Post by NHAKHOA on Jun 14, 2012 14:59:01 GMT -5
Chứng ADHD (Thiếu Chú Tâm và Hiếu Động Quá Mức)
(VienDongDaily.Com - 07/05/2012)
TS. Trần Mỹ Duyệt/Viễn Đông
Cũng như chứng Tự Kỷ, Chứng ADHD là một căn bệnh gây nhiều phiền phức, nhiều ngộ nhận, và nhiều khó khăn trong gia đình, giữa họ hàng và người thân. Phụ huynh nghĩ sao khi nghe những lời đàm tiếu về con mình, đại khái: “Không biết cái thằng nhỏ ấy cha mẹ nó cho ăn cái giống gì mà nghịch ngợm, phá phách, và rắn mặt như quỉ sứ vậy. Đi đâu thì khua chân, múa tay, leo trèo, chạy nhảy, và la hét ầm ỹ. Gặp cái gì cũng xem, cũng thử, cũng mở, cũng đóng. Nói nó thì nó cứ trân tráo hai con mắt nhìn trông thấy mà phát nản...”.
Những lời phê bình hay nhận xét như vậy không chỉ được nghe từ phía những người không ưa, không thích mình hoặc đứa trẻ, mà còn được nghe ngay trong gia đình giữa những người thân như cha mẹ, anh chị em, và họ hàng. Và đây là những lời “đau xót”, những “lưỡi đòng” đâm thấu trái tim người cha hay người mẹ. Hậu quả là những bất bình, khó chịu và lục đục xẩy ra. Cha mẹ mặc cảm không muốn đem đứa trẻ đi đâu, vì tới đâu nó cũng nghịch ngợm và phá phách. Trong một số trường hợp chính cha mẹ cũng bất đồng với nhau về cách thức nhận định, và phương pháp giáo dục, chữa trị. Người này đổ lỗi cho người nọ. Những bất đồng này nếu không được giải quyết sẽ tiếp tục là đề tài tranh cãi giữa vợ chồng và có thể đưa tới ly dị.
Vậy chứng ADHD là gì? Làm cách nào để biết con em mình bị chứng này cũng như phải chữa trị như thế nào? Sau đây là một số những phân tích và hướng dẫn đơn giản mục đích gợi ý và hướng dẫn tổng quát. Trong trường hợp này, cách tốt nhất là phải có sự chẩn đoán và chữa trị chuyên môn.
Những con số
Thống kê cho biết như sau, Chứng ADHD:
- Bắt đầu phát giác được từ 3-5 tuổi.
- Ảnh hưởng 3-5% trẻ em trên toàn thế giới.
- Xuất hiện ở 2-16% ở tuổi học trò.
- 30-50% trở thành mãn tính và tiếp tục đến tuổi già.
- 4 lần trẻ trai nhiều hơn trẻ gái.
- Hiện tại có 4,7% người Hoa Kỳ mang chứng ADHD.
ADHD là gì?
Chứng này tạm dịch là Thiếu Chú Tâm Và Hiếu Động Quá Mức (Attention Deficit Hyperactivity Disorder - ADHD). Nó bao gồm 3 yếu tố về tính tình và hoạt động như hiếu động quá mức, thiếu khả năng chú tâm, và bị thúc đẩy dồn nén. Trong tổng hợp ba yếu tố hay đặc tính này, yếu tố thiếu chú tâm được coi là chính. Nó có thể dẫn đến thái độ cô lập hoặc rút lui khỏi những môi trường xã hội sau này, và đưa đến sự ít chú tâm vào những biến cố trong môi trường sống. Điều này có thể làm cho bị lầm tưởng về thái độ hiếu động của bệnh nhân, đặc biệt đối với những bệnh nhân lớn tuổi. Mặc dù triệu chứng này được chẩn đoán ở tuổi trẻ, nhưng nó cũng có thể được chẩn đoán sau này đối với những người lớn.
Tóm lại, căn bệnh này xảy ra cho cả trẻ em, tuổi vị thành niên, và người lớn, nhưng chủ yếu là các trẻ em và tuổi vị thành niên. Bao gồm ba hình thức:
- Predominantly hyperactive-impulsive (Hiếu động - thúc đẩy dồn nén một cách không thể kìm hãm).
- Predominantly inattentive (Thiếu chú tâm một cách không thể kìm hãm).
- Combined hyperactive-impulsive và inattentive (Tổng hợp hiếu động-thúc đẩy dồn nén và thiếu chú tâm).
Những triệu chứng
Nếu con em quí vị hay người nào đó có những dấu hiệu:
Thiếu chú tâm:
- Thường xuyên không chú ý đến những chi tiết hoặc lơ đễnh học hành, công ăn việc làm hay bất cứ hoạt động nào.
- Thường xuyên khó lòng chú tâm vào các sinh hoạt hoặc vui chơi với những trẻ em khác.
- Thường xuyên không lắng nghe, chú ý khi ai nói chuyện hay được hỏi chuyện.
- Thường xuyên không theo những chỉ dẫn và vì vậy luôn luôn sai sót, bỏ dở các việc được chỉ định, trao phó.
- Thường xuyên rất khó khăn trong việc tổ chức và hoạch định một việc gì.
- Thường xuyên coi thường, không thích thú, hoặc lơ là bất cứ việc gì đòi hỏi phải suy nghĩ.
- Thường xuyên hay quên, làm mất sách vở, dụng cụ học hành hay đồ đạc.
- Thường xuyên rất dễ nản lòng, chán nản và bỏ cuộc.
- Thường xuyên quên sót những việc làm thường ngày.
Hiếu hoạt quá mức:
- Thường xuyên khua tay, múa chân hoặc cựa quậy mỗi khi ngồi đâu.
- Thường xuyên chạy khỏi chỗ ngồi trong lớp học hoặc những nơi được chỉ định.
- Thường xuyên chạy nhảy, leo trèo khắp nơi.
- Thường xuyên rất khó lòng chơi hết một trò chơi.
- Thường xuyên có cử chỉ và thích những hành động nhanh.
- Thường xuyên nói, la hét không ngừng.
Thôi thúc:
- Thường xuyên cướp lời và trả lời trước khi câu hỏi được kết thúc.
- Thường xuyên nóng nảy, bực tức khi phải chờ đến phiên mình.
- Thường xuyên cắt ngang hoặc gây phiền phức cho người khác khi nói truyện hay khi đang chơi một môn chơi nào.
Khi phụ huynh hay người thân thấy con, cháu hoặc người trong nhà có từ 6 hoặc hơn nữa những triệu chứng trên mà chúng kéo dài ngày này qua ngày khác, liên tiếp đến cả nửa năm mà không thay đổi thì cần đưa em nhỏ hoặc các em đi tới một văn phòng bác sĩ tâm lý để được chẩn đoán chứng ADHD.
Hậu quả
Với tính tình, động thái và lối sống như trên, một em nhỏ rất khó thành công trong việc học hành sau này. Không những em không đạt được những cố gắng tối thiểu cho vấn đề học hành, nghề nghiệp mà chính trong cách sống đời thường em cũng trở nên một gánh nặng cho chính em và cho những người chung quanh. Để thành công bất cứ công việc gì, đòi hỏi phải có sự chú tâm, nhẫn nại và chịu khó. Một em hay một sinh viên mang chứng ADHD không có những yếu tố thành công căn bản này.
Điều trước mắt là em không tự làm chủ được cuộc sống của mình. Em không có khả năng giao thiệp và bạn bè. Với tính tình nóng nảy, thiếu kỷ luật em không thể hòa nhập vào bất cứ sinh hoạt nào cho có hiệu quả.
Trong gia đình em cũng trở nên lý do cãi vã cho cả nhà. Em chọc chạch, phá phách người này, người khác gây xáo trộn cho cả nhà. Em phá vỡ kỷ luật gia đình và tùy hứng làm theo ý mình.
Về đời sống tình cảm, em sẽ rất khó hoặc không có bạn chơi, bạn trai hay bạn gái bởi vì không ai có thể chịu nổi tính khí bất thường, vô kỷ luật và bị thôi thúc dồn nén như vậy. Ngay cả khi sau này nếu có gia đình, cuộc sống hôn nhân cũng không bảo đảm.
Thiếu căn bản giáo dục và khả năng học thức vì không chú tâm và quá hiếu động; tính tình nóng nẩy và bộc phát; không chú tâm và hoàn tất được một việc gì dù rất đơn sơ, nhỏ mọn; coi thường kỷ luật và luật lệ xã hội. Tất cả những yếu tố trên là những điều dẫn đến sự thất bại của em sau này.
Trị liệu
Phụ huynh phải nhìn vấn đề này như thế nào? Làm gì khi có người con mang chứng ADHD? Dĩ nhiên, điều quan trọng nhất là cả hai phải bình tĩnh, thẳng thắn và hiểu biết để chia sẻ và đồng thuận trong việc trị liệu cũng như giáo dục đứa trẻ.
Với cái nhìn chuyên môn, trong trường hợp này, hai phương pháp trị liệu hữu hiệu nhất, đó là y dược trị liệu (dùng thuốc) và tâm lý trị liệu (dùng tâm lý). Thông thường phải phối hợp cả hai và phải theo dõi, cẩn thận trong tiến trình chữa trị.
Y dược trị liệu
Một số phụ huynh vì không ý thức được sự cần thiết của thuốc, hoặc có những nhận xét sai lầm về chứng bệnh này.
Kinh nghiệm cho thấy, nhiều phụ huynh coi nhẹ khi thấy xuất hiện những triệu chứng căn bệnh. Do tâm lý phủ nhận hoặc mặc cảm, nhiều phụ huynh không muốn nghĩ con mình có bệnh, hoặc cho là không cần thiết phải trị liệu. Chính vì vậy, ngay cả khi đứa trẻ được chẩn đoán và cho biết cần phải uống thuốc, những phụ huynh này cũng vẫn chối bỏ và không tin.
Một số khác khi con đòi bỏ hoặc ngưng thuốc là bỏ và ngưng ngay. Tự ý bỏ hoặc ngưng không cho con tiếp tục uống thuốc vì nghĩ rằng thuốc làm cho con mình ra “điên”, hoặc “khùng”. Những phụ huynh này nên biết rằng ADHD không phải là trạng thái tâm bệnh. Do đó, không có lý do gì uống thuốc rồi thành điên hay khùng.
Ngoài ra, việc ngưng hay không cho uống thuốc này rất hợp với tâm lý con bệnh, vì thông thường phản ứng phụ của các loại thuốc này rất khó chịu, nên hễ có dịp là các em hoặc bệnh nhân bỏ ngay. Tuy nhiên, hậu quả lại không như bệnh nhân và phụ huynh nghĩ. Nó sẽ làm cho con bệnh ra lờn thuốc, hoặc trốn tránh không dùng đúng liều lượng. Tất cả những điều này làm cho tiến trình trị liệu rất lâu và ít hiệu quả.
Tâm lý trị liệu
Song song với y dược trị liệu là tâm lý trị liệu. Đây là việc làm của các nhà tâm lý, các chuyên gia về tính tình học và thái độ học. Cũng như các bác sĩ khác, phụ huynh phải tìm hiểu và cẩn thận khảo cứu coi vị bác sĩ tâm lý mà mình muốn chữa trị cho con mình có giầu kinh nghiệm, và có sở trường về tình trạng con mình hay không? Nhưng một vị bác sĩ có khả năng giúp con mình trong những trường hợp này có tác dụng cao, đó là chính cha mẹ, hay phụ huynh.
Có bao giờ phụ huynh nghĩ rằng mình cũng cần phải trị liệu không? Nếu có thể thì chính là trường hợp này. Phụ huynh cần phải tìm hiểu các phương pháp giáo dục và hướng dẫn tính tình. Ngoài ra, chính mình phải cộng tác chặt chẽ với bác sĩ tâm lý để hướng dẫn con em mình. Bệnh tâm lý không giống như bệnh nhức đầu, sổ mũi hay đau bụng. Trong những bệnh về thể lý, phụ huynh chỉ cần mang con đến bác sĩ, rồi bác sĩ khám và cho toa mua thuốc. Nhưng chữa bệnh tâm lý thì không phải vậy. Nó đòi hỏi chính phụ huynh phải nhẫn nại và bền bỉ để huấn luyện con mình. Phụ huynh không nên bao giờ khoán trắng việc chữa trị cho các nhà tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần.
Trách nhiệm phụ huynh
Tóm lại, kinh nghiệm cho hay nhiều nhà tâm lý có thể hoán chuyển và đem một đứa trẻ bụi đời, lêu lổng ngoài đường trở về với gia đình một cách dễ dàng. Nhưng thuyết phục để phụ huynh chấp nhận hiện tượng đi hoang của con họ, sẵn sàng đón nhận, ngồi xuống nói chuyện với con, và tha thứ cho con là một việc làm khó khăn, nhiều khi không bao giờ xảy ra. Do đó, thái độ sửa sai của phụ huynh cũng cần thiết như thái độ sửa sai của đứa trẻ, và kinh nghiệm của người bác sĩ. Cả ba phải làm việc và hợp tác chặt chẽ với nhau. - (TMD)
Lưu ý: Tác giả trình bày những điều trên đây chỉ với mục đích cho quý độc giả tham khảo thêm. Do đó, tác giả và tòa soạn không chịu trách nhiệm khi ứng dụng vào từng trường hợp cá nhân. Quý độc giả cần tìm đến giới chuyên môn cho những vấn đề riêng của mình.
(VienDongDaily.Com - 07/05/2012)
TS. Trần Mỹ Duyệt/Viễn Đông
Cũng như chứng Tự Kỷ, Chứng ADHD là một căn bệnh gây nhiều phiền phức, nhiều ngộ nhận, và nhiều khó khăn trong gia đình, giữa họ hàng và người thân. Phụ huynh nghĩ sao khi nghe những lời đàm tiếu về con mình, đại khái: “Không biết cái thằng nhỏ ấy cha mẹ nó cho ăn cái giống gì mà nghịch ngợm, phá phách, và rắn mặt như quỉ sứ vậy. Đi đâu thì khua chân, múa tay, leo trèo, chạy nhảy, và la hét ầm ỹ. Gặp cái gì cũng xem, cũng thử, cũng mở, cũng đóng. Nói nó thì nó cứ trân tráo hai con mắt nhìn trông thấy mà phát nản...”.
Những lời phê bình hay nhận xét như vậy không chỉ được nghe từ phía những người không ưa, không thích mình hoặc đứa trẻ, mà còn được nghe ngay trong gia đình giữa những người thân như cha mẹ, anh chị em, và họ hàng. Và đây là những lời “đau xót”, những “lưỡi đòng” đâm thấu trái tim người cha hay người mẹ. Hậu quả là những bất bình, khó chịu và lục đục xẩy ra. Cha mẹ mặc cảm không muốn đem đứa trẻ đi đâu, vì tới đâu nó cũng nghịch ngợm và phá phách. Trong một số trường hợp chính cha mẹ cũng bất đồng với nhau về cách thức nhận định, và phương pháp giáo dục, chữa trị. Người này đổ lỗi cho người nọ. Những bất đồng này nếu không được giải quyết sẽ tiếp tục là đề tài tranh cãi giữa vợ chồng và có thể đưa tới ly dị.
Vậy chứng ADHD là gì? Làm cách nào để biết con em mình bị chứng này cũng như phải chữa trị như thế nào? Sau đây là một số những phân tích và hướng dẫn đơn giản mục đích gợi ý và hướng dẫn tổng quát. Trong trường hợp này, cách tốt nhất là phải có sự chẩn đoán và chữa trị chuyên môn.
Những con số
Thống kê cho biết như sau, Chứng ADHD:
- Bắt đầu phát giác được từ 3-5 tuổi.
- Ảnh hưởng 3-5% trẻ em trên toàn thế giới.
- Xuất hiện ở 2-16% ở tuổi học trò.
- 30-50% trở thành mãn tính và tiếp tục đến tuổi già.
- 4 lần trẻ trai nhiều hơn trẻ gái.
- Hiện tại có 4,7% người Hoa Kỳ mang chứng ADHD.
ADHD là gì?
Chứng này tạm dịch là Thiếu Chú Tâm Và Hiếu Động Quá Mức (Attention Deficit Hyperactivity Disorder - ADHD). Nó bao gồm 3 yếu tố về tính tình và hoạt động như hiếu động quá mức, thiếu khả năng chú tâm, và bị thúc đẩy dồn nén. Trong tổng hợp ba yếu tố hay đặc tính này, yếu tố thiếu chú tâm được coi là chính. Nó có thể dẫn đến thái độ cô lập hoặc rút lui khỏi những môi trường xã hội sau này, và đưa đến sự ít chú tâm vào những biến cố trong môi trường sống. Điều này có thể làm cho bị lầm tưởng về thái độ hiếu động của bệnh nhân, đặc biệt đối với những bệnh nhân lớn tuổi. Mặc dù triệu chứng này được chẩn đoán ở tuổi trẻ, nhưng nó cũng có thể được chẩn đoán sau này đối với những người lớn.
Tóm lại, căn bệnh này xảy ra cho cả trẻ em, tuổi vị thành niên, và người lớn, nhưng chủ yếu là các trẻ em và tuổi vị thành niên. Bao gồm ba hình thức:
- Predominantly hyperactive-impulsive (Hiếu động - thúc đẩy dồn nén một cách không thể kìm hãm).
- Predominantly inattentive (Thiếu chú tâm một cách không thể kìm hãm).
- Combined hyperactive-impulsive và inattentive (Tổng hợp hiếu động-thúc đẩy dồn nén và thiếu chú tâm).
Những triệu chứng
Nếu con em quí vị hay người nào đó có những dấu hiệu:
Thiếu chú tâm:
- Thường xuyên không chú ý đến những chi tiết hoặc lơ đễnh học hành, công ăn việc làm hay bất cứ hoạt động nào.
- Thường xuyên khó lòng chú tâm vào các sinh hoạt hoặc vui chơi với những trẻ em khác.
- Thường xuyên không lắng nghe, chú ý khi ai nói chuyện hay được hỏi chuyện.
- Thường xuyên không theo những chỉ dẫn và vì vậy luôn luôn sai sót, bỏ dở các việc được chỉ định, trao phó.
- Thường xuyên rất khó khăn trong việc tổ chức và hoạch định một việc gì.
- Thường xuyên coi thường, không thích thú, hoặc lơ là bất cứ việc gì đòi hỏi phải suy nghĩ.
- Thường xuyên hay quên, làm mất sách vở, dụng cụ học hành hay đồ đạc.
- Thường xuyên rất dễ nản lòng, chán nản và bỏ cuộc.
- Thường xuyên quên sót những việc làm thường ngày.
Hiếu hoạt quá mức:
- Thường xuyên khua tay, múa chân hoặc cựa quậy mỗi khi ngồi đâu.
- Thường xuyên chạy khỏi chỗ ngồi trong lớp học hoặc những nơi được chỉ định.
- Thường xuyên chạy nhảy, leo trèo khắp nơi.
- Thường xuyên rất khó lòng chơi hết một trò chơi.
- Thường xuyên có cử chỉ và thích những hành động nhanh.
- Thường xuyên nói, la hét không ngừng.
Thôi thúc:
- Thường xuyên cướp lời và trả lời trước khi câu hỏi được kết thúc.
- Thường xuyên nóng nảy, bực tức khi phải chờ đến phiên mình.
- Thường xuyên cắt ngang hoặc gây phiền phức cho người khác khi nói truyện hay khi đang chơi một môn chơi nào.
Khi phụ huynh hay người thân thấy con, cháu hoặc người trong nhà có từ 6 hoặc hơn nữa những triệu chứng trên mà chúng kéo dài ngày này qua ngày khác, liên tiếp đến cả nửa năm mà không thay đổi thì cần đưa em nhỏ hoặc các em đi tới một văn phòng bác sĩ tâm lý để được chẩn đoán chứng ADHD.
Hậu quả
Với tính tình, động thái và lối sống như trên, một em nhỏ rất khó thành công trong việc học hành sau này. Không những em không đạt được những cố gắng tối thiểu cho vấn đề học hành, nghề nghiệp mà chính trong cách sống đời thường em cũng trở nên một gánh nặng cho chính em và cho những người chung quanh. Để thành công bất cứ công việc gì, đòi hỏi phải có sự chú tâm, nhẫn nại và chịu khó. Một em hay một sinh viên mang chứng ADHD không có những yếu tố thành công căn bản này.
Điều trước mắt là em không tự làm chủ được cuộc sống của mình. Em không có khả năng giao thiệp và bạn bè. Với tính tình nóng nảy, thiếu kỷ luật em không thể hòa nhập vào bất cứ sinh hoạt nào cho có hiệu quả.
Trong gia đình em cũng trở nên lý do cãi vã cho cả nhà. Em chọc chạch, phá phách người này, người khác gây xáo trộn cho cả nhà. Em phá vỡ kỷ luật gia đình và tùy hứng làm theo ý mình.
Về đời sống tình cảm, em sẽ rất khó hoặc không có bạn chơi, bạn trai hay bạn gái bởi vì không ai có thể chịu nổi tính khí bất thường, vô kỷ luật và bị thôi thúc dồn nén như vậy. Ngay cả khi sau này nếu có gia đình, cuộc sống hôn nhân cũng không bảo đảm.
Thiếu căn bản giáo dục và khả năng học thức vì không chú tâm và quá hiếu động; tính tình nóng nẩy và bộc phát; không chú tâm và hoàn tất được một việc gì dù rất đơn sơ, nhỏ mọn; coi thường kỷ luật và luật lệ xã hội. Tất cả những yếu tố trên là những điều dẫn đến sự thất bại của em sau này.
Trị liệu
Phụ huynh phải nhìn vấn đề này như thế nào? Làm gì khi có người con mang chứng ADHD? Dĩ nhiên, điều quan trọng nhất là cả hai phải bình tĩnh, thẳng thắn và hiểu biết để chia sẻ và đồng thuận trong việc trị liệu cũng như giáo dục đứa trẻ.
Với cái nhìn chuyên môn, trong trường hợp này, hai phương pháp trị liệu hữu hiệu nhất, đó là y dược trị liệu (dùng thuốc) và tâm lý trị liệu (dùng tâm lý). Thông thường phải phối hợp cả hai và phải theo dõi, cẩn thận trong tiến trình chữa trị.
Y dược trị liệu
Một số phụ huynh vì không ý thức được sự cần thiết của thuốc, hoặc có những nhận xét sai lầm về chứng bệnh này.
Kinh nghiệm cho thấy, nhiều phụ huynh coi nhẹ khi thấy xuất hiện những triệu chứng căn bệnh. Do tâm lý phủ nhận hoặc mặc cảm, nhiều phụ huynh không muốn nghĩ con mình có bệnh, hoặc cho là không cần thiết phải trị liệu. Chính vì vậy, ngay cả khi đứa trẻ được chẩn đoán và cho biết cần phải uống thuốc, những phụ huynh này cũng vẫn chối bỏ và không tin.
Một số khác khi con đòi bỏ hoặc ngưng thuốc là bỏ và ngưng ngay. Tự ý bỏ hoặc ngưng không cho con tiếp tục uống thuốc vì nghĩ rằng thuốc làm cho con mình ra “điên”, hoặc “khùng”. Những phụ huynh này nên biết rằng ADHD không phải là trạng thái tâm bệnh. Do đó, không có lý do gì uống thuốc rồi thành điên hay khùng.
Ngoài ra, việc ngưng hay không cho uống thuốc này rất hợp với tâm lý con bệnh, vì thông thường phản ứng phụ của các loại thuốc này rất khó chịu, nên hễ có dịp là các em hoặc bệnh nhân bỏ ngay. Tuy nhiên, hậu quả lại không như bệnh nhân và phụ huynh nghĩ. Nó sẽ làm cho con bệnh ra lờn thuốc, hoặc trốn tránh không dùng đúng liều lượng. Tất cả những điều này làm cho tiến trình trị liệu rất lâu và ít hiệu quả.
Tâm lý trị liệu
Song song với y dược trị liệu là tâm lý trị liệu. Đây là việc làm của các nhà tâm lý, các chuyên gia về tính tình học và thái độ học. Cũng như các bác sĩ khác, phụ huynh phải tìm hiểu và cẩn thận khảo cứu coi vị bác sĩ tâm lý mà mình muốn chữa trị cho con mình có giầu kinh nghiệm, và có sở trường về tình trạng con mình hay không? Nhưng một vị bác sĩ có khả năng giúp con mình trong những trường hợp này có tác dụng cao, đó là chính cha mẹ, hay phụ huynh.
Có bao giờ phụ huynh nghĩ rằng mình cũng cần phải trị liệu không? Nếu có thể thì chính là trường hợp này. Phụ huynh cần phải tìm hiểu các phương pháp giáo dục và hướng dẫn tính tình. Ngoài ra, chính mình phải cộng tác chặt chẽ với bác sĩ tâm lý để hướng dẫn con em mình. Bệnh tâm lý không giống như bệnh nhức đầu, sổ mũi hay đau bụng. Trong những bệnh về thể lý, phụ huynh chỉ cần mang con đến bác sĩ, rồi bác sĩ khám và cho toa mua thuốc. Nhưng chữa bệnh tâm lý thì không phải vậy. Nó đòi hỏi chính phụ huynh phải nhẫn nại và bền bỉ để huấn luyện con mình. Phụ huynh không nên bao giờ khoán trắng việc chữa trị cho các nhà tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần.
Trách nhiệm phụ huynh
Tóm lại, kinh nghiệm cho hay nhiều nhà tâm lý có thể hoán chuyển và đem một đứa trẻ bụi đời, lêu lổng ngoài đường trở về với gia đình một cách dễ dàng. Nhưng thuyết phục để phụ huynh chấp nhận hiện tượng đi hoang của con họ, sẵn sàng đón nhận, ngồi xuống nói chuyện với con, và tha thứ cho con là một việc làm khó khăn, nhiều khi không bao giờ xảy ra. Do đó, thái độ sửa sai của phụ huynh cũng cần thiết như thái độ sửa sai của đứa trẻ, và kinh nghiệm của người bác sĩ. Cả ba phải làm việc và hợp tác chặt chẽ với nhau. - (TMD)
Lưu ý: Tác giả trình bày những điều trên đây chỉ với mục đích cho quý độc giả tham khảo thêm. Do đó, tác giả và tòa soạn không chịu trách nhiệm khi ứng dụng vào từng trường hợp cá nhân. Quý độc giả cần tìm đến giới chuyên môn cho những vấn đề riêng của mình.