|
Post by NHAKHOA on May 27, 2009 11:18:12 GMT -5
Mối liên hệ giữa vệ sinh răng miệng và thai kỳ
April 01, 2009 Vệ sinh răng miệng không tốt có thể dẫn tới những biến chứng trong thai kỳ và các vấn đề cho em bé.
Vi khuẩn từ miệng của mẹ có thể di chuyển theo đường máu và nước ối trong tử cung để tới thai nhi. Điều này có thể góp phần làm tăng nguy cơ sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân, chuyển dạ sanh non hoặc là nhiễm khuẩn sơ sinh.
Điều này quan trọng cho cả sức khỏe của mẹ và của bé, bởi vì việc chăm sóc răng miệng tốt hơn có thể giúp giảm tỷ lệ mắc các biến chứng trong thai kỳ và biến chứng khác cho trẻ sơ sinh. Trong buổi họp mặt tại Harrogate, bà Cecilia Gonzales-Marin và các cộng sự từ trường đại học Queen Mary, London, đã miêu tả cách mà họ xét nghiệm dịch dạ dày (dạ dày chứa nước ối được nuốt vào) của 57 trẻ sơ sinh và nhận thấy 46% trường hợp có nhiễm khuẩn.
Vi khuẩn thường gặp nhất trong các mẫu xét nghiệm là từ âm đạo, tuy nhiên có 2 mẫu được xác định là vi khuẩn từ miệng mà thường không tìm thấy ở các nơi khác trên cơ thể. Những vi khuẩn đặc biệt này, gồm Granulicatella elegans và Streptococcus sinensis được biết đến là có thể vào trong dòng máu, có liên quan đến viêm nhiễm ở các cơ quan xa khoang miệng khác như viêm nội tâm mạc.
Gonzales-Marin phát biểu: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những mẫu dịch dạ dày của trẻ sơ sinh có thể đưa ra phương pháp chính xác để xác định vi khuẩn. Các bệnh viện có thể lấy các mẫu xét nghiệm này thường qui như là một phần của việc chăm sóc trẻ sơ sinh để tránh các biến chứng của thai kỳ và nguy cơ nhiễm khuẩn nặng. Nhóm nghiên cứu của chúng tôi sử dụng kỹ thuật AND để xác định xem liệu vi khuẩn từ trẻ sơ sinh có phù hợp với vi khuẩn tương ứng trong miệng của người mẹ hay không”.
Le Quyen (Theo ScienceDaily)
CÁCH CHĂM SÓC VÀ GIỮ GÌN VỆ SINH RĂNG MIỆNG CHO PHỤ NỮ MANG THAI CÁCH CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO BÀ MẸ MANG THAI VÀTRẺ EM
Tác giả : TS. TRẦN THÚY NGA (Trưởng Bộ môn Răng trẻ em - Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP.HCM)
Trẻ em là nguồn nhân lực quý giá của tương lai. Một việc rất quan trọng mà cha mẹ có thể làm cho con mình là chuẩn bị và chăm sóc cho trẻ có được sức khỏe răng miệng hoàn hảo. Cha mẹ có thể giúp cho trẻ giữ răng chắc và khỏe bằng cách tập cho trẻ những thói quen răng miệng lành mạnh ngay từ những năm tháng đầu đời.
Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai, phát âm và tạo nên vẻ thẩm mỹ cho khuôn mặt trẻ. Đồng thời, cũng đóng vai trò giữ chỗ trên xương hàm cho các răng vĩnh viễn sau này. ************ Chế độ dinh dưỡng cân bằng: răng của trẻ bắt đầu hình thành từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 trong bụng mẹ. Bất kỳ thức ăn gì mẹ ăn vào cũng sẽ ảnh hưởng đến các răng đang trong giai đoạn phát triển này của trẻ. Điều quan trọng là bà mẹ cần ăn một lượng đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là sinh tố A, C và D, chất đạm, chất khoáng (calci và phospho) để răng của trẻ được cấu tạo bình thường. Tất cả thức ăn nào tốt cho sức khỏe chung đều tốt cho răng. Một chế độ ăn cân bằng thường cung cấp một lượng các chất dinh dưỡng đầy đủ để nuôi mẹ và con. Calci là chất chủ yếu cần thiết cho sự phát triển răng, chứa nhiều trong các loại cá (cả xương), sữa và các sản phẩm từ sữa, rau cải. Bác sĩ răng hàm mặt hoặc bác sỹ y khoa sẽ viết toa, thêm các chất hỗ trợ cho bà mẹ nếu chế độ ăn không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Chế độ ăn ngọt: Ăn nhiều đồ ngọt, ăn nhiều lần trong ngày và chểnh mảng vệ sinh răng miệng sẽ gây sâu răng. Quan niệm cho rằng răng sẽ sâu thêm hoặc rụng đi sau mỗi lần mang thai là một quan niệm không đúng. Nhiều phụ nữ tin rằng lúc còn ở trong bụng mẹ, trẻ sẽ lấy calci từ răng mẹ để cấu tạo nên xương và răng của mình. Thực ra, chế độ ăn đầy đủ của mẹ sẽ cung cấp nhu cầu calci cho trẻ. Nếu không được cung cấp đầy đủ, trẻ sẽ lấy các chất cần thiết từ xương để cấu tạo răng, chứ không phải từ răng của mẹ. Sau khi trẻ được sinh ra, thói quen ăn ngọt của bà mẹ cũng sẽ tạo cho trẻ thói quen thích vị ngọt (do việc nêm nếm thức ăn). Viêm nướu do thai nghén: Lượng kích thích tố tăng trong thời gian mang thai sẽ làm tăng quá mức phản ứng của thai phụ đối với các độc tố được tạo ra bởi các vi khuẩn trong mảng bám răng (màng vi khuẩn không thấy được, bám chặt lên bề mặt răng) làm nướu sưng đỏ, nhạy cảm và dễ chảy máu, gọi là tình trạng viêm nướu do thai nghén. Cần loại bỏ mảng bám khỏi bề mặt răng bằng cách chải răng và sử dụng chỉ nha khoa thật cẩn thận. Khám răng định kỳ đều đặn để giúp nướu của các bà mẹ được khỏe mạnh trong lúc mang thai. Hậu quả của thuốc và các bệnh mắc phải: Thuốc (Tetracyclin) và các bệnh mắc phải trong lúc mang thai (sởi, giang mai...) có ảnh hưởng lên cấu tạo răng của trẻ, như làm thay đổi hình dạng và màu sắc của răng. Tetracyclin có thể làm sậm màu răngcủa trẻ. Tránh dùng thuốc, chỉ sử dụng khi thật cần thiết và phải có toa của bác sĩ. Giữ gìn vệ sinh răng miệng: kiểm soát mảng bám răng ở cả cha và mẹ bằng cách chải răng sau mỗi bữa ăn hoặc tối thiểu hai lần một ngày, sử dụng chỉ nha khoa tối thiểu một lần một ngày. Không bắt buộc dùng thuốc súc miệng. Khám và điều trị răng miệng: Thời gian tốt nhất để thai phụ đi khám và điều trị răng miệng là từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6. Khi khám răng miệng, cần báo cho bác sĩ răng hàm mặt biết là đang mang thai... Điều này sẽ giúp các bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn và đứa con chưa sinh ra. CÁCH CHĂM SÓC VÀ GIỮ GÌN VỆ SINH RĂNG MIỆNG CHO TRẺ EM
Hệ răng sữa: Gồm 20 cái, bắt đầu hình thành và cấu tạo từ trong bào thai và tiếp tục phát triển sau khi trẻ sinh ra. Răng sữa đầu tiên mọc lúc 6 tháng tuổi, sau đó trung bình cứ 4 tháng sẽ mọc các răng tiếp theo và trẻ có đủ hệ răng sữa vào lứa tuổi 2-2,5. Hiện tượng mọc răng: Một số trẻ có thể bị sốt khi mọc chiếc răng đầu tiên, và có thể vẫn tiếp tục sốt mỗi khi mọc thêm các răng khác trong số 20 răng sữa. Trẻ bị bứt rứt khó chịu, dễ kích động khi mọc răng, thường cho ngón tay hay bất kỳ vật gì có trong tay vào miệng để cắn, chảy nhiều nước miếng, khóc hoặc không chịu ăn. Nướu đỏ, có thể sưng, nếu ấn vào có cảm giác cứng và nhọn. Ban đêm không ngủ, nhiễm trùng, phát ban hoặc tiêu chảy. Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa khi có các dấu hiệu này. Làm dịu cho trẻ tạm thời bằng cách cho một vật nhẹ, mềm để trẻ cắn lên (như vòng mọc răng, núm vú cao su hay bàn chải đánh răng). Nên cho trẻ ăn các thức ăn mềm, xốp. Nếu trẻ đau nhiều, nên cho uống Paracetamol để giảm đau.
Nang hoặc bướu máu do mọc răng: Khi răng bắt đầu mọc, mô nướu sẽ tách ra và bị kéo lại. Đôi khi, có một ít máu chảy vào trong các mô, tạo nên một chỗ phồng lên hay bị bầm nhỏ trên nướu, gọi là nang hoặc bướu máu do mọc răng. Thường không cần điều trị vì khi răng mọc lên sẽ khỏi. Không nên cắt hay chọc các nang hoặc bướu này vì có thể gây nhiễm trùng. Đưa trẻ đi khám nếu răng không mọc trong vòng 1 tháng. Mút ngón tay: Bú là phản xạ bình thường của trẻ, giúp cơ và xương hàm phát triển. Khi còn bé, trẻ thường đưa vào miệng tất cả những vật gì có trong tay, kể cả các ngón tay để mút. Thói quen mút các vật của trẻ sẽ biến mất khi trẻ đến tuổi đi học. Nếu trẻ vẫn tiếp tục mút ngón tay sau khi răng cửa vĩnh viễn mọc lên (7-8 tuổi) có thể sẽ gây ra những vấn đề về thẩm mỹ cần can thiệp chỉnh hình (như hô răng cửa trên, lùi răng cửa dưới...). Núm vú giả: Núm vú giả cũng có thể gây ra những vấn đề như mút ngón tay nếu trẻ bú trong thời gian dài. Thường trẻ có khuynh hướng thích núm vú giả làm từ silicone. Nên kiểm soát núm vú giả thường xuyên và vứt bỏ nếu có dấu hiệu mòn, rạn nứt hay rách. Không nhúng các đầu núm vú vào đồ ngọt như mật ong, mứt... vì có thể dẫn đến đa sâu răng, cũng không nhúng vào đồ mặn vì có thể khiến thận trẻ phải làm việc quá sức. Thức ăn cho trẻ: Thức ăn bao gồm sữa, ngũ cốc và nước trái cây là đã đủ cho trẻ, không nên thêm đường hay mật vào. Do nhu cầu năng lượng gia tăng của cơ thể, ngoài ba bữa ăn chính, có thể cho trẻ ăn thêm ba bữa phụ. Tránh không cho trẻ ăn vặt cả ngày, nhất là các thức ăn - nước uống chứa nhiều đường dễ dính vào răng (như bánh ngọt, kẹo...). Sâu răng do cách nuôi trẻ (do bú bình): Sâu răng trầm trọng có thể xảy ra ở trẻ bú bình (sữa hay các chất ngọt khác) thường xuyên, nhất là trước và trong khi ngủ. Khi ngủ, sự tiết nước bọt giảm, vì vậy tác dụng chải rửa trên răng và niêm mạc miệng cũng giảm. Sữa còn đọng lại trong miệng sẽ bị các vi khuẩn làm lên men, biến đổi thành acid lactic gây sâu răng. Không để trẻ ngậm bình hay vú mẹ trong lúc ngủ. Nếu trẻ phải bú mới ngủ, nên cho trẻ bú nước lã và lấy bình ra khi trẻ đã ngủ. Khuyến khích việc cho trẻ bú mẹ, tuy nhiên nếu tiếp tục cho trẻ bú mẹ sau 1 tuổi (nhất là trẻ ngậm vú mẹ mỗi khi đòi hỏi, để ru ngủ và trong khi ngủ) sẽ gây ra dạng sâu răng trầm trọng như bú bình.
Thuốc: Để tạo hương vị dễ chịu cho trẻ em, nhiều loại thuốc có chứa lượng đường cao. Nếu sử dụng thường xuyên và lâu dài các loại thuốc này (như khi trẻ bị suyễn), nhất là trước khi ngủ, có thể sẽ gây sâu răng. Khi trẻ phải dùng thuốc trong thời gian dài, nếu có thể, nên yêu cầu bác sĩ cho toa các loại thuốc không chứa đường. Làm sạch răng trẻ sau khi sử dụng thuốc và trước khi ngủ. Tránh sử dụng Tetracyclin: Không cho trẻ dưới 10 tuổi sử dụng bất kỳ loại Tetracyclin nào vì sẽ làm sậm màu răng vĩnh viễn của trẻ.
|
|
|
Post by NHAKHOA on Jun 10, 2009 13:51:16 GMT -5
BÊNH LIÊT DÂY THÂN KINH SÔ VII NGOAI BIÊN Bảo vệ răng cho bé Việc sử dụng loại kháng sinh phổ thông amoxicillin ởtrẻ dưới 1 tuổi sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ "xấu răng" vĩnh viễn. Bệnh răng nhiễm fluor thường gặp ở trẻ nhỏ, do bé tiếp xúc với quá nhiều chất fluor trong quá trình hình thành men răng. Răng cửa và răng hàm bị ảnh hưởng nặng nề nhất là với các biểu hiện xuất hiện đốm trắng, vết rằn trên mặt răng và ố men răng vĩnh viễn. Trong nghiên cứu của tiến sĩ Liang Hong, Đại họcMissouri (Mỹ) trên gần 600 trẻ nhỏ được theo dõi từ lúc sinh cho tới 32 tháng tuổi, 91% dùng amoxicillin ít nhất 1 lần. Thống kê cho thấy 24% số trẻ mắc bệnh răng nhiễm fluor sử dụng kháng sinh ngay từ 3 tới 6 tháng tuổi, và nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi so với trẻ không dùng thuốc. "Cần thận trọng khi cho trẻ uống kháng sinh amoxicillin vì thời điểm dùng liên quan tới số răng vĩnh viễn chớm nhú bị nhiễm fluor", Hong khuyến cáo. Để bảo vệ hàm răng non nớt của trẻ, cha mẹ cần: - Làm sạch lợi bằng khăn sạch và ẩm - Khi xuất hiện những chiếc răng đầu tiên, nên bắt đầu chải răng bằng một bàn chải mềm và nhỏ với một ít kem đánh rằng to bằng hạt đậu. Nên nhớ, phần lớn trẻ cũng nhận đủ fluor từ nước máy sinh hoạt. - Tuyệt đối không để trẻ đi ngủ với bình sữa, nước quả hoặc kẹo ngọt. - Giúp trẻ đánh răng vào buổi tối - thời điểm quan trọng nhất vì lúc này lượng nước bọt giảm nên răng dễ bị sâu và có mảng bám. Nên để trẻ tự chải răng trước tiên để hình thành sự tự tin, sau đó cha mẹ hướng dẫn từ từ và chải nốt để đảm bảo loại bỏ hết mảng bám. Thường đến 5 tuổi, trẻ đã có thể học cách tự đánh răng. - Cách tốt nhất để dậy con đánh răng là cho bé theo dõi cha mẹ thực hiện vệ sinh răng miệng. Theo Reuters, Healthleader
|
|
|
Post by NHAKHOA on Jun 10, 2009 14:10:29 GMT -5
Con bạn có bị rối loạn về phát triển ngôn ngữ?
Nhiều bậc cha mẹ không hề biết đứa con nhỏ của mình gặp khó khăn về ngôn ngữ, khi nhận ra thời điểm dễ chữa trị đã trôi qua. Chỉ dẫn của các chuyên gia tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 1 sẽ giúp bạn phát hiện những dấu hiệu báo động ở trẻ.
Từ lúc sinh đến 6 thángtuổi, một đứa trẻ bình thường sẽ biết bập bẹ phát âm. Người thân cần nói một cách êm ái và nồng nàn với bé. Luôn luôn cười và trò chuyện với bé, giải thích những tiếng động mà trẻ nghe thấy,gọi tên các đồ vật trong nhà.
Báo động: Bé bé không phản ứng với tiếng động. Cần xem bé có nghe rõ không; hoặc nhìn ánh mắt bé để xem có phải bé không tìm cách giao tiếp vớibạn.
18 tháng, bé hiểu những câu ngắn, đơn giản; ngoài từ "ba,mẹ", vốn từ vựng của bé khá dồi dào. Bạn cần nói chuyện với bé bình thườngbằng những từ đơn giản nhưng không được đơn giản quá. Cho bé xem những cuốn sách bằng bìa cứng, tạp chí có hình khối, màu sắc sinh động. Kể chuyện cho bé nghe.
Báo động: Sự phát triển ngôn ngữ của bé có dấu hiệu ngưng đột ngột hoặc bị thoái lui thay vì tiến bộ hơn.
Lên 2 tuổi, bé hiểu được những mệnh lệnh phức tạp, biết nói tên mình, biết phối hợp 2-3 từ thành câu ngắn. Nên làm giàu từ vựng của bé qua các tình huống giao tiếp, giải thích những từ bé chưa hiểu. Nếu bé phát âm không đúng, bạn hãy phát âm đúng nhưng không bắt con lặp lại.
Báo động: Ngoài tiếng "ba, mẹ", bé chỉ hiểu được vài từ khác. Bé chưa biết phối hợp 2 từ để cấu thành những câu nhỏ.
Khi 4 tuổi, trẻ nói không lỗi văn phạm và cú pháp trầm trọng. Bạn hãy kể và cùng trẻ đọc truyện nhằm phát triển ước muốn đọc sách và giúp trẻ dễ dàng học ngôn ngữ viết sau này.
Báo động: Trẻ khó bắt đầu đặt câu, lặp lại âm hoặc từ. Những câu của trẻ ngắn và có cấu trúc sai. Không phải lúc nào cũng hiểu được điều trẻ nói. Trẻ khó khăn khi kể lại những sự việc đơn giản mới xảy ra.
Thanh Niên
|
|
|
Post by NHAKHOA on Jun 10, 2009 14:11:47 GMT -5
Giúp trẻ "khoái" đánh răng
Khi cha mẹ yêu cầu trẻ chăm sóc răng, nhiều trẻ tỏ ra không thích hoặc làm việc này một cách miễn cưỡng. Và để thuyết phục trẻ đánh răng, nhiều bậc phụ huynh đã sử dụng các "chiến thuật" không hợp lý.
"Một số phụ huynh khuyến khích con em mình đánh răng bằng cách cho chúng kẹo, vốn chỉ có tác dụng ngược lại", tiến sĩ Sarah Hulland, một nha sĩ ở thành phố Calgary (Canada), nói. Sau đây là một số gợi ý giúp trẻ dễ dàng tập được thói quen đánh răng. Đó là:
* Chăm sóc răng trẻ từ sớm. Nên khuyến khích trẻ đánh răng và dùng sợi chỉ nha khoa lấy các mảng bám ở kẽ răng để tạo thành thói quen thay vì bắt buộc trẻ. Vì thế, cha mẹ nên tập thói quen này cho trẻ từ sớm. Thậm chí trước khi trẻ có răng, cha mẹ nên lau sạch nướu răng trẻ bằng khăn lau mặt sạch hoặc miếng gạc hoặc miếng rơ lưỡi. Điều này giúp trẻ nhận biết rằng lau sạch miệng là một thói quen.
* Hãy hướng dẫn trẻ. Trước độ tuổi đi học (thậm chí sau độ tuổi đi học ở một số trẻ), trẻ không thể đánh răng tốt. "Trẻ chưa đủ nhận thức và chưa biết cách phối hợp để làm tốt", nha sĩ Hulland cho biết. Lúc này, cha mẹ phải đánh răng cho trẻ hoặc cùng làm với trẻ (chẳng hạn, bạn cầm tay trẻ hướng dẫn trẻ đánh răng). Một cách khác động viên trẻ là để trẻ xem cách bạn đánh răng để trẻ nhận thấy tầm quan trọng của việc đánh răng và học các kỹ thuật đánh răng cho tốt.
* Đề ra mục tiêu. Sử dụng một biểu đồ để theo dõi trẻ đánh răng và thưởng trẻ theo tuần hoặc tháng nếu trẻ có tiến bộ. Biểu đồ này sẽ giúp trẻ nhớ đến việc đánh răng và đem lại cho trẻ cảm giác phải có trách nhiệm, tiến sĩ Gary Elman, một nha sĩ tại Toronto, cho biết thêm.
* Tạo thú vui. Bàn chải đánh răng có kèm một nhân vật hoạt hình trẻ yêu thích hoặc có các bài hát vui nhộn. Kem đánh răng nên có hương vị dễ chịu. Nên chọn bàn chải đánh răng có đầu đủ nhỏ để nó có thể tiếp cận được mọi ngóc ngách trong miệng trẻ.
H.Y (Theo Tạp chí Reader's Digest
|
|
|
Post by NHAKHOA on Jun 10, 2009 14:13:10 GMT -5
MỘT SỐ LƯU Ý KHI CHO TRẺ BÚ BÌNH
Hiện nay trong các gia đình có con nhỏ và trong các nhà trẻ hầu hết đều có bình sữa. Điều này cho thấy càng ngày nền công nghiệp sản xuất sữa trên thế giới càng ngày càng phát triển, cũng đi đôi với tỉ lệ các bà mẹ cho con bú bằng chính bầu sữa của mình càng ngày càng giảm đi, cho dù đa số các bà mẹ đều biết ích lợi to lớn của sữa mẹ.
Ngày nay nhiều bà mẹ đã chọn cách cho con bú bình là chính vì do bận rộn công việc, hoặc muốn chia sẽ việc nuôi con với các ông chồng, hoặc do có suy nghĩ lo ngại là sữa mình nóng quá hoặc quá ít sữa không đủ cho con,....Tuy nhiên các phụ huynh nên lưu ý khi trẻ bú bình như sau: - Dễ sâu răng: trẻ bú bình thường có thói quen bú sữa no sau đó ngậm núm vú và ngủ luôn, sữa bò thường ngọt hơn sữa mẹ, bám vào men răng cả đêm sẽ dễ làm bé sâu răng.
- Dễ bị bệnh : trong sữa bò không có những kháng thể quí báu để chống đỡ bệnh tật cho trẻ như trong sữa mẹ. Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới cho thấy trẻ bú bình có nhiều nguy cơ tiêu chảy và nhiễm khuẩn đường hô hấp nhiều hơn trẻ bú mẹ.
- Khó tiêu hơn sữa mẹ, tuy sữa bò có rất nhiều chất đạm nhưng đa số là casein khó tiêu hơn và bé dễ bị bón.
- Chất sắt trong sữa bò tuy nhiều hơn trong sữa mẹ nhưng lại khó hấp thu hơn, trẻ dễ thiếu máu thiếu sắt.
- Sữa bò chứa nhiều axit béo no hơn sữa mẹ và ít axit linoleic, không đủ cholesterol để giúp não phát triển tốt như sữa mẹ.
- Tốn kém hơn sữa mẹ.
- Thận trọng khi cho trẻ bú bình nhựa vì chúng có chứa chất Bisphenol-A(BPA) , thuộc nhóm polycarbonat, đang được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp nhựa. Ở Việt nam BPA có mặt trong nhiều loại đồ chơi trẻ em, đồ gia dụng và bình sữa trẻ em. Chất này có tác động về lâu dài như oestrogen , hooc mon sinh dục nữ, gây tổn thương não, rối lọan sinh sản và các bệnh ung thư sau này. Giáo sư sinh vật học Frederic Vom Saal, Đại học Missouri-Colombia, nhận định trên tạp chí Environmental Health Perspectives của Mỹ : "cho trẻ bú cạn bình sữa bằng nhựa cứng và trong suốt cũng giống như cho bé uống thuốc tránh thai".
Nếu như vẫn là sữa mẹ nhưng vì mẹ bận đi làm hoặc do một số bà mẹ có cấu tạo núm vú bị thụt vào khó cho con bú, có thể vắt sữa ra và cho trẻ bú bằng thìa là tốt nhất. Nếu sử dụng bình nhựa và núm vú nhựa thì phải lưu ý mua lọai bình nhựa tốt, của hãng có uy tín trên thế giới và nên thay đổi khi bình nhựa đã cũ . Tốt nhất là xài bình bằng thủy tinh nhưng cũng phải lưy ý vì dễ bể.
Nếu như có thể chọn lựa thì xin các bà mẹ đừng đắn đo gì khi quyết định nuôi đứa con yêu quí bằng dòng sữa thiêng liêng của chính mình và nếu như có khó khăn gì trong việc nuôi con bằng sữa mẹ, đừng ngần ngại đến các bác sĩ nhi để được tham vấn đầy đủ.
BS.CK2. Nguyễn Thị Thanh
|
|
|
Post by NHAKHOA on Jun 10, 2009 14:15:07 GMT -5
CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG ĐỐI VỚI TRẺ BỊ TIM BẨM SINH
Việc chăm sóc trẻ bị tim bẩm sinh rất khó khăn,có những nét đặc thù riêng.Đặc biệt là những trẻ bị tim bẩm sinh tím.Tuy nhiên,vấn đề này ít được quan tâm đúng mức.
Một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh tim bẩm sinh là viêm nội tâm mạc nhiễm trùng.Đối với những trẻ bị tim bẩm sinh tím,nguy cơ bị viêm nội tâm mạc nhiễm trùng cao hơn những trẻ khác rất nhiều,do có dòng máu đi từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp (hẹp phổi,tứ chứng Fallot) . Một trong những ngõ vào là từ đường răng miệng mà ít người chú ý nhất.Từ đường răng miệng,có thể tạo thành du khuẩn huyết,vi khuẩn bám vào các sùi vô trùng (hình thành tại chỗ nội mạc bị tổn thương do dòng máu xoáy),phát triển tạo thành viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Tác nhân thường gặp từ đường răng miệng là streptococcus .
Biểu hiện thường gặp là
- Sốt kéo dài trên 8 ngày mà chưa tìm được nguyên nhân chính xác
- Mệt mỏi, và tổng trạng chung của bệnh nhi giảm sút
- Thay đổi tiếng tim
- Lách lớn hay có sang thương da nghi nghờ
- Sốt lại sau khi ngưng kháng sinh
- Sốt trong vòng 2 tháng sau khi phẫu thuật tim hay tim mạch can thiệp
Do vậy,việc chăm sóc răng miệng trong bệnh tim bẩm sinh tím là rất cẩn thiết.Chăm sóc răng miệng thế nào là đúng cách?
Sau đây là 1 vài lời khuyên về cách chăm sóc răng miệng đúng cách :
- Chải răng thật kỹ
- Chế độ ăn có lượng đường thấp
- Không nên nhai hay cắn thức ăn rồi đút cho trẻ
- Không cho trẻ sử dụng chung muỗng, đũa với người bị sâu răng và tránh sử dụng chung bàn chải đánh răng
Trước khi trẻ có răng (6 tháng tuổi), nên cho trẻ uống vài muỗng nước ngay sau khi bú (và ợ). Dùng gạc hay vải ướt quấn quanh ngón tay lau sạch và xoa nắn nướu, lưỡi cho trẻ sau khi cho trẻ bú hay ăn. Sau khi trẻ có răng, nên cho uống vài muỗng nước ngay sau khi bú hay ăn rồi dùng gạc hoặc vải ướt quấn quanh ngón tay lau sạch răng (đừng quên lau mặt trong của răng) và xoa nắn nướu, lưỡi cho trẻ. Trẻ 1 tuổi (có 8 răng cửa), cho dùng bàn chải đánh răng có lông mềm với kích thước nhỏ. Với trẻ dưới 3 tuổi, nên cẩn thận khi sử dụng kem đánh răng trẻ em có chứa fluor. Trẻ hơn 3 tuổi có thể sử dụng kem đánh răng trẻ em chứa fluor, với lượng kem phết lên bàn chải độ bằng hạt đậu. Dùng chỉ nha khoa để làm sạch mặt bên trong. Cách chải răng: Đặt lông bàn chải hướng về phía đường viền nướu một góc 45 độ so với răng, lắc nhẹ bàn chải. Chải từng nhóm răng, mỗi nhóm độ 2-3 cái, chải ba mặt răng: mặt ngoài ( nhìn thấy khi há miệng), mặt trong (phía dưới) và mặt nhai. Cha mẹ cần tiếp tục chải răng cho trẻ đến 9-10 tuổi, vì trẻ không có kỹ năng tự chải răng một cách hiệu quả trước độ tuổi này. Thường trẻ không thích kem đánh răng. Nhưng bạn đừng lo lắng, vì chính bàn chải (chứ không phải kem) mới làm sạch được các mảng bám trên răng. Nếu trẻ có thể sử dụng kem đánh răng, cha mẹ phải cẩn thận không cho trẻ nuốt kem. Nên sử dụng một lượng rất ít kem đánh răng (chỉ bằng hạt đậu nhỏ, hay phết một lớp thật mỏng trên bàn chải dành cho trẻ em). Kem đánh răng chứa fluor sẽ làm răng thêm rắn chắc. Nên cho trẻ đến bác sĩ răng hàm mặt lần đầu tiên khi trẻ được 6 tháng tuổi ; phát hiện các dạng sâu răng đặc biệt do cách cho trẻ ăn (sâu răng do bú bình) và áp dụng kịp thời các biện pháp phòng ngừa sâu răng. Không nên chờ đến khi trẻ có răng sâu hay đau răng mới đến bác sĩ răng hàm mặt.Đối với những trẻ bị tim bẩm sinh tím,thường kèm theo chậm phát triển thể chất,trẻ sẽ phải bú sữa lâu hơn,bú nhiều lần trong ngày hơn,thời gian bắt đầu ăn dặm chậm hơn,do đó việc chăm sóc răng miệng phải được theo dõi chặt chẽ hơn.Mỗi 3 tháng nên cho trẻ khám răng 1 lần,khi đi khám,nên mang theo đầy đủ hồ sơ bệnh tim (theo dõi,điều trị) để các bác sĩ nha khoa nắm rõ bệnh tim nền của bé.Có những trường hợp đặc biệt,bé phải được khám tim mạch trước khi tiến hành các can thiệp răng miệng. Và một vấn đề hết sức quan trọng là việc phòng viêm nội tâm mạc nhiễm trùng trước khi tiến hành các can thiệp răng miệng như nhổ răng,phẫu thuật quanh răng,cấy răng giả,điều trị tủy răng,đặt dụng cụ chỉnh nha,chích gây tê tại chỗ trong dây chằng hay các can thiệp đơn giản như lấy cao răng.Nguyên tắc là sử dụng dùng kháng sinh kháng streptococcique, trước khi làm thủ thuật 1 giờ để đạt nồng độ diệt khuẩn tối và vào khoảng giờ thứ 2 và lặp lại liều thứ hai ở giờ thứ 6 đối với phẫu thuật nguy cơ cao.Kháng sinh thường được sử dụng là Amoxicillin,nếu dị ứng có thể đổi sang Pristinamicin(đường uống) hay Vancomycin(tiêm tĩnh mạch). Tóm lại,việc chăm sóc răng miệng đối với trẻ bị tim bẩm sinh tím là rất cần thiết,đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của chuyên khoa tim mạch và nha khoa để tránh những hậu quả đáng tiếc,có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh tim nền của các bệnh nhi này.
Bs Nguyễn Trần Quỳnh Như(Bệnh viện Nhi Đồng 2
|
|
|
Post by NHAKHOA on Jun 10, 2009 14:17:02 GMT -5
CHĂM SÓC TRẺ CHẬM NÓI
1. Sự phát triển ngôn ngữ
Khi mới sinh ra trẻ đã bắt đầu giao tiếp với thế giới xung quanh ngoài bởi tiếng khóc.
Nó đánh dấu sự chuyển biến quan trọng trong đời sống trẻ, chuyển từ sống trong môi trường nước ở tử cung sang cuộc sống bên ngoài và bắt đầu thở bằng phổi để sống. sau 1 tháng tuổi trẻ bắt đầu nhận biết giọng nói và bắt đầu có những phản ứng khác nhau với những âm thanh khác nhau. Từ 3-6 tháng trẻ bắt đầu ê-a, phì phèo nước bọt khi bé vui sướng và bắt đầu biết hóng chuyện.Từ 6 tháng bắt đầu bập bẹ những âm thanh có thể chưa rõ từ. Trong giai đoạn từ 8-14 tháng trẻ bắt đầu hiểu được một số từ đầu tiên, biết sử dụng ngón tay trỏ, khoanh tay "ạ".v..v...
Hầu hết trẻ em bắt đầu nói đươc từ đơn sau 14 tháng, nhưng cũng có những trường hợp trẻ nói sớm hoặc muộn hơn tùy thuộc vào điều kiện mội trường giáo dục cũng như đặc tính gia đình và bản thân trẻ. Đến 2 tuổi thì trẻ có thể nói được câu 2 từ và khi 3 tuổi trẻ có thể giao tiếp với những câu nói đơn giản. Khi chúng ta nuổi dạy trẻ nên nắm rõ các giai đoạn phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Khi bé yêu của chúng ta có những biểu hiện sau đây thì nên đưa trẻ đến khám tại bác sĩ nhi để phát hiện sớm các vấn đề của trẻ để có hướng can thiệp kịp thời. các biểu hiện như sau: • Không cười với giọng nói của cha mẹ lúc 2 tháng
• Không quan tâm đến người và vật xung quanh lúc 3 tháng
• Không quay đầu theo hướng âm thanh lúc 4 tháng
• Không cười tự phát lúc 6 tháng
• Không bập bẹ lúc 8 tháng
• Không nói được từ đơn lúc bé 2 tuổi
• Không nói một câu đơn giản khi bé 3 tuổi
• Không giao tiếp như người lớn khi bé 5-6 tuổi
Có rất nhiều nguyên nhân gây chậm nói như: bệnh lý cơ thể ảnh hưởng đến các giác quan hay ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Các nguyên nhân tâm lý, môi trường giáo dục. Chính vì vậy khi trẻ có những vần đề nêu trên, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để bác sĩ có thể xác định nguyên nhân gây chậm nói của con chúng ta. Từ đó có những hướng can thiệp kịp thời.
2.Chăm sóc trẻ chậm nói
Chúng ta nên biết rằng giai đoạn từ 0-3 tuổi, đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển ngôn ngữ. Trong giai đoạn này, trẻ cần được tiếp xúc nhiều với người thân trong gia đình, đặc biệt là bố mẹ. Thông qua các trò chơi, cha mẹ và người thân trong gia đình có thể dạy trẻ rất nhiều điều: từ ngôn ngữ, khả năng nhận thức tư duy và phát triển trí tuệ. Qua các trò chơi trẻ sẽ được kích thích phát triển các giác quan và các giác lại rất quan trong trong quá trình phát triển của trẻ. 3.Một số điếu cần lưu ý giúp trẻ phát triển ngôn ngữ
-Khả năng năng tập trung chú ý: chúng ta hãy giúp trẻ chú ý đến người và vật xung quanh, từ khi trẻ có cái nhìn đầu tiên thông qua các trò chơi tạo ra âm thanh với cha mẹ. trong các tình huống giao tiếp hằng ngày nên tạo sự chú ý thường xuyên đến trẻ. Khi trẻ chú ý tốt thì trẻ sẽ lắng nghe tốt những gì chúng ta nói dần dần trẻ nhận ra và bắt chước những gì mà trẻ đã nghe và nhìn thấy.
-Trẻ cần chơi để phát triển các kỹ năng giao tiếp. Kỹ năng chơi phát triển ngay sau sinh khi trẻ khi trẻ thích thú nghe các âm thanh, nhìn và sờ các khuôn mặt. Giai đoạn đầu hãy để cho trẻ chơi các trò chơi các trò chơi đơn giản. Khi trẻ có khả năng nhận thức hãy chú ý nhiều đến các trò chơi có tính tưởng tượng cao và phức tạp. Thông qua các trò chơi trẻ sẽ nắm bắt và hiểu các vấn đề đang diễn một cách nhanh chóng vì chúng ta tạo được sự thích thú gây chú ý cho trẻ. Nhất là những trò chơi luân phiên rất quan trọng để trẻ phát triển các kỹ năng giao tiếp. khi chơi chúng ta không nên quên một chi tiết rất quan trọng đó là sử dủng cử chỉ lời nói khác nhau để diễn đạt Các vấn đề mà chúng ta cần chuyển tải đến trẻ. Và nên khuyến khích trẻ sử dụng cử chỉ lời nói để diễn đạt ý muốn của trẻ. Nên nhớ chúng ta không nên ép trẻ nói mà hãy để trẻ diễn đạt lời nói các trò chơi là tốt nhất.
- chúng ta nên nhớ một điều là trẻ em cần chơi và qua chơi trẻ mới phát triển hết khả năng của của trẻ
|
|
|
Post by NHAKHOA on Jun 10, 2009 14:22:45 GMT -5
Thói quen xấu làm hỏng răng của bé
- Để giúp bé sở hữu một hàm răng chắc khỏe, ngoài việc tuân thủ những nguyên tắc chăm sóc răng miệng nhất định, các bậc cha mẹ cần lưu tâm đến những thói quen xấu của con trẻ. Đi ngủ với một loại đồ uống
Các bậc cha mẹ thường chiều lòng con trẻ và cho bé uống nước ngọt hay soda trước khi đi ngủ. Điều này thật sai lầm. Theo kết quả điều tra đây chính là tác nhân khiến trẻ dễ bị sâu răng nhất.
Bởi lẽ thói quen này sẽ khiến lượng đường có trong các loại đồ uống bám vào răng trong một khoảng thời gian dài, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập và gây hại hàm răng của trẻ.
Mút tay Mút tay là một thói quen xấu nhưng lại rất hay gặp đối với các bé. Mút tay không chỉ là con đường giúp các loại vi khuẩn có thể xâm hại vào cơ thể trẻ dễ dàng nhất, nhanh nhất, mà còn là tác nhân làm hỏng răng của trẻ.
Chính bởi vậy việc bị lệch lạc hàm răng hay răng mọc sai vị trí thường rất xảy ra ở những trẻ này. Thậm chí, đối với những trẻ này còn phải nhờ đến sự giúp đỡ của nha sĩ sử dụng kỹ thuật chỉnh hình để nắn sửa và điều chỉnh lại hàm răng.
Theo điều tra, hầu hết các bé đều từ bỏ thói quen mút tay ở độ tuổi từ 2- 4 tuổi, tuy nhiên cách tốt nhất là các bậc cha mẹ nên sớm ngăn chặn thói quen xấu này trước khi quá muộn.
Nuốt kem đánh răng Tạo được cho trẻ thói quen đánh răng là việc làm rất cần thiết và quan trọng để bảo vệ hàm răng của trẻ.
Tuy nhiên, đôi khi điều này lại đi ngược lại với lợi ích vốn có của nó. Bởi trẻ thường rất ưa thích vị ngọt và hương thơm của kem đánh răng nên sẽ không do dự nếu nuốt chúng. Trái lại, điều này lại hoàn toàn nguy hại đối với hàm răng và cả hệ tiêu hóa của bé.
Nuốt kem đánh răng với lượng lớn sẽ là tác nhân khiến trẻ mắc phải chứng bệnh Fluorosis (do việc dư thừa flo gây nên). Những chấm trắng hoặc nâu khác thường trên răng, chính là biểu hiện của chứng bệnh nói trên.
Chính vì thế, bên cạnh việc tập cho trẻ thói quen đánh răng, các bậc cha mẹ cũng cần quan tâm chú ý hướng dẫn trẻ cách đánh răng và đặc biệt tránh nuốt phải kem đánh răng. Cũng xin lưu ý rằng, việc đánh răng cần phải tuân thủ theo đúng cách mới có thể đem lại hiệu quả. Hơn thế nữa, cần lưu ý đến lượng kem đánh răng. Một số trẻ do ưa thích việc nuốt kem đánh răng nên muốn sử dụng một lượng kem nhiều hơn bình thường, trong khi đó lượng kem đánh răng cho phép với các bé chỉ bằng hạt đậu.
Cuối cùng, nên chú ý đến việc lựa chọn loại bàn chải phù hợp và thay bàn chải theo định kỳ cho bé.
Việc từ bỏ những thói quen xấu và tuân thủ theo những nguyên tắc chăm sóc răng sẽ giúp trẻ sở hữu một hàm răng chắc, nướu khỏe và nhất là loại trừ mọi nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng.
KHỔNG THU HÀ (Theo DC Sẽ làm gì khi trẻ bị chấn thương làm gãy răng?
Nếu có một răng bị gãy,cố gắng tìm lại mảnh gãy và đem lại nha sĩ gần nhất càng sớm càng tốt. Nếu răng vĩnh viễn bị rơi ra ngoài nhưng không bị gãy,hãy cố gắng bảo vệ răng này,rửa nhẹ nhàng dưới nước sạch và đặt nó trở lại vào xương ổ răng,tìm cách giữ ở vị trí này và đưa trẻ đến nha sĩ trong thời gian nhanh nhất.
Nếu không đặt răng trở lại được.đặt răng vào ly sữa tươi tiệt trùng và cũng đưa trẻ đến nha sĩ gần nhất.nên nhớ,thời gian là yếu tố hàng đầu
|
|
|
Post by NHAKHOA on Jun 10, 2009 14:29:50 GMT -5
Liệu các chất trám bít hố rãnh(sealants) có hiệu quả thật sự ? Các nghiên cứu cho thấy rằng cứ 4 sang thương sâu răng trên 5 trẻ dưới 15 tuổi thì đều phát triển ở mặt nhai các răng cối. Mãng bám tích tụ lại ở các rãnh của mặt nhai này và không thể bị loại trừ, ngay dùng đến bàn chải thật cẩn thận vì đường kính của mỗi sợi lông bàn chải lớn hơn bề rộng của một rãnh có trên mặt nhai. Nếu chất fluor tỏ ra có hiệu quả trên các mặt láng của men răng, thì điều thiệt thòi là fluor không cứu vãn được các khiếm khuyết về cấu trúc của men răng. Các chất nhựa dùng trám bít hố và rãnh (được biết dưới tên chung là sealants) nhằm mục đích che chở mặt nhai cho các răng cối nơi mà tác động của fluor không thể hiện hiệu quả một cách đầy đủ được áp dụng nếu có thể là ngay sau khi răng mọc lên và sau đó phải được kiểm tra định kỳ hoặc đặt lại nếu thấy cần
|
|
|
Post by NHAKHOA on Jun 10, 2009 14:36:32 GMT -5
Cách chăm sóc khi trẻ mọc răng
Thường trẻ bắt đầu mọc răng sữa từ tháng thứ 6, nhưng cũng có thể sớm hơn (tháng thứ 5) hoặc muộn hơn (tháng 7 - 8). Tuy nhiên khi mọc răng hầu hết trẻ thường có các triệu trứng như: chảy nhiều nước dãi, biếng ăn, quấy khóc, khó ngủ, luôn mút ngón tay, rất thích cắn vật rắn, đôi khi có thể sốt nhẹ, lợi sưng đỏ ở vùng răng nhú lên, tiêu chảy. Do đó phụ huynh cần phải chú ý để chăm sóc trẻ trong giai đoạn mọc răng.
Mat - xa lợi(nướu) cho bé bằng ngón tay sẽ giảm đau khi bé mọc răng. Cách chăm sóc khi trẻ mọc răng:
- Trước khi răng nhú lên, bạn sẽ thấy lợi của bé đỏ và sưng to, kèm theo sốt nhẹ. Mọc răng thường làm bé bị đau và rất khó chịu, do đó bé hay quấy khóc và lười ăn, thậm chí có thể sút cân. Vì vậy bạn nên vỗ về bé, thay đổi chế độ ăn của bé bằng bột, sữa hoặc cháo loãng.
- Nếu bé sốt trên 38,5oC, bạn có thể cho bé uống thuốc hạ sốt, nhưng theo chỉ dẫn.
- Bé cũng có thể đi ngoài phân nhão, sệt 3-4 lần/ngày, trong vòng khoảng 3-7 ngày. Nếu bé đi ngoài phân sệt nhiều lần trong ngày nhưng lượng phân và lượng nước ra ít thì không cần cho uống bù nước, vẫn cho ăn uống bình thường. Nếu phân nhiều nước hoặc bé đi quá nhiều lần thì nên đưa đến bác sĩ.
- Giữ vệ sinh răng miệng tốt cho bé: Sau khi ăn, nên cho bé uống một ít nước lọc để súc miệng, sau đó lau răng bằng khăn mềm; hoặc đánh răng cho bé. Nên làm thường xuyên nhiều lần trong ngày.
- Bé có thể ngứa lợi, thích mút ngón tay, cắn các vật rắn. Do đó bạn nên chọn cho trẻ loại đồ chơi bằng chất liệu mềm, có hình tròn. Những đồ chơi vuông thành sắc cạnh rất nguy hiểm vì dễ làm tổn thương lợi và ảnh hưởng không tốt đến quá trình mọc răng của trẻ. Tốt nhất bạn hãy thay thế đồ chơi hàng ngày của bé bằng những miếng lê, táo hay cà rốt nhỏ.
- Hãy mang bé đến bác sĩ nếu tình trạng quấy khóc, không chịu ăn kéo dài trong một tuần lễ, có nguy cơ gây chậm tăng cân, sụt cân. Nếu bé chỉ ăn ít trong vài ngày thì có thể không cần đi khám.
- Nếu trẻ được 12 tháng mà chưa thấy răng nào mọc thì phải coi là bất thường do thiếu dinh dưỡng, còi xương, cần cho trẻ ăn nhiều chất đạm, uống vitamin, đặc biệt là vitamin D.
Lưu ý: Các triệu chứng khi trẻ mọc răng không bao giờ gồm sốt cao, ho, nôn mửa, tiêu chảy kéo dài, mà có thể là triệu chứng của bệnh khác, khi đó bạn cần đưa trẻ đi khám ngay.
Bác sĩ Thúy An
|
|
|
Post by NHAKHOA on Jun 10, 2009 14:39:50 GMT -5
Sứt môi và hở hàm ếch TTO - Sứt môi và hở hàm ếch là các khiếm khuyết bẩm sinh mà các mô của miệng hoặc môi không hình thành thích hợp trong suốt quá trình phát triển của thai nhi. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em châu Á, châu mỹ Latin. Một điều may mắn là bệnh sứt môi và hở hàm ếch có thể chữa được. Hầu hết trẻ sinh ra mắc bệnh có thể được phẫu thuật để kiến tạo lại môi trong vòng 12 đến 18 tháng đầu sau khi sinh để sửa chữa khiếm khuyết này và cải thiện đáng kể hình thể cho khuôn mặt. Bệnh sứt môi và hở hàm ếch Sứt môi và hở hàm ếch xảy ra khi các mô của môi và/hoặc vòm miệng của thai nhi không phát triển cùng với sự phát triển của thai kỳ. Trẻ bị sứt môi và hở hàm ếch thường không có đủ mô ở miệng, và mô này không kết hợp với nhau thích hợp để hình thành vòm miệng. Sứt môi là dị hình bẩm sinh có một khe nứt ở một bên hay cả hai bên đường giữa môi trên. Điều này xảy ra khi 3 khối mô bào thai tạo thành môi trên không liền lạc được với nhau và thường kết hợp với khe vòm miệng. Hở hàm ếch là khe hở giữa vòm miệng và khoang mũi. Một số trẻ mắc bệnh này hở cả bộ phận trước và bộ phận phía sau của vòm miệng, trong khi các trẻ khác chỉ bị hở một phần. Thường có 3 dạng khác nhau của sứt môi và hở hàm ếch: - Sứt môi mà không bị hở hàm ếch - Hở hàm ếch mà không sứt môi - Sứt môi và hở hàm ếch. Hiện tượng hở này có thể xảy ra ở một bên của miệng (hở một bên) hoặc cả hai bên miệng. Số trẻ trai bị sứt môi nhiều hơn số trẻ gái, trong khi có nhiều trẻ gái bị hở hàm ếch hơn so với trẻ trai. Do đây là căn bệnh gây ra các dấu hiệu đặc biệt có thể nhìn thấy được nên nó rất dễ chẩn đoán. Căn bệnh này có thể được phát hiện bằng siêu âm trước khi sinh. Nếu hở môi hay hàm ếch không được phát hiện trước khi trẻ được sinh ra thì nó cũng được nhận dạng ngay sau khi sinh. Điều gì gây ra bệnh sứt môi và hở hàm ếch? Các bác sĩ không biết nguyên nhân chính xác khiến cho trẻ mắc bệnh sứt môi hay hở hàm ếch, tuy nhiên họ tin nó có thể là sự kết hợp của yếu tố gen (di truyền) và môi trường (như sử dụng một loại thuốc nào đó, bệnh tật, phụ nữ hút thuốc hoặc uống rượu khi mang thai...). Nguy cơ trẻ mắc bệnh này càng cao hơn khi trẻ có bố mẹ hay anh chị em ruột mắc bệnh hở môi hay tiền sử gia đình có người mắc bệnh này. Các bệnh liên quan đến sứt môi và hở hàm ếch Trẻ mắc bệnh sứt môi hay hở hàm ếch thường dễ mắc các bệnh khác như cảm, điếc và khiếm khuyết khả năng nói. Các bệnh về răng như thiếu, thừa, dị hình hay răng mọc lộn xộn... cũng thường xảy ra trẻ khi sinh ra mắc bệnh hở hàm ếch. Nhiều trẻ bị sứt môi hay hở hàm ếch đặc biệt dễ bị nhiễm trùng tai. Trẻ bị sứt môi hay hở hàm ếch cũng gặp nhiều khó khăn khi ăn uống, bú mớm. Các bình sữa với núm vú đặc biệt có thể giúp trẻ bú dễ hơn. Trong một số trường hợp, trẻ mắc bệnh sứt môi hay hở hàm ếch có thể phải cần đến vòm miệng giả để giúp trẻ có thể ăn uống. Điều trị sứt môi và hở hàm ếch Hiện nay y học tiên tiến có thể điều trị hiệu quả bệnh sứt môi và hở hàm ếch. Phẫu thuật tạo hình có thể tái tạo lại môi và hàm ếch bị hở. Trẻ bị sứt môi hay hở hàm ếch cần được xem xét bởi nhiều chuyên gia khác nhau cùng làm việc chung để điều trị bệnh. Việc điều trị thường bắt đầu ở vài tháng đầu sau khi trẻ được sinh ra, tùy thuộc vào sức khỏe của trẻ và độ hở của môi hay vòm miệng. Những người trong nhóm điều trị bệnh cho trẻ thường gồm có nhà di truyền học, bác sĩ phẫu thuật tạo hình, bác sĩ chuyên khoa tai-mũi-họng, bác sĩ phẫu thuật miệng, bác sĩ chỉnh răng, nha sĩ, nhà trị liệu khả năng nói, nhà thính học, các chuyên gia tâm lý và chuyên gia xã hội học. Nhóm các chuyên gia này sẽ đánh giá quá trình phát triển bình thường của trẻ, kiểm tra khả năng nghe, nói, dinh dưỡng, răng và trạng thái cảm xúc của trẻ. Sau đó họ sẽ chia sẻ thông tin mà họ biết với bố mẹ trẻ. Ngoài ra, để điều trị cho trẻ, các chuyên gia cũng sẽ làm việc với trẻ về bất kỳ các khó khăn nào trong ăn uống, nói năng, các vấn đề xã hội... Họ sẽ tư vấn giúp cho bố mẹ trẻ trong suốt giai đoạn phát triển và điều trị bệnh của trẻ. TƯỜNG VY (Theo KidsHealth-Tuổi trẻ
|
|