sẽ gây viêm nướu răng. Theo thời gian, mảng bám răng bị vôi hóa (cứng dần) thành vôi răng (còn gọi là cao răng). Khi ấy, nướu sẽ bị viêm nặng hơn, bệnh chuyển sang giai đoạn viêm nha chu. Bệnh sẽ tiến triển rất nhanh nếu cơ thể có một bệnh toàn thân nào đó làm giảm sức đề kháng của cơ thể.
III. Triệu chứng
Bệnh có 8 triệu chứng:
- Chảy máu nướu khi chải răng.
- Nướu sưng đỏ, dễ chảy máu.
- Vôi răng đóng ở cổ răng.
- Hơi thở hôi.
- Ấn vào nướu thấy mủ chảy ra.
- Có cảm giác không bình thường khi nhai.
- Răng lung lay.
- Răng di chuyển và thưa ra.
IV. Diễn tiến của bệnh
Bệnh tiến triển rất thầm lặng nên người bệnh thường ít chú ý. Các nướu bị sưng to rồi tự xẹp xuống làm người bệnh lầm tưởng là bệnh tự lành. Cứ thế, nếu bệnh nhân không điều trị kịp thời thì lớp mô nâng đỡ răng, dây chằng sẽ bị phá hủy và làm tiêu xương ổ răng, răng bị lung lay và cuối cùng sẽ mất răng dù răng còn nguyên vẹn, không bị sâu.
V. Tác hại của bệnh nha chu
Ngoài việc phá hủy các mô nâng đỡ răng, làm tiêu xương ổ răng, lệch răng, lung lay răng, bệnh nha chu còn gây hôi miệng làm người bệnh thiếu tự tin trong giao tiếp, bị cô lập trong cuộc sống. Bên cạnh đó, bệnh còn có biến chứng như làm đau vùng thái dương, gây khó khăn cho bệnh nhân trong việc ăn uống gây nên chứng đau dạ dày ở người bị nha chu.
VI. Bệnh nha chu và phụ nữ
Phụ nữ vào thời kỳ dậy thì, lúc hành kinh, mang thai hay mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh nha chu cao do cơ thể có sự xáo trộn nội tiết tố, làm tăng sinh mao mạch. Cho nên phụ nữ cần chú ý hơn đến vệ sinh răng miệng để hạn chế việc mắc phải bệnh nha chu. Khi có thai, ở miệng thai phụ xuất hiện những u nướu, thông thường u nướu này sẽ tự biến mất sau khi sinh nhưng nếu sau thai kỳ mà u nướu vẫn còn thì bệnh nhân cần đến nha khoa để được phẫu thuật. Vì vậy thai phụ không chỉ chú trọng việc khám thai mà còn phải quan tâm đến việc khám răng miệng trong thai kỳ.
VII. Điều trị và phòng ngừa bệnh nha chu
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là bước cơ bản quyết định sự thành công trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh nha chu. Khi bị sưng nướu bệnh nhân càng phải chú ý giữ vệ sinh răng miệng kỹ hơn (bằng các loại bàn chải mềm với kem chải răng nha chu) để làm sạch các mảng bám thức ăn trên răng, và đến khám tại các cơ sở nha khoa để được điều trị kịp thời và đúng đắn.
Bệnh nha chu có thể phòng ngừa được dễ dàng bằng những biện pháp tại nhà hằng ngày:
1 Tránh hút thuốc lá
2. Chải răng đúng phương pháp, chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
- Không chải răng bằng phương pháp chải ngang vì khó làm sạch được các mảng bám ở viền nướu, khe răng; mặt khác, dễ gây hại nướu và răng.
- Luôn dùng bàn chải mềm, khi chải răng ta chải theo chiều dọc từ viền nướu đến bờ cắn của răng. Bàn chải được đặt nghiêng sao cho có thể chải bờ viền giữa răng và nướu, lấy sạch các mảng bám ở viền nướu và khe răng.
- Bờ viền răng là nơi mảng bám hình thành đầu tiên, do đó phải đặc biệt chú ý đến nơi này.
2. Sử dụng chỉ tơ nha khoa để lấy đi các mảng bám, mảnh vụn thức ăn ở khe răng. Không nên dùng tăm xỉa răng đâm xọc qua các khe răng vì sẽ gây hở khe răng, gây chảy máu lâu dần sẽ đưa đến viêm nướu. Cần cẩn thận khi dùng tăm xỉa răng.
3. Khám răng định kỳ và thường xuyên tại phòng Nha để nha sĩ phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Bệnh nha chu được phát hiện sớm sẽ điều trị được dễ dàng. Nếu không điều trị sớm, bệnh tiến triển nặng, việc điều trị sẽ khó khăn, phức tạp, tốn kém nhiều, kết quả ít khả quan.
|
|
|
Post by NHAKHOA on Nov 28, 2006 17:18:35 GMT -5
Bệnh nha chu và cách phòng ngừa Đánh răng giúp tránh bệnh nha chu. Nha chu liên quan trực tiếp đến mô nâng đỡ quanh chân răng, bao gồm bệnh của nướu và các bệnh lý phá hủy mô nâng đỡ sâu bên dưới nướu (xương ổ răng, dây chằng nha chu...). Nha chu là nguyên nhân quan trọng gây mất răng.
Bệnh thường diễn biến qua 2 giai đoạn: viêm nướu và viêm nha chu. Nếu nướu bị viêm, ta sẽ thấy một hoặc nhiều dấu hiệu sau:
- Nướu đổi màu so với bình thường (hoặc đỏ thẫm, hoặc tím thẫm).
- Nướu sưng lớn hơn bình thường.
- Dễ dàng chảy máu khi chải răng.
- Trường hợp nặng có thể chảy máu tự phát (phát hiện trễ).
- Cảm giác hơi khó chịu.
Nếu kịp điều trị ở giai đoạn này, bệnh sẽ khỏi hẳn. Nếu không, phần lớn các trường hợp sẽ tiến triển thành viêm nha chu. Lúc đó, dù điều trị thế nào, bạn cũng không thể hồi phục như cũ vì bệnh đã phá hủy các mô nâng đỡ răng sâu bên dưới nướu như xương, dây chằng nha chu và xê-măng. Ở thời kỳ viêm nha chu, nguy cơ mất răng cao.
Có những trường hợp phản ứng viêm bị che lấp hoặc không xảy ra mãnh liệt khiến ta khó nhận biết, trong khi xung quanh chân răng đã hình thành các sang thương bệnh lý như mất bám dính, xương ổ bị phá hủy tạo thành một tổn thương thực thể gọi là túi nha chu. Trong các túi này, tình trạng nhiễm trùng tiếp tục phát triển. Dần dần, bệnh càng tiến triển khiến hiện tượng tiêu xương ngày một trầm trọng, răng lung lay, đôi khi không thể giữ được và phải nhổ đi.
Hãy đến nha sĩ ngay nếu có các biểu hiện viêm nha chu dưới đây:
- Chảy máu nướu khi chải răng.
- Nướu đỏ, sưng, tách ra khỏi răng.
- Hơi thở hôi dai dẳng.
- Có ổ mủ hoặc có mủ chảy ra ở giữa răng và nướu ở vùng cổ răng.
- Răng lung lay hoặc thưa ra, đặc biệt khi nhai.
Thông thường bệnh viêm nha chu xảy ra không rõ ràng, bởi phần lớn thời gian diễn tiến bệnh không kèm theo triệu chứng đau đặc hiệu. Vì vậy, việc khám răng miệng định kỳ, trong đó khám toàn diện mô nha chu, là rất cần thiết.
Nguyên nhân chính gây bệnh nha chu là sự phát triển của vi khuẩn trong mảng bám răng. Thoạt đầu, trên răng sẽ hình thành một màng trong suốt bám vào. Nếu không đánh răng đều để loại trừ màng này, nó sẽ tích tụ, dần dần bị khoáng hóa trở thành vôi răng với lượng vi khuẩn ngày càng tăng. Các độc tố do vi khuẩn tạo ra xâm nhập mô nướu, gây viêm. Chúng cũng phá hủy các mô nâng đỡ răng khiến nướu dần tách ra khỏi mặt răng.
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh nha chu bao gồm:
- Chế độ dinh dưỡng và bảo vệ sức khỏe răng miệng không tốt.
- Tâm lý căng thẳng (làm giảm sức đề kháng của cơ thể).
- Hút thuốc lá, bị tiểu đường.
- Các bệnh tác hại đến hệ thống miễn dịch như bệnh bạch cầu, nhiễm HIV/AIDS.
Để phòng bệnh nha chu, điều quan trọng nhất là đánh răng đều đặn để loại bỏ mảng bám vi khuẩn trên bề mặt răng và khe nướu. Sáu tháng 1 lần, nên đến nha sĩ khám răng định kỳ và lấy sạch vôi răng, mảng bám ở những nơi bàn chải không làm sạch được.
Nha sĩ sẽ tư vấn về cách vệ sinh răng miệng như cách chọn lựa bàn chải đánh răng, sử dụng đúng chỉ nha khoa, chải kẽ răng để lấy sạch mảng bám. Nha sĩ cũng là người tư vấn chọn lựa thuốc súc miệng, kem chải răng thích hợp để giúp chúng ta bảo đảm được sức khỏe răng miệng và dự phòng tốt bệnh nha chu.
Khi đi khám, bạn đừng quên báo với bác sĩ nha khoa những thay đổi về sức khỏe chung, các thứ thuốc mà mình đang sử dụng như thuốc tránh thai, chống trầm cảm, tim mạch... vì chúng có thể tác động đến sức khỏe răng miệng.
BS. Trần Giao Hoà
|
|
|
Post by NHAKHOA on Nov 28, 2006 17:44:01 GMT -5
PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHA CHU Tác giả : BS. TRẦN GIAO HÒA (Bộ môn Nha chu - Khoa RHM, ĐHYD - TPHCM) (Tiếp theo và hết) CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH NHA CHU 1. Bệnh nha chu có điều trị được không? Về mặt điều trị, phải lưu ý những dấu chứng lâm sàng và xem đây là các mục tiêu của điều trị nha chu. Trong đó yếu tố thẩm mỹ hẳn nhiên là một trong những mục tiêu khó quyết định nhất, tương ứng với đòi hỏi cao của bệnh nhân. Trong trường hợp bị bệnh viêm nha chu, sau khi khám cẩn thận, chẩn đoán chính xác, lập một kế hoạch điều trị, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chuyên khoa nha chu hoặc bác sĩ RHM đa khoa thông tin cho biết về trình tự thực hiện kế hoạch điều trị cũng như ý nghĩa, hiệu quả, kết quả của việc điều trị như thế nào - từ các thủ thuật điều trị đơn giản đến các phương pháp điều trị phức tạp. Kế hoạch điều trị được xác định tùy theo dạng bệnh khi bệnh nhân đến khám. Thông thường có 4 loại điều trị căn bản thường được áp dụng: - Điều trị khẩn cấp. - Điều trị không phẫu thuật. - Điều trị phẫu thuật. - Điều trị duy trì. 2. Điều trị a. Điều trị khẩn cấp Khi nào bệnh nha chu được điều trị khẩn cấp? Đây là câu hỏi chung của rất nhiều người. Khi ở vùng nướu hoặc niêm mạc có ổ mủ (áp-xe = abcès) thì sẽ có chỉ định điều trị khẩn cấp. Nhưng làm thế nào để biết được đó là ổ mủ nha chu? (thuật ngữ chuyên môn gọi là chẩn đoán). Nếu có ổ mủ nha chu như vậy thì có tự điều trị được không, hay phải đi khám bác sĩ chuyên khoa? Thông thường, khi bị áp-xe như vậy, mọi người thường có thói quen đến nhà thuốc tân dược để mua vài loại kháng sinh (theo kinh nghiệm) rồi tự điều trị. Nếu may đúng thuốc, đúng hàm lượng, liều lượng điều trị thì ổ mủ sẽ giảm hoặc khỏi hẳn. Nhưng bệnh thì không khỏi. Lý do tại sao? Vì ổ mủ chỉ là cơn cấp tính của bệnh. Nói ổ mủ thì phải phân biệt ổ mủ của nướu hay ổ mủ do bệnh viêm nha chu (chuyên môn gọi là chẩn đoán phân biệt), và mỗi loại này có cách điều trị khác nhau. Chỉ có bác sĩ RHM đa khoa hoặc bác sĩ chuyên khoa nha chu mới chẩn đoán phân biệt được và cho kế hoạch điều trị chính xác. Vấn đề làm thế nào để chẩn đoán phân biệt không thuộc phạm vi bài viết này. Chỉ tạm tóm tắt là: Khi cảm thấy, nhìn thấy hoặc sờ thấy một khối sưng ở vùng nướu hoặc niêm mạc có màu đỏ, đau nhiều hay ít, sờ thấy phập phều thì nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị bệnh sớm (cho dù có thể tự điều trị đẩy lui được cơn cấp tính). Nếu tự điều trị ổ mủ giảm, hết đau, không đi khám chuyên khoa thì sau đó sẽ như thế nào? Bệnh vẫn tồn tại và đi vào trạng thái mạn tính, sau đó thỉnh thoảng bộc phát cơn cấp tính, cứ tái diễn theo chu kỳ và ngày càng trầm trọng. Nếu ở giai đoạn bệnh về nướu thì có thể chuyển sang giai đoạn bệnh viêm nha chu, là giai đoạn nặng. Nếu là một ổ mủ của bệnh viêm nha chu thì bệnh diễn tiến tương tự theo chu kỳ, ngày càng trầm trọng và răng lung lay nhiều hơn, cuối cùng đưa đến mất răng. b. Điều trị không phẫu thuật Đây là loại điều trị căn bản nhất vì tỷ lệ áp dụng cao nhất, là bước điều trị đầu tiên cho mọi kế hoạch điều trị bệnh nha chu. Ở giai đoạn điều trị này, nếu có sự hợp tác của bệnh nhân thì kết quả rất khả quan. Loại điều trị này phải do bác sĩ chuyên khoa thực hiện qua 2 bước: + Điều trị sơ khởi Bác sĩ chuyên khoa sẽ khám và đánh giá các yếu tố thuận lợi cho sự lưu giữ mảng bám, cản trở vệ sinh răng miệng và kiểm soát mảng bám vi khuẩn. Ở bước điều trị này, bác sĩ phải loại bỏ các yếu tố vừa kể bằng cách: - Chỉnh sửa hoặc thay thế tất cả những miếng trám không đúng kỹ thuật. - Chỉnh sửa hoặc thay thế những phục hình không đúng kỹ thuật. - Đánh giá và chỉ định răng cần nhổ (không thể giữ được). - Cố định răng (nếu răng lung lay). - Thực hiện phục hình tạm thời (nếu cần thiết). + Cạo cao răng - xử lý mặt gốc răng - Cạo cao răng (vôi răng) Chú thích ảnh: Hình ảnh lâm sàng của túi mủ nha chu. Đây là một thủ thuật điều trị không nhất thiết phải do bác sĩ thực hiện, và nó được chỉ định cho tất cả mọi kế hoạch điều trị nha chu, nhất là với những trường hợp viêm nướu sẽ cho kết quả rất khả quan. Cạo cao răng là thủ thuật nhằm loại sạch vôi răng, mảng bám bằng dụng cụ cầm tay hoặc bằng máy siêu âm, làm láng mặt răng, tạo điều kiện cho mô nướu lành thương, trở lại trạng thái sinh lý của nướu. Do đó, bệnh nướu răng là dạng bệnh nha chu có tính hoàn nguyên. Một câu hỏi bệnh nhân thường đặt ra cho bác sĩ là: Cạo vôi răng có làm hư răng không? Về mặt chuyên môn, thủ thuật điều trị này không làm hư răng, không làm mòn răng. - Hư răng: ở đây thuật ngữ này muốn nói có ảnh hưởng đến bệnh lý tủy răng hay không?
|
|
|
Post by NHAKHOA on Nov 28, 2006 17:44:53 GMT -5
Nếu sử dụng dụng cụ cầm tay thì không ảnh hưởng gì đến tủy răng, vì thao tác này tuy có sự ma sát giữa dụng cụ và mặt răng, nhưng với một biên độ di chuyển rất ngắn, nhẹ nhàng, dụng cụ sẽ không làm tăng nhiệt độ và gây hại cho tủy răng.
Nếu sử dụng máy siêu âm thì bắt buộc phải có nước phun sương liên tục với hai mục đích: Vừa không làm tăng nhiệt độ vừa rửa sạch vôi răng ngay khi bị đánh bật ra khỏi mặt răng, do đó cũng không ảnh hưởng gì đến tủy răng. Nhưng nếu vì lý do não đó, lúc sử dụng máy không có nước phun sương thì sẽ làm gia tăng nhiệt độ ở bề mặt răng, vì vậy không sử dụng máy trong tình trạng máy chạy không có nước phun sương.
- Mòn răng: Không gây mòn răng cho dù với dụng cụ cầm tay hay với máy siêu âm nếu người điều trị được huấn luyện, đào tạo cách sử dụng dụng cụ một cách thành thạo. Máy siêu âm là loại máy rung với tần số cao làm bật vôi ra khỏi mặt răng, chứ không có tác dụng mài mòn như máy siêu tốc dùng tạo xoang để trám răng. Hiệu ứng của máy cạo vôi siêu âm là đôi khi làm bệnh nhân có cảm giác ê buốt, nhưng đấy là cảm giác nhất thời và hồi phục tức thì, không gây hại cho răng.
Tuy nhiên, nếu sử dụng dụng cụ không thành thạo sẽ có nguy cơ làm tổn thương mô mềm với dụng cụ cầm tay và tổn thương mô cứng với máy siêu âm (trầy, sướt bề mặt răng).
Trên đây là hai phương tiện cạo vôi răng phổ biến nhất, hiệu quả nhất.
- Xử lý mặt gốc răng
Thủ thuật này được sử dụng để điều trị viêm nha chu, gọi là điều trị không phẫu thuật, do bác sĩ RHM đa khoa thực hiện nếu bệnh viêm nha chu nhẹ, nghĩa là túi nha chu không sâu lắm, độ mất bám dính ít, tiêu xương trên xương. Nếu bệnh nặng hơn, túi nha chu sâu (> 5mm, mất bám dính nhiều, tiêu xương ổ răng trầm trọng, viêm túi dưới xương hoặc túi trong xương), phải được khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa nha chu. Dù ở mức độ nào của bệnh, nếu sau khi điều trị không phẫu thuật, bệnh không thuyên giảm, bước điều trị kế tiếp phải do bác sĩ chuyên khoa nha chu tái khám và điều trị phẫu thuật.
c. Điều trị phẫu thuật
Phẫu thuật chỉ áp dụng khi đã áp dụng các biện pháp điều trị thông thường nhưng bệnh không có dấu hiệu đáp ứng.
Có nhiều kỹ thuật phẫu thuật nha chu và phải do bác sĩ chuyên khoa nha chu thực hiện.
d. Điều trị duy trì
Điều trị duy trì là gì? Có thể nói một bệnh nhân chuyển sang điều trị duy trì là bệnh đã được điều trị tốt. Điều trị duy trì có nghĩa là làm thế nào để bệnh không tái phát, nói cách khác là kiểm soát được bệnh bằng cách kiểm soát màng bám vi khuẩn và tái khám định kỳ. Câu hỏi được nhiều người đặt ra là giai đoạn điều trị duy trì kéo dài bao lâu? Ở bệnh viêm nha chu, điều trị duy trì kéo dài suốt thời gian các răng còn tồn tại trên cung hàm.
3. Kết quả
Kết quả điều trị tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố:
Nếu ở thời kỳ chỉ là bệnh viêm nướu thì kết quả điều trị rất khả quan. Vì bệnh nướu là bệnh hoàn nguyên nên sau khi điều trị, nướu sẽ trở lại trạng thái bình thường như trước khi bị bệnh.
Nếu đã viêm nha chu, kết quả điều trị tùy thuộc vào độ sâu của túi nha chu, mức độ tiêu xương, phương tiện, phương pháp và kỹ năng điều trị của bác sĩ cùng các yếu tố nguy cơ của bệnh nhân nếu có. Tuy nhiên, còn có một yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị là sự hợp tác của người bệnh trong suốt quá trình điều trị.
4. Vai trò của bệnh nhân trong điều trị
Có thể nói trong điều trị bệnh viêm nha chu, bác sĩ chỉ đem lại hiệu quả của phương pháp, còn kết quả đạt được sau cùng phụ thuộc rất nhiều vào bệnh nhân. Nói cách khác, sự hợp tác của bệnh nhân có vai trò điều dưỡng như trong điều trị các bệnh toàn thân, nếu không điều dưỡng tốt thì kết quả điều trị sẽ không tốt và ngược lại. Điều này đã được chứng tỏ trong lâm sàng, thể hiện tầm quan trọng của sự hợp tác giữa thầy thuốc và bệnh nhân trong điều trị.
KẾT LUẬN
Bệnh nha chu chiếm tỷ lệ khá cao trong các bệnh răng miệng và là một nguyên nhân quan trọng của sự mất răng. Do đó vấn đề dự phòng bệnh nha chu còn cần thiết hơn cả việc điều trị. Khi chưa mắc bệnh, phải dự phòng không để bệnh xảy ra; Khi đã bị viêm nướu, phải tích cực điều trị để không bị viêm nha chu; Khi đã mắc phải bệnh viêm nha chu, cần tích cực điều trị sớm ở một bác sĩ chuyên khoa nha chu với thái độ hợp tác triệt để, nhất là khi đã chuyển sang giai đoạn điều trị duy trì. Nếu theo đúng trình tự dự phòng như thế, nhất định chúng ta sẽ đảm bảo được sức khỏe răng miệng tốt, có thể thoải mái trong sinh hoạt và tự tin trong giao tiếp.
|
|
|
Post by NHAKHOA on Dec 22, 2006 1:01:00 GMT -5
Các yếu tố gây viêm nha chu
Nha chu là bệnh có liên quan trực tiếp đến tổ chức mô nâng đỡ quanh chân răng, như bệnh nướu răng và các bệnh có tính phá hủy mô nâng đỡ sâu bên dưới nướu răng gồm xương răng và dây chằng nha chu.
Có thể nhận biết bệnh viêm nha chu khi có các triệu chứng sau:
- Chảy máu răng khi đánh răng
- Nướu đỏ, sưng, tách ra khỏi răng
- Hơi thở hôi dai dẳng
- Có ổ mủ hoặc có mủ chảy ra ở giữa răng và nướu
- Răng lung lay khi nhai.
Viêm nha chu không chỉ là nguyên nhân chính gây mất răng mà còn là nguy cơ của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. 1. Bệnh tim mạch và chứng xơ vữa mạch máu
Xơ cứng mạch máu là một bệnh thoái hóa tiến triển ảnh hưởng đến kích thước lòng động mạch. Các đám xơ vữa được tạo ra từ những tế bào bị phân hóa, các tinh thể cholesterol và protein huyết tương làm tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến sự thiếu tưới máu, làm tế bào hoại tử.
Nguy cơ cổ điển của bệnh tim mạch như cao huyết áp, tăng cholesterol - huyết và thuốc lá chiếm đến 1/2-2/3 nguyên nhân gây bệnh. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy bệnh nhân bị viêm nha chu có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 2 lần người không bị viêm nha chu. Viêm nhiễm lợi răng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tương đương với những nguy cơ cổ điển.
2. Sinh non
Sinh thiếu tháng (< 2,5kg) là nguyên nhân đáng kể gây tử vong ở trẻ sơ sinh. Những yếu tố nguy cơ đã được biết đến gồm: phụ nữ lớn tuổi (trên 34 tuổi), phụ nữ trẻ (dưới 17 tuổi), thu nhập thấp, thiếu chăm sóc tiền sinh, thai phụ nghiện ma túy, nghiện rượu và thuốc lá, cao huyết áp, nhiễm trùng sinh dục - tiết niệu, đái tháo đường. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, những phụ nữ sinh non bị viêm nha chu nhiều hơn so với những phụ nữ sinh con đủ tháng.
3. Đái tháo đường
Nguy cơ của viêm nha chu đối với bệnh đái tháo đường rất lớn vì bệnh nhân đái tháo đường rất dễ bị nhiễm trùng. Bệnh nhân đái tháo đường nếu bị viêm nha chu cần phải giảm liều Insulin. Viêm nha chu nặng là yếu tố nguy cơ quan trọng đối với tiến triển của đái tháo đường và làm bệnh nhân khó kiểm soát được lượng đường trong máu.
4. Nhiễm khuẩn huyết
Vết trầy da cũng có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết thoáng qua. Trong miệng, sự nhiễm khuẩn huyết có thể xảy ra do nhai, nhổ răng, đánh răng. Viêm nha chu cũng có khả năng gây nhiễm khuẩn huyết.
5. Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng
Nguyên nhân viêm nội tâm mạc nhiễm trùng là do nhiễm khuẩn, làm van tim hay nội tâm mạc bị tổn thương. Vi khuẩn đi vào máu và tấn công vào bề mặt nội tâm mạc. Ở người khỏe mạnh có tình trạng nha chu bình thường sẽ ít xảy ra hiện tượng nhiễm khuẩn huyết. Với những người bị sa van hai lá, bị thấp khớp thì phải được điều trị kháng sinh dự phòng, nếu cần phải can thiệp phẫu thuật về răng để tránh nhiễm khuẩn huyết.
6. Bệnh đường hô hấp
Viêm phổi là bệnh gây ra bởi các tác nhân như vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng và virus tấn công mô phổi. Bệnh thường nặng và có thể gây tử vong. Viêm phổi do vi khuẩn có xu hướng ngày càng nguy hiểm vì tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh, mà miệng lại là một nguồn nhiễm khuẩn rất nguy hiểm. (Theo vnexpres)
|
|
|
Post by NHAKHOA on May 27, 2009 11:21:44 GMT -5
Nha chu có thể làm mất rãng May 04, 2009 Nha chu là bệnh của các mô quanh răng. Nếu không được điều trị, bệnh tiến triển đưa đến mất răng. Bệnh nha chu tiến triển chậm, không đau, hoặc ít đau nên nhiều người thường bỏ qua. Tuy nhiên, nếu chẩn đoán và điều trị sớm có thể giữ được răng.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh nha chu là sự tích tụ của vi khuẩn trong mảng bám. Mảng bám được thành lập liên tục trên răng. Mảng bám kích thích nướu, làm nướu viêm đỏ, bở, sưng, chảy máu lúc chải răng hay xỉa răng. Nếu không được loại bỏ, mảng bám trở nên cứng và được gọi là vôi răng. Vôi răng không thể được lấy đi bằng chải răng thông thường, mà chỉ có thể được làm sạch bởi bác sĩ răng hàm mặt với dụng cụ cầm tay hay bằng máy.
Bệnh viêm nướu có khả năng hồi phục, nhưng nếu không điều trị có thể tiến triển sang viêm nha chu khi mô liên kết nướu với răng bị phá hủy. Khi đó một túi sẽ được tạo thành giữa răng và nướu (gọi là túi nha chu). Mảng bám và vôi răng tiếp tục tích tụ trong túi nha chu này đến khi xương nâng đỡ răng bị tiêu làm răng lung lay, miệng có mùi hôi khó chịu.
Có một số yếu tố làm thay đổi phản ứng của nướu đối với mảng bám hoặc vôi răng, do đó làm thay đổi sự đáp ứng của cơ thể đối với bệnh nha chu và làm bệnh nặng hơn như: hút thuốc lá, bệnh đái tháo đường, tình trạng căng thẳng, tật nghiến răng, thai nghén, dậy thì, chế độ ăn uống và dinh dưỡng, các rối loạn hệ miễn dịch.
Để phòng ngừa bệnh nha chu, chúng ta nên: chải răng đều đặn ngày ba lần sau mỗi bữa ăn chính để loại bỏ mảng bám. Sử dụng thêm chỉ nha khoa để làm sạch các mặt bên của răng. Ăn uống cân bằng, đủ chất. Tránh ăn vặt với thức ăn dính, ngọt.
Định kỳ 3-6 tháng đến khám tại các phòng chuyên khoa răng hàm mặt để kiểm tra sức khỏe răng miệng và cạo vôi răng nếu cần thiết. Việc cạo vôi răng sẽ giúp: phòng ngừa được bệnh nha chu; có hàm răng sạch, bóng và đẹp; tự tin hơn trong giao tiếp hằng ngày
|
|
|
Post by NHAKHOA on Dec 2, 2009 15:41:45 GMT -5
Dental Plaque Buildup May Raise Heart Risk in Black Men
White blood cell activity increases in these patients when oral hygiene is neglected, study finds -- Robert PreidtFRIDAY, Oct. 2 (HealthDay News) -- Black males may be at increased risk for heart problems caused by accumulation of dental plaque, a U.S. study finds.
Indiana University School of Dentistry researchers studied 128 black and white women and men and found that a buildup of dental plaque didn't cause a change in total white blood cell count, a known risk factor for heart problems. However, dental plaque accumulation in black males was associated with a significant increase in the activity of white blood cells called neutrophils, an important part of the immune system, the researchers noted.
None of the study participants had periodontal (gum) disease. They were healthy people who were asked to neglect their oral hygiene as part of the study, the study authors explained.
"We are talking about healthy people who simply neglect oral hygiene and if they were male and black, we found a response from their white blood cells, or neutrophils, that might be a cause for concern," study leader Michael Kowolik, a professor of periodontics and associate dean for graduate education at the school of dentistry, said in a university news release.
"If you get a bacterial infection anywhere in the body, billions of neutrophils come flooding out of your bone marrow to defend against the intruder. Our observation that with poor dental hygiene, white blood cell activity increased in black men but not black women or whites of either sex suggests both gender and racial differences in the inflammatory response to dental plaque. This finding could help us identify individuals at greater risk for infections anywhere in the body including those affecting the heart," Kowolik said.
An elevated white blood cell count is one of the major risks for heart attack, previous research has found.
"While we did not observe higher white blood cell counts as the result of dental plaque accumulation, the increased activity of white blood cells, which we did find, may also carry a higher risk for heart disease," Kowolik said.
The study was published in the August issue of the Journal of Dental Research.
More information
The American Academy of Periodontology has more about gum disease and general health.
SOURCE: Indiana University School of Dentistry, news release, Sept. 25, 2009
|
|
|
Post by NHAKHOA on May 26, 2010 14:35:23 GMT -5
Lấy vôi răng@ Trung Tâm Thông Tin Nha Khoa Việt Nam Ðể bảo đảm sức khoẻ răng miệng và ít tốn kém nhất, bạn nên đến khám răng theo định kỳ (thông thường sau mỗi 6 tháng). Tuy nhiên, nếu bạn đã từng bị viêm nướu – nha chu hay đang có dấu hiệu thì bạn nên khám thường xuyên hơn và còn tùy theo tình trạng sức khỏe răng miệng hiện tại của bạn. Thử theo dõi ở một người bình thường, người ta nhận thấy việc đóng vôi (hay vết ố do thức ăn…) diễn ra khá nhanh. Răng và lợi ngay sau khi được làm sạch. Một vài tháng sau khi được làm sạch, răng có thể bị đóng bợn cũng như bị ố do thức ăn, thức uống, thuốc lá, v.v… gây ra . TartarTheo thời gian, các lớp bợn có thể đông cứng lại thành vôi răng. Việc kiểm tra xem răng có bị sâu hay không chỉ là một phần nhỏ trong cuộc khám răng miệng. Trong khi khám, nha sĩ (hoặc chuyên viên làm vệ sinh răng) cũng sẽ: kiểm tra xem lợi có bị viêm hay không; kiểm tra các túi cùng và mức độ lung lay của răng; kiểm tra xem miệng có dấu hiệu của bệnh ung thư, tiểu đường hay bệnh thiếu vitamin hay không; và chú ý xem có điều gì bất thường về cơ cấu của mặt, nước bọt và khớp thái dương-hàm dưới (tiếng Anh gọi tắt là TMJ). Nha sĩ hoặc chuyên viên sẽ làm sạch răng cho bạn và khuyến khích bạn giữ vệ sinh răng miệng. Khám Răng Ðịnh Kỳ Vào mỗi buổi khám răng định kỳ, nha sĩ sẽ kiểm tra răng, lợi, miệng và cổ họng của bạn. Một buổi khám răng thông thường có thể bao gồm những điều sau: KHÁM ÐẦU VÀ CỔ: - Kiểm tra xem có dấu hiệu nào của bệnh ung thư - Kiểm tra cơ cấu của mặt - Sờ nắn các cơ nhai - Sờ nắn các hạch bạch huyết - Khám khớp thái dương-hàm dưới (TMJ) KHÁM RĂNG: - Khám nha chu—kể cả lợi và các túi cùng của răng - Kiểm tra độ lung lay của răng - Khám niêm mạc - Kiểm tra nước bọt (hoặc thiếu nước bọt) - Kiểm tra khớp cắn - Xem răng có bị sâu hay không - Khám xem miếng trám có bị bể ra hay không - Kiểm tra độ mòn của bề mặt răng - Kiểm tra các thiết bị đặt trong miệng và có thể tháo ra được - Kiểm tra sự khớp răng LÀM SẠCH RĂNG (ÐIỀU TRỊ PHÒNG BỆNH RĂNG): - Kiểm tra độ sạch của miệng - Lấy cao răng - Ðánh bóng răng - Xỉa răng bằng dây - Hướng dẫn cách giữ vệ sinh răng miệng. Sau khi hoàn tất việc khám răng, nha sĩ sẽ vạch ra kế hoạch điều trị chi tiết, nếu cần, và cho biết khi nào bạn cần đến tái khám. Nếu ngăn ngừa bệnh răng lợi theo cách này cũng như làm theo chế độ chăm sóc kỹ lưỡng răng tại nhà thì sẽ bảo đảm là răng miệng được khỏe mạnh. *Bệnh nha chu và những diều cần lưu ý: Bệnh nha chu, hay bệnh lợi là nguyên nhân chủ yếu gây rụng răng ở người lớn. Bệnh này thường là do các vi khuẩn trong bợn gây ra và trong giai đoạn đầu thường không gây đau đớn. Một điều rất quan trọng đối với việc giữ vệ sinh lợi và chẩn đoán, điều trị kịp thời khi cần là phải đi khám răng thường xuyên. Giai đoạn đầu của quá trình bệnh lợi được gọi là viêm lợi. Bệnh nha chu ở giai đoạn cuối là một tình trạng nghiêm trọng hơn, có các dấu hiệu báo nguy như sau: miệng thường xuyên bị đắng; răng vĩnh viễn bị lung lay hay tách khỏi lợi; khớp cắn bị thay đổi. Bệnh nha chu có nhiều dạng và giai đoạn khác nhau, phổ biến nhất là: Bệnh viêm lợi: Ðây là giai đoạn đầu của bệnh lợi, thường có các triệu chứng như chảy máu, đau khi chạm đến, và lợi sưng tấy và đỏ. Nếu bị bệnh viêm lợI nhẹ thì bạn có thể dùng kem đánh răng hoặc dung dịch súc miệng để giảm viêm và chảy máu. Bệnh viêm nha chu: Khi bệnh lợi phát triển ở giai đoạn nặng hơn thì có thể ảnh hưởng đến xương và dây chằng bao quanh răng . Nếu không điều trị kịp thờI, bệnh có thể gây hạI cho xương và các mô thịt xung quanh. Lợi teo rút khỏi răng và xương bị phá hủy. Bệnh viêm nha chu ở giai đoạn cuối: Khi bệnh viêm nha chu trở nên nặng hơn thì kết cấu xương bị suy yếu nặng. Lợi teo rút và tách khỏi răng. Bạn có thể bị chảy mủ, xương tiếp tục bị suy yếu và răng có thể bị lung lay hoặc rụng. CÁCH ÐIỀU TRỊ - Tại mỗi lần khám định kỳ, nha sĩ sẽ kiểm tra xem bạn có bị bệnh viêm nha chu hay không. Nha sĩ sẽ dùng một dụng cụ đo thử để xác định xem các cơ lợi có bị suy yếu hoặc các túi cùng của lợi đã phát triển ở giữa lợi và răng hay chưa. - Việc điều trị tùy thuộc vào loại bệnh viêm nha chu và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Các phương pháp điều trị bao gồm: Lấy cao răng: có nghĩa là làm sạch có chất đóng phía trên và dưới viền cơ lợi. Bào chân răng: có nghĩa là làm bằng phẳng các bề mặt xù xì của chân răng để lợi được lành lại. Có thể cần chích thuốc tê. Tưới nước trong miệng: có nghĩa là xịt nước vào phía dưới viền cơ lợi để xả đi chất độc và vi khuẩn, bằng cách đó giúp khôi phục sức khỏe cho lợi. Nếu phát hiện ra các túi cùng sâu và thấy xương bị phá hủy, thì nha sĩ của bạn có thể đề nghị đi giải phẫu nha chu. Nếu theo đúng chế độ đánh răng, xỉa răng và đi làm sạch răng thường xuyên, thì có thể tránh bị đóng bợn và mắc bệnh lợi cũng như giúp bạn giữ gìn răng suốt đời.
|
|