Post by NHAKHOA on Apr 20, 2009 12:29:58 GMT -5
Câu Chuyện Y Sinh Học:
BÁC SĨ TRẦN MẠNH NGÔ . Việt Báo Thứ Bảy, 4/4/2009, 12:00:00 AM
Câu Chuyện Y Sinh Học: tế bào gốc thần kinh gây u bướu trong não
Bác sĩ Trần mạnh Ngô
Tế Bào Não Thần Kinh Trị Liệu Gây U Bướu Não? Tế bào gốc trị liệu não gây phát triển u bướu trong não. Đây là một tin bất ngờ vừa phổ biến trong Plos Medicine ngày 17 tháng hai, 2009. Bs Ninette Amariglio cùng các cộng sự viên cho biết một bé trai bị bệnh mạch máu nhỏ trong não bị dãn bất thưòng (ataxia telangiectasis) được điều trị bằng cách chích tế bào gốc thần kinh vào não lấy từ phôi người. Bốn (4) năm sau khám phá thấy não có u bướu. Thử nghiệm sinh thiết cho thấy bệnh nhân bị u bướu não thần kinh mô đệm (glioneuronal neoplasm). Thử nghiệm phân tử học và tế bào học khởi đóan bệnh nhân bị u bướu não phát xuất từ tế bào gốc thần kinh chỗ chích cho em bé. Có thể nói đây là lần đầu tiên phát hiện u bướu não có thể do tế bào gốc thần kinh trị liệu. U bướu phát triển chậm có vẻ lành tính (benign). U bướu phát triển trong trường hợp đặc biệt bệnh nhân có bệnh mạch máu nhỏ trong não bị dãn bất bình thường (ataxia atelectosis) có thể liên hệ hệ thống miễn dịch phát triển bất bình thường. Đây là lần đầu tiên thấy có hiện tượng thành lập u bướu não sau khi chích tế bào thần kinh phôi não. Cần nhiều thời gian để tìm hiểu thêm hiện tượng đặc biệt này. Ngoài ra, bệnh nhân này cũng cần được theo dõi lâu năm để tìm hiểu diễn biến bệnh sẽ ra sao.
Não và thần kinh tủy sống gồm có 2 loại tế bào thần kinh: một loại dẫn truyền thần kinh tên là neuron và một loại tế bào thần kinh bảo vệ tế bào thần kinh dẫn truyền tên là tế bào đệm (glial cells). Khi tế bào thần kinh bị hư hại thì không có cách nào thay thế cho nên cần phải nghĩ ra phương pháp dùng tế bào gốc thần kinh trị liệu trong việc điều trị bệnh Parkinson, hoặc do hậu tai biến mạch máu não hay hậu chấn thương. Tin tức đăng trong báo SRM (The future of Embryonic Stem Cell Research, đăng trong Sexual, Reproduction & Menopause, tháng February, 2009), cho biết cơ quan FDA vừa nhận được một dự án xin phép dùng tế bào gốc thần kinh của con người tên là tế bào thần kinh đệm ít gai (oligodendrocytes) để chữa bệnh nhân bị thương tích thần kinh tủy xương sống. Mô hình dựa theo kết quả nghiên cứu cho chuột sau khi được chích tế bào thần kinh đệm ít gai cho chuôt bị hậu chấn thương thần kinh cột sống. Mặc dù trong thực tế bệnh nhân bị thương tích thần tủy ở nơi cổ nhiều hơn ở cột sống lưng, nhưng vì lý do an toàn, FDA chỉ cho phép thử nghiệm chấn thương thần kinh cột sống lưng lưng (chưa cho phép thử nghiệm chấn thương thần kinh cổ cho người). Tham khảo: 1) The Scientist, February 2009, 2) PloS Medicine, February 17, 2009, 3) SRM, 7: 26, 2009.
Quay Phim Theo Dõi Tế Bào Máu Sinh Sản. Trong nhiều cuộc nghiên cứu dài bàn cãi cả hàng chục năm nay, khoa học chưa giải thích thoả đáng khởi thủy sinh sản tế bào máu từ phôi thai như thế nào. Trong bài khảo cứu của Hanna M. Eilen và các cộng sự viên xuất bản trong báo Nature, vừa trình bày một kỹ thuật mới có thể quay phim chụp hình ảnh theo dõi liên tục một đơn bào phôi nẩy nở sinh sản tế bào máu. Theo dõi lâu dài cho thấy tế bào nội mô máu sinh ra tế bào máu. Các khoa học gia đã phân biệt tế bào nội mô phôi và tế bào máu bằng những khác biệt hình thái học, những dấu ấn phân tử và những chức năng khác nhau.
Tuy nhiên cần thêm nghiên cứu xác định nguồn gốc tế bào máu xuất phát từ tế bao nội mô phôi. Chẳng hạn phương pháp của nhóm Luisa Irula-Arise thuộc Đại Học California, Los Angeles theo dõi di thể từ tế bào nôi mô trong khi phương pháp do nhiều nhóm nghiên cứu khác thực hiện chăm chú theo dõi yếu tố phiên mã (transcription) thành lập tế bào nội mô máu.
Cần nói thêm là nguồn gốc tế bào máu chưa được biết rõ. Đã có rất nhiều nghiên cứu tìm hiểu nguồn gốc tế bào máu từ tế bào trung bì (mesoderm), hay từ trung phôi bào (mesenchyma), hoặc từ hai tiềm lực nguồn (bipotent endothelial-haematopoietic precursors) giữa nội mô và máu. Tham Khảo: 1) Nature 475: 896, 2009, 2) The Scientist (February 11, 2009).
Bác Sĩ Trần mạnh Ngô; E-mai: nmtran@hotmail.com; Xin mời ghé thăm Y Dược Ngày Nay, www.yduocngaynay.com, một Trang Web Y Khoa của người Việt viết cho người Việt.
BÁC SĨ TRẦN MẠNH NGÔ
***********************************
Cơ chế của sự nghiện hóa chất
Bác sĩ Thái Minh Trung
Một nghiên cứu của chính phủ gần đây cho thấy tới 30% dân sống ở Mỹ lạm dụng rượu và bị nghiện rượu trong một giai đoạn nào đó của cuộc đời họ. Ngoài rượu ra, marijuana là một loại hóa chất được giới trẻ (12-17 tuổi) lạm dụng nhiều nhứt. Nghiên cứu của cơ quan National Survey on Drug Use and Health (NSDUH) cho thấy có tới 40% giới trẻ trả lời rằng đã có thử qua marijuana (cần sa) ít nhất một lần trong đời.
Rượu có thể mua ở mọi nơi và marijuana có thể được chế biến kèm trong bánh kẹo hay thuốc hút mà các bạn trẻ trao đổi nhau ở các party hay ngoài bãi biển, ở công viên vắng. Những hóa chất này làm đầu óc lâng lâng, khi đó những suy nghĩ khôn ngoan bị lu mờ. Khi đầu óc bị lu mờ kèm với áp lực của bạn bè (peer pressure) thì các thanh niên thiếu nữ dễ đi từ giai đoạn tọc mạch muốn thử cho biết đến giai đoạn lạm dụng.
Rượu và marijuana là cánh cửa đầu tiên đưa vào thế giới nghiện ngập những hóa chất tai hại hơn như cocaine và heroin. Một nghiên cứu nữa cho thấy những đứa trẻ nghiện marijuana sớm vào lứa tuổi 15 có rất nhiều nguy cơ gia nhập băng đảng và có hành vi bạo động hay phạm pháp
Hệ thống ban thưởng trong não bộ
Trước khi đề cập đến nghiện thuốc, chúng ta thử tìm hiểu hệ thống ban thưởng trong não bộ (reward system). Trong não bộ của chúng ta có một hệ thống gọi là hệ thống limbic. Hệ thống này tạo ra sự sung sướng trong khi ăn uống và giao hợp để khuyến khích sinh vật sinh trưởng và gầy dựng giống nòi. Ngoài ra, hệ thống limbic còn ảnh hưởng đến nhiều tình cảm khác như tức giận và sợ hãi để giúp ta chiến đấu hay trốn chạy những hoàn cảnh có thể gây thiệt hại đến thân mạng. Ở hệ thống limbic có một nhóm tế bào thần kinh tiết ra Dopamine ở khu Ventral Tegmental (VTA, (hình 1) liên hệ đến sự ban thưởng. Khi khu này được kích thích thì ta có cảm giác đê mê lâng lâng. Lúc đó là lúc những tế bào thần kinh tiết ra chất Dopamine. Ăn uống và giao hợp là hai hành vi chính kích thích nhóm tế bào tiết ra Dopamine. Vai trò của Dopamine là khuyến khích những động tác và hành vi đem đến khoái lạc và thúc giục ta có thêm những hành vi đó nữa.
Tôn giáo và giáo dục gia đình đều dựa trên hệ thống limbic này và dạy con người tập điều hòa (regulate) những tình cảm hay bản năng phát xuất từ đó. Thí dụ như sự thưởng phạt có vai trò điều hòa tình cảm. Khi đứa bé điều khiển được lòng tham ăn của nó thì được cha mẹ thưởng cho nụ hôn. Khi được thương yêu thì não bộ tiết ra Dopamine và đứa bé tập lấy tình thương thay thế cái sung sướng về thể xác của tham ăn. Tôn giáo cũng như thế, khuyên con người ăn lành ở hiền để được Phật phù hộ hay Chúa rước lên Thiên Đàng. Nói một cách khác, giáo dục và tôn giáo giúp não bộ ta tiết ra Dopamine khi ta làm điều lành để tránh những cảnh giành giựt và giết chóc khi ta chạy theo bản năng tranh giành miếng ăn hay người tình. Như thế một người có giáo dục và thực hành đạo có khả năng dùng sự hiểu biết của mình để điều hòa Dopamine tạo sự sung sướng thanh nhã. Kẻ sống trong rừng rú và không hiểu đạo thì để cuộc sống vật chất bên ngoài điều khiển mức độ lên xuống của Dopamine, nên họ làm nô lệ cho vật chất. Họ không thể sống hạnh phúc khi vắng những thú vui vật chất.
Cơ chế nghiện thuốc
Như thế, đúng như Freud nói, khoái lạc đóng vai trò then chốt trong mọi sinh hoạt của loài người. Hơn hai ngàn năm trước, Phật gọi sở thích khoái lạc là tham dục. Chúa Jesus cũng khuyên con người rời bỏ cảnh dục lạc. Người ta lạm dụng rượu và thuốc để đạt khoái lạc một cách dễ dàng và tức thời. Những loại thuốc được lạm dụng đều ảnh hưởng đến khu Ventral Tegmental làm Dopamine tiết ra gấp 2 tới 10 lần nhiều hơn và tồn tại lâu hơn so với những thú vui bình thường. Cảm giác khoái lạc cực điểm đó thúc đẩy mãnh liệt người nghiện tìm thêm thuốc để kéo dài cái cảm giác thiên đàng tại thế. Những người nghiện bỏ bê học vấn và gia đình vì cái cảm giác thích thú có được khi đạt điểm cao hay được người thân khen tặng bấy giờ rất là nhàm, không thể nào sánh được với cái cảm giác khoái lạc khi lạm dụng thuốc. Tánh tình của người nghiện bắt đầu thay đổi, gia đình, bạn tốt không đủ sức hấp dẫn họ. Họ thích những buổi trụy lạc lạm dụng thuốc với đám bạn nghiện và có bao nhiêu tiền đều dùng vào việc mua thuốc để tìm đến cái thiên đàng giả tạo này. Đây là giai đoạn lạm dụng thuốc (drug abuse).
Sau một thời gian ngắn lạm dụng thuốc thì bộ óc họ có rất nhiều thay đổi. Dopamine có tự nhiên trong não bị suy giảm trầm trọng. Những hình chụp não bộ PET scan cho thấy rằng chất protein hấp thụ Dopamine đem trở vào tế bào thần kinh (Dopamine transporter, hình 2) bị sa sút trầm trọng. Vì thế, người bị nghiện có nhiều triệu chứng của bịnh trầm cảm khi thiếu thuốc: chán nản, buồn rầu, tinh thần sa sút, mất ngủ, không chăm chú vào công việc được.
Ngoài ra tùy theo loại thuốc lạm dụng mà họ có thêm những triệu chứng thiếu thuốc (withdrawal symptoms) làm trong người rất bồn chồn khó chịu. Triệu chứng thiếu rượu là tay chân run rẩy, buồn nôn, lo âu, trí nhớ suy giảm, bị giựt kinh phong và mê sảng. Nếu họ lạm dụng thuốc phiện (opiate) thì những triệu chứng thiếu thuốc như đau nhức toàn thân, nôn mửa, mất ngủ, căng thẳng tột độ làm họ từ thiên đàng rơi xuống địa ngục trần gian rất nhanh chóng.
Đến giai đoạn này những cơn cực khoái xảy ra rất ít vì họ bị lờn thuốc (tolerance). Người nghiện lúc bây giờ tìm thuốc để tránh cơn thiếu thuốc và có được cảm giác bình thường, chớ ít được cảm giác cực khoái nữa vì họ bị lờn thuốc. Giai đoạn này được gọi là lệ thuộc thuốc (drug dependence). Người bị lệ thuộc hóa chất dễ rơi vào đường tội phạm làm mọi cách để có thuốc để tránh cơn thiếu thuốc. Những loại thuốc nghiện là quốc cấm cho nên họ phải trải qua rất nhiều sự khó khăn để tìm mua thuốc lén lút. Khi đến giai đoạn này thì đa số người nghiện bị mất sở làm vì cái thời gian đi tìm thuốc chiếm hết cuộc sống của họ. Một số người nghiện bị rơi vào cạm bẫy của băng đảng. Đôi khi phụ nữ bị buộc làm nghề mãi dâm để được cho dùng thuốc làm nghiện. Thanh niên thì dễ đi vào đường tội phạm bán thuốc làm nghiện hoặc đi trộm cắp để có tiền mua thuốc.
Chúng ta cần có chất Dopamine để có những hứng thú trong cuộc sống. Tuy nhiên nếu ta lạm dụng rượu và hóa chất, Dopamine tăng quá độ thì những suy nghĩ sáng suốt của ta mất dần. Tình cảm đam mê tăng nhiều thường làm mờ lý trí. Khi Dopamine tăng nhiều quá thì khả năng suy luận để đáp ứng với thực tế mất dần. Ở những người lạm dụng cocaine, khi Dopamine tăng quá độ, họ có những triệu chứng hoang tưởng bị ám hại (paranoia) của chứng bịnh tâm thần phân liệt (schizophrenia) . Ở cường độ nhẹ hơn thì Dopamine làm mất khả năng nhận xét khách quan. Hiếm có người nghiện rượu chấp nhận họ bị nghiện. Họ tìm mọi cách biện hộ cho cơn nghiện. Ngay cả khi bị xơ gan mà vẫn có người không bỏ rượu được. Họ còn cho là bác sĩ chẩn bịnh sai. Đến giai đoạn này, những suy nghĩ của người nghiện chỉ xoay quanh làm sao để có được chất mình nghiện. Họ sẵn sàng tự dối mình, nói dối người trong gia đình, và cũng sẵn sàng đi thêm một bước xa hơn để trở thành tội phạm (ăn cắp tiền gia đình, lấy đồ trong sở ra bán chợ đen, ...) để giải quyết cơn nghiện của họ.
Khi cái cảm giác khoái lạc được gắn liền với một hóa chất nào đó rồi thì cái chuỗi phản xạ dẫn đến lạm dụng thuốc - hành động một cách vô ý thức (automatic behavior) - được thành lập. Vì hành động đó vô ý thức nên người nghiện rất khó kềm chế cơn nghiện. Thí dụ như người nghiện rượu hay viện cớ đi đến gần những quán rượu. Họ cho rằng con đường đi ngang quán rượu là con đường ngắn nhất để về nhà. Khi nhìn thấy quán rượu thì họ cảm thấy thèm muốn (craving) và tự động bước vào. Người nghiện có thể biện hộ cho hành động của họ, “Tôi không muốn nhậu nhưng thằng bạn nó rủ rê”. Họ có thể đánh giá thấp cơn nghiện, “Tôi chỉ uống vài lon bia để giải trí mà thôi”. “Vài lon bia” tương đương với 10 lon bia mỗi ngày! Có lẽ vì thế trong tôn giáo có những giới luật cấm lạm dụng những hóa chất làm lu mờ trí tuệ. Khi trí tuệ bị lu mờ rồi thì con người dễ có những hành vi sai lầm mà họ không hay biết. Lúc đó khả năng tự kềm chế bị mất. Người lịch sự khi say rượu có thể chửi bới tục tĩu hoặc có hành động thô bỉ.
Một số người không biết cách điều chế tình cảm và hễ có căng thẳng là họ tìm đến rượu chè để quên buồn phiền. Ta có thể quan sát quan hệ của đứa trẻ khi gặp khó khăn và vai trò của người mẹ để hiểu cơ chế này. Khi đứa trẻ bị té đau (lo âu, sơ hãi), nó chạy đến mẹ nó để được an ủi. Khi được mẹ ôm ấp trong lòng và lấy tay xoa chỗ đau thì bỗng nhiên cơn đau tan mất. Lúc đó trong não bộ đứa bé Dopamine tăng, nó cảm thấy an tâm và sung sướng khi có mẹ an ủi và lo lắng cho nó, vì thế cơn đau giảm đi nhiều. Trường hợp những đứa trẻ không có cha mẹ chăm sóc gần kề thì trong tâm hồn nó cảm thấy lo lắng và trống trải. Khi gặp bạn bè rủ rê thử dùng những hóa chất gây nghiện làm tăng Dopamine thì nó cảm thấy cơn lo và đau khổ tan biến. Nhưng cái tai hại là khi lạm dụng hóa chất thì Dopamine tăng gấp nhiều lần so với lượng Dopamine khi được mẹ an ủi. Vì thế, lạm dụng hóa chất lần lần đóng cánh cửa của quan hệ tình cảm bình thường. Khi nghiện rồi thì lời khuyên can của người thân không thấm vào đâu hết. Người nghiện bỏ bê trách nhiệm gia đình và xã hội. Họ đi trên con đường dẫn xuống vực thẳm.
Ngừa bịnh hơn chữa bịnh
Cổ nhân có nói: “Ngừa bịnh hơn là chữa bịnh”. Trong kinh Phật có nói: “Bồ tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả”. Những câu này áp dụng rất đúng với sự nghiện hóa chất. Tốt nhứt là tránh không dùng hóa chất làm nghiện. Một khi làm quen với những hóa chất tạo nghiện rồi thì đi trở ra rất là khó. Sự lôi cuốn của những cơn khoái lạc quá mạnh để mà lý trí có thể cưỡng lại được. Người bình thường coi trọng quan hệ gia đình để lìa bỏ những cái lôi cuốn của vật chất. Người nghiện, ngược lại, bị vật chất làm mờ mắt, sẵn sàng lìa bỏ những giá trị của tinh thần để làm con thiêu thân trong những bữa ăn chơi trụy lạc. Khi làm nô lệ cho cơn nghiện rồi thì người nghiện sẵn sàng làm mọi việc tội lỗi để có tiền mua thuốc. Họ đánh đập vợ con đòi tiền ăn nhậu, ăn cắp đồ đạc trong nhà đem đi bán trong lúc vợ con sống trong túng thiếu. Ánh sáng của lương tâm họ rất yếu và thường xuyên bị những cơn nghiện và cơn thiếu thuốc che lấp.
Ngày nay chế độ nô lệ không còn tồn tại trên thế giới. Nói riêng về dân tộc Việt Nam thì biết bao nhiêu người bị chết trong những chuyến vượt biển tìm tự do. Chúng ta là số người may mắn được sống sót và được những quốc gia thế giới tự do tiếp đón. Tuy nhiên nếu không khéo, ta hoặc là con cái trong gia đình bị nghiện ngập, thì mặc dù sống trên thế giới tự do, nhưng sự tự do quyết định và phán xét của ta sẽ bị tước đoạt. Sớm muộn gì người nghiện thuốc sẽ mất đi quyền chọn lựa của họ. Về tâm lý, sự khôn ngoan sáng suốt sẽ mất dần, về tâm linh thì lương tâm sẽ không còn nữa, về thể xác thì sự nghiện ngập mở cánh cửa rộng cho bịnh tật xâm chiếm cơ thể (viêm gan, xơ gan, HIV, ...). Người nghiện còn có nguy cơ gây tội phạm như say rượu trong lúc lái xe (DUI) hoặc trộm cắp và dễ bị vào tù. Có nhiều trường hợp phụ huynh thật đau khổ khi mình đã phải sống chết vượt biển để cho con mình được hưởng tự do mà giờ đây đứa con bị ngồi tù hay đáng buồn hơn là bị xử tử vì buôn bán thuốc làm nghiện.
Điều mà chúng ta có thể làm được là giáo dục cho con em chúng ta thấy được cái tai hại của sự lạm dụng những hóa chất làm nghiện. Đúng như những giáo chủ các tôn giáo lớn trên thế giới nói, tình thương đóng vai trò then chốt cứu con người ra khỏi sự mê đắm thế giới vật chất. Nghiện hóa chất là một điển hình mạnh mẽ cho sự mê đắm đó. Khi lọt vào cái vòng sa đọa của cơn nghiện rồi thì khả năng thoát ra rất là hiếm. Thống kê ước lượng khoảng 70% người bị nghiện sa vào cơn nghiện trở lại (relapse) sau khi được cai thuốc. Chúng ta có thể bắt đầu công việc ngăn chận con cái chúng ta rơi vào con đường nghiện bằng cách tạo ra nhiều cơ hội hỏi han chăm sóc chúng. Bước đầu là tạo dựng một nền tảng tình yêu trong gia đình. Bước kế tiếp là chúng ta nên khuyên con cái gia nhập vào các cộng đồng tôn giáo để sinh hoạt lành mạnh và phát huy được đời sống tâm linh.
Kết luận
Tóm lại, nghiện thuốc là một vấn đề hết sức quan trọng mà phụ huynh và giới chức giáo dục cần quan tâm. Nghiện thuốc có thể làm đời sống của một người có tương lai sáng rực rơi xuống vực thẳm tận cùng. Nghiện thuốc hiện thời được coi là một bịnh của não bộ vì càng ngày càng có nhiều dữ kiện khoa học chứng minh rằng lạm dụng thuốc nghiện làm thay đổi những chất thần kinh liên kết (neuro transmitters) trong não bộ. Sự thay đổi này ảnh hưởng xấu đến nhận thức, thái độ và hành động người nghiện. Có nhiều trường hợp thương tâm là cha mẹ làm việc khổ nhọc để tạo dựng cơ sở vật chất tốt đẹp cho con mình. Nhưng khi đứa con bị nghiện thì nó trở thành một người hoàn toàn khác. Cảnh nhung lụa còn đó, nhưng phụ huynh đã mất đứa con thân yêu.
Tế Bào Gốc Thần Kinh Gây U Bướu Trong Não
BÁC SĨ TRẦN MẠNH NGÔ . Việt Báo Thứ Bảy, 4/4/2009, 12:00:00 AM
Câu Chuyện Y Sinh Học: tế bào gốc thần kinh gây u bướu trong não
Bác sĩ Trần mạnh Ngô
Tế Bào Não Thần Kinh Trị Liệu Gây U Bướu Não? Tế bào gốc trị liệu não gây phát triển u bướu trong não. Đây là một tin bất ngờ vừa phổ biến trong Plos Medicine ngày 17 tháng hai, 2009. Bs Ninette Amariglio cùng các cộng sự viên cho biết một bé trai bị bệnh mạch máu nhỏ trong não bị dãn bất thưòng (ataxia telangiectasis) được điều trị bằng cách chích tế bào gốc thần kinh vào não lấy từ phôi người. Bốn (4) năm sau khám phá thấy não có u bướu. Thử nghiệm sinh thiết cho thấy bệnh nhân bị u bướu não thần kinh mô đệm (glioneuronal neoplasm). Thử nghiệm phân tử học và tế bào học khởi đóan bệnh nhân bị u bướu não phát xuất từ tế bào gốc thần kinh chỗ chích cho em bé. Có thể nói đây là lần đầu tiên phát hiện u bướu não có thể do tế bào gốc thần kinh trị liệu. U bướu phát triển chậm có vẻ lành tính (benign). U bướu phát triển trong trường hợp đặc biệt bệnh nhân có bệnh mạch máu nhỏ trong não bị dãn bất bình thường (ataxia atelectosis) có thể liên hệ hệ thống miễn dịch phát triển bất bình thường. Đây là lần đầu tiên thấy có hiện tượng thành lập u bướu não sau khi chích tế bào thần kinh phôi não. Cần nhiều thời gian để tìm hiểu thêm hiện tượng đặc biệt này. Ngoài ra, bệnh nhân này cũng cần được theo dõi lâu năm để tìm hiểu diễn biến bệnh sẽ ra sao.
Não và thần kinh tủy sống gồm có 2 loại tế bào thần kinh: một loại dẫn truyền thần kinh tên là neuron và một loại tế bào thần kinh bảo vệ tế bào thần kinh dẫn truyền tên là tế bào đệm (glial cells). Khi tế bào thần kinh bị hư hại thì không có cách nào thay thế cho nên cần phải nghĩ ra phương pháp dùng tế bào gốc thần kinh trị liệu trong việc điều trị bệnh Parkinson, hoặc do hậu tai biến mạch máu não hay hậu chấn thương. Tin tức đăng trong báo SRM (The future of Embryonic Stem Cell Research, đăng trong Sexual, Reproduction & Menopause, tháng February, 2009), cho biết cơ quan FDA vừa nhận được một dự án xin phép dùng tế bào gốc thần kinh của con người tên là tế bào thần kinh đệm ít gai (oligodendrocytes) để chữa bệnh nhân bị thương tích thần kinh tủy xương sống. Mô hình dựa theo kết quả nghiên cứu cho chuột sau khi được chích tế bào thần kinh đệm ít gai cho chuôt bị hậu chấn thương thần kinh cột sống. Mặc dù trong thực tế bệnh nhân bị thương tích thần tủy ở nơi cổ nhiều hơn ở cột sống lưng, nhưng vì lý do an toàn, FDA chỉ cho phép thử nghiệm chấn thương thần kinh cột sống lưng lưng (chưa cho phép thử nghiệm chấn thương thần kinh cổ cho người). Tham khảo: 1) The Scientist, February 2009, 2) PloS Medicine, February 17, 2009, 3) SRM, 7: 26, 2009.
Quay Phim Theo Dõi Tế Bào Máu Sinh Sản. Trong nhiều cuộc nghiên cứu dài bàn cãi cả hàng chục năm nay, khoa học chưa giải thích thoả đáng khởi thủy sinh sản tế bào máu từ phôi thai như thế nào. Trong bài khảo cứu của Hanna M. Eilen và các cộng sự viên xuất bản trong báo Nature, vừa trình bày một kỹ thuật mới có thể quay phim chụp hình ảnh theo dõi liên tục một đơn bào phôi nẩy nở sinh sản tế bào máu. Theo dõi lâu dài cho thấy tế bào nội mô máu sinh ra tế bào máu. Các khoa học gia đã phân biệt tế bào nội mô phôi và tế bào máu bằng những khác biệt hình thái học, những dấu ấn phân tử và những chức năng khác nhau.
Tuy nhiên cần thêm nghiên cứu xác định nguồn gốc tế bào máu xuất phát từ tế bao nội mô phôi. Chẳng hạn phương pháp của nhóm Luisa Irula-Arise thuộc Đại Học California, Los Angeles theo dõi di thể từ tế bào nôi mô trong khi phương pháp do nhiều nhóm nghiên cứu khác thực hiện chăm chú theo dõi yếu tố phiên mã (transcription) thành lập tế bào nội mô máu.
Cần nói thêm là nguồn gốc tế bào máu chưa được biết rõ. Đã có rất nhiều nghiên cứu tìm hiểu nguồn gốc tế bào máu từ tế bào trung bì (mesoderm), hay từ trung phôi bào (mesenchyma), hoặc từ hai tiềm lực nguồn (bipotent endothelial-haematopoietic precursors) giữa nội mô và máu. Tham Khảo: 1) Nature 475: 896, 2009, 2) The Scientist (February 11, 2009).
Bác Sĩ Trần mạnh Ngô; E-mai: nmtran@hotmail.com; Xin mời ghé thăm Y Dược Ngày Nay, www.yduocngaynay.com, một Trang Web Y Khoa của người Việt viết cho người Việt.
BÁC SĨ TRẦN MẠNH NGÔ
***********************************
Cơ chế của sự nghiện hóa chất
Bác sĩ Thái Minh Trung
Một nghiên cứu của chính phủ gần đây cho thấy tới 30% dân sống ở Mỹ lạm dụng rượu và bị nghiện rượu trong một giai đoạn nào đó của cuộc đời họ. Ngoài rượu ra, marijuana là một loại hóa chất được giới trẻ (12-17 tuổi) lạm dụng nhiều nhứt. Nghiên cứu của cơ quan National Survey on Drug Use and Health (NSDUH) cho thấy có tới 40% giới trẻ trả lời rằng đã có thử qua marijuana (cần sa) ít nhất một lần trong đời.
Rượu có thể mua ở mọi nơi và marijuana có thể được chế biến kèm trong bánh kẹo hay thuốc hút mà các bạn trẻ trao đổi nhau ở các party hay ngoài bãi biển, ở công viên vắng. Những hóa chất này làm đầu óc lâng lâng, khi đó những suy nghĩ khôn ngoan bị lu mờ. Khi đầu óc bị lu mờ kèm với áp lực của bạn bè (peer pressure) thì các thanh niên thiếu nữ dễ đi từ giai đoạn tọc mạch muốn thử cho biết đến giai đoạn lạm dụng.
Rượu và marijuana là cánh cửa đầu tiên đưa vào thế giới nghiện ngập những hóa chất tai hại hơn như cocaine và heroin. Một nghiên cứu nữa cho thấy những đứa trẻ nghiện marijuana sớm vào lứa tuổi 15 có rất nhiều nguy cơ gia nhập băng đảng và có hành vi bạo động hay phạm pháp
Hệ thống ban thưởng trong não bộ
Trước khi đề cập đến nghiện thuốc, chúng ta thử tìm hiểu hệ thống ban thưởng trong não bộ (reward system). Trong não bộ của chúng ta có một hệ thống gọi là hệ thống limbic. Hệ thống này tạo ra sự sung sướng trong khi ăn uống và giao hợp để khuyến khích sinh vật sinh trưởng và gầy dựng giống nòi. Ngoài ra, hệ thống limbic còn ảnh hưởng đến nhiều tình cảm khác như tức giận và sợ hãi để giúp ta chiến đấu hay trốn chạy những hoàn cảnh có thể gây thiệt hại đến thân mạng. Ở hệ thống limbic có một nhóm tế bào thần kinh tiết ra Dopamine ở khu Ventral Tegmental (VTA, (hình 1) liên hệ đến sự ban thưởng. Khi khu này được kích thích thì ta có cảm giác đê mê lâng lâng. Lúc đó là lúc những tế bào thần kinh tiết ra chất Dopamine. Ăn uống và giao hợp là hai hành vi chính kích thích nhóm tế bào tiết ra Dopamine. Vai trò của Dopamine là khuyến khích những động tác và hành vi đem đến khoái lạc và thúc giục ta có thêm những hành vi đó nữa.
Tôn giáo và giáo dục gia đình đều dựa trên hệ thống limbic này và dạy con người tập điều hòa (regulate) những tình cảm hay bản năng phát xuất từ đó. Thí dụ như sự thưởng phạt có vai trò điều hòa tình cảm. Khi đứa bé điều khiển được lòng tham ăn của nó thì được cha mẹ thưởng cho nụ hôn. Khi được thương yêu thì não bộ tiết ra Dopamine và đứa bé tập lấy tình thương thay thế cái sung sướng về thể xác của tham ăn. Tôn giáo cũng như thế, khuyên con người ăn lành ở hiền để được Phật phù hộ hay Chúa rước lên Thiên Đàng. Nói một cách khác, giáo dục và tôn giáo giúp não bộ ta tiết ra Dopamine khi ta làm điều lành để tránh những cảnh giành giựt và giết chóc khi ta chạy theo bản năng tranh giành miếng ăn hay người tình. Như thế một người có giáo dục và thực hành đạo có khả năng dùng sự hiểu biết của mình để điều hòa Dopamine tạo sự sung sướng thanh nhã. Kẻ sống trong rừng rú và không hiểu đạo thì để cuộc sống vật chất bên ngoài điều khiển mức độ lên xuống của Dopamine, nên họ làm nô lệ cho vật chất. Họ không thể sống hạnh phúc khi vắng những thú vui vật chất.
Cơ chế nghiện thuốc
Như thế, đúng như Freud nói, khoái lạc đóng vai trò then chốt trong mọi sinh hoạt của loài người. Hơn hai ngàn năm trước, Phật gọi sở thích khoái lạc là tham dục. Chúa Jesus cũng khuyên con người rời bỏ cảnh dục lạc. Người ta lạm dụng rượu và thuốc để đạt khoái lạc một cách dễ dàng và tức thời. Những loại thuốc được lạm dụng đều ảnh hưởng đến khu Ventral Tegmental làm Dopamine tiết ra gấp 2 tới 10 lần nhiều hơn và tồn tại lâu hơn so với những thú vui bình thường. Cảm giác khoái lạc cực điểm đó thúc đẩy mãnh liệt người nghiện tìm thêm thuốc để kéo dài cái cảm giác thiên đàng tại thế. Những người nghiện bỏ bê học vấn và gia đình vì cái cảm giác thích thú có được khi đạt điểm cao hay được người thân khen tặng bấy giờ rất là nhàm, không thể nào sánh được với cái cảm giác khoái lạc khi lạm dụng thuốc. Tánh tình của người nghiện bắt đầu thay đổi, gia đình, bạn tốt không đủ sức hấp dẫn họ. Họ thích những buổi trụy lạc lạm dụng thuốc với đám bạn nghiện và có bao nhiêu tiền đều dùng vào việc mua thuốc để tìm đến cái thiên đàng giả tạo này. Đây là giai đoạn lạm dụng thuốc (drug abuse).
Sau một thời gian ngắn lạm dụng thuốc thì bộ óc họ có rất nhiều thay đổi. Dopamine có tự nhiên trong não bị suy giảm trầm trọng. Những hình chụp não bộ PET scan cho thấy rằng chất protein hấp thụ Dopamine đem trở vào tế bào thần kinh (Dopamine transporter, hình 2) bị sa sút trầm trọng. Vì thế, người bị nghiện có nhiều triệu chứng của bịnh trầm cảm khi thiếu thuốc: chán nản, buồn rầu, tinh thần sa sút, mất ngủ, không chăm chú vào công việc được.
Ngoài ra tùy theo loại thuốc lạm dụng mà họ có thêm những triệu chứng thiếu thuốc (withdrawal symptoms) làm trong người rất bồn chồn khó chịu. Triệu chứng thiếu rượu là tay chân run rẩy, buồn nôn, lo âu, trí nhớ suy giảm, bị giựt kinh phong và mê sảng. Nếu họ lạm dụng thuốc phiện (opiate) thì những triệu chứng thiếu thuốc như đau nhức toàn thân, nôn mửa, mất ngủ, căng thẳng tột độ làm họ từ thiên đàng rơi xuống địa ngục trần gian rất nhanh chóng.
Đến giai đoạn này những cơn cực khoái xảy ra rất ít vì họ bị lờn thuốc (tolerance). Người nghiện lúc bây giờ tìm thuốc để tránh cơn thiếu thuốc và có được cảm giác bình thường, chớ ít được cảm giác cực khoái nữa vì họ bị lờn thuốc. Giai đoạn này được gọi là lệ thuộc thuốc (drug dependence). Người bị lệ thuộc hóa chất dễ rơi vào đường tội phạm làm mọi cách để có thuốc để tránh cơn thiếu thuốc. Những loại thuốc nghiện là quốc cấm cho nên họ phải trải qua rất nhiều sự khó khăn để tìm mua thuốc lén lút. Khi đến giai đoạn này thì đa số người nghiện bị mất sở làm vì cái thời gian đi tìm thuốc chiếm hết cuộc sống của họ. Một số người nghiện bị rơi vào cạm bẫy của băng đảng. Đôi khi phụ nữ bị buộc làm nghề mãi dâm để được cho dùng thuốc làm nghiện. Thanh niên thì dễ đi vào đường tội phạm bán thuốc làm nghiện hoặc đi trộm cắp để có tiền mua thuốc.
Chúng ta cần có chất Dopamine để có những hứng thú trong cuộc sống. Tuy nhiên nếu ta lạm dụng rượu và hóa chất, Dopamine tăng quá độ thì những suy nghĩ sáng suốt của ta mất dần. Tình cảm đam mê tăng nhiều thường làm mờ lý trí. Khi Dopamine tăng nhiều quá thì khả năng suy luận để đáp ứng với thực tế mất dần. Ở những người lạm dụng cocaine, khi Dopamine tăng quá độ, họ có những triệu chứng hoang tưởng bị ám hại (paranoia) của chứng bịnh tâm thần phân liệt (schizophrenia) . Ở cường độ nhẹ hơn thì Dopamine làm mất khả năng nhận xét khách quan. Hiếm có người nghiện rượu chấp nhận họ bị nghiện. Họ tìm mọi cách biện hộ cho cơn nghiện. Ngay cả khi bị xơ gan mà vẫn có người không bỏ rượu được. Họ còn cho là bác sĩ chẩn bịnh sai. Đến giai đoạn này, những suy nghĩ của người nghiện chỉ xoay quanh làm sao để có được chất mình nghiện. Họ sẵn sàng tự dối mình, nói dối người trong gia đình, và cũng sẵn sàng đi thêm một bước xa hơn để trở thành tội phạm (ăn cắp tiền gia đình, lấy đồ trong sở ra bán chợ đen, ...) để giải quyết cơn nghiện của họ.
Khi cái cảm giác khoái lạc được gắn liền với một hóa chất nào đó rồi thì cái chuỗi phản xạ dẫn đến lạm dụng thuốc - hành động một cách vô ý thức (automatic behavior) - được thành lập. Vì hành động đó vô ý thức nên người nghiện rất khó kềm chế cơn nghiện. Thí dụ như người nghiện rượu hay viện cớ đi đến gần những quán rượu. Họ cho rằng con đường đi ngang quán rượu là con đường ngắn nhất để về nhà. Khi nhìn thấy quán rượu thì họ cảm thấy thèm muốn (craving) và tự động bước vào. Người nghiện có thể biện hộ cho hành động của họ, “Tôi không muốn nhậu nhưng thằng bạn nó rủ rê”. Họ có thể đánh giá thấp cơn nghiện, “Tôi chỉ uống vài lon bia để giải trí mà thôi”. “Vài lon bia” tương đương với 10 lon bia mỗi ngày! Có lẽ vì thế trong tôn giáo có những giới luật cấm lạm dụng những hóa chất làm lu mờ trí tuệ. Khi trí tuệ bị lu mờ rồi thì con người dễ có những hành vi sai lầm mà họ không hay biết. Lúc đó khả năng tự kềm chế bị mất. Người lịch sự khi say rượu có thể chửi bới tục tĩu hoặc có hành động thô bỉ.
Một số người không biết cách điều chế tình cảm và hễ có căng thẳng là họ tìm đến rượu chè để quên buồn phiền. Ta có thể quan sát quan hệ của đứa trẻ khi gặp khó khăn và vai trò của người mẹ để hiểu cơ chế này. Khi đứa trẻ bị té đau (lo âu, sơ hãi), nó chạy đến mẹ nó để được an ủi. Khi được mẹ ôm ấp trong lòng và lấy tay xoa chỗ đau thì bỗng nhiên cơn đau tan mất. Lúc đó trong não bộ đứa bé Dopamine tăng, nó cảm thấy an tâm và sung sướng khi có mẹ an ủi và lo lắng cho nó, vì thế cơn đau giảm đi nhiều. Trường hợp những đứa trẻ không có cha mẹ chăm sóc gần kề thì trong tâm hồn nó cảm thấy lo lắng và trống trải. Khi gặp bạn bè rủ rê thử dùng những hóa chất gây nghiện làm tăng Dopamine thì nó cảm thấy cơn lo và đau khổ tan biến. Nhưng cái tai hại là khi lạm dụng hóa chất thì Dopamine tăng gấp nhiều lần so với lượng Dopamine khi được mẹ an ủi. Vì thế, lạm dụng hóa chất lần lần đóng cánh cửa của quan hệ tình cảm bình thường. Khi nghiện rồi thì lời khuyên can của người thân không thấm vào đâu hết. Người nghiện bỏ bê trách nhiệm gia đình và xã hội. Họ đi trên con đường dẫn xuống vực thẳm.
Ngừa bịnh hơn chữa bịnh
Cổ nhân có nói: “Ngừa bịnh hơn là chữa bịnh”. Trong kinh Phật có nói: “Bồ tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả”. Những câu này áp dụng rất đúng với sự nghiện hóa chất. Tốt nhứt là tránh không dùng hóa chất làm nghiện. Một khi làm quen với những hóa chất tạo nghiện rồi thì đi trở ra rất là khó. Sự lôi cuốn của những cơn khoái lạc quá mạnh để mà lý trí có thể cưỡng lại được. Người bình thường coi trọng quan hệ gia đình để lìa bỏ những cái lôi cuốn của vật chất. Người nghiện, ngược lại, bị vật chất làm mờ mắt, sẵn sàng lìa bỏ những giá trị của tinh thần để làm con thiêu thân trong những bữa ăn chơi trụy lạc. Khi làm nô lệ cho cơn nghiện rồi thì người nghiện sẵn sàng làm mọi việc tội lỗi để có tiền mua thuốc. Họ đánh đập vợ con đòi tiền ăn nhậu, ăn cắp đồ đạc trong nhà đem đi bán trong lúc vợ con sống trong túng thiếu. Ánh sáng của lương tâm họ rất yếu và thường xuyên bị những cơn nghiện và cơn thiếu thuốc che lấp.
Ngày nay chế độ nô lệ không còn tồn tại trên thế giới. Nói riêng về dân tộc Việt Nam thì biết bao nhiêu người bị chết trong những chuyến vượt biển tìm tự do. Chúng ta là số người may mắn được sống sót và được những quốc gia thế giới tự do tiếp đón. Tuy nhiên nếu không khéo, ta hoặc là con cái trong gia đình bị nghiện ngập, thì mặc dù sống trên thế giới tự do, nhưng sự tự do quyết định và phán xét của ta sẽ bị tước đoạt. Sớm muộn gì người nghiện thuốc sẽ mất đi quyền chọn lựa của họ. Về tâm lý, sự khôn ngoan sáng suốt sẽ mất dần, về tâm linh thì lương tâm sẽ không còn nữa, về thể xác thì sự nghiện ngập mở cánh cửa rộng cho bịnh tật xâm chiếm cơ thể (viêm gan, xơ gan, HIV, ...). Người nghiện còn có nguy cơ gây tội phạm như say rượu trong lúc lái xe (DUI) hoặc trộm cắp và dễ bị vào tù. Có nhiều trường hợp phụ huynh thật đau khổ khi mình đã phải sống chết vượt biển để cho con mình được hưởng tự do mà giờ đây đứa con bị ngồi tù hay đáng buồn hơn là bị xử tử vì buôn bán thuốc làm nghiện.
Điều mà chúng ta có thể làm được là giáo dục cho con em chúng ta thấy được cái tai hại của sự lạm dụng những hóa chất làm nghiện. Đúng như những giáo chủ các tôn giáo lớn trên thế giới nói, tình thương đóng vai trò then chốt cứu con người ra khỏi sự mê đắm thế giới vật chất. Nghiện hóa chất là một điển hình mạnh mẽ cho sự mê đắm đó. Khi lọt vào cái vòng sa đọa của cơn nghiện rồi thì khả năng thoát ra rất là hiếm. Thống kê ước lượng khoảng 70% người bị nghiện sa vào cơn nghiện trở lại (relapse) sau khi được cai thuốc. Chúng ta có thể bắt đầu công việc ngăn chận con cái chúng ta rơi vào con đường nghiện bằng cách tạo ra nhiều cơ hội hỏi han chăm sóc chúng. Bước đầu là tạo dựng một nền tảng tình yêu trong gia đình. Bước kế tiếp là chúng ta nên khuyên con cái gia nhập vào các cộng đồng tôn giáo để sinh hoạt lành mạnh và phát huy được đời sống tâm linh.
Kết luận
Tóm lại, nghiện thuốc là một vấn đề hết sức quan trọng mà phụ huynh và giới chức giáo dục cần quan tâm. Nghiện thuốc có thể làm đời sống của một người có tương lai sáng rực rơi xuống vực thẳm tận cùng. Nghiện thuốc hiện thời được coi là một bịnh của não bộ vì càng ngày càng có nhiều dữ kiện khoa học chứng minh rằng lạm dụng thuốc nghiện làm thay đổi những chất thần kinh liên kết (neuro transmitters) trong não bộ. Sự thay đổi này ảnh hưởng xấu đến nhận thức, thái độ và hành động người nghiện. Có nhiều trường hợp thương tâm là cha mẹ làm việc khổ nhọc để tạo dựng cơ sở vật chất tốt đẹp cho con mình. Nhưng khi đứa con bị nghiện thì nó trở thành một người hoàn toàn khác. Cảnh nhung lụa còn đó, nhưng phụ huynh đã mất đứa con thân yêu.