|
Post by NHAKHOA on Aug 27, 2010 13:53:39 GMT -5
Đọc lại 12 điều y đức của Việt Nam Nguyễn Văn Tuấn Vì mối liên hệ giữa người thầy thuốc và bệnh nhân, nguyên tắc đạo đức có một giá trị đặc biệt quan trọng trong việc hành nghề chữa bệnh. Ở đại học, chỉ có sinh viên ngành y phải đọc lời tuyên thệ Hippocrate trước khi tốt nghiệp. Lời thề Hippocrate có thể thay đổi đôi chút tùy theo văn hóa điạ phương và thời gian, nhưng bản chất và nguyên lí thì vẫn không thay đổi: không làm hại bệnh nhân. Lời thề Hippocrate cũng còn được lấy làm chuẩn mực đạo đức cho ngành y nói chung (hay còn gọi là “y đức”). Y đức không phải là luật pháp, mà là những qui ước và nguyên tắc được các thành viên trong ngành chấp nhận như là những kim chỉ nam cho việc hành nghề. Các qui ước này cho phép, nghiêm cấm, hay đề ra thủ tục về các hành xử cho các tình huống khác nhau. Y đức, do đó, là một luật luân lí về hành vi của người thầy thuốc liên quan đến những gì được xem là tốt và đúng, so với những gì được xem là xấu và sai. Y đức Việt Nam Để xác định được một hành động hay quyết định là tốt hay xấu, người quyết định phải so sánh những lựa chọn của họ với những chuẩn mực đạo đức và giá trị mà xã hội chấp nhận. Mỗi xã hội đều có cái “bóng” văn hóa, do đó y đức cũng thay đổi tùy theo văn hóa và điạ phương. Chẳng hạn như người theo đạo Hồi có những chuẩn mực y đức khác đôi chút so với người theo đạo Kitô. Năm 1996, Bộ Y tế ban hành 12 điều y đức (hay “12 tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế”). Kể từ đó đến nay, 12 điều y đức được lồng kính và trịnh trọng treo ở các bệnh viện, trung tâm y tế, nhưng có lẽ ít người thuộc, và càng ít hơn số người thực hiện 12 điều y đức đó. Đã đến lúc chúng ta thử đọc lại những qui ước nước ta xem có gì khác với y đức quốc tế và có cần bổ sung hay sửa đồi? Nói chung, 12 điều y đức nước ta cũng phù hợp với qui ước y đức của Tổ chức Y khoa Thế giới (World Medical Association), và cũng lấy bối cảnh văn hóa Việt Nam làm nền tảng. Tuy nhiên, cũng như phần lớn những chuẩn mực khác ở nước ta, 12 điều y đức của Việt Nam mang tính ôm đồm, bao quát, hiểu theo nghĩa cái gì người ta có thì chúng ta cũng có. Điều này dẫn đến một hệ quả là 12 tiêu chuẩn y đức trở nên rườm rà, thiếu tính logic và thiếu tính khúc chiết. Phần lớn các nguyên tắc y đức trên thế giới tập trung vào những khía cạnh như chuyên môn, bệnh nhân, luật pháp, và cộng đồng. Nhưng đọc qua 12 điều y đức của Việt Nam, tôi không thấy một cấu trúc logic như trên; thay vào đó là những câu văn dài nhưng thiếu tính liên tục. Thật vậy, đọc kĩ 12 điều y đức của Việt Nam, tôi có cảm tưởng đó là một văn bản tập hợp nhiều ý kiến và quan điểm khác nhau của những người tham gia soạn thảo, và kết quả là một sự nhân nhượng và thỏa thuận để đi đến 12 qui ước nhằm làm hài lòng mọi người! Điều này dẫn đến một số trùng lập, thừa, hay thậm chí mâu thuẫn. Thừa và không cần thiết Mở đầu bản y đức, Điều 1 viết “Chăm sóc sức khoẻ cho mọi người là nghề cao quý. Khi đã tự nguyện đứng trong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ.” Thật ra, câu văn này không thể xem là qui ước, điều lệ, hay nguyên tắc y đức, mà chỉ là phát biểu mang tính khẩu hiệu. Ngành nghề phục vụ nào cũng cao quí, chứ chẳng riêng gì ngành y tế. Quét đường hay hớt tóc cũng là những nghề cao quí. Điều 1 còn nói đến “lời dạy của Bác Hồ” nhưng không một chỗ nào trong 12 điều y đức nói đến những lời dạy đó là gì! Theo tôi, đoạn này nên bỏ vì thừa và không cần thiết. Cần nhắc lại rằng trước đây (năm 1990), Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chuẩn cho trẻ 5-6 tuổi, trong đó có chuẩn “Biết thương yêu, kính trọng ông bà, cha mẹ, yêu kính Bác Hồ, những người lao động …”, nhưng nay chuẩn này cũng đã được loại bỏ vì thiếu thực tế. Điều 1 còn yêu cầu người thầy thuốc chẳng những không ngừng học tập mà còn “tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn”. Đây là một yêu cầu thiếu thực tế (và khó thực hiện), bởi vì không phải bác sĩ hay y sĩ nào cũng có điều kiện nghiên cứu khoa học. Ngay cả việc học tập cũng khó khăn. Không một trường y hay bệnh viện nào ở nước ta có đủ sách vở và tập san y khoa để sinh viên và thầy cô tham khảo, thì làm sao đòi hỏi người thầy thuốc học tập liên tục được. Thật ra, có nhiều [nếu không muốn nói là phần lớn] y bác sĩ không có kĩ năng đọc và hiểu một bài báo khoa học, không phải vì vấn đề trình độ mà vì chưa được huấn luyện một cách có bài bản trong thời gian theo học trường y. Ở nước ngoài mà tôi biết (như Mĩ và Úc), không có qui ước này trong các nguyên tắc y đức. Do đó, tôi đề nghị bỏ điều này và thay vào một điều khác thực tế hơn, chẳng hạn như “Người thầy thuốc phải liên tục học hỏi và trao dồi chuyên môn, và duy trì các chuẩn mực của chuyên ngành ở mức cao nhất”. Trùng lập, luộm thuộm và mâu thuẫn Điều 3 khuyên người thầy thuốc nên hành xử “lịch sự”, nhưng Điều 4 lại một lần nữa yêu cầu “thái độ niềm nở, tận tình, trang phục phải chỉnh tề”. Thật ra, hai điều này rất luộm thuộm, dài dòng, và chẳng có điểm gì mang tính khúc chiết. Chẳng hạn như Điều 3, phần đầu đề cập đến “Tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân”, thì ngay câu sau đề cập đến “Tôn trọng những bí mật riêng tư của người bệnh; khi thăm khám, chăm sóc cần bảo đảm kín đáo và lịch sự.” Hai điều này hoàn toàn khác nhau, không thể nhập chung thành một điều được. Ngoài ra, tôn trọng quyền riêng tư của bệnh nhân là một chuyện, nhưng nếu bệnh nhân phạm tội hình sự và pháp luật có quyền yêu cầu bác sĩ cung cấp thông tin liên quan, thì có thể người thầy thuốc phải tuân thủ theo luật pháp địa phương. Qui ước y đức của Mĩ viết một cách gọn gàng mà đầy đủ: “Người thầy thuốc phải tôn trọng quyền của bệnh nhân, đồng nghiệp, và các nhân viên y tế khác, và phải bảo vệ sự riêng tư của bệnh nhân trong phạm vi luật pháp cho phép”. Điều đáng ngạc nhiên là sau khi đề cập đến “Quan tâm đến những người bệnh trong diện chính sách ưu đãi xã hội” (Điều 3), tức có phân biệt đối xử thành phần bệnh nhân, nhưng ngay sau đó lại yêu cầu “Không được phân biệt đối xử với người bệnh” (Điều 4)! Như thế là mâu thuẫn. Mọi thành phần trong xã hội, kể cả người mất quyền công dân, đều có quyền bình đẳng trước việc được chữa trị và tiếp cận dịch vụ y tế. Qui ước về “diện chính sách ưu đãi xã hội” chẳng những khó hiểu (và dễ bị lạm dụng) mà còn mang dáng dấp của thời bao cấp. Theo tôi, cần phải bỏ đoạn phân biệt đối xử này khỏi qui ước y đức Việt Nam. Những điều không giống ai Tham khảo qui ước y đức của Hiệp hội Y khoa Thế giới và Mĩ, và so sánh với 12 điều y đức của Việt Nam tôi thấy một số điều … không giống ai. Chẳng hạn như Điều 5 viết “Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không được đùn đẩy người bệnh” chẳng những quá tủn mủn mà còn không cần thiết. Tôi không thấy trên thế giới có điều lệ y đức này. Qui ước của Mĩ viết như sau: “Người thầy thuốc (ngoại trừ các trường hợp cấp cứu) trong điều kiện thích hợp, có quyền chọn lựa ai để phục vụ, ai cần liên hệ, và có quyền chọn môi trường để cung cấp dịch vụ y khoa.” Tính tủn mủn còn thấy trong Điều 7 (“Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thời các diễn biến của người bệnh”), Điều 8 (“Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự chăm sóc và giữ gìn sức khỏe”) và Điều 9 (“Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn, giúp đỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết”) thật ra không phải là qui ước đạo đức, mà thực chất là những thủ tục hành chính và có chút giọng … lên lớp. Theo tôi, những điều này cần phải bỏ khỏi qui ước y đức. Điều 10 yêu cầu người thầy thuốc phải “Thật thà, đoàn kết tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau” mang màu sắc thời bao cấp. Truyền thống “tôn sư trọng đạo” đáng được duy trì, nhưng không ai có thể kính trọng thầy cô làm sai hay thầy cô bất tài hay thiếu y đức. Do đó, khái niệm “đoàn kết” ở đây có thể bị lạm dụng để bao che cho những đồng nghiệp và bậc thầy thiếu tư cách và vô y đức. Thật ra, về mối quan hệ với đồng nghiệp, các qui ước y đức quốc tế cho phép người thầy thuốc báo cáo cho nhà chức trách biết những thầy thuốc thiếu tư cách, hay bất tài, hay liên đới đến những vụ lừa đảo. Theo tôi, điều này cần phải sửa và viết lại theo các chuẩn mực quốc tế. Về Điều 11 (“Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình không đổ lỗi cho đồng nghiệp, cho tuyến trước”) có lẽ chỉ có Việt Nam ta có, vì không thấy điều này trong bất cứ qui ước y đức nào. Tuy nhiên, có qui ước đề cập đến trường hợp bản thân người thầy thuốc nếu mắc bệnh thì cần phải tìm đồng nghiệp chữa trị. Và những vấn đề thực tế Điều 2 viết “Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn. Không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấp nhận của người bệnh.” Điều hai đề cập đến 2 vấn đề không liên quan mật thiết với nhau: tuân thủ pháp luật và thí nghiệm không theo nguyên tắc khoa học. Ở nước ngoài, người ta cũng có qui ước như “người thầy thuốc phải tôn trọng luật pháp địa phương” với hàm ý nói nếu các cơ quan công quyền theo luật địa phương yêu cầu người thầy thuốc cung cấp thông tin về bệnh nhân (để điều tra tội phạm) thì người thầy thuốc phải tuân theo. Tưởng cần nhắc lại về những tranh cãi chung quanh việc một số bác sĩ quân đội Mĩ tham gia vào những cuộc tra tấn tù nhân ở trại giam Guatemala, vì có người cho rằng dù bác sĩ làm theo lệnh của quân đội nhưng như thế là phạm y đức. Theo tôi, Điều 2 thừa, không cần thiết đặt trong phạm trù y tế địa phương. Nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng là những lĩnh vực hoạt động quan trọng trong y khoa, vì y học tiến bộ nhờ vào nghiên cứu. Nghiên cứu cần đến sự tình nguyện của bệnh nhân. Không có bệnh nhân tình nguyện là không có nghiên cứu y học. Do đó, tất cả các nghiên cứu y khoa phải được tiến hành theo các tiêu chuẩn y đức của Tổ chức Y tế Thế giới và Tuyên bố Helsinki, mà theo đó, lợi ích của bệnh nhân phải được tuyết đối bảo đảm. Quan trọng nhất là bệnh nhân phải đồng thuận thì người thầy thuốc mới được phép thử nghiệm. Nhưng rất tiếc, trong thời gian gần đây, nhiều nghiên cứu lâm sàng ở các nước đang phát triển, kể cả ở nước ta, được tiến hành không tuân theo các chuẩn mực đạo đức quốc tế này. Có nhiều trường hợp bệnh nhân không hề biết mình bị đưa vào các chương trình thử nghiệm mà kết quả đôi khi chỉ để phục vụ cho mục tiêu thương mại chứ không để nâng cao sức khỏe cho người dân. Điều 12 viết “Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, cứu chữa người bị nạn, ốm đau tại cộng đồng; gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch.” Điều này quá chi tiết vào lĩnh vực hẹp, không khái quát hóa chung cho tất cả thầy thuốc được; hơn nữa nó cũng là vấn đề toàn xã hội chứ chẳng riêng gì ngành y tế. Về quan hệ với quần chúng, qui ước y đức của Tổ chức Y khoa Thế giới viết: có trách nhiệm giáo dục công chúng về những khám phá mới trong y học, nhưng cần phải cẩn thận trong việc áp dụng các phương pháp còn trong vòng thử nghiệm. Điều 6 viết “Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý an toàn; không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩm chất, thuốc không đúng với yêu cầu và mức độ bệnh.” Theo tôi, điều này chưa đầy đủ. Người thầy thuốc cần phải tuyệt đối trung thành với bệnh nhân. Bất cứ khi nào phương pháp điều trị hay xét nghiệm ngoài khả năng của mình, người thầy thuốc phải giới thiệu đến một chuyên gia khác. Điều 4 yêu cầu “Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận tình; trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh. Phải giải thích tình hình bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều trị” là hoàn hợp lí và rất cần thiết trong tình hình y đức hiện nay ở nước ta. Tuy nhiên, những bác sĩ phải khám 100 bệnh nhân một ngày chắc không dấu được cười mỉm khi đọc Điều này. Nếu một ngày làm 5 giờ khám (300 phút) và 100 bệnh nhân cũng có nghĩa là mỗi bệnh nhân chỉ có thể khám trong vòng 3 phút, thì lấy đâu thì giờ để giải thích cho bệnh nhân ?! Do đó, không ngạc nhiên chút nào trước kết quả của một cuộc điều tra bỏ túi cho thấy 70% bác sĩ chỉ “nói qua loa”, thậm chí có đến 16% “chẳng nói gì”. Cố nhiên, viết ra những điều này không có ý bênh thầy thuốc, nhưng để chỉ ra rằng qui ước y đức của Bộ Y tế không mang tính thực tế. Còn “lịch sự và thái độ tận tình”? Một cuộc điều tra nhanh cho báo Vnexpress thực hiện cho thấy gần 80% người trả lời cho biết hay bị nhân viên y tế quát mắng. Chỉ đọc qua những tựa đề về lối hành xử vô văn hóa của một số thầy thuốc và nhân viên y tế như “Ăn mắng” khi vào bệnh viện, Bác sĩ mắng bệnh nhân như mắng con, Tôi rất sợ đi bệnh viện, v.v… mà thấy “đắng nghét”. Có người thậm chí còn đặt câu hỏi: Nhà ghét hay nhà thương ?! Có người biện minh rằng vì đồng lương quá thấp và áp lực công việc nên một số thầy thuốc có thái độ bất xứng và vô văn hóa với bệnh nhân. Nhưng tôi e rằng biện minh này không thuyết phục, nếu không muốn nói là ngụy biện, vì thu nhập chẳng có liên quan gì đến đạo đức. Không có cơ sở nào để nói vì nghèo hay vì thu nhập thua kém người khác, nên phải hành xử vô giáo dục và thất đức. Chợt nhớ đến ngày xưa, một danh y người Việt, Lê Hữu Trác (tức Hải Thượng Lãng Ông), từng liệt kê ra một danh sách các vấn đề y đức mà ông cho là “tội”, trong đó có các tội như tội như hống hách, lười biếng, chẩn đoán qua loa và tội dốt. Theo ông, y sĩ mà thiếu đạo đức thì chẳng khác gì “bọn cướp”. Khoảng 2 năm trước, một cuốn sách về y đức xuất bản ở Trung Quốc làm rúng động lương tâm dư luận một thời gian. Trong sách “Nỗi đau của Trung Quốc”, tác giả là một thượng nghị sĩ điều tra và mổ xẻ những vi phạm y đức tràn lan trong giới y bác sĩ Trung Quốc dưới hình thức lừa đảo, bòn rút tiền bệnh nhân, liên minh ma quỉ để khai thác bệnh nhân, điều trị “quá độ” (tức điều trị không cần thiết), hãm hại bệnh nhân, v.v… Nhưng trớ trêu thay, bệnh nhân chẳng biết gì, chỉ nằm nhà chờ chết và tự trách mình nghèo! Ở nước ta cũng không thiếu những trường hợp này, nhưng có lẽ chúng ta chưa đủ can đảm để vạch ra những mảng tối đang hoành hành xã hội hiện nay, Nói cho cùng, những điều lệ y đức chỉ bề mặt, bề ngoài, áp dụng cho mọi người trong ngành y, nhưng đạo đức con người mới là biện pháp bề trong ở mỗi cá nhân. Bề ngoài, một người thầy thuốc có thể phạm y giới và bị kỉ luật, nhưng bề trong là chuẩn mực y đức làm kim chỉ nam để cá nhân người thầy thuốc ý thức được rằng hành động của mình là có hại cho bệnh nhân. Qui ước đạo đức nước ta đã trải qua 13 năm, và trong thời kì kinh tế hiện nay cùng với sự hội nhập của đất nước, đã đến lúc các qui ước y đức Việt Nam cần được soạn lại sao cho phù hợp với giá trị văn hóa Việt Nam và chuẩn mực y đức thế giới.
|
|
|
Post by NHAKHOA on Aug 27, 2010 13:57:32 GMT -5
So sánh qui ước y đức của Việt Nam và Mĩ12 điều y đức (Tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế) (Ban hành kèm theo quyết định số: 20881BYT-QĐ ngày 06 tháng 11năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế) Lời thề HippocrateNguyên tắc đạo đức y khoa (Hội Y học Mĩ) 1. Chăm sóc sức khoẻ cho mọi người là nghề cao quý. Khi đã tự nguyện đứng trong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ. Phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của thầy thuốc. Không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn. Sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. 2. Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn. Không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấp nhận của người bệnh. 3. Tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân. Tôn trọng những bí mật riêng tư của người bệnh; khi thǎm khám, chăm sóc cần bảo đảm kín đáo và lịch sự. Quan tâm đến những người bệnh trong diện chính sách ưu đãi xã hội. Không được phân biệt đối xử với người bệnh. Không được có thái độ ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh. Phải trung thực khi thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh. 4. Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận tình; trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh. Phải giải thích tình hình bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều trị; phổ biến cho họ về chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh; động viên an ủi, khuyến khích người bệnh điều trị, tập luyện để chóng hồi phục. Trong trường hợp bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và chăm sóc đến cùng, đồng thời thông báo cho gia đình người bệnh biết. 5. Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không được đùn đẩy người bệnh. 6. Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý an toàn; không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩm chất, thuốc không đúng với yêu cầu và mức độ bệnh. 7. Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thời các diễn biến của người bệnh. 8. Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự chăm sóc và giữ gìn sức khỏe. 9. Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn, giúp đỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết. 10. Thật thà, đoàn kết tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau. 11. Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình không đổ lỗi cho đồng nghiệp, cho tuyến trước. 12. Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, cứu chữa người bị nạn, ốm đau tại cộng đồng; gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch. 1. Người thầy thuốc phải tận tâm chăm sóc sức khỏe với sự cảm thông và tôn trọng danh dự cũng như quyền con người.
2. Người thầy thuốc phải duy trì các chuẩn mực của chuyên ngành, thành thật trong tất cả các giao tiếp chuyên môn, và phấn đấu báo cáo nhà chức trách những thầy thuốc thiếu tư cách, hay bất tài, hay liên đới đến những vụ lừa đảo.
3. Người thầy thuốc phải tôn trọng luật pháp và nhận lãnh trách nhiệm theo đuổi những cải cách nhằm đem lại lợi ích tốt nhất cho bệnh nhân.
4. Người thầy thuốc phải tôn trọng quyền của bệnh nhân, đồng nghiệp, và các nhân viên y tế khác, và phải bảo vệ sự riêng tư của bệnh nhân trong phạm vi luật pháp cho phép.
5. Người thầy thuốc phải liên tục học hỏi, ứng dụng, và trao dồi kiến thức khoa học; duy trì học thuật y khoa; cung cấp những thông tin liên quan đến bệnh nhân, đồng nghiệp, và công chúng; tư vấn và sử dụng tài năng của các chuyên gia khác khi cần thiết theo chỉ định.
6. Người thầy thuốc (ngoại trừ các trường hợp cấp cứu) trong điều kiện thích hợp, có quyền chọn lựa ai để phục vụ, ai cần liên hệ, và có quyền chọn môi trường để cung cấp dịch vụ y khoa.
7. Người thầy thuốc phải nhận lãnh trách nhiệm tham gia vào các hoạt động nhằm cải thiện cộng đồng và y tế công cộng.
8. Người thầy thuốc trong khi chăm sóc bệnh nhân phải xem nhiệm vụ của mình đối vụ bệnh nhân là trên hết.
9. Người thầy thuốc phải ủng hộ mọi thành phần trong xã hội được quyền tiếp cận dịch vụ y khoa.
17/6/ 2001
Nguồn: : AMA Qui ước đạo đức ngành y của Hiệp hội Y khoa Thế giới (World Medical Association) Nhiệm vụ chung của người thầy thuốc: người thầy thuốc phải: 1. thực hành nghề nghiệp và duy trì chuẩn mực chuyên môn ở mức độ cao nhất. 2. tôn trọng quyền của bệnh nhân chấp nhận hay bác bỏ đề nghị của thầy thuốc. 3. không để cho phán xét cá nhân bị chi phối bởi quyền lợi cá nhân hay phân biệt đối xử. 4. hết lòng trong việc cung cấp dịch vụ chuyên môn cho bệnh nhân. 5. hành xử thành thật với bệnh nhân và đồng nghiệp. Báo cáo cho giới chức có trách nhiệm biết những thầy thuốc thiếu y đức hoặc bất tài hoặc có hành vi lừa đảo. 6. không thuyên chuyển bệnh nhân hoặc ra toa thuốc để hưởng lợi ích tài chính hay quà cáp. 7. tôn trọng quyền và sự lựa chọn của bệnh nhân. 8. có trách nhiệm giáo dục công chúng về những khám phá mới trong y học, nhưng cần phải cẩn thận trong việc áp dụng các phương pháp còn trong vòng thử nghiệm. 9. cố gắng sử dụng tài nguyên y tế một cách sáng suốt nhằm đem lại lợi ích cho bệnh nhân và cộng đồng. 10. tìm người điều trị nếu mình mắc bệnh. 11. tôn trọng các chuẩn mực đạo đức địa phương và quốc gia. Nhiệm vụ chung của người thầy thuốc đối với bệnh nhân: người thầy thuốc phải: 12. tôn trọng sinh mạng của con con người. 13. hành động vì lợi ích của bệnh nhân. 14. tuyệt đối trung thành với bệnh nhân. Bất cứ khi nào phương pháp điều trị hay xét nghiệm ngoài khả năng của mình, người thầy thuốc phải giới thiệu đến một chuyên gia khác. 15. tôn trọng quyền riêng tư của bệnh nhân. Không tiết lộ bất cứ thông tin nào về bệnh nhân cho bất cứ ai, nếu không có sự đồng thuận của bệnh nhân. 16. cung cấp dịch vụ chăm sóc trong trường hợp khẩn cấp. 17. không quan hệ tình dục với bệnh nhân. Không lợi dụng mối quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân. Nguồn: World Medical Association. International code of medical ethics. World Medical Association Bulletin 1949;1(3): 109, 111.
|
|
|
Post by NHAKHOA on Aug 27, 2010 14:02:34 GMT -5
HippocrateVõ Thị Diệu Hằng Hippocrate (460 - 375 TCN) người sáng lập ra ngành Y khoa 1/ Tiểu sử: Hippocrate Châm ngôn Hippocrate Bài học Thầy thuốc Hy Lạp, người sáng lập ra ngành Y. Ông sinh ra ở đảo Cos, một hòn đảo nằm biển Egée, gần Rhodes. Ông đã học nghề y từ người cha, vốn là một thầy thuốc, đến Athènes để nghiên cứu, nhận Gorgias làm thầy cho phương pháp ngụy biện. Ông giỏi cả hai môn Triết lý và Y khoa. Nhưng ông tiếp tuc ngành y và giữ ngành triết lý để suy luận cho chính xác. Ông du lịch rất nhiều, qua luôn biên giới Hy Lạp. Ông trở lại đảo Cos để hành nghề, giảng dạy và viết sách. Trường phái Hyppocrate, hay trường phái Cos hình thành xung quanh ông đã đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tách y học ra khỏi những suy luận mê tín và Triết học đưa y học thành phạm trù khoa học chính xác dựa trên quan sát khách quan và lập luận suy diễn chặt chẽ Ông đã cứu những thành phố Athènes, Abdère và Illyrie qua sự tàn phá ghê gớm của bệnh dịch hạch bằng cách đốt lửa thật lớn cho tỏa ra những chất có mùi thơm nên ông được chính phủ Athènes thưởng bằng cách cho ông vô dân Athènes va được nuôi suốt đời ở Prytanée Ông sống những năm cuối cùng ở Thessalie. Ông đã cải cách ngành Y: xóa bỏ dị đoan và bùa phép. Lý luận của ông dựa trên sự quan sát và nghiên cứu trên người bệnh, chú ý đến chế độ ăn uống của người bệnh, khác với trường phái Cnidius là chỉ chú tâm đến bệnh lý mà quên bệnh nhân. Émile Littré, bác sĩ y khoa, thành lập báo Tuần san Y học năm 1828 và năm 1837 thêm một tờ báo Y học "Expérience" và một từ điển Y học. Ông đã dịch những bộ sách của Hippocrate thành 10 cuốn. Năm 1858 ông được mời vào Hàn Lâm viện Y khoa Pháp . 2/ Bài đọc thêm ** Aristote ** Galien 1- Lời thề Hippocrate (tiếng Việt) 2- Le serment d'Hippocrate (Emile Littré dịch) 3- Hypocrates oath ( Francis Adams dịch) 4- Bài học cùa Hippocrate a- Dự đoán - Chẩn đoán b- Chế độ ăn uống c- Tử cung trong đầu 1- Lời thề Hippocrate Tôi xin thề trước Apollon thần chữa bệnh, trước Esculade thần y học, trước thần Hygie và Panacée, và trước sự chứng giám của tất cả các nam nữ thiên thần, là tôi sẽ đem hết sức lực và khả năng để làm trọn lời thề và lời cam kết sau đây: Tôi sẽ coi các thầy học của tôi ngang hàng với các bậc thân sinh ra tôi. Tôi sẽ chia sẻ với các vị đó của cải của tôi, và khi cần tôi sẽ đáp ứng những nhu cầu của các vị đó. Tôi sẽ coi con của thầy như anh em ruột thịt của tôi, và nếu họ muộn học nghề y thì tôi sẽ dạy cho họ không lấy tiền công mà cũng không giấu nghề. Tôi sẽ truyền đạt cho họ những nguyên lý, những bài học truyền miệng và tất cả vốn hiểu biết của tôi cho các con tôi, các con của các thầy dạy tôi và cho tất cả các môn đệ cùng gắn bó bời một lời cam kết và một lời thề đúng với Y luật mà không truyền cho một ai khác. Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh tùy theo khả nĂng và sự phán đoán của tôi, tôi sẽ tránh mọi điều xấu và bất công. Tôi sẽ không trao thuốc độc cho bất kỳ ai, kể cả khi họ yêu cầu và cũng không tự mình gợi ý cho họ; cũng như vậy, tôi cũng sẽ không trao cho bất cứ người phụ nữ nào những thuốc gây sẩy thai. Tôi suốt đời hành nghề trong sự vô tư và thân thiết. Tôi sẽ không thực hiện những phẫu thuật mở bàng quang mà dành công việc đó cho nhưng người chuyên. Dù vào bất cứ nhà nào, tôi cũng chỉ vì lợi ích của người bệnh, tránh mọi hành vi xấu xa, cố ý và đồi bại nhất là tránh cám dỗ phụ nữ và thiếu niên tự do hay nô lệ. Dù tôi có nhìn hoặc nghe thấy gì trong xã hội, trong và cả ngoài lúc hành nghề của tôi, tôi sẽ xin im lặng trước những điều không bao giờ cần để lộ ra và coi sự kín đáo trong trường hợp đó như một nghĩa vụ. Nếu tôi làm trọn lời thề này và không có gì vi phạm tôi sẽ được hưởng một cuộc sống sung sướng và sẽ được hành nghề trong sự quý trọng mãi mãi của mọi người. Nếu tôi vi phạm lời thề này hay tôi tự phản bội, thì tôi sẽ phải chịu một số phận khổ sở ngược lại Trở về Bài đọc Thêm 2- Serment d'Hippocrate Je jure par Apollon, médecin, par Esculade, par Hygie et Panacée, par tous les dieux et toutes les déesses, les prenant à témoin que je remplirai, suivant mes forces et ma capacité, le serment et l'engagement suivants : Je mettrai mon maître de médecine au même rang que les auteurs de mes jours, je partagerai avec lui mon savoir, et, le cas échéant, je pourvoirai à ses besoins; je tiendrai ses enfants pour des frères, et, s'ils désirent apprendre la médecine, je la leur enseignerai sans salaire ni engagement. Je ferai part des préceptes, des leçons orales et du reste de l'enseignement à mes fils, à ceux de mon maître, et aux disciples liés par un engagement et un serment suivant la loi médicale, mais à nul autre. Je dirigerai le régime des malades à leur avantage, suivant mes forces et mon jugement, et je m'abstiendrai de tout mal et de toute injustice. Je ne remettrai à personne du poison, si on m'en demande, ni ne prendrai l'initiative d'une pareille suggestion; semblablement, je ne remettrai à aucune femme un pessaire abortif. Je passerai ma vie et j'exercerai mon art dans l'innocence et la pureté. Je ne pratiquerai pas l'opération de la taille, je la laisserai aux gens qui s'en occupent. Dans quelque maison que j'entre, j'y entrerai pour l'utilité des malades, me préservant de tout méfait volontaire et corrupteur et surtout de la séduction des femmes et des garçons, libres ou esclaves. Quoi que je vois ou entende en société pendant l'exercice ou même hors de l'exercice de ma profession, je tairai ce qui n'a pas besoin d'être divulgué, regardant la discrétion comme un devoir en pareil cas. Si je remplis ce serment sans l'enfreindre, qu'il me soit donné de jouir heureusement de la vie et de ma profession, honoré à jamais parmi les hommes; si je le viole et que je me parjure, puissé-je avoir un sort contraire ! 3- Hypocrates oath I SWEAR by Apollo the physician, and Aesculapius, and Health, and All-heal, and all the gods and goddesses, that, according to my ability and judgment, I will keep this Oath and this stipulation: - to reckon him who taught me this Art equally dear to me as my parents, to share my substance with him, and relieve his necessities if required; to look upon his offspring in the same footing as my own brothers, and to teach them this art, if they shall wish to learn it, without fee or stipulation; and that by precept, lecture, and every other mode of instruction, I will impart a knowledge of the Art to my own sons, and those of my teachers, and to disciples bound by a stipulation and oath according to the law of medicine, but to none others. I will follow that system of regimen which, according to my ability and judgment, I consider for the benefit of my patients, and abstain from whatever is deleterious and mischievous. I will give no deadly medicine to any one if asked, nor suggest any such counsel; and in like manner I will not give to a woman a pessary to produce abortion. With purity and with holiness I will pass my life and practice my Art. I will not cut persons laboring under the stone, but will leave this to be done by men who are practitioners of this work. Into whatever houses I enter, I will go into them for the benefit of the sick, and will abstain from every voluntary act of mischief and corruption; and, further from the seduction of females or males, of freemen and slaves. Whatever, in connection with my professional practice or not, in connection with it, I see or hear, in the life of men, which ought not to be spoken of abroad, I will not divulge, as reckoning that all such should be kept secret. While I continue to keep this Oath unviolated, may it be granted to me to enjoy life and the practice of the art, respected by all men, in all times! But should I trespass and violate this Oath, may the reverse be my lot!
|
|
|
Post by NHAKHOA on Aug 27, 2010 14:03:03 GMT -5
4- Bài học Hippocrate
Trích một đoạn nhỏ trong những bài học của Hippocrate
a- Prognosis, Diagnosis (Dự đoán, Chẩn đoán)
" Ce qui me parait le mieux pour le médecin, c'est d'être habile à prévoir. Pénétrant et exposant au préalable, près des malades, le présent, le passé et l'avenir de leurs maladies, expliquant ce qu'ils omettent, il gagnera leur confiance [...], Il traitera aussi d'autant mieux les maladies qu'il saura, à l'aide de l'état présent, prévoir l'état à venir. Rendre la santé à tous les malades est impossible, bien que cela valût mieux que de prédire la marche successive des symptômes ; mais puisque les hommes meurent, les uns succombant avant d'avoir appelé le médecin, emportés par la violence du mal, les autres immédiatement après l'avoir appelé, survivant un jour ou un peu plus de temps, et expirant avant que le médecin ait pu combattre par son art chacun des accidents, il importe de connaître la nature d'affections semblables, de savoir combien elles dépassent la force de la constitution, et en même temps de discerner s'il y a quelque chose de divin dans les maladies; car c'est encore un pronostic à apprendre. De la sorte, le médecin sera justement admiré et il exercera son art habilement; en effet, ceux dont la guérison est possible, il sera encore plus capable de les préserver du péril en se précautionnant de plus loin contre chaque accident et, prévoyant et prédisant quels sont ceux qui doivent périr et ceux qui doivent réchapper, il sera exempt de blâme. "
Ce texte extrait de l'un des traités du corpus hippocratique résume assez bien les traits qui caractérisent l'école de médecine grecque attachée au nom d'Hippocrate (vers 460 - vers 377 av. J.-C.) : une école qui, s'écartant des pratiques magiques des devins comme des recettes empiriques des soigneurs du gymnase, voulait élaborer une médecine rationnelle, à partir d'une double démarche: rechercher les causes des maladies à l'aide de multiples observations, puis appliquer les remèdes appropriés. Une telle démarche s'inscrit dans tout un courant de pensée qui se développe en Grèce, et singulièrement en Grèce d'Asie, à partir du VIe siècle av. J.-C. Déceler les causes des phénomènes, comprendre le fonctionnement du monde et, à partir de là, prévoir son évolution était la préoccupation commune de ces savants et de ces philosophes qui, comme le dit Platon d'un des plus célèbres d'entre eux, Anaxagore de Milet, prétendait " que le soleil est une pierre et la lune une terre", se refusant à les considérer comme des puissances divines.
Sur le plan médical, cette volonté d'appliquer à la maladie et aux moyens de la guérir le raisonnement, de renoncer aux pratiques magiques pour comprendre comment et pourquoi les lois qui régissent l'équilibre du corps en viennent à être transgressées, à partir d'observations répétées, est à l'origine de la médecine moderne. Certes, on le verra, les médecins de l'école hippocratique étaient loin de comprendre tous les mécanismes des maladies qu'ils observaient. Mais, en tournant résolument le dos au surnaturel, en traitant le mal comme un dérèglement, ils allaient contribuer à faire de la médecine, sinon une science, du moins une pratique rationnelle. D'Hippocrate, le représentant le plus éminent de cette école de médecine, on ne sait pas grand-chose, sinon qu'il naquit à Cos vers 460 av.J.-C. Son père, Héracleidès, appartenait à la corporation des Asclépiades, ces prêtres attachés au culte du dieu Asclépios dont les sanctuaires les plus importants se trouvaient à Cos et à Cnide, et, en Grèce d'Europe, à épidaure. Asclépios était un dieu médecin, et l'on venait consulter dans ses sanctuaires avec l'espoir d'y trouver la guérison. On peut supposer que les prêtres d'Asclépios avaient rassemblé quantité d'informations sur les diverses maladies des fidèles du dieu, informations qui inspirèrent les spéculations auxquelles se livrèrent les médecins de Cos et de Cnide.
Mais il semble bien qu'Hippocrate, en cela homme de son temps, ait voulu rompre avec des pratiques bien souvent proches de la magie, pour élaborer contre " l'ancienne médecine " des règles nouvelles nées du rationalisme qui caractérisait alors la pensée et la science grecques. On ne s'étonnera pas qu'à la façon de ces " sophistes " qui parcouraient le monde grec pour y exposer leurs théories, on le rencontre à Athènes alors au sommet de sa gloire, sous la direction de Périclès -, mais aussi à Thasos, en Thessalie, et peut-être même en Egypte. A vrai dire, on ne sait même pas lesquels des soixante traités rassemblés sous le nom d'Hippocrate sont vraiment de lui. La plupart furent rédigés entre 430 et 330 environ, les premiers par lui même, à coup sûr, les autres par ses disciples dont son neveu Polybe. Quelques-uns furent ajoutés à la collection à l'époque hellénistique (IIIe-Ier siècle av. J.-C.). Entre ces traités on a pu relever des contradictions, mais l'ensemble constitue une somme révélatrice de ce qu'était la médecine grecque.
Trở về Bài đọc Thêm
L'un des traités du corpus, intitulé Du Médecin et qui date probablement du IVe siècle, donne au médecin des conseils destinés à l'affirmer devant le malade-client : " Le médecin doit avoir de l'autorité. Il aura une bonne couleur et de l'embonpoint suivant ce que comporte sa nature. Car la foule s'imagine que ceux dont le corps n'est pas aussi en bon état ne sauraient pas soigner convenablement les autres. Puis il sera d'une grande propreté sur sa personne: mise décente, parfums agréables, à l'odeur discrète [...]. Quant au moral, il sera plein de modération, non seulement réservé dans ce qu'il dit, mais aussi parfaitement régulier dans sa vie ; cela fait Je plus grand bien à la réputation. Ses moeurs seront honorables et irréprochables et, avec cela, il sera pour tous grave, humain, équitable ; car l'empressement précipité excite le mépris, quand même il serait tout à fait utile. "
On a supposé que de telles recommandations s'expliquent par une sorte de déclassement du médecin à la fin de l'époque classique, et qu'un théoricien de la médecine comme Hippocrate était au-dessus de telles précautions. Pourtant, on retrouve ce même souci de respectabilité dans les plus anciens traités du corpus. Sur les honoraires de ces médecins privés, nous savons peu de chose. Un traité de l'époque hellénistique insiste sur la nécessité de tenir compte, pour la fixation du salaire, de la condition sociale du malade, et d'associer l'amour du métier (philotechniè) à l'amour des hommes (philanthropia). C'est aussi cette " philanthropie " qui devait guider le médecin dans ses rapports avec un malade cond**né : " Ne rien lui laisser apercevoir de ce qui arrivera ni de ce qui menace, car plus d'un malade a été mis à toute extrémité par cette cause. "
Pourtant, au départ, quand le médecin est appelé en consultation, il lui faut établir une véritable collaboration avec le malade afin de pouvoir fixer son diagnostic. Dans le traité Du Régime dans les maladies aiguës, qui est peut-être d'Hippocrate lui-même, l'auteur insiste sur la manière dont le médecin doit examiner et interroger le malade : " Les malades se présentent sous beaucoup d'aspects différents. Par conséquent le médecin ne laissera échapper à sa vigilance ni parmi les causes celles qui sont manifestes et celles que trouve le raisonnement, ni parmi les symptômes ceux qui doivent apparaître suivant le nombre, pair ou impair; c'est surtout des jours impairs qu'on doit se défier, car ces jours sont décisifs dans un sens ou dans l'autre. Il faut porter son attention sur le premier jour où le malade s'est senti atteint, et rechercher d'où et par quoi le mal a pris origine ; car c'est le point qu'il importe d'éclaircir le premier. " On mesure dans ce texte l'importance accordée aux jours et aux nombres : pour être " rationnelle ", la médecine hippocratique n'en demeure pas moins étroitement liée à certaines spéculations arithmétiques, qui dénotent peut-être une influence pythagoricienne.
La prognosis achevée, le médecin devait alors établir la diagnosis, le diagnostic. Pour ce faire, il disposait des descriptions de maladies, recueillies dans certains traités du corpus ; ainsi le traité Des Epidémies est particulièrement important ; il se présente comme un minutieux catalogue de cas observés par Hippocrate grâce à une présence constante du médecin ou de ses aides auprès du malade. Ce souci de rassembler le plus grand nombre d'observations possible témoigne, là encore, du " modernisme " de l'école hippocratique : chaque malade, en effet, est un cas particulier et doit être traité comme tel, et si la démarche du médecin consiste à déceler les lois générales de l'évolution des maladies, il lui faut aussi tenir compte de ces particularités.
Trở về Bài đọc Thêm
b- La diététique (Chế độ ăn uống)
Mais il ne suffisait pas de suivre jour après jour le déroulement de la maladie. Il fallait aussi tenter d'enrayer le mal. Or, pour comprendre ce qu'était la thérapeutique de l'école hippocratique, il importe d'en rappeler les fondements. Ceux-ci découlaient de la nature du corps humain. Un traité, s'intitulant précisément De la Nature de L'homme, en résume l'essentiel : " Le corps humain contient du sang, du phlegme (du grec phlegma, humeur glaireuse), de la bile jaune et de la bile noire. Ce sont ces éléments qui le constituent et causent ses maux comme sa santé. La santé est d'abord l'état dans lequel ces substances constituantes sont dans une proportion correcte l'une par rapport à l'autre, à la fois en force et en quantité, et sont bien mêlées. La maladie apparaît quand l'une des substances présente soit une déficience, soit un excès, ou est séparée dans le corps et non mêlée avec les autres. " La maladie est donc un déséquilibre, et ce n'est pas l'un des moindres mérites de l'école de Cos que d'avoir découvert cette notion qui demeure encore essentielle dans la médecine d'aujourd'hui. L'action du médecin consiste donc d'une part à indiquer aux bien-portants le moyen de maintenir cet équilibre des " humeurs " du corps, d'autre part à tenter de le rétablir lorsqu'il vient à disparaître.
On sait l'importance qu'a prise l'étude des régimes alimentaires dans la médecine actuelle, et l'on évoque souvent à ce propos la mémoire d'Hippocrate. Il ne faut cependant pas imaginer le médecin de Cos comme l'ancêtre du diététicien moderne. Car la " rationalité " de sa démarche était limitée par une conception du corps humain, fondée sur des couples d'opposition entre le cru et le cuit, le chaud et le froid, le sec et l'humide, l'amer et le doux. Le maintien de l'équilibre, indice de bonne santé, impliquait un système de compensations évaluées en fonction de la saison, de l'air, de la direction du vent. A l'homme normal, on recommandait donc le régime suivant : " Durant l'hiver, il doit manger autant que possible, boire le moins possible, et cette boisson pourrait être du vin, aussi peu dilué que possible. Il peut manger du pain ; la viande et le poisson seront rôtis, il devra manger durant l'hiver aussi peu de légumes que possible. Un tel régime maintiendra son corps chaud et sec. " Durant l'été, en revanche, " le régime se composera essentiellement de céréales molles, de viandes bouillies, de légumes crus ou bouillis. A ce moment, on prendra la plus grande quantité du vin le plus dilué, prenant toujours soin que le changement ne soit pas rapide, mais se fasse graduellement [...] Un tel régime est nécessaire pendant l'été pour rendre le corps frais, car la saison, chaude et sèche, rend le corps brûlant". Des régimes de transition entre ces deux extrêmes étaient prévus pour les saisons intermédiaires, l'essentiel restant de maintenir l'équilibre dans le corps, entre les humeurs d'une part, entre les qualités opposées de l'autre.
Si la santé reposait sur l'équilibre, la maladie, elle, était d'abord un déséquilibre dû à l'excès d'une des composantes du corps, ou à un excès de chaud, de froid, de sec ou d'humide. Et, de même que le déséquilibre entre les différentes composantes de la cité est cause de troubles et ne peut être surmonté que par l'égalité par rapport à la loi (l'isonomie), de même la guérison du corps était liée à un retour à l'équilibre. Pour cela, il fallait recourir au principe opposé à celui qui était cause de la maladie. Mais, de même qu'il fallait dans la cité éviter les révolutions brutales, de même fallait-il introduire graduellement dans le corps le principe opposé à celui dont la croissance immodérée avait provoqué le déséquilibre. Il est intéressant de retrouver, une fois de plus, le modèle politique comme élément de référence, et un élève de l'école hippocratique, Alcméon de Crotone, allait jusqu'à dire : " Le principe de santé est l'égalité (isonomie) des qualités, humide, sec, froid, chaud, amer, doux, tandis que la domination (monarchie) est cause de maladie. " C'est aussi parce que la santé était d'abord un équilibre que le recours aux drogues était extrêmement limité dans la médecine hippocratique. D'une part, il fallait faire confiance à la " nature " et laisser la maladie suivre son cours. D'autre part, parceque le déséquilibre résultait de facteurs externes, liés au climat, ou de facteurs internes comme l'alimentation, les remèdes se ramenaient le plus souvent à des purges, des bains, des fumigations, et au contrôle du régime alimentaire. Il faut cependant mettre à part deux branches de la médecine hippocratique : la chirurgie osseuse, parce qu'elle révèle une connaissance plus approfondie d'une partie de l'anatomie ; la gynécologie, parce qu'elle montre, au contraire, à quel pointcette médecine qui se voulait rationnelle était encore enfermée dans un ensemble de préjugés. La réduction des fractures Les historiens de la médecine s'accordent pour reconnaître la qualité des descriptions et des soins concernant les fractures. Sur ce point, les médecins grecs avaient acquis une technique insurpassée pendant des siècles. A cela, une raison évidente: l'importance du gymnase et des exercices physiques dans la vie des Grecs. Le traité Des Fractures est certainement un des grands traités chirurgicaux de l'école d'Hippocrate, et si, faute de pratiquer la dissection, on ignorait le mécanisme de la circulation sanguine ou de la respiration, en revanche, la nécessité de remettre en place un os brisé ou une luxation avait permis aux médecins grecs d'acquérir une technique éprouvée. Voici ce que le médecin de Cos conseillait pour réduire une fracture de l'avant-bras : "Les deux os n'étant pas cassés à la fois, la cure est plus facile si l'os supérieur (le radius) est fracturé, bien qu'il soit le plus gros ; car, d'une part, l'os sain subjacent devient un appui ; d'autre part, le cal se dissimule mieux, excepté aux environs du carpe (l'os du poignet), la masse de chair ayant beaucoup d'épaisseur. Au contraire, l'os inférieur, le cubitus, est dépourvu de chair, peu caché et a besoin d'une extension plus forte[. . . ] Il faut, pendant l'extension, opérer la réadaptation, en appliquant les éminences des mains (les deux renflements situés à la base de la main, en regard du pouce et de l'auriculaire) ; puis, oignant le membre avec du cérat [...] mettre le bandage de manière que la main soit non au-dessous du cou de mais même un peu au-dessus, afin que le sang n'afflue pas dans l'extrémité et soit intercepté. Ensuite, on applique la bande dont on place le chef sur le lieu de la fracture. On la fixe solidement, sans étreindre fortement. Après y avoir fait deux ou trois tours, on gagne par des tours de bande le haut du membre, afin de couper les avenues du sang et on s'arrête là. " Suit une description de la compression que le malade doit ressentir au fur et à mesure que le temps passe, et aussi de l'évolution de la fracture, le bandage étant régulièrement changé tous les trois jours jusqu'à la consolidation complète de l'os fracturé. Le médecin veillera aussi à ce qu'il n'y ait pas d'ulcération de la peau. En même temps, il ordonnera au blessé un régime alimentaire léger et de s'abstenir de vin et de viande au moins pendant les dix premiers jours. Des prescriptions comparables sont prévues pour les fractures du pied ou de la main. Plus précises et plus sévères encore, celles qui concernent les fractures très graves, entraînant non seulement des déchirures de la peau, mais aussi un état morbide, avec fièvre et menace de gangrène. Quant aux fractures crâniennes, elles font l'objet d'un traité particulier ; les médecins grecs pratiquaient la trépanation et avaient des notions assez précises des fonctions du cerveau : " C'est l'organe qui nous permet de penser, de voir et d'entendre, de distinguer le beau et le laid, le bon et le mauvais, le plaisant et le déplaisant [...] C'est le cerveau aussi qui est le siège de la folie et du délire, des peurs qui nous assaillent souvent la nuit mais aussi le jour ; c'est là que se trouve la cause des insomnies, des devoirs oubliés et des excentricités. Tout cela résulte des maladies du cerveau, qui peut être trop chaud ou trop froid, ou trop humide ou trop sec, ou dans tout autre état anormal. " Cette dernière phrase nous ramène à ces couples d'oppositions caractéristiques de la manière de penser des Grecs et dans lesquels ils faisaient entrer tous les phénomènes, aussi bien ceux de la nature que ceux de la vie sociale. Comment s'étonner, dès lors, que la gynécologie nous renvoie à l'opposition du masculin et du féminin ? Les traités sur les maladies spécifiques aux femmes et liées à leur fonction reproductrice occupent une place importante dans le corpus. Bien des traits de leur nature particulière s'expliquent par le rôle dévolu à l'utérus. La femme est, en effet, aux yeux des Grecs, destinée d'abord à assurer la reproduction de leur société. Certes, elle peut être aussi compagne de plaisir et un court traité De la Génération aborde le problème du plaisir dans les rapports sexuels, pour remarquer que celui de la femme est considérablement moindre que celui de l'homme, mais qu'il dure plus longtemps. Il est significatif que l'objet du traité n'est pas le plaisir mais les conditions de la génération. La médecine hippocratique ignore l'existence même de l'ovaire. La génération résulte de la rencontre du sperme masculin et du sperme féminin dans la matrice, où se forme et grossit l'embryon, auquel les traités sur les maladies des femmes sont entièrement consacrés. On ne sait si ces traités sont d'Hippocrate lui-même, de son neveu Polybe ou de quelque autre de ses disciples, voire de l'école rivale de Cnide. Peu importe, car l'intérêt de ces traités est surtout de nous informer sur une certaine image de la femme qui s'inscrit dans un contexte social et culturel. Certes, ces traités utilisent les humeurs fondamentales et les couples d'opposition déjà signalés. Mais ils mettent en relation toutes les maladies des femmes avec des affections de la matrice : ulcérations, dessèchement, règles trop ou trop peu abondantes. Et certaines remarques montrent que, dès qu'il s'agit des femmes, l'irrationnel n'est pas très loin, même lorsqu'il prend le masque de l'observation : "Les femmes chez qui naturellement l'évacuation dure plus de quatre jours et est très abondante, deviennent maigres et débiles ; celles chez qui l'évacuation dure moins de trois jours et est peu abondante, ont de l'embonpoint, un bon teint, un aspect masculin, mais elles sont peu portées au plaisir de l'amour et ne conçoivent guère. "
Trở về Bài đọc Thêm c- L'utérus dans la tête (Tử cung trong đầu)
Plus irrationnelles encore ces divagations de la matrice à l'intérieur du corps, qui provoquent douleurs, suffocations, maux de tête et, bien entendu, crises d'hystérie (ce mot vient du grec hystera, matrice). En effet, l'utérus ne reste pas en place, et il lui arrive même d'aller se fixer...dans la tête : " Quand la matrice se porte à la tête et que là se fixe la suffocation, la tête est pesante [...] En ce cas, il faut laver avec beaucoup d'eau chaude ; si cela ne réussit. pas, effusions d'eau froide sur là tête avec de l'eau où du laurier et du myrte ont bouilli et qu'on a laissés refroidir ; onctions sur la tête avec de l'huile de rose ; fumigations aromatiques par en bas, fétides sous les narines. "
Les fumigations sont un des remèdes les plus recommandés pour faire revenir la matrice à sa place. On l'attirera par des odeurs agréables, tandis que les odeurs fétides respirées par les narines la feront fuir. Sur la manière dont se faisaient ces fumigations " par en bas ", le traité apporte des précisions techniques et indique la voie à suivre : " Prendre un vase de la contenance de deux setiers (environ quinze litres) ; y mettre un couvercle arrangé de manière qu'aucune vapeur ne puisse trouver une issue; transpercer le fond du couvercle et y pratiquer un pertuis. Dans le pertuis, mettre un roseau long d'une coudée ; le roseau sera bien installé dans le couvercle, de manière que la vapeur ne se perde pas [...] Quand le vase [posé sur un foyer] s'échauffe et que la vapeur en sort, si elle est trop chaude, on attend; sinon on fait asseoir la femme sur le bout du roseau qu'on introduit dans l'orifice utérin. " Cette représentation du corps féminin comme un espace dans lequel erre l'utérus se retrouve dans les considérations sur la stérilité ou sur la conception. Ainsi, si l'on s'étonne qu'une femme qui a des apports avec son mari ne conçoive pas et si l'on en cherche la raison, on recourra au moyen suivant: " L'envelopper de couvertures et brûler sous elle des parfums: si l'odeur semble arriver à travers le corps jusqu'aux narines et à la bouche, sachez qu'elle n'est pas stérile de son fait. " Mais elle peut aussi n'être pas enceinte, parce que l'orifice de l'utérus ne s'est pas refermé après le coït et que, de ce fait, la matrice n'a pu conserver le sperme masculin. Là encore, il faut recourir aux fumigations pour l'amener à plus de souplesse. Quand la femme accomplit sa fonction normale qui est de porter des enfants, mille embûches sont encore à éviter, et d'abord la fausse-couche, précédée de signes comme celui-ci, qui laisse rêveur : " Une femme enceinte, portant des jumeaux, . si l'une des mamelles s'affaisse, avorte de l'un des foetus ; si c'est la mamelle droite qui s'affaisse, elle avorte du foetus mâle ; si c'est la mamelle gauche, du foetus femelle. " Une fois de plus, on retrouve l'opposition traditionnelle dans la pensée grecque entre droite et gauche, et il va de soi que le mâle est du bon côté. De même qu'une femme enceinte " a bonne couleur si elle porte un garçon, mauvaise si elle porte une fille ". La montée de la science Enfin, si le sperme mâle ne s'est pas écoulé, si l'embryon n'a pas été expulsé avant terme, vient l'accouchement. Curieusement, on retrouve là cette habileté " technique " déjà soulignée à propos de la réduction des fractures. Débarrassée de ses implications philosophiques et culturelles, la médecine hippocratique retrouve les pratiques ancestrales des sages-femmes qui savaient comment remettre en place un enfant qui se présentait mal et avaient recours à des remèdes... " de bonne femme " quand un accouchement tardait à venir ou, au contraire, s'annonçait trop tôt. Ainsi, cette préparation destinée à accélérer l'accouchement : " Térébenthine, miel, huile en quantité double du miel, vin de bonne odeur aussi agréable que possible ; mêler, faire tiédir, donner à boire plusieurs fois ; cela remettra aussi la matrice si elle est enflammée. " On le voit, la médecine hippocratique n'est pas encore une science. Et l'historien peut s'interroger sur les raisons qui ont fait d'Hippocrate le père de la médecine occidentale. Assurément, et en premier lieu, il faut tenir compte de la rupture que représentait une telle approche de la maladie, ramenée à des causes naturelles, en un temps où l'on expliquait tout ce qui troublait l'ordre de la nature par l'intervention du surnaturel. En cela, Hippocrate et les médecins de l'école de Cos s'inscrivent bien dans ce courant rationnel qui caractérise la pensée grecque, et singulièrement celle des Ioniens, à partir de la fin du VIe siècle. L'accumulation d'observations précises répond au souci de tirer de l'examen scrupuleux des faits des leçons universellement valables.On songe ici à Thucydide, élaborant son récit de la guerre du Péloponnèse à partir d'observations aussi précises que possible, afin de constituer " une acquisition pour toujours ". Nous devons à ce même Thucydide une description de la peste qui frappa Athènes en 429, description qui ne déparerait pas le corpus hippocratique (CL Document " La peste d'Athènes " p. 29). Est-ce la raison pour laquelle on crédita plus tard Hippocrate d'avoir mis fin au fléau -en faisant allumer des bûchers à tous les carrefours parce qu'il avait constaté que les forgerons et tous ceux qui travaillaient auprès du feu étaient épargnés par la maladie ? L'anecdote révèle en tout cas la parenté des deux démarches. Mais elle témoigne aussi que cette médecine " rationnelle " était loin d'être une médecine scientifique. Il faudra attendre le XIXe siècle pour que le médecin acquière du corps humain une connaissance plus précise et surtout se débarrasse de ces a priori culturels qui encombraient la réflexion médicale antique. Reste une éthique à laquelle, en prêtant encore aujourd'hui le fameux " serment", les médecins rendent un juste tribut, et qui fait du médecin de Cos le père, sinon de la médecine moderne, du moins de la déontologie médicale.
|
|