Post by NHAKHOA on Apr 13, 2013 16:53:08 GMT -5
Bệnh Kawasaki
(VienDongDaily.Com - 05/10/2012)
BS. Nguyễn Thị Nhuận/Viễn Đông
Khi nghe nói con mình bị bệnh này, nhiều cha mẹ cho rằng bác sĩ nói đùa vì tên bệnh nghe như tên một hiệu xe gắn máy, kiểu câu hát hay nghe ở Sài Gòn trước năm 1975: Kawasaki Honda súp pe xì po. Đa số quí vị phụ huynh chưa từng nghe qua tên bệnh này. Và đúng, đây là một cái tên Nhật giống như tên các loại xe gắn máy Nhật. Vì chính một bác sĩ người Nhật tên Kawasaki đã tìm ra bệnh này. Bệnh Kawasaki xẩy ra rất nhiều ở trẻ em Á Châu: Nhật, Việt Nam, Tầu... nên cũng không lạ gì một bác sĩ Nhật đã nhận diện ra nó. Đây là một bệnh viêm thành các động mạch cỡ nhỏ và trung khắp thân thể khiến gây ra triệu chứng ở nhiều cơ quan khác nhau.
Triệu chứng
Xẩy ra qua nhiều giai đoạn.
Giai đoạn 1:
Triệu chứng gồm có:
- Sốt cao, thường hơn 101.3, kéo dài từ 1 tới 2 tuần
- Mắt rất đỏ nhưng không ra ghèn nhiều
- Nổi mẩn đỏ trên thân mình và vùng cơ quan sinh dục
- Môi bị đỏ, khô nứt. Lưỡi sưng và đỏ chót như trái dâu
- Lòng bàn tay và bàn chân sưng đỏ
- Hạch bạch huyết ở cổ và những chỗ khác sưng lên
Giai đoạn 2:
Triệu chứng gồm có:
- Bàn tay và bàn chân bị lột da, nhất là đầu ngón tay và ngón chân, lột từng mảng da lớn.
- Đau khớp xương
- Tiêu chảy, ói mửa
- Đau bụng
Giai đoạn 3:
Trong giai đoạn này, triệu chứng từ từ mất đi. Nếu bệnh nhân không bị biến chứng thì sẽ lành bệnh.
Khi nào nên gặp bác sĩ
Sốt là triệu chứng chính của bệnh và xuất hiện đầu tiên. Trẻ em sốt là thường. Vậy thì khi nào nên nghi ngờ con mình bị bệnh Kawasaki và đem em gặp bác sĩ?
Nên gặp bác sĩ khi em đã sốt quá 4 ngày. Hoặc em sốt cao kèm thêm 4 trong những triệu chứng sau:
- Hai mắt đều đỏ
- Lưỡi sưng to và rất đỏ
- Lòng bàn chân và bàn tay đỏ
- Da lột
- Nổi mẩn đỏ
Bệnh Kawasaki có thể tự lành nhưng lại đem tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu bệnh được chữa trong vòng 10 ngày từ lúc bắt đầu thì có thể giảm bớt nhiều nguy cơ bị biến chứng nguy hiểm kéo dài.
Nguyên nhân
Chưa ai tìm ra nguyên nhân bệnh này nhưng có vẻ đây không phải là một bệnh truyền nhiễm. Một số giả thuyết cho rằng nguyên nhân có thể là vi trùng, siêu vi trùng hoặc từ môi trường nhưng chưa được chứng minh.
Những yếu tố dễ gây ra bệnh
- Tuổi: Trẻ em trong tuổi từ 2 tới 5 dễ mắc bệnh nhất.
- Phái tính: Trẻ con trai dễ mắc bệnh hơn con gái.
- Giống dân: dân sống ở châu Á hay gốc Á châu như Nhật, Tầu... dễ mắc bệnh.
Biến chứng
Kawasaki là nguyên nhân chính gây ra bệnh tim không phải là bẩm sinh ở trẻ em. 1 trong 5 trẻ mắc bệnh Kawasaki sẽ bị biến chứng bệnh tim nhưng chỉ một số ít bị bệnh nặng và kéo dài.
Những biến chứng tim gồm có:
- Viêm bắp thịt tim
- Van tim bị hở
- Tim đập thất nhịp
- Viêm mạch máu, thường là động mạch vành đem máu nuôi tim
Bất cứ biến chứng nào trên đây cũng có thể làm tim không hoạt động tốt được. Viêm động mạch vành tim sẽ làm thành động mạch yếu đi và phồng lên (aneurysm). Chỗ phồng này làm máu dễ đông thành cục làm nghẹt mạch máu đưa đến heart attack hoặc gây chảy máu bên trong thân thể rất nguy hiểm.
Một số nhỏ trẻ em bị biến chứng động mạch vành tim có thể bị tử vong dù được chữa trị.
Chữa trị
Một khi triệu chứng bệnh rõ ràng, bác sĩ sẽ bắt đầu chữa trị ngay để giảm thiểu nguy cơ biến chứng. Mục đích chữa trị là làm giảm sốt và viêm để ngừa biến chứng tim. Em bé thường phải nhập viện để chữa.
Thuốc dùng chữa bệnh:
- Gamma globulin tức chất của hệ miễn nhiễm, chích vào tĩnh mạch có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim.
- Aspirin: Dùng với liều lượng cao, aspirin giúp ngừa cục máu đông thành lập. Aspirin cũng làm giảm sưng khớp xương, giảm đau và sốt. Kawasaki là trường hợp hiếm có mà aspirin được dùng ở trẻ em vì aspirin có thể gây ra nhiều biến chứng nặng cho trẻ em.
Sau khi sốt đã hết, em bé có thể vẫn phải uống thuốc aspirin liều thấp từ 6 tới 8 tuần hay hơn nếu em bị phồng động mạch vành tim. Trong thời gian này, nếu bị cúm hay thủy đậu, em phải ngưng uống thuốc aspirin vì thuốc này có thể gây ra bệnh Reye's syndrome là một bệnh làm hư máu, gan và óc có thể gây ra tử vong nơi trẻ em và trẻ vị thành niên.
Nếu không chữa trị, bệnh Kawasaki sẽ lành trong vòng 12 ngày nhưng biến chứng tim có thề xuất hiện sau đó và kẻ dài gây bệnh nặng. Chữa bằng gamma globulin, bệnh sẽ mau lành hơn
Theo dõi bệnh tim
Nếu em có triệu chứng bệnh tim, bác sĩ có thể khuyên nên theo dõi tim định kỳ, khoảng 6 tới 8 tuần sau khi bệnh bắt đầu. Em có thể được giới thiệu đến khám bệnh tại bác sĩ chuyên khoa tim trẻ em. Những em có động mạch vành tim bị phồng có thể phải uống thuốc chống đông máu, aspirin hoặc đặt ống thông động mạch stents hay nối động mạch qua khỏi chỗ bị hư.
(VienDongDaily.Com - 05/10/2012)
BS. Nguyễn Thị Nhuận/Viễn Đông
Khi nghe nói con mình bị bệnh này, nhiều cha mẹ cho rằng bác sĩ nói đùa vì tên bệnh nghe như tên một hiệu xe gắn máy, kiểu câu hát hay nghe ở Sài Gòn trước năm 1975: Kawasaki Honda súp pe xì po. Đa số quí vị phụ huynh chưa từng nghe qua tên bệnh này. Và đúng, đây là một cái tên Nhật giống như tên các loại xe gắn máy Nhật. Vì chính một bác sĩ người Nhật tên Kawasaki đã tìm ra bệnh này. Bệnh Kawasaki xẩy ra rất nhiều ở trẻ em Á Châu: Nhật, Việt Nam, Tầu... nên cũng không lạ gì một bác sĩ Nhật đã nhận diện ra nó. Đây là một bệnh viêm thành các động mạch cỡ nhỏ và trung khắp thân thể khiến gây ra triệu chứng ở nhiều cơ quan khác nhau.
Triệu chứng
Xẩy ra qua nhiều giai đoạn.
Giai đoạn 1:
Triệu chứng gồm có:
- Sốt cao, thường hơn 101.3, kéo dài từ 1 tới 2 tuần
- Mắt rất đỏ nhưng không ra ghèn nhiều
- Nổi mẩn đỏ trên thân mình và vùng cơ quan sinh dục
- Môi bị đỏ, khô nứt. Lưỡi sưng và đỏ chót như trái dâu
- Lòng bàn tay và bàn chân sưng đỏ
- Hạch bạch huyết ở cổ và những chỗ khác sưng lên
Giai đoạn 2:
Triệu chứng gồm có:
- Bàn tay và bàn chân bị lột da, nhất là đầu ngón tay và ngón chân, lột từng mảng da lớn.
- Đau khớp xương
- Tiêu chảy, ói mửa
- Đau bụng
Giai đoạn 3:
Trong giai đoạn này, triệu chứng từ từ mất đi. Nếu bệnh nhân không bị biến chứng thì sẽ lành bệnh.
Khi nào nên gặp bác sĩ
Sốt là triệu chứng chính của bệnh và xuất hiện đầu tiên. Trẻ em sốt là thường. Vậy thì khi nào nên nghi ngờ con mình bị bệnh Kawasaki và đem em gặp bác sĩ?
Nên gặp bác sĩ khi em đã sốt quá 4 ngày. Hoặc em sốt cao kèm thêm 4 trong những triệu chứng sau:
- Hai mắt đều đỏ
- Lưỡi sưng to và rất đỏ
- Lòng bàn chân và bàn tay đỏ
- Da lột
- Nổi mẩn đỏ
Bệnh Kawasaki có thể tự lành nhưng lại đem tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu bệnh được chữa trong vòng 10 ngày từ lúc bắt đầu thì có thể giảm bớt nhiều nguy cơ bị biến chứng nguy hiểm kéo dài.
Nguyên nhân
Chưa ai tìm ra nguyên nhân bệnh này nhưng có vẻ đây không phải là một bệnh truyền nhiễm. Một số giả thuyết cho rằng nguyên nhân có thể là vi trùng, siêu vi trùng hoặc từ môi trường nhưng chưa được chứng minh.
Những yếu tố dễ gây ra bệnh
- Tuổi: Trẻ em trong tuổi từ 2 tới 5 dễ mắc bệnh nhất.
- Phái tính: Trẻ con trai dễ mắc bệnh hơn con gái.
- Giống dân: dân sống ở châu Á hay gốc Á châu như Nhật, Tầu... dễ mắc bệnh.
Biến chứng
Kawasaki là nguyên nhân chính gây ra bệnh tim không phải là bẩm sinh ở trẻ em. 1 trong 5 trẻ mắc bệnh Kawasaki sẽ bị biến chứng bệnh tim nhưng chỉ một số ít bị bệnh nặng và kéo dài.
Những biến chứng tim gồm có:
- Viêm bắp thịt tim
- Van tim bị hở
- Tim đập thất nhịp
- Viêm mạch máu, thường là động mạch vành đem máu nuôi tim
Bất cứ biến chứng nào trên đây cũng có thể làm tim không hoạt động tốt được. Viêm động mạch vành tim sẽ làm thành động mạch yếu đi và phồng lên (aneurysm). Chỗ phồng này làm máu dễ đông thành cục làm nghẹt mạch máu đưa đến heart attack hoặc gây chảy máu bên trong thân thể rất nguy hiểm.
Một số nhỏ trẻ em bị biến chứng động mạch vành tim có thể bị tử vong dù được chữa trị.
Chữa trị
Một khi triệu chứng bệnh rõ ràng, bác sĩ sẽ bắt đầu chữa trị ngay để giảm thiểu nguy cơ biến chứng. Mục đích chữa trị là làm giảm sốt và viêm để ngừa biến chứng tim. Em bé thường phải nhập viện để chữa.
Thuốc dùng chữa bệnh:
- Gamma globulin tức chất của hệ miễn nhiễm, chích vào tĩnh mạch có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim.
- Aspirin: Dùng với liều lượng cao, aspirin giúp ngừa cục máu đông thành lập. Aspirin cũng làm giảm sưng khớp xương, giảm đau và sốt. Kawasaki là trường hợp hiếm có mà aspirin được dùng ở trẻ em vì aspirin có thể gây ra nhiều biến chứng nặng cho trẻ em.
Sau khi sốt đã hết, em bé có thể vẫn phải uống thuốc aspirin liều thấp từ 6 tới 8 tuần hay hơn nếu em bị phồng động mạch vành tim. Trong thời gian này, nếu bị cúm hay thủy đậu, em phải ngưng uống thuốc aspirin vì thuốc này có thể gây ra bệnh Reye's syndrome là một bệnh làm hư máu, gan và óc có thể gây ra tử vong nơi trẻ em và trẻ vị thành niên.
Nếu không chữa trị, bệnh Kawasaki sẽ lành trong vòng 12 ngày nhưng biến chứng tim có thề xuất hiện sau đó và kẻ dài gây bệnh nặng. Chữa bằng gamma globulin, bệnh sẽ mau lành hơn
Theo dõi bệnh tim
Nếu em có triệu chứng bệnh tim, bác sĩ có thể khuyên nên theo dõi tim định kỳ, khoảng 6 tới 8 tuần sau khi bệnh bắt đầu. Em có thể được giới thiệu đến khám bệnh tại bác sĩ chuyên khoa tim trẻ em. Những em có động mạch vành tim bị phồng có thể phải uống thuốc chống đông máu, aspirin hoặc đặt ống thông động mạch stents hay nối động mạch qua khỏi chỗ bị hư.