|
Post by NHAKHOA on Apr 18, 2009 14:52:35 GMT -5
|
|
|
Post by NHAKHOA on Apr 18, 2009 14:58:52 GMT -5
|
|
|
Post by NHAKHOA on Apr 20, 2009 12:26:36 GMT -5
Lời Khuyên: Bảo Vệ Trẻ Em Tránh Bị Ngộ Độc Việt Báo Thứ Tư, 4/1/2009, 12:00:00 AM Lời Khuyên: Bảo Vệ Trẻ Em Tránh Bị Ngộ Độc Các Lời Khuyên và Nguồn Hỗ Trợ để Giữ Gìn An Toàn cho Trẻ Em (Sacramento) - Mỗi năm, khoảng 91.000 trẻ em bị ngộ độc bất ngờ. Mặc dù phần lớn các trường hợp này không nguy hiểm đến tính mạng, ngộ độc có thể tránh được. Hiểu biết về các loại chất độc cơ bản trong nhà, và những nơi có thể tìm thấy chất độc trong nhà, là bước đầu tiên để phòng ngừa bị ngộ độc. Bắt đầu bằng cách làm quen với các sản phẩm khác nhau trong nhà, vì chất độc thường khó phát hiện và ở nhiều dạng khác nhau. Tập trung vào các nơi chủ chốt giữ an toàn cho trẻ em có chứa các chất độc hại. Điều này dễ thực hiện hơn là quý vị nghĩ. Chất Độc Có Nhiều Dạng Để giúp quý vị quyết định xem những loại chất độc nào hiện diện trong nhà mình, danh sách sau đây bao gồm bốn dạng chất độc chủ yếu và cung cấp một số ví dụ cho mỗi loại. - Chất Lỏng. Thuốc men bằng chất lỏng và các thuốc chùi rửa chẳng hạn như thuốc tẩy và thuốc giặt đồ đều có hại nếu trẻ em nuốt vào. - Chất rắn. Thuốc men ở dạng viên có thể độc hại nếu trẻ em nuốt vào hoặc nhai. Các đồ dùng trong nhà thông thường khác, chẳng hạn xà phòng, cũng độc hại nếu trẻ em ăn vào. - Thuốc Xịt. Nhiều sản phẩm chùi rửa chẳng hạn như các thuốc chùi rửa dùng cho mọi mục đích thường có dạng là bình xịt. Nước hoa và thuốc trừ sâu bọ cũng có thể nguy hiểm cho trẻ em. - Những Thứ Không Nhìn Thấy. Chì và carbon monoxide là ví dụ của những chất độc không nhìn thấy thường có hại cho sức khỏe. Chì có ở trong bụi của loại sơn có chì, và cũng có ở một số đồ chơi. Chất carbon monoxide thải ra từ xe hơi, bếp đốt bằng khí, và lò sưởi. Để giúp làm giảm các chất độc này, bảo đảm là nhà quý vị luôn có đủ không khí trong lành. Ngoài ra, cân nhắc việc lắp đặt thiết bị đo nồng độ carbon monoxide ít tốn kém để báo hiệu khi mức độ khí này lên quá cao. Các Khu Vực Nguy Hiểm trong Nhà Quý Vị Để bảo đảm an toàn cho trẻ em tránh bị ngộ độc có thể xảy ra, bắt đầu bằng cách tập trung vào một số căn phòng quan trọng trong nhà. Xin nhớ để phần lớn các món đồ ở ngoài tầm nhìn và tầm tay của trẻ em. - Nhà Bếp/Phòng Giặt Đồ. Để các thuốc chùi rửa trong nhà chẳng hạn như xà phòng rửa chén, thuốc giặt đồ, và thuốc chùi rửa bếp ở trong các tủ có ổ khóa trẻ em không mở được. Nếu quý vị để các món đồ này trong một cái chạn, hãy bảo đảm là cái chạn này đủ cao để trẻ em không thể với tới được. - Nhà tắm. Các tủ và ngăn kéo có thể chứa các sản phẩm như thuốc men, thuốc vitamin, các sản phẩm dành cho tóc, cồn chùi rửa, và thậm chí thuốc chùi bóng móng tay có thể nguy hiểm cho trẻ em. Chỉ để các món đồ này trong một tủ thuốc nếu tủ này ở ngoài tầm tay của trẻ em. Nếu không, nên để trong một cái tủ hoặc ngăn kéo có khóa. - Phòng ngủ. Không để thuốc men hoặc các loại kem ở đầu giường. Cẩn thận những nơi quý vị để ví của mình, vì trong ví có thể có nhiều món đồ có thể có hại cho trẻ em nếu ăn vào, bao gồm mỹ phẩm, kem xoa da, thuốc men, và thuốc lá. Ngoài ra, cẩn thận đồ chơi của trẻ em vì một số đồ chơi có thể có chì. - Vườn. Nhiều loại cây trồng trong nhà và ngoài vườn cũng như phân bón và thuốc trừ sâu bọ có thể độc hại. Để các loại cây ở ngoài tầm tay trẻ em, và dạy cho trẻ em không cho cây vào miệng. Luôn luôn tìm các loại cây không độc hại chẳng hạn như dược thảo, hoa nhài, hoặc hoa hồng. Và sau khi bỏ phân bón, hãy tưới nước và làm khô ráo hẳn bãi cỏ trước khi để trẻ em chơi trên cỏ. Đừng quên phải luôn luôn rửa tay sau khi làm vườn. - Các bức tường. Một số các căn nhà cũ được sơn bằng loại sơn có chì. Trẻ em có thể hít bụi từ loại sơn này hoặc nuốt các mảnh sơn vỡ. Hãy làm thử nghiệm trong nhà để xem có chì hay không để bảo đảm an toàn cho con quý vị. Các Nguồn Hỗ Trợ để Giúp Đỡ Để các thông tin về nguồn hỗ trợ này ở gần để giúp trong trường hợp bị ngộ độc bất ngờ. - California Poison Action Line (Đường Dây Hành Động Ngộ Độc California). Nếu trẻ em không thở được sau khi bị ngộ độc, hãy gọi 911. Nếu trẻ em vẫn tỉnh táo, hãy gọi California Poison Action Line ở số 1-800-222-1222. Lấy càng nhiều thông tin càng tốt, chẳng hạn như tên của sản phẩm và thời gian bị ngộ độc. - Bộ Tài Liệu Dành Cho Những Người Mới Trở Thành Cha Mẹ. Đây là nguồn hỗ trợ miễn phí, trị giá $75, bao gồm các DVD mang tính hướng dẫn, các quyển sách hướng dẫn và các tập tài liệu hữu ích với nhiều thông tin, lời khuyên về hướng dẫn hữu ích dành cho cha mẹ. Bộ Tài Liệu này cũng có số điện thoại của đường dây nóng California Poison Action Line viết trên một tấm thẻ có nam châm để gắn lên cửa tủ lạnh. Để lấy Bộ Tài Liệu này, xin gọi số 1-800-KIDS-025 hoặc liên lạc với First 5 California. - Environmental Protection Agency (Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường). Để tìm hiểu thêm về cách làm thử nghiệm trong nhà xem có chất chì hay không, hãy gọi số 1-800-424-LEAD hoặc ghé thăm www.epa.gov/lead. - U.S. Consumer Product Safety Commission (Ủy Ban An Toàn Sản Phẩm Tiêu Dùng Hoa Kỳ). Gọi số 1-800-638-2772 hoặc ghé thăm www.cpsc.gov để lấy danh sách các món đồ chơi đã được yêu cầu trả lại vì có chất chì và những chất độc hại khác. First 5 California khuyến khích tất cả các phụ huynh giữ cho con mình an toàn ở trong nhà, và không bao giờ đánh giá thấp sự hứng thú của trẻ em đối với nhiều khu vực trong nhà. Để biết thêm thông tin về các nguồn hỗ trợ cho cha mẹ hoặc các chương trình khác của First 5 California, xin gọi số 1-800-KIDS-025 để được hướng dẫn bằng tiếng Anh, 1-800-597-9366 để được hướng dẫn bằng tiếng Trung Quốc, 1-800-597-9511 để được hướng dẫn bằng tiếng Đại Hàn, hoặc 1-800-597-9855 để được hướng dẫn bằng tiếng Việt. Cũng có thể ghé thăm trang mạng www.first5california.com. Sơ Lược về First 5 California First 5 California, còn gọi là California Children and Families Commission, được thành lập sau khi các cử tri thông qua Proposition 10 vào tháng 11 năm 1998, tăng thêm 50 xu thuế trên mỗi bao thuốc lá để tài trợ cho các chương trình giáo dục, y tế, và các chương trình khác dành cho những người sắp trở thành cha mẹ và trẻ em từ 0 đến 5 tuổi. Để biết thêm thông tin, xin ghé thăm www.first5california.com.
|
|
|
Post by NHAKHOA on Apr 20, 2009 12:31:42 GMT -5
Khiếm Khuyết Gì Trong Ngành Y Khoa Ở Mỹ ? GS PHẠM VĂN CHÍNH . Việt Báo Thứ Bảy, 4/11/2009, 12:00:00 AM Khiếm khuyết gì trong ngành Y Khoa ở Mỹ ? GS Phạm Văn Chính Sau đây là chương 2 với tựa đề : What's wrong with Health Care in America ? trong quyển sách của Kelvin Trudeau có tựa đề là Natural Cures They don't want you to know about ? . Đây là quyển sách thuộc loại bán chạy nhứt (best seller) của Mỹ. Tôi xin được lược dịch chương này để mọi người chúng ta suy ngẫm. Nếu ông Kelvin Trudeau nói đúng thì ngành y khoa của Mỹ phải tìm cách cải tiến để cứu nước Mỹ. Còn nếu ông Trudeau nói sai thì chúng ta nhứt là ngành y có bổn phẩn phải làm sáng tỏ vấn đề. Trong một đất nước tôn trọng quyền freedom of speech, mong ràngchúng ta nên bình tĩnh xem xét những phát biểu dưới đây của ông Kevin Trudeau. Y khoa đã 100 % thất bại trong việc trị bịnh và phòng ngừa mọi loại bịnh tật. Hãy xem những dữ liệu sau đây : - Nhiều người bị cảm cúm hơn trước. - Nhiều người bị ung thư hơn trước -Nhiều người bị tiểu đường hơn trước -Nhiều người bị suyển, nhức đầu kinh niên, đau cổ, đau lưng hơn trước. -Nhiều người bị dư acit, ung bướu, đau bao tử hơn trước. -Phụ nữ bị các chứng bịnh về phụ nữ nhiều hơn trước -Nhiều trẻ em bị rối loạn tinh thần hơn trước. -Nhiều người bị mệt mỏi kinh niên hơn trước. -Nhiều người bị mất ngủ hơn trước -Nhiều người bị bịnh về da hơn trước -Nhiều người chịu đựng sự dồn nén, căng thẳng và lo âu hơn trước -Nhiều đàn ông và đàn bà bị rối loạn sinh lý và mất khả năng sinh con hơn trước -Nhiều người bị dị ứng, đau nhức, táo bón hơn trước -Nhiều người đàn ông bị đau tuyến tiền liệt hơn trước -Nhiều phụ nữ bị nhiễm các loại nấm hơn trước. Tuy nhiên ta không thấy làm lạ là : .Nhiều người đi bác sĩ hơn trước .Nhiều người được thử nghiệm như thử máu, thử tia X hơn trước .Nhiều người uống thuốc có toa và không có toa hơn trước Không những nhiều người dùng thuốc mà nhiều người đang dùng nhiều thuốc hơn trước. Nhiều cuộc giải phẩu hơn trước. Tình trạng này nói với chúng ta điều gì ? Nó nói rằng ngành y khoa đang thất bại. Nhiều người đang được trị liệu, đang dùng nhiều thuốc hơn, đang được thử nghiệm và giải phẩu hơn trước đây trong lịch sử. Tuy vậy mà người ta bịnh nhiều hơn trong lịch sử. Như vậy là ngành y đang thất bại. Theo báo Fortune, chúng ta đang chịu thua trận chiến chống ung thư. Tỷ lệ người Mỹ chết do ung thư bây giờ cũng y như hồi năm 1950 và 1970. Trên 200 tỷ đô la đã chi ra từ 1971 để cố gắng ngăn ngừa và chữa trị ung thư. Vậy mà bây giờ bạn có nguy cơ bị ung thư nhiều hơn trước đây trong lịch sử và bạn cũng có nguy cơ tử vong y như vào năm 1950. Tôi có thể gọi đây là một sự thất bại thảm hại. Dân Mỹ tiêu trên 200 tỷ đô la hàng năm mà tỷ lệ tử vong ở trẻ em cao hơn 20 quốc gia phát triển khác. Con người ở 30 quốc gia sống thọ hơn dân Mỹ. Vậy mà dân Mỹ lại dùng đến hơn phân nửa lượng thuốc chế tạo trên thế giới. Có trên 200.000 loại thuốc không cần cho toa trên thị trường. Trên 30.000 loại thuốc phải có toa. Bác sĩ viết trên 3 tỷ toa thuốc mỗi năm. Trung bình một người Mỹ có trên 30 loại thuốc có toa và không toa trong tủ thuốc. Vấn đề căn gốc là : Những người chiến thắng trong điều trị và phòng ngừa bịnh là các công ty dược phẩm và các công ty sức khỏe. Quyền lợi các công ty dược phẩm luôn luôn cao hơn. Còn y khoa thì thất bại trong việc phòng ngừa và điều trị mọi loại bịnh tật. Sau đây là một thí dụ, chúng ta hãy nhìn kỹ nghệ ăn kiêng. -Nhiều người ăn kiêng hơn trước -Nhiều người dùng nhiều sản phẩm ăn kiên hơn trước -Nhiều người tập thể dục hơn trước Vậy mà nhiều người mập hơn trước. Hơn 68 % dân chúng sống ở nước Mỹ bị mập. Tỷ lệ mập tăng lên hằng năm. Không chỉ nhiều người mập hơn trước mà nhiều người lại phì to một cách nguy hiểm hơn trước. Ai là kẻ chiến thắng trong trận chiến chống bịnh mập phì ? Những công ty bán thực phẩm ăn kiên, thuốc giảm cân và những cách thức giảm cân khác làm được nhiều tiền hơn trước. Nói đến bịnh tiểu đường, bịnh tiểu đường trước đây rất ít người mắc phải, rất ít nghe nói đến. Có người cho rằng tại người bịnh không biết mình bị bịnh và tại trước đây không có dụng cụ thử độ đường trong máu. Và cho đến nay Tây Y cũng chỉ biết tiểu đường do cơ thể không tiết ra được chất Insulin. Và y học cũng biết thêm là bịnh tiểu đường là loại bịnh di truyền và di truyền bằng một loại virus có tên là Streptomacys. Trong khi chờ đợi những khám phá mới, y học tạm dùng Insulin thú vật để điều chế các loại thuốc có tên khác nhau tạm ngăn chặn tiểu đường. Tất nhiên, đây là cách trị ngọn, tức là y học chữa trị qua chứng bịnh. Nói cách khác, vì chưa tìm được nguyên nhân tận gốc nên việc chữa trị bịnh tiểu đường chỉ là sự ngăn chặn tạm thời mà thôi. Bằng cớ hiển nhiên là hầu như không có người bịnh tiểu đường nào khỏi hẳn bịnh nhờ cách chữa trị này. Từ đó, y học gọi tên tiểu đường là bịnh kinh niên, tức kéo dài hết năm này sang năm khác, hoặc bịnh nan y tức là không chữa trị được. Sự bất lực này thật dễ hiểu. Vấn đề là càng lúc càng có nhiều người tiểu đường. Hằng ngày vẫn uống thuốc mà hậu quả không tránh khỏi là người bịnh tiểu đường đi dần đến mù mắt, cưa chân hoặc bị một biến chứng nguy hiểm khác. Tình trạng bất lực của thuốc men vừa nói đã trở thành thảm trạng cho bất cứ ai rủi ro rơi vào căn bịnh hiểm ác này. Người ta còn nhận thấy bịnh tiểu đường không phải xuất hiện đơn độc mà thường đi theo các bịnh khác. Ví dụ tiểu đường thường đi với mập phì, cao huyết áp, cao mỡ . .v . .v . Vì thế, khi uống thuốc, không phải chỉ uống thuốc tiểu đường mà phải uống kèm với các loại thuốc chữa trị các loại bịnh khác. Hằng ngày có khi người tiểu đường phải uống đến 20 viên thuốc khác nhau. Mà than ôi ! hằng ngày phải đưa vào cơ thể một số lượng hóa chất khổng lồ như thế thì gan và thận làm sao chịu nỗi? Vì thế, càng uống thuốc, sức khỏe càng suy yếu chứ không phải mạnh lên. Có người biến chứng thành đau gan, đau thận. Buồn hơn nữa là sau một thời gian bị tiểu đường nhiều người phải chịu đau khổ vì bịnh bất lực ! Hạnh phúc gia đình bị đe dọa trầm trọng. Còn các bà thì suy yếu toàn diện. Nếu sinh con, truyền bịnh sang cho con để sau này con mình cũng mang bịnh như mình. Trong khi nhà sinh lý học nổi danh Pháp Claude Bernard căn dặn : Tình trạng cơ thể là chính yếu, vi trùng hay siêu vi trùng không có gì đáng ngại mà ta cứ làm cho cơ thể suy yếu bằng các hóa chất thì thật là đáng buồn! ( Xin tìm đọc quyển Cẩm nang tự chữa trị bịnh tiểu đường của GS Phạm Văn Chính để biết thêm chi tiết về cách tự chữa trị bịnh tiểu đường. Tình trạng sức khỏe lý tưởng là không bao giờ dùng một viên thuốc và không bao giờ bị bịnh. Sức khỏe lý tưởng là khi thức dậy buổi sáng với đầy năng lực và sức sống, bằng lòng và cảm giác hoàn toàn sung mãn. Bạn đi qua một ngày làm việc với năng lực trên bước đi, với nụ cười trên gương mặt. Bạn không thấy mệt mỏi, không nhức đầu, không đau trong cơ thể. Bạn không dư trọng lượng, không bị cảm cúm và bịnh tật gì. Bạn không bị bịnh, bị đau, không có gì cản trở khẩu vị, bạn ăn cái gì bạn thích và không bao giờ đói. Bạn không bị khó tiêu với thực phẩm bạn thích ăn. Bạn đi ngủ ngon giấc, an bình. Khả năng sinh lý của bạn mạnh khỏe, cường tráng và bạn có thể cho và nhận khoái cảm. Đó là sự miêu tả một con người khỏe mạnh. Người khỏe mạnh không bao giờ phải dùng thuốc. Người khỏe mạnh không bao giờ phải giải phẩu. Người khỏe mạnh không bịnh ung thư, tiểu đường hay tim mạch. Người khỏe mạnh sống không bịnh tật. Nhiều người không có ý niệm làm sao cho cơ thể khỏe mạnh. Chúng ta bị nhồi sọ để tin rằng dùng thuốc là tự nhiên. Chúng ta cũng buộc phải tin rằng chúng ta cần có thuốc để được khỏe mạnh . Hãy xem các loài vật trong rừng như con vượn không bị bịnh. Chúng không bị tiểu đường, ung thư, tim mạch, suyển, đau nhức . . . Thú vật trong rừng không dùng thuốc. Thú vật trong rừng không đi đến câu lạc bộ sức khỏe. Không thuốc men, không giải phẩu hay tập thể dục hằng ngày mà loài vật trong rừng không bịnh tật và sống lâu gấp 3, 5 lần con người. Vấn đề là bạn không bị bịnh. Bịnh không phải bình thường mà là bất bình thường. Nhiều người nghĩ rằng mình khỏe mạnh mà không có ý niệm gì về làm sao để có thể cảm nhận được sự khỏe mạnh đó. Cần có một nơi cho giải phẩu và dùng thuốc không ? Câu trả lời nhứt định là cần. Y khoa đã làm tốt nhiệm vụ của mình đối với triệu chứng bịnh. Tuy nhiên, làm mất triệu chứng có hai điều bất lợi : Một là bản thân sự trị chứng tạo ra nhiều vấn đề phải chữa trị tiếp theo. Hai là nguyên nhân của triệu chứng không bao giờ được giải quyết. Khi bạn không giải quyết được nguyên nhân thì bạn cho phép những vấn đề khác theo sau. Vì thế, nếu bạn ở tình trạng cấp cứu do tai nạn bất ngờ, thuốc và giải phẩu cứu sống bạn. Tuy nhiên thuốc và giải phẩu thất bại trong việc ngừa bịnh và không làm mất nguyên nhân sinh bịnh. Vấn đề căn gốc là nếu bạn bị té và đau quả thận, Bạn muốn được cấp thời đến phòng cấp cứu gần nhứt để được điều trị bởi một bác sĩ với thuốc và giải phẩu để cứu sống bạn. Nhưng nếu muốn khỏe mạnh và không bao giờ bịnh thì thuốc và giải phẩu không phải là giải pháp. Tôi sẽ giải thích chi tiết hơn ở những chương sau. Nếu hàng ngàn tỷ đô la trong nghiên cứu khoa học đã thất bại trong việc tìm cách ngăn ngừa và trị bịnh thì phương pháp Hoàn Toàn Tự Nhiên không tốn kém để ngừa và trị bịnh phải hữu ích, tại sao chúng ta không chịu nghe nói về vấn đề nàý ? Câu trả lời sẽ làm bạn ngạc nhiên ? Trên đây là những nhận định của Kevin Trudeau, một tỷ phú Mỹ. Ông không phải là một bác sĩ mà là một nhà nghiên cứu. Sỡ dĩ ông công bố các hiểu biết và kinh nghiệm của ông vì ông đã từng bị bịnh mà không chữa trị được bằng y khoa tân tiến mà bằng cách trị bịnh tự nhiên. Ong muốn giúp dân Mỹ tránh sai lầm trong đời sống nhứt là trong chữa trị bịnh tật cho mình và cho người thân của mình. Rất mong được y giới đóng góp ý kiến về vấn đề này để chúng ta cùng nhau góp sức vào vấn đề hệ trọng nhứt của đời sống: Đó là sức khỏe là ngăn ngừa bịnh tật để sống thọ và sống hạnh phúc. Cần tìm hiểu sâu về cách tự chữa trị các bịnh nan y như : tiểu đường, cao mỡ, cao máu, mất ngủ, viêm gan
Quý vị vào Website của Hội: www.ttkc.org hay www.tienthienkhicong.org, order trực tiếp các sách Việt và Anh cùng DVD thực hành phương pháp Tiên Thiên Khí Công, DVD thuyết trình về bịnh nan y, DVD thuyết trình về cách sống thiên đàng tại thế gian.. tham khảo thêm tài liệu của Thái Khắc Lễ: Tuyệt Thực Đi Về Đâu. Đặc biệt Hội có bào chế dược thảo bồi bổ tỳ vị, tim
. chỉ làm khi có yêu cầu. Điện thoại liên lạc trực tiếp Nguyễn Định : (714) 725-1522, (714) 902-3544. GS PHẠM VĂN CHÍNH
|
|
|
Post by NHAKHOA on Apr 20, 2009 12:37:22 GMT -5
Bệnh Autism: Để Phụ Huynh Và Người Chăm Sóc Trẻ Hiểu Việt Báo Thứ Bảy, 4/18/2009, 12:00:00 AM Bệnh Autism: để Phụ Huynh và Người Chăm Sóc Trẻ Hiểu (Sacramento) - Thống kê về bệnh autism rất đáng lo ngại. Cứ mỗi 150 trẻ em lại có một em được chẩn đoán bị tình trạng này, theo Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh. Điều này có nghĩa là 1,5 triệu người Mỹ bị bệnh autism ở một số hình thức nào đó, và con số này đang tăng lên. Bệnh autism là sự thiếu khả năng về mặt phát triển, xảy ra khi não gặp khó khăn không thể hoạt động bình thường được. Bệnh này ảnh hưởng đến khả năng nói, học, và giao tiếp của một đứa trẻ với những người khác. Bác sĩ không biết chính xác nguyên nhân gây ra bệnh này, nhưng thông thường có thể nhận biết được các triệu chứng khi đứa trẻ được ba tuổi. Hiện nay không có cách chữa trị cho bệnh autism, nhưng việc can thiệp từ sớm có thể giúp được. Những em được chẩn đoán bị bệnh này ở tuổi nhỏ và đi khám bác sĩ thường xuyên để chữa trị có dấu hiệu cải thiện các kỹ năng học và giao tiếp. Trong khi một số phụ huynh có thể lo ngại về sự an toàn của các thuốc chủng ngừa và việc các thuốc này có liên quan đến bệnh autism hay không, Hiệp Hội Nhi Khoa Hoa Kỳ vẫn tiếp tục khuyên trẻ em nên được chủng ngừa để phòng tránh các bệnh ở tuổi thơ. Nhân dịp Tháng Nhận Thức Bệnh Autism, First 5 California cung cấp các thông tin sau đây để giúp phụ huynh hiểu về bệnh autism và liên lạc với các nguồn hỗ trợ mà mình cần. Các Dấu Hiệu Cảnh Cáo Sớm Bệnh autism rất phức tạp và có thể khó chẩn đoán bởi vì nó ảnh hưởng khác nhau ở mỗi trẻ em, nhưng có một số dấu hiệu mà phụ huynh nên cảnh giác - chẳng hạn những dấu hiệu sau đây. Ngay khi quý vị nhận thấy các triệu chứng này, quý vị nên đưa con đi khám bác sĩ hoặc nhà cung cấp dịch vụ y tế. - Nhìn Vào Mắt. Trẻ em bị autism thường ít khi nhìn hay không nhìn vào mắt người khác. - Nói. Xem trẻ em có dấu hiệu nói trễ hoặc hoàn toàn không nói hay không. Một số trẻ em bị autism gặp khó khăn trong khả năng diễn đạt các nhu cầu hoặc không phản ứng với các giao tiếp bằng lời nói. - Các mối quan hệ. Thỉnh thoảng các em bị autism gặp khó khăn trong việc quan hệ với người khác, thường thích ở một mình hoặc không thích ôm ấp. - Chơi đùa. Trẻ em rất năng động và sáng tạo, vì vậy hãy để ý nếu con quý vị không chơi đùa. Ngoài ra, xin nhớ là các hành vi về autism đôi khi bao gồm các kiểu chơi đùa không bình thường, chẳng hạn như quay các đồ vật lặp đi lặp lại. - Các Hành Vi Cực Đoan. Xem chừng các hành vi cực đoan chẳng hạn như cười hoặc khóc quá nhiều mà không có nguyên do nào, hay nổi cơn tam bành và quá nhạy cảm với cảm giác đau (hoặc thiếu nhạy cảm). Đôi khi, trẻ em bị autism không có nỗi sợ hãi tự nhiên đối với các mối nguy hiểm, và quá quan tâm đến một số đồ vật nhất định trong một thời gian dài. Các hành động lặp đi lặp lại như đập tay cũng có thể là dấu hiệu sớm của bệnh autism. Càng Sớm Càng Tốt Bởi vì không có khám nghiệm y khoa đặc biệt nào dành cho bệnh autism, điều quan trọng là phụ huynh, người chăm sóc trẻ, giáo viên, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế để ý kỹ đến khả năng giao tiếp, hành vi và sự phát triển của một đứa trẻ. Các kiểm tra để xem có bị autism hay không có thể mất thời gian, vì vậy nên bắt đầu ngay khi phát hiện các triệu chứng. - Can Thiệp Từ Sớm. Nghiên cứu cho thấy can thiệp từ sớm làm giảm các ảnh hưởng của bệnh autism. Bằng cách bắt đầu chữa trị ở tuổi nhỏ (0-3 tuổi) khi não đang còn phát triển, trẻ em có thể tiến bộ rất nhiều khi các em bắt đầu vào mẫu giáo. - Chữa Trị. Trẻ em bị autism hưởng lợi từ các chương trình giúp phát triển các kỹ năng giao tiếp, xã hội, và tinh thần. Theo Học Viện Quốc Gia về Sức Khỏe Trẻ Em và Sự Phát Triển của Con Người, một số các lựa chọn chữa trị thông thường nhất bao gồm phương pháp điều trị về khả năng nói, chương trình ăn uống, và các chữa trị tập trung vào việc cải thiện các mối quan hệ. Để biết thêm thông tin về các nguồn hỗ trợ dành cho cha mẹ hoặc các chương trình khác của First 5 California, xin gọi số 1-800-KIDS-025 để được hướng dẫn bằng tiếng Anh, 1-800-597-9366 để được hướng dẫn bằng tiếng Hoa, 1-800-597-9511 để được hướng dẫn bằng tiếng Đại Hàn, hoặc 1-800-597-9855 để được hướng dẫn bằng tiếng Việt. Cũng có thể ghé thăm trang mạng first5california.com.
|
|
|
Post by NHAKHOA on Dec 26, 2009 18:25:42 GMT -5
|
|
|
Post by NHAKHOA on Feb 27, 2010 20:16:09 GMT -5
Mẹo Vặt Để Giảm 100 Calo Mỗi Ngày
Chỉ cần ăn thêm 100 calo mỗi ngày so với mức lý tưởng, bạn sẽ tăng 1 kg mỗi năm; nghe có vẻ không nhiều nhưng nếu tính 10 năm thì sẽ rất đáng sợ.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, khi giảm 100 calo mỗi ngày so với mức trung bình, giữ nguyên mức tiêu hao năng lượng thì bạn có thể giảm đi 3 kg trong một năm. Nếu không muốn giảm ăn, bạn có thể tăng hoạt động để đốt cháy thêm 100 calo.
Sau đây là một số giải pháp cụ thể:
Ăn sáng một cách khoa học hơn Nếu uống sữa, chọn sữa không béo; nếu ăn bánh mì, cắt đi một nửa phần bơ đường trên bánh.
Nước ngọt có ga dạng ăn kiêng là một bẫy năng lượng. Một lon có thể chứa tới 150 calo, vì vậy hãy chọn loại ít năng lượng hơn. Tốt nhất là uống nước lạnh, cho một lát chanh vào nước.
Lưu ý khi ăn hàng quán Bạn có thể “gian lận” giảm calo bằng những phương cách thông thường: Nếu ăn cơm gà, bạn tách phần da gà ra để lại không ăn, chừa lại khoảng 3 muỗng cơm.
Cẩn thận với bánh ngọt Một chiếc bánh ngọt loại vừa có thể dễ dàng làm tăng 100 calo trong mức khẩu phần hằng ngày. Nếu muốn ăn gì nhai vui miệng, hãy chọn táo, chúng có chung mức calo với bánh nhưng chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu và chất sợi.
Giảm mức rượu bia Phụ nữ có thể uống mỗi ngày 1 ly và đàn ông thì 2 ly. Để giảm calo, bạn có thể bớt đi suất này bởi một ly rượu đỏ 140 ml tương đương với 100 calo.
Đạp xe đạp Nếu bạn có xe đạp, chỉ cần đạp mỗi ngày 10 phút đã có thể tiêu hao 100 calo. Đạp xe cũng làm đùi bạn săn chắc và giúp trái tim mạnh khỏe.
Đi bộ Bạn có thể làm việc này mọi lúc mọi nơi. 15 phút đi dạo đốt cháy 100 calo. Nếu bạn xuống xe buýt trước 1-2 trạm rồi đi bộ về nhà, đi cầu thang bộ thay vì thang máy, bạn cũng đốt cháy khoảng 100 calo mỗi 15 phút và làm mông đùi săn chắc.
Khiêu vũ Hoạt động này vui vẻ, giảm stress. Hãy bật loại nhạc mà bạn yêu thích, sau đó nhảy quanh nhà. 20 phút nhảy sẽ làm tăng sức khỏe trái tim, làm bạn yêu đời và đốt cháy 100 calo.
Sưu tầm
|
|
|
Post by NHAKHOA on Feb 27, 2010 20:18:13 GMT -5
Dấu Hiệu Bệnh Từ Bàn Chân Một số thay đổi khác thường xuất hiện trên bàn chân cũng có thể là dấu hiệu một số bệnh như: bệnh tim, thận, gan, xơ động mạch hay như bệnh tiểu đường...
Với người trưởng thành, đau gót chân là rối loạn thường thấy nhất của bàn chân. Ðau xảy ra khi vận động hoặc làm các công việc hàng ngày.
Xương gót chân là xương lớn nhất của bàn chân đồng thời cũng là phần đầu tiên tiếp xúc với mặt đất khi ta bước đi.
Ðau gót chân thường thấy ở người ngoài 40 tuổi, hoạt động nhiều. Ở tuổi này, sức đàn hồi của gân và dây chằng nơi gót chân đều giảm bớt. Đa số các trường hợp đau gót chân đều tự nhiên khỏi. Vật lý trị liệu cũng là phương thức trị liệu tốt. Rất ít trường hợp phải giải phẫu vì đau gót chân.
Nếu đi giày quá chật, gót quá cao có thể bị sưng các mô bào chung quanh ngón chân cái. Ngón chân cái, thay vì hướng thẳng về phía trước, lại vẹo về phía ngón chân thứ hai. Mô bào sẽ mọc phủ lên mấu xương nhô ra để bảo vệ ngón chân lệch chỗ. Qua sự cọ xát với giày, lớp mô này càng ngày càng dày lên, gồ ghề, viêm và gây cảm giác đau. Hình dạng bàn chân cũng thay đổi và không vừa với giày. Lâu ngày, bệnh gây khó khăn cho sự đi đứng nếu không điều trị.
Ðiều trị không làm giảm sưng, nhưng có thể tránh sưng trở nên trầm trọng và để giảm đau. Có thể mang một loại giày đặc biệt bằng da mềm, phần đầu rộng rãi để ngón chân khỏi ép vào nhau, gót thấp để giảm áp lực lên ngón chân.
Nếu đi giày quá chật, một dây thần kinh ở bàn chân có thể bị kẹp giữa hai ngón chân thứ ba và thứ tư, bóp các xương vào với nhau. Lâu ngày, dây thần kinh đó phản ứng lại bằng cách tạo ra một cục u, gây ra đau. Cảm giác đau lan cả xuống các ngón chân.
Đi giày chật còn tạo ra chai, là một vùng da ở trên hoặc giữa hai ngón chân dày cứng lên, các ngón chân ép với nhau hoặc cọ xát với giày. Ngón chân cái và ngón thứ 5 thường hay bị chai. Chai cũng thấy ở gót chân.
Ngâm chân vào nước ấm cho tới khi chai mềm, rồi dùng hòn đá riêng có bán ở tiệm để mài chai cho mòn đi. Sau đó mang miếng đệm để giảm sức đè vào da. Nếu chai quá dày và gây đau, khó khăn khi đi lại, nên tới bác sĩ chuyên khoa để được điều trị.
Chăm sóc bàn chân
Những người hay đi giày, loại không phải bằng da, bàn chân đổ mồ hôi, nóng và bí hơi tạo ra môi trường tốt cho những loại nấm gây bệnh. Nấm thông thường tấn công bàn chân thuộc nhóm trichophyton. Bàn chân luôn luôn ngứa ngáy khó chịu với các mụn nước, da tróc, nứt nẻ, mùi hôi.
Để hạn chế điều này, cần thay tất thường xuyên. Không nên mang một đôi giày mấy ngày liên tiếp, để giày khô bớt độ ẩm. Không nên đi chân đất nơi công cộng, để tránh lây truyền nấm cho người khác nếu họ cũng đi chân không.
Với những người hay đi chân đất, nhất là ở những nơi ẩm thấp, hay bị mụn cóc ở lòng bàn chân và do một loại virus gây ra. Virus có ở nơi ẩm ướt, như cạnh hồ bơi, người nhiễm phải khi đi chân đất. Thường thường mụn cóc trên da ở các nơi khác mọc ra ngoài, nhưng ở bàn chân lại mọc sâu vào trong, vì sức nặng cơ thể đè lên bàn chân. Do đó, cảm giác đau mạnh mẽ hơn khi đi đứng.
Mụn cóc bàn chân hơi khó chữa. Thuốc bôi acid salycilic có thể hủy hoại mụn cóc. Bác sĩ cũng có thể chích vài loại thuốc vào mụn cóc, làm đông cứng mụn với dung dịch nitrogen, hoặc cắt mụn cóc với tia laser, tiểu phẫu.
Báo hiệu nhiều bệnh nguy hiểm
Đôi bàn chân nếu không được chăm sóc đúng mức sẽ gây nhiều phiền toái như đã nêu trên. Hơn nữa, một số thay đổi khác xuất hiện trên bàn chân cũng có thể là dấu hiệu một số bệnh tổng quát. Chẳng hạn:
- Sưng phù một bàn chân có thể là do huyết cục tĩnh mạch nằm sâu hoặc tắc nghẽn mạch bạch huyết.
- Sưng phù hai bàn chân trong bệnh tim, thận, gan.
- Ngón chân hai bên tái xanh trong bệnh Raynaud vì co thắt hoặc vữa xơ động mạch.
- Ðau bàn chân khi nghỉ hoặc nâng cao, bớt đau khi hạ thấp trong giai đoạn cuối của bệnh động mạch
- Bàn chân đau với cảm giác tê tê do bệnh của dây thần kinh ngoại vi như trong trường hợp bệnh tiểu đường.
- Ðầu ngón chân và cổ chân đau, nóng và đỏ trong bệnh thống phong (gout)...
Bạn có thể tới để tham khảo, điều trị khi có khó khăn của bàn chân ở bác sĩ y khoa chuyên ngành xương (orthopedic surgeon), là bác sĩ y khoa có huấn luyện chuyên môn thêm về các bệnh xương khớp - cơ bắp. Vị bác sĩ này cũng khám chữa các bệnh về xương ở chân hoặc bác sĩ chuyên về chân (podiatrist) được huấn luyện về khám xét định bệnh, điều trị và phòng ngừa các bệnh của bàn chân, có thể làm giải phẫu, làm giày đặc biệt cho người bệnh.
Hai bàn chân tuy bé nhỏ nhưng công dụng cho cơ thể rất nhiều. Chúng cần được chăm sóc chu đáo để luôn luôn trong tình trạng tốt lành. Bàn chân cần khoảng trống để thở. Chúng không thích bị gò bó, ép sát với nhau trong đôi giày kiểu cọ hợp thời trang nhưng không thoải mái cho chúng. Chúng cũng cần được rửa sạch mỗi ngày, được mang đôi tất mềm, khô sạch, để nấm độc không quấy rầy.
(Sức khỏe đời sống)
|
|
|
Post by NHAKHOA on Feb 27, 2010 20:23:36 GMT -5
Ruột thừa có thừa không?Gần đây, các nhà khoa học thấy rằng ruột thừa có vai trò quan trọng ở thai nhi và ở thanh niên. Các tế bào nội tiết xuất hiện ở ruột thừa thai nhi khoảng tuần thứ 11. Chúng tạo nhiều amin và hormon peptic có vai trò trợ giúp sự ổn định nội môi. Ở thanh niên, ruột thừa liên quan trước hết với chức năng miễn dịch. Sau khi sinh, tổ chức lympho bắt đầu tích ở ruột thừa và đạt cực đại ở độ tuổi giữa 20 và 30, sau đó giảm dần rồi hầu như biến mất sau tuổi 60. Trong giai đoạn đầu, ruột thừa có chức năng như một cơ quan lympho, giúp các tế bào lympho B (một dòng bạch cầu) trưởng thành và giúp tạo các kháng thể IgA. Ngoài ra, ruột thừa còn liên quan với việc tạo các phân tử định hướng lympho bào tới nhiều nơi trong cơ thể. Nói cách khác, nó hướng bạch cầu tới các kháng nguyên hay chất lạ trong đường tiêu hóa; giúp ức chế phản ứng kháng thể thể dịch toàn thân có sức tàn phá lớn và khuyến khích sự miễn dịch tại chỗ. Ruột thừa nhận chân các kháng nguyên từ thức ăn trong ruột và phản ứng với chúng. Như vậy cùng với các vết Peyer, ruột thừa đóng vai một hệ miễn dịch tại chỗ có tác dụng sống còn trong việc kiểm soát thức ăn, thuốc, vi khuẩn hay virus. Nghiên cứu kỹ hơn về vai trò miễn dịch của ruột thừa vẫn đang được các nhà khoa học tiếp tục. THƯ THÁI
|
|
|
Post by NHAKHOA on Mar 1, 2010 3:09:15 GMT -5
|
|
|
Post by NHAKHOA on Aug 21, 2010 13:52:27 GMT -5
Chữa Phỏng Một cách khác để chữa phỏng dành cho những người không có sẵn cây lô hội (aloes) ở nhà ! Cách chữa phỏng đơn giản và công hiệu bằng lòng trắng trứng. Một việc làm trong tầm tay. Khi huấn luyện nhân viên cứu hỏa, người ta dạy cho họ phương pháp này khi xảy ra trường hợp bị phỏng, dù mức độ có nặng đến đâu. Để sơ cứu, người ta để chỗ bị phỏng dưới vòi nước lạnh cho đến khi sức nóng giảm và những lớp da không còn bị cháy, rồi bôi lòng trắng trứng lên Có một người bị phỏng nước sôi gần hết bàn tay. Mặc dầu rất đau rát, họ để tay dưới vòi nước lạnh, sau đó đập hai quả trứng, lấy lòng trắng ra đánh lên một chút rồi ngâm tay vào đó. Tay họ bị phỏng nặng đến nỗi khi để lòng trắng trứng lên thì da khô lại và lòng trắng làm thành một lớp màng. Khi biết rằng lòng trắng trứng là chất cô-la-gen (collagen) tự nhiên, họ tiếp tục bôi hết lớp này đến lớp khác trên tay, ít nhất là trong khoảng một tiếng đồng hồ. Đến chiều thì họ không còn cảm thất đau rát nữa và ngày hôm sau thì chỗ phỏng chỉ còn bị đỏ chút ít. Họ vẫn nghĩ chỗ phỏng này thể nào cũng để lại thẹo khủng khiếp lắm, nhưng 10 ngày sau, họ vô cùng ngạc nhiên khi thấy tay mình không còn vết phỏng nào, màu da cũng đã trở lại bình thường! Chỗ phỏng đã hoàn toàn được tái tạo nhờ vào chất cô-la-gen có trong lòng trắng trứng, thật ra đó chính là nhau (placenta) chứa rất nhiều vi-ta-min.
|
|
|
Post by NHAKHOA on Aug 21, 2010 13:54:39 GMT -5
Chữa khỏi bệnh vẩy nến bằng sữa ngựa Bùi Tín viết riêng cho VOA 27/08/2009 Mấy tuần nay, báo chí và vô tuyến truyền hình Pháp liên tiếp đưa tin đã tìm ra thuốc đặc trị bệnh ngoài da mang tên “psoriasis” (bệnh vẩy nến), “eczéma” (bệnh chàm)… Đây là bệnh ngoài da nhưng lại có nguyên nhân trong nội tạng, nên dai dẳng, khó chịu, kéo dài có khi hàng chục năm, cản trở lao động hàng ngày và sinh hoạt bình thường. Ở Việt Nam, do là nước nhiệt đới, vấn đề dinh dưỡng không đầy đủ, vệ sinh phòng bệnh còn yếu kém nên bệnh ngoài da khá phổ biến, những người chân tay, lưng bụng bị nổi mẩn, ngứa ngáy, bị “phát ban”, có khi thành “vẩy nến”, chữa bằng dầu xoa, đắp lá, chườm nóng, “hơ đũa cả vào lửa rồi áp vào chỗ ngứa”, kỵ gió, kiêng khem, uống thuốc ta, thuốc bắc, thuốc bà con miền núi…đều tỏ ra thiếu hiệu quả. Ông Marc Nuyttens, người Bỉ 50 tuổi, bị bệnh này từ khi hơn 7 tuổi vừa dứt khỏi bệnh, vui mừng kể lại ông đã khỏi bệnh như thế nào sau có 7 tuần điều trị. Đó là uống sữa ngựa. Sữa ngựa càng tươi càng tốt. Uống hàng ngày, mỗi ngày chừng 1/4 lít. Sau tuần lễ đầu, những nơi ngứa, nổi mẩn sẽ đỏ rực lên, chứng tỏ chất độc tố phát xuất ra ngoài, thuốc có công hiệu. Uống tiếp luôn vài tuần nữa. các vết chàm lặn dần rồi biến mất. Trung bình điều trị trong 1 tháng rưỡi, hay 7 tuần lễ là khỏi. Nếu bệnh trở lại thì trị ngay cũng bằng sữa ngựa. Sau khi khỏi, giữ gìn vệ sinh, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, lao động và sinh hoạt bình thường. Ở Tây Âu, Pháp, Bỉ, Hà lan, Đức, Ý, Thụy Sỹ… đã có bán sữa ngựa được bào chế thành viên, có tên “Équillac” ( équi=ngựa, lac = lait, sữa), mỗi ngày uống 2 viên, dùng trong 3 tháng, 1 hộp có 180 viên, giá là 75 Euro. Có bán ở các hiệu thuốc tây – Pharmacie, thuốc được nhà nước công nhận. Ở nước ta ngựa không nhiều. Ở Tây Bắc và phía Bắc, Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên… có nuôi một số ngựa để thồ. Ở Tây nguyên, Kontum, Pleiku, Lâm Ðồng cũng như dưới Long Xuyên, Châu Ðốc, Hà Tiên cũng có nơi nuôi ngựa. Nói chung sữa ngựa còn hiếm, chất lượng không cao, nhưng vẫn có thể tìm kiếm được. Nếu khó, có thể gửi mua “Équillac” ở châu Âu, hoặc các cơ quan y tế – y dược chú ý nhập loại thuốc này để dùng rộng rãi, vì bệnh ngoài da ở ta không hiếm. Rất mong bà con ta trong nước mách bảo nhau về loại thuốc mới mẻ và công hiệu này, do đã được thử nghiệm gần 2 năm nay và có kết quả làm chứng, vừa mới được chính thức phổ biến trên các tập san y tế, khoa học.
|
|
|
Post by NHAKHOA on Dec 9, 2010 14:40:45 GMT -5
Vén Màn Bí Mật Của Vi Khuẩn Listeria
NGUYỄN THƯỢNG CHÁNH, DVM .
Thực phẩm có cơ nguy nhiễm khuẩn.Trong vấn đề ngộ độc thực phẩm, bệnh Listériosis do vi khuẩn L.monocytogenes gây ra thường được người ta nhắc đến luôn. Vi khuẩn L. monocytogenes là gì? Đây là vi khuẩn Gram +, không bào tử, yếm khí (anaérobie) và có thể phát triển trong tế bào (intracellulaire facultatif). Trong số bảy loại Listeria được biết đến, chỉ có L.monocytogenes mới là tác nhân thật sự của những ca nhiễm khuẩn từ thực phẩm . Có tất cả 11 chủng huyết thanh (sérotypes) trong đó 90% trường hợp bệnh Listériosis ở người đều do các sérotype 1a, 1b và 4b gây nên. Trong ba nhóm vừa kể, thì 4b là sérotype độc hại nhất. Vi khuẩn L. monocytogenes sống rất dai và có thể phát triển ở nhiệt độ từ 3 độ C đến 45 độ C. Vi khuẩn L. monocytogenes đến từ đâu? Vi khuẩn L.monocytogenes rất phổ biến trong môi sinh. Chúng được thấy trong đất cát, trong nước, trong phân thú vật và cả trong phân người. Rau cải, salade, có thể bị nhiễm từ nước bẫn và từ phân gia súc. Thú vật có thể chứa vi khuẩn nhưng không bị bệnh. Chúng có thể lây nhiễm vào tất cả thực phẩm như thịt, sữa, fromage, thịt nguội và đồ biển. Sữa tươi không được hấp khử trùng (raw milk, unpasteurized milk) có thể chứa vi khuẩn L.monocytogenes. Khác với đa số vi khuẩn khác...L.monocytogenes có thể tăng trưởng chậm trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4oC. Chúng ta có thể bị nhiễm qua trung gian các vật dụng nhà bếp như dao, thớt bẫn hoặc từ tay đã bị nhiễm trùng. Nấu nướng thực phẩm và hấp khử trùng sữa đều diệt được vi khuẩn. Tuy nhiên, đối với một số thức ăn làm sẵn (ready to eat products) như thịt gà, cua và thịt nguội (hot dog, deli meats, luncheon meats)v.v…chúng cũng có thể bị nhiễm vào sau giai đoạn nấu nướng và trước khi được cho vô bao. Chúng ta cũng có thể bị nhiễm khuẩn L.monocytogenes nếu có sự tiếp xúc trực tiếp với thú có mang vi khuẩn nầy. Các bà mẹ nếu bị nhiễm L.monocytogenes trong thời gian mang thai có thể sanh ra hài nhi bị bệnh Listériosis. Vén màn bí mật của vi khuẩn L. monocytogenes Gs Pascale Cossart, Institut Pasteur đã hợp tác với các nhà khoa học thuộc Inserm, INRA (Pháp) và Ghent university (Bĩ) trong một khảo cứu vô cùng quan trọng về cơ chế gây bệnh của vi khuẩn Listeria. Màn bí mật đã bị vén lên. Đó là đề tài: Listeria monocytogenes impairs SUMOylation for efficient infection vừa được đăng tải trong tạp chí Nature ngày 22/04/2010. Theo các nhà khoa học Pháp, vi khuẩn L. monocytogenes có khả năng xâm nhập vào bên trong tế bào chủ (của bệnh nhân) và làm thay đổi một vài chức năng của tế bào nói trên trong chiều hướng có lợi cho vi khuẩn để chúng thoát khỏi hệ thống phòng vệ của cơ thể. Nhờ vào chiến thuật nầy, vi khuẩn có thể dễ dàng vượt qua hàng rào cản của vùng ruột cũng như của một số bộ phận khác trong cơ thể. Nhóm khảo cứu Pháp cho biết vi khuẩn L. monocytogenes sản xuất ra một loại độc tố chuyên biệt có khả năng phá vỡ hệ thống SUMOylation tức là nguồn máy phòng vệ tối quan trọng của tế bào chủ. *Vậy cơ thể chống xâm lược bằng cách nào? Thông thường, hệ thống phòng vệ gắn thêm một khối lệnh (module) nhỏ trên một số proteines của tế bào chủ. Module vừa nói là một SUMO có khả năng làm thay đổi tính chất của các tế bào mục tiêu (cellules ciblées). * Để có thể gây bệnh,vi khuẩn Listeria phải phá vỡ hệ thống phòng thủ của tế bào mục tiêu qua cơ chế SUMOylation. Đây là điều kiện tối cần thiết để tạo một sự cảm nhiễm có hiệu quả. Khảo cứu của nhóm Gs Pascale Cossart đã đi tiên phương trong việc chứng minh mối liên hệ giữa một sự cảm nhiễm do vi khuẩn gây bệnh và những khối lệnh SUMO. Khám phá mới mẻ nầy đã cung cấp cho các nhà khoa học những thông tin vô cùng hữu ích và nhờ đó họ có thể tìm ra những biện pháp thích nghi để phòng chóng lại vi khuẩn gây bệnh liên quan đến khía cạnh y tế công cộng. Khi nào biết mình bị bệnh Listériosis? Đối với những người có sức khỏe bình thường, lúc nhiễm khuẩn họ sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau nhức như bị cảm cúm vậy. Có thể có sốt nhẹ, nhức đầu, nôn mửa, đau bụng và tiêu chảy và đôi khi bị chóng mặt. Bệnh có thể xuất hiện từ 2 ngày đến 30 ngày sau khi ăn phải thức ăn bị nhiễm. Ở trẻ sơ sinh, bệnh rất nguy hiểm và có thể có tử số lên đến 30%... Sản phụ nếu bị nhiễm trong ba tháng đầu của thời gian mang thai thì có thể bị xảo thai, nếu bị nhiễm trong giai đoạn cuối, sẽ đẻ ra thai chết hoặc hài nhi rất bệnh hoạn… Đối với các cụ lớn tuổi, bệnh sẽ nặng hơn như có thể bị viêm màng não tủy và nhiễm trùng huyết, sốt, nhức đầu, viêm mắt, abcès gan và viêm phổi. Ít thấy có hiện tượng miễn nhiễm sau khi khỏi bệnh nhưng bệnh nhân vẫn có thể thải vi khuẩn ra ngoài trong nhiều năm. Tử số cao, thường từ 25% đến 35%. Bệnh càng trầm trọng hơn đối với những ai đang có sức miễn dịch bị suy yếu sẵn vì một chứng bệnh nào khác như cancer, tiểu đường hoặc đang xài thuốc glucocorticosteroid. Phòng ngừa bệnh Listériosis bằng cách nào? *-Giữ thức ăn ngoài giới hạn của vùng nhiệt độ nguy hiểm... Nói rõ hơn là những thức ăn nào cần phải giữ lạnh thì phải giữ ở nhiệt độ 4oC hoặc thấp hơn, còn những thực phẩm nào cần phải giữ nóng thì phải giữ ở nhiệt độ từ 60oC trở lên. *-Giữ vệ sinh tối đa lúc nấu nướng hay chuẩn bị bữa ăn. Chùi rửa dụng cụ, dao thớt kỹ lưỡng. Có thể dùng dung dịch eau de javel pha loãng trong nước (1 muỗng café eau de javel pha trong 750ml nước tương đương 3 tách nước). *-Rửa tay thường xuyên bằng savon. *-Thường xuyên chùi rửa, tẩy trùng tủ lạnh. *-Cẩn thận với các món thịt nguội như hot dog và nước (jus) chứa trong bao của các món nầy. Nên chiên, hấp lại cho nóng trước khi ăn. *-Cẩn thận với các món thịt pâté hay các món thịt để trét (meat spreads). *-Cẩn thận với các loại cá và đồ biển hong khói (smoked). *-Cẩn thận với các loại fromage mềm chẳng hạn như Brie, Camembert, Féta, Queso blanco Fresco. *-Tránh các loại sữa chưa được hấp khử trùng. *-Nấu hoặc hâm thịt, cá và các sản phẩm của chúng cho thật chín trước khi dùng. Kết luận L. monocytogenes, một vấn đề y tế công cộng Vi khuẩn L.monocytogenes không có sản xuất ra độc tố, nhưng chúng gây bệnh bằng cách sinh sản và phát triển trong cơ thể. Nhiệt độ tối hảo để vi khuẩn L.monocytogenes phát triển là từ 30oC đến 37oC, nhưng nguy hiểm hơn nữa là chúng vẫn có thể phát triển trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4oC. Đây là điểm khác biệt với phần lớn các loại vi khuẩn khác. Các nhà khoa học ước lượng có 5% dân chúng có mang vi khuẩn L.monocytogenes trong người nhưng không mắc bệnh. Bệnh Listériosis nguồn gốc từ thực phẩm quả thật là một vấn đề y tế công cộng. Chính vi khuẩn nầy là đầu mối của vài vụ xì can đan quốc tế trong vấn đề mậu dịch, điển hình là vấn đề sản xuất fromage bằng sữa tươi không hấp khử trùng tại Pháp. Trên bình diện quốc tế, vấn đề cấm cản việc sử dụng sữa tươi không hấp khử trùng để làm fromage đã trở thành một vấn đề tranh cãi thường xuyên giữa kỹ nghệ sữa và giới trách nhiệm về y tế công cộng tại nhiều quốc gia. Tham khảo: -CDC. Listeriosis www.cdc.gov/ncidod/dbmd/diseaseinfo/listeriosis_g.htm-Health Canada. Listeria and Food safety www.hc-sc.gc.ca/ih-vsv/food-aliment/listeria_e.html-Pascale Cossart et al. Listeria monocytogenes impairs SUMOylation for efficient infection. Nature 464, 1192-1195 ( 22/4/2010) www.nature.com/nature/journal/v464/n7292/full/nature08963.html-Institut Pasteur,22/4/2010. Découverte d'une stratégie insoupçonnée utilisée par la bactérie Listeria lors de l'infection www.pasteur.fr/ip/easysite/go/03b-000042-00q/presse/communiques-de-presse/2010/decouverte-d-une-strategie-insoupconnee-utilisee-par-la-bacterie-listeria-lors-de-l-infectionMontreal, Nov 18, 2010 NGUYỄN THƯỢNG CHÁNH, DVM
|
|
|
Post by NHAKHOA on Dec 21, 2010 15:45:27 GMT -5
Ngủ Trưa Tăng Khả Năng Học Hỏi của Não Trong buổi tường trình của Ts Matthew Walker tại Đại Học California, Berkeley tại buổi họp hàng năm của hội American Association of the Advancement of Science tại San Diego ngày 21 tháng 2, 2010, dựa theo kết quả thử nghiệm cho 39 người trẻ khoẻ mạnh chia làm 2 nhóm: ngủ trưa và không ngủ trưa. Nhóm ngủ trưa kéo dài 90 phút. Những người không ngủ trưa có khả năng học hỏi kém hơn so vơí những người được ngủ trưa. Kết quả xác nhận giả thuyết cho rằng ngủ trưa giúp bộ phận trí nhớ trong não tăng cường hơn, giúp não tiếp nhận trí nhớ dễ dàng hơn. Năm 2007, chính Ts Walker đã đưa ra giả thuyết cơ quan hải mã (hypopocampus) tồn trữ trí nhớ tạm thời, trước khi chuyển sang vùng vỏ não ở trán. Vùng vỏ não trán có khả năng tồn trữ trí nhớ lâu dài hơn. Cơ quan hải mã nằm bên trong thùy trán thái dương.
Omega-3 và Omega-6 vơí Điều Trị và Phòng Ngừa Dinh Dưỡng trong bệnh Động Mạch Vành Tim. Bs William Harris phổ biến trong báo Current Opinion in Clinical Nutrition and Metabolic Care, 13: 125, 2010 nói về vai trò phòng ngừa của 2 chất mỡ Omega-6 và Omega-3. Theo Hội Tim Mạch Hoa Kỳ thì cần tăng cao lượng mỡ Omega-3 và vẫn giữ lượng mỡ Omega-6 (hoăc có thể tang cao chút ít) . Cần 500 mg lượng mỡ Omega-3 mỗi ngày (trong dầu cá nước hay viên dầu cá) và khoảng 15 gr linoleic acid mỗi ngày (12 gr cho đàn bà và 17 g cho đàn ông). Uống cả 2 loại mỡ Omega-3 và Omega-6 quan trọng cho vấn đề phòng ngừa dinh dưỡng và điều trị bệnh động mạch vành tim.
Dùng Thuốc Capsaicin dưới dạng Jelly (thể keo) để chữa Bệnh Nhức Nửa Đầu (thiên đầu thống) Bài viết do Bs C. Cianchetti đăng trong báo International Journal of Clinical Practice 64: 457, 2010. Động mạch ngoại biên đưa máu tơí não đóng vài trò quan trọng trong bệnh nhức nửa đầu. Những động mạch kể trên chứa những bạch đản peptides như CGRP (Calcitonin gene-related peptide) và chất P (SP). Cả 2 chất CGRP và SP có thể làm đau nhức đầu thống. Dùng thuốc keo Capsaicin như một cơ chủ vận chống thụ thể loại vanilloid, làm cho màng giây thần kinh cảm giác bị khử cực (depolarisation) giảm điều tiết chất CGRP và SP, và những peptides khác, do đó giảm tình trạng đau đớn bệnh nhức nửa đầu. Thử nghiệm cho 23 bệnh nhân bị đau đầu thống nhức nửa đầu bằng cách thoa chất keo Capsaicin vào vùng động mạch thái dương. Kết quả cho thấy hơn 50% nhức đầu thống thuyên giảm. Tác giả đề nghị cần thêm khảo sát rộng rãi để làm sáng tỏ vấn đề.
So sánh Vòng chứa Chất Zotarolimus với Paciclaxel đặt vào Động Mạch Vành Tim Bs Martin B. Lyon và các đồng nghiệp đăng kết quả so sánh loại vòng đặt vào động mạch vành tim Endeavor Zotarolimus-Eluting Stent vơí vòng đặt TAXUS Paclitaxel-Eluting để thông động mạch vành tim. Bài đăng trong báo J Am Coll Cardiol, 55: 543, 2010. Vòng đặt vào động mạch vành tim chứa chất Zotarolimus (ZES) so sánh vơí vòng chứa chất Paclitaxel (PES). Kết quả giám sát 1,548 bệnh nhân bệnh động mạch vành: 773 bệnh nhân đặt vòng ZES so sánh vơí 775 bệnh nhân đặt vòng PES, ở thời điểm 9 tháng sau, cho thấy: vòng ZES không thua vòng PES về phương diện khi động mạch vành tim bị suy. Nhồi máu cơ tim trong thơì gian 12 tháng đặt vòng thấp hơn khi đặt vòng ZES so vơí khi đặt vòng PES. Không khác nhau về phương diện tử vong do bệnh tim, nhồi máu cơ tim, động mạch đặt vòng tạo mạch, hay nghẹt động mạch đặt vòng. 8 tháng sau khi đặt vòng, tỉ lệ động mạch vành tim bị thu hẹp trở lại (restenosis) cao hơn khi đặt vòng ZES so vơí đặt vòng PES. Tỉ lệ tái tạo động mạch vành tim bằng nhau. Kết quả cho thấy đặt vòng ZES và vòng PES vào một động mạch vành tim an toàn hiệu quả như nhau. Zotarolimus là một chất giảm miễn dịch tổng hợp từ chất Rapamycin. Điều chế Zotarolimus từ Rapamycin bằng hiện tượng lên men, được coi như một sản phẩm thiên nhiên. Paclitacel là một chất kìm hãm tế bào sinh sản dùng trong hoá học trị liệu ung thư. Ở đây, Paclitacel được dùng để phòng ngừa hiện tượng thu hẹp động mạch.
Bác sĩ Trần mạnh Ngô
|
|
|
Post by NHAKHOA on Apr 13, 2013 17:06:04 GMT -5
Bệnh đau lưng
BS. Nguyễn Thị Nhuận/Viễn Đông
Thật ra thì đau lưng không phải là một bệnh mà là một triệu chứng có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Đau lưng là một trong những triệu chứng thường thấy nhất và đa số chúng ta đều đã từng bị đau lưng ít nhất 1 lần trong đời.
Triệu chứng Đau lưng gồm có: - Đau nhức bắp thịt lưng - Đau như xé hay bị đâm - Đau thấu xuống chân - Cử động lưng bị giới hạn - Không thể đứng thằng người được Đau lưng cấp tính là đau mới vài ngày hoặc vài tuần. Đau kéo dài hơn 3 tháng là đau lưng kinh niên.
Khi nào cần gặp bác sĩ? Đa số các chứng đau lưng đều thuyên giảm dần sau khi tự chữa ở nhà dù có thể kéo dài vài tuần mới hết hẳn. Người bệnh thường thấy đỡ đau trong vòng 72 tiếng. Nếu không thấy bớt đau chút nào sau khoảng thời gian này, bạn cần gặp bác sĩ vì trong một vài trường hợp ít thấy, đau lưng có thể là triệu chứng của một bệnh nghiêm trọng. Cần gặp bác sĩ khi: - Đau liên tục và đau nhiều, nhất là vào ban đêm hay khi nằm Đau thấu xuống một hay hai bên chân, nhất là khi thấu xuống tận dưới đầu gối - Bị yếu, tê hay rần nơi một hay cả hai bên chân - Bị kèm thêm triệu chứng ruột hay bọng đái - Kèm thêm đau bụng hay cảm thấy mạch nhảy trong bụng, bị sốt - Đau lưng sau khi bị té hay bị thương chỗ lưng - Bị xuống cân không có nguyên do - Bị đau lưng lần đầu vào sau tuổi 50 - Đã từng bị ung thư, rỗng xương, dùng thuốc steroid, ma túy hay nghiện rượu Tùy theo bệnh sử và khám nghiệm lâm sàng, bác sĩ có thể cho làm thêm những thử nghiệm định bệnh như thử máu và nước tiểu, chụp quang tuyến X, MRI, CT Scan, đo phản ứng của bắp thịt sau khi kích thích bằng luồng điện…
Nguyên nhân Lưng có cấu tạo rất phức tạp gồm có xương, bắp thịt, dây gân, gân và đĩa sụn là một đĩa đệm giữa những đốt xương sống. Đau lưng có thể gây ra từ bất cứ phần nào nói trên. Nơi một số bệnh nhân, người ta không tìm ra được nguyên nhân. Sau đây là những nguyên nhân: - Căng thẳng: Căng bắp thịt hay dây gân, do nâng vật nặng không đúng cách hay sau một cử động bất thường. Đôi khi co thắt bắp thịt cũng gây ra đau lưng. - Vấn đề của các thành phần cấu tạo ra lưng: 1. Đĩa đệm bị lồi ra hay bể: Phần chất mềm của đĩa đệm có thể bị phình ra ngoài hoặc bể và đè lên dây thần kinh. Tuy nhiên, nhiều người bị tình trạng này không hề bị đau lưng. 2. Đau thần kinh tọa: Đĩa đệm lồi ra hay bể có thể đè lên thần kinh tọa là dây thần kinh chính dẫn xuống chân, gây ra cái đau như xé, như bị bắn, thấu xuống mông và phía sau chân. 3. Viêm khớp: Các khớp dễ bị viêm là khớp háng, bàn tay, đầu gối và lưng phía dưới. Trong vài trường hợp, viêm khớp nơi xương sống có thể đưa tới vùng quanh tủy sống bị hẹp lại gây ra đau nhức. 4. Xương khúc khuỷu bất thường: Xương sống cong bất thường gây ra đau nhức. 5. Rỗng xương: Đốt xương sống rỗng có thể bị ép, bị gẫy. - Những bệnh nặng hiếm thấy: hội chứng Cauda equina do hư hại chùm dây thần kinh của lưng dưới và chân, ung thư xương sống, nhiễm trùng xương sống.
Ai dễ bị đau lưng? Những yếu tố sau làm dễ bị đau lưng: - Mập phì - Tuổi già - Phụ nữ - Làm việc tay chân nặng nhọc - Làm việc bàn giấy không vận động nhiều - Hay lo lắng - Trầm cảm
Chữa trị Đa số các chứng đau lưng sẽ giảm từ từ và hết trong vòng vài tuần sau khi bệnh nhân uống thuốc giảm đau và nghỉ ngơi. Tuy nhiên chỉ nên nằm nghỉ trên giường vài hôm vì nằm lâu có thể làm bệnh nặng thêm. - Thuốc men: Bác sĩ thường cho uống thuốc giảm đau như acetaminophen, ibuprofen hay thuốc làm giãn bắp thịt, đôi khi có thể phải sử dụng ma túy hay thuốc giảm trầm cảm. - Chữa trị thể lý và vận động. - Chích thuốc steroid vào chỗ đau. - Giải phẫu rất ít khi được dùng. - Những cách khác: dược thảo như Willow bark, Devils claw, Capsicum đã được chứng minh có thể làm giảm đau lưng; chỉnh xương nắn gân; châm cứu hay xoa nắn, chữa tâm lý như cognitive behavioral therapy và progressive relaxation, Viniyoga…
Phòng ngừa Chúng ta có thể tránh được bệnh đau lưng phần nào khi tập tành thường xuyên cho có sức khỏe thể lý tốt và vận động hợp lý. - Vận động thân thể thường xuyên bằng những tác động đều đặn không quá mạnh như đi bộ hay bơi lội, những vận động giúp bắp thịt bụng và lưng… - Bỏ thuốc lá vì người hút thuốc bị giảm lượng dưỡng khí tới vùng xương sống. - Cân nặng vừa phải. - Vận động hợp lý: đứng thẳng lưng, ngồi thẳng lưng và có chỗ dựa cho vùng cong của xương sống, dùng cử động của đầu gối để nâng vật nặng thay vì khom lưng.
|
|
|
Post by NHAKHOA on Apr 13, 2013 17:15:30 GMT -5
Vài điều cần biết về “CARB “
- Dạo này sao lên cân dữ quá. Chắc tới tuổi "chậm tiêu" rồi. - Thì cứ ăn ít cơm đi. Cơm là “CARB” đó nghe.
Đây là những câu tôi nghe lén hai bà đang nói chuyện với nhau ở phòng mạch. Chữ CARB là một chữ viết tắt đã trở nên thông dụng đến nỗi ai cũng nghĩ rằng mình biết nó là cái gì, dù đôi khi biết cũng rất mù mờ. Chữ này hiện nay cũng xuất hiện nhan nhản khắp nơi, nhất là trên các quảng cáo về thức ăn cũng như trên nhãn hiệu những thứ bán ở chợ thực phẩm, không khác gì những chữ LOW CHOLESTEROL, LOW FAT, LOW SUGAR vẫn được nhấn mạnh trước kia. Vậy thì CARB là gì? Và tại sao ăn ít CARB thì sẽ xuống cân? Người Việt Nam mà bảo ăn ít cơm đi thì coi bộ hơi khó à nghen. Hằng ngày, cơ thể chúng ta cần một số năng lượng để hoạt động. Năng lượng này chúng ta làm ra bằng thức ăn mà chúng ta ăn vào mỗi ngày gồm 3 nhóm chính là carbohydrates tức CARB (chất bột và đường), protein (chất đạm), và fat (chất béo). CARB là nguồn năng lượng chính của cơ thể chúng ta, là chất “xăng” mà các tế bào đốt để làm ra năng lượng. Thức ăn chứa CARB gồm chất bột tức bánh mì, cơm, nui hay pasta, ngũ cốc và rau; chất đường tức trái cây, sữa, và những thức ăn làm bằng đường tức kẹo bánh... Ai cũng biết là số người bị mập ở Mỹ chiếm con số kỷ lục: 65% dân số. Do đó, số tiền tiêu vào việc cố gắng xuống cân cũng chiếm một con số kỷ lục. Và thỉnh thoảng, một vài cách ăn kiêng (diet) lại được cho ra đời với một lời hứa chắc như đinh đóng cột là cứ ăn theo như vậy là bảo đảm sẽ xuống cân. Hiện nay “diet” đang được thịnh hành nhất mà các nhà làm thương mại không bỏ lỡ cơ hội thổi phồng lên thêm là cách ăn kiêng ít CARB, nhưng ăn nhiều chất đạm và chất béo, nổi tiếng nhất là cách ăn kiêng Atkins, theo tên ông bác sĩ nghĩ ra cách ăn uống này. Tại sao phải ăn ít CARB? Lý thuyết chính đằng sau chủ trương ăn ít CARB để giảm cân là CARB làm tăng sự sản xuất chất insulin gây lên cân. Cách ăn kiêng Atkins giới hạn chất carb mỗi ngày là 20gr trong khi Hàn Lâm Viện Khoa Học của Mỹ khuyên nên ăn tới 130gr carb mỗi ngày. Theo Atkins, người ta phải ngưng ăn các loại hạt, trái cây, bánh mì, đậu, gạo, khoai tây, nui và và loại rau có chứa chất bột. Trái lại, bạn có thể ăn nhiều thịt bò, thịt heo, thịt gà, trứng và bơ, bao nhiêu cũng được. Theo Atkins, cơ thể chúng ta chứa một loại CARB dưới dạng dự trữ, đó là glycogen. Khi chúng ta ăn ít hẳn CARB, cơ thể sẽ bắt buộc phải dùng tới chất carb dự trữ này khiến chúng ta xuống cân. Cơ thể chúng ta cũng sẽ phải "đốt" chất béo để ra năng lượng. Phản ứng này tạo ra chất “ketones” trong máu. Chất ketones khiến người ta không muốn ăn nhưng đồng thời cũng gây ra mệt và buồn nôn. Atkins cho rằng tình trạng có nhiều chất ketones này là không có hại và cần thiết để giảm cân. Ngoài ra, nếu số lượng calories chúng ta ăn vào thấp do ăn ít chất carbohydtare, cơ thể ta sẽ mất dần bắp thịt khiến ta giảm cân. Những lợi điểm của cách ăn kiêng ít chất CARB Những người thích ăn thịt sẽ rất thích ăn theo cách Atkins, ít nhất là trong một khoảng thời gian nào đó. Họ đã báo cáo là ăn những thức ăn thuộc Atkins làm họ ăn ít đi. Một khảo cứu trong năm 2003 đã so sánh cách ăn kiêng Atkins và cách ăn kiêng “ăn ít mỡ, ít calorie”. Các nhà nghiên cứu thấy rằng cả 2 cách này đều đưa đến việc giảm cân. Những người ăn theo Atkins: - Giảm cân nhiều và nhanh hơn. Chuyện này thấy rõ ràng trong 6 tháng đầu. Nhưng vào khoảng 1 năm, không có sự khác biệt rõ ràng giữa 2 chế độ ăn kiêng này. - Có chất cholesterol “tốt” (tức chất high-density lipoprotein cholesterol) tăng lên và giảm mức chất béo triglyceroides. Kết quả này làm ngạc nhiên nhiều người vì họ vẫn thường cho rằn ăn nhiều chất béo sẽ có kết quả xấu về chất cholesterol trong cơ thể. Những điểm không tốt của Atkins Như trên đã nói, sau 1 năm, không có sự khác biệt rõ ràng về số lượng giảm cân giữa 2 cách ăn uống Atkins và “ít mỡ, ít calorie”. Ngoài ra, nói gì thì nói, Atkins vẫn là một cách ăn kiêng, nghĩa là phải giới hạn nhiều thức ăn. Sau một thời gian, người ta cũng sẽ thấy rằng ăn ít CARB, nhiều chất đạm và chất béo cũng chẳng dễ gì và nhất là theo một thời gian ngắn không thấy kết quả, người ta cũng bỏ cuộc, giống như những cách ăn kiêng được đưa ra từ trước đến giờ. Những người cổ võ cho Atkins cho rằn g ketones giúp đốt chất béo của cơ thể, một điều chưa có chứng cớ rõ rệt. Ngoài ra tình trạng nhiều ketones trong máu nếu kéo dài sẽ làm giảm những chất khoáng trong xương khiến xương rỗng và dễ gẫy. Người ta cũng chưa đo lường được tác dụng hay tai hại lâu dài của cách ăn kiêng ít bột nhiều đạm và béo này. Những người trong giới y khoa đã đưa ra những nguy hiểm của lối ăn kiêng Atkins vì từ lâu, khoa học đã chứng minh rằng ăn nhiều chất béo như bơ, cream, thịt đỏ... sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim. Ngược lại những thức ăn mà Atkins cấm như ngũ cốc, hạt, trái cây, rau...đã được chứng minh là chứa nhiều chất bổ dưỡng, vitamin, chất sợi... giúp cơ thể chống bệnh tiểu đường, bệnh tim, ung thư và nhiều bệnh khác nữa. Vậy thì nên ăn gì và làm gì để xuống cân? Đa số các nhà chuyên môn về dinh dưỡng đều khuyên chúng ta nên ăn ít chất béo bão hòa và ăn ít calories trong khi ăn nhiều những chất CARB phức tạp tức rau, trái cây và những thứ hạt chưa được chế biến cho đẹp và trắng: bánh mì làm bằng nguyên hạt ngũ cốc (whole grain), cơm gạo lức, gạo đỏ.... Ăn ít những chất CARB đơn giản như đường. Ăn ít muối. Chọn nhiều thức ăn khác nhau thay vì chỉ ăn hoài một thứ để lấy đủ chất vitamin, chất khoáng, chất đạm và năng lượng cần cho hoạt động. Về việc giảm cân, không có câu trả lời đơn giản và dễ dàng. Cách ăn kiêng nào quá đơn giản và dễ dàng đều không có thật hoặc không có lợi. Muốn xuống cân, cần giảm bớt số lượng calories ăn vào và tăng số lượng calories tiêu thụ bằng cách hoạt động thể chất, exercise...thường xuyên. Không dễ như người nói chuyện ở đầu bài: ăn ít cơm đi, cơm là CARB đó. ************************* Hỏi: Gần đây tôi thường nghe nói tới danh từ “thuốc trợ sinh” (probiotics) nghe như phản lại thuốc trụ sinh (antibiotics). Vậy thì probiotics chính xác có nghĩa gì? Có lợi cho sức khỏe con người như cái tên của nó nói lên không? Trả lời: “Thuốc trợ sinh (probiotics) không phải là thuốc như trụ sinh (antibiotics) mà là những chất dùng thêm (supplements) hay thức ăn có chứa những loại vi trùng có lợi cho cơ thể con người. Cơ thể chúng ta chứa hàng tỉ vi trùng và những sinh vật li ti khác có lợi cho chúng ta vì chúng giúp tiêu hóa đồ ăn, có khi giúp chống lại những vi trùng nguy hiểm tấn công chúng ta. Probiotics cũng có thể giúp chúng ta nhiều việc giống như những vi trùng thiên nhiên có sẵn trong người chúng ta. Ngoài những chất dùng thêm bán ở các cửa hàng “heath foods”, probiotics còn có trong các thức ăn như yogurt, sữa lên men hay không, bột đậu nành miso, một vài loại nước trái cây và nước đậu nành. Theo những nghiên cứu đang thực hiện, probiotics có thể có những điều lợi sau: - Chữa bệnh tiêu chảy, nhất là tiêu chảy gây ra do uống thuốc trụ sinh. - Ngừa và chữa bệnh nhiễm vi nấm ở âm đạo, bệnh nhiễm trùng đường tiểu. - Trị bệnh tiêu chảy do ruột bị kích thích quá độ (irritable bowel syndrome) - Giảm mức tái lại củ a bệnh ung thư bàng quang - Giảm bệnh nhiễm trùng đường ruột - Ngừa và chữa viêm ruột sau khi mổ ruột già - Ngừa bệnh khô da ở trẻ em. Một vài nghiên cứu cho rằng thuốc trợ sinh có thể làm tăng sức khỏe toàn diện. Vì vậy, thuốc trợ sinh có vẻ có lợi rất nhiều. Tuy nhiên, trước khi mua trợ sinh để uống, bạn nên tham khảo với bác sĩ của mình nhé.
|
|
|
Post by NHAKHOA on Apr 13, 2013 18:15:31 GMT -5
Bệnh tê liệt thần kinh mặt (Bell's palsy)
Bs. Nguyễn Thị Nhuận Bệnh Bell's palsy hay tê liệt thần kinh mặt là một bệnh tương đối khá thông thường. Trong chúng ta, ai cũng đã từng biết một hay nhiều người bị bệnh này.
Hằng năm có tới 40.000 người trên nước Mỹ mắc bệnh. Bệnh Bell's palsy tuy ít nguy hiểm đến tính mạng nhưng làm cho bệnh nhân rất đau khổ trong một thời gian khá dài. Thường thì người bệnh thức dậy, cảm thấy một bên mặt hơi cứng khác thường. Nhìn vào gương, họ thấy mặt một bên bị xệ xuống và nụ cười bị méo qua một bên. Một bên mắt cũng không thể đóng kín và thường có nước mắt chảy ra. Khi bị như vậy, có lẽ người ta nghĩ đến bệnh stroke nhiều nhất. Nhưng nếu triệu chứng chỉ giới hạn ở mặt, đa phần đây là bệnh Bell's palsy. Bệnh tê liệt thần kinh mặt xẩy ra khi dây thần kinh điều khiển các bắp thịt trên mặt bị sưng lên và bị đè chặt. Bệnh này có thể xẩy ra ở bất cứ tuổi nào nhưng ít khi xẩy ra dưới tuổi 15 hay trên 60. Bệnh sẽ giảm trong vòng vài tuần và hết hoàn toàn trong vòng 3 tới 6 tháng. Tuy nhiên khoảng 8 tới 10 % bị tái lại, đôi khi ở phía mặt bên kia. Một số nhỏ bệnh nhân không bao giờ hết bệnh và tiếp tục bị vài triệu chứng bệnh suốt đời. Triệu chứng - Thình lình bị tê liệt hay yếu hẳn một bên mặt khiến khó cười hay nhắm mắt. - Mặt bị chảy xệ xuống, khó cử động da mặt bên bị bệnh - Bị đau trong tai phía bên bệnh - Nghe âm thanh to hơn phía tai bệnh - Nhức đầu - Mất vị giác - Thay đổi lượng nước mắt và nước miếng tiết ra Nguyên nhân Trên đường đi tới mặt, dây thần kinh điều khiển các bắp thịt mặt phải đi qua một “hành lang” hẹp là một hốc xương nhỏ. Nếu dây thần kinh này bị nhiễm siêu vi, sưng lên thì sẽ bị kẹt trong hốc xương này. Xương đè lên dây làm hư hoại lớp màng bọc bên ngoài khiến tín hiệu thần kinh bị cản trở, gây ra tê liệt và yếu các bắp thịt. Siêu vi hay gây ra bệnh này nhất là herpes simplex, cũng là siêu vi gây ra bệnh lở miệng và bộ sinh dục. Những siêu vi khác là herpes zoster (cũng gây ra thủy đậu và giời leo), siêu vi Epstein-Barr và siêu vi cytomegalovirus. Ai dễ bị bệnh? - Đàn bà có mang - Bệnh nhân tiểu đường - Đang bị cảm hay cúm Khi nào cần gặp bác sĩ? Đa số các bệnh nhân sẽ lành bệnh hoàn toàn trong vòng vài tháng dù có chữa hay không. Nhưng nên nhớ không phải triệu chứng tê liệt thần kinh mặt nào cũng do Bell's palsy. Khi bạn bị triệu chứng một bên mặt bị yếu, xệ hay tê liệt, nên gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân chính xác. Không có một thử nghiệm nào định bệnh này cả. Bác sĩ định bệnh bằng cách khám những cử động của các bắp thịt mặt. Các nguyên nhân khác có thể là tai biến mạch máu não, nhiễm trùng, bướu... Nếu nghi ngờ, bác sĩ có thể làm những thử nghiệm như EMG đo tốc độ và cách chuyển tín hiệu điện dọc theo dây thần kinh, hoặc chụp hình MRI, CT scan, quang tuyến X... Biến chứng Bệnh liệt thần kinh mặt có độ từ nhẹ đến nặng. Bệnh nhẹ sẽ khỏi hoàn toàn trong vòng 1 tháng nhưng bệnh nặng, nhất là liệt hoàn toàn, có mực hồi phục khác nhau. Nếu sự hư hại quá nặng, những sợi thần kinh có thể bị hư vĩnh viễn. Hơn nữa, nếu những sợi thần kinh mọc lại bị sai hướng, sẽ đưa đến co thắt những bắp thịt khác hơn là những bắp thịt bệnh nhân định điều khiển. Thí dụ, khi họ cười, con mắt bên bệnh có thể nhắm lại. Cách chữa Đa số các bệnh nhân sẽ bình phục hoàn toàn mà không cần chữa trị. Tuy nhiên, bác sĩ có thể phải sử dụng những cách chữa sau đây. - Thuốc: Những khảo cứu không đưa ra kết quả rõ rệt về hiệu quả của những thứ thuốc thường dùng chữa bệnh Bell: thuốc steroids và thuốc chống siêu vi. Steroids là thứ thuốc thần hiệu chống viêm. Nếu dây thần kinh bị viêm, thuốc này có thể làm giảm sưng khiến dây đỡ bị đè trong hốc xương. Nếu dây bị nhiễm siêu vi, thuốc chống siêu vi có thể làm ngưng bệnh. Một vài khảo cứu cho thấy hai thứ thuốc này hiệu quả, vài khảo cứu khác lại kết luận là không. - Trị liệu thể lý: Những bắp thịt bị liệt có thể rút ngắn lại gây co thắt kinh niên. Dùng xoa nắn và vận động những bắp thịt mặt có thể giúp chống co thắt. Đắp nóng cũng có thể làm giảm đau. - Giải phẫu: mổ để “giải thoát” dây thần kinh bị kẹt trong hốc xương. Tuy nhiên, cách này vẫn chưa được công nhận và ít khi được dùng. Giải phẫu thẩm mỹ có thể giúp mặt đỡ bị méo mó và cử động dễ hơn. Tự giúp Nếu mắt bạn không nhắm kín được, bạn cần giữ cho mắt khỏi khô bằng cách nhỏ thuốc mỗi giờ ban ngày và tra thuốc nhờn vào mắt ban đêm vì nếu trở nên quá khô, màng kết mạc (cornea) của mắt có thể bị hư hại khiến bị mất thị giác. Bạn có thể phải đeo kính ban ngày và đeo miếng che mắt ban đêm để tránh cho mắt khỏi bị chọc vào hay bị trầy. Cách chữa khác Bệnh nhân Bell's palsy có thể thử những cách chữa “ngoại khoa” như: Kỹ thuật thư giãn, châm cứu, “biofeedback”, chữa bằng vitamin, nhất là B12, B6 và chất kẽm.
|
|
|
Post by NHAKHOA on Apr 13, 2013 18:55:10 GMT -5
Bệnh Thương Hàn
BS Nguyễn Thị Nhuận Bệnh thương hàn là một bệnh rất hiếm thấy ở Mỹ, mỗi năm chỉ có chừng 400 ca bệnh, đa số là do đi du lịch đem về. Tuy nhiên, đối với người Việt Nam, bệnh thương hàn nghe vẫn rất quen thuộc và ai cũng nhớ lời căn dặn là không cho người bệnh thương hàn ăn quá sớm, có thể bị lủng ruột chết.
Có thực như vậy không? Và bệnh thương hàn là gì? Tại sao chỉ có ở những quốc gia chậm tiến như Việt Nam và hầu hết những xứ Đông Nam Á khác? Rất dễ hiểu. Vì bệnh thương hàn lây do nước uống và thức ăn không sạch, chứa vi trùng thương hàn mà ở những nước này thì tình trạng nước uống được kiểm soát rất sơ sài hay đúng hơn là không được kiểm soát. Do đó, bệnh lây lan dễ dàng hơn. Gần đây, tai nạn sóng thần làm chết rất nhiều người ở các nước Indonesia, Sri Lanka, Thái Lan, Ấn Độ và khiến cho tất cả hệ thống cầu cống đường xá bị tiêu hủy. Do đó, người ta lo sợ rằng bệnh thương hàn cũng như nhiều bệnh truyền nhiễm khác sẽ có cơ hội lan rộng hơn nữa. Ngoài bệnh thương hàn, ta cũng nên biết đến bệnh phó thương hàn (paratyphoid) là một bệnh tương tự nhưng thường nhẹ hơn. TRIỆU CHỨNG Triệu chứng bệnh thương hàn xuất hiện dần dần và có thể từ 1 tới 3 tuần sau khi tiếp xúc với vi trùng, người bệnh mới có triệu chứng. Đôi khi có những trường hợp thời gian ủ bệnh tới 2 tháng. Thời gian ủ bệnh của phó thương hàn thường ngắn hơn, chỉ 1 tới 10 ngày. Triệu chứng gồm có: 1.Sốt tới 103, 104 độ F 2.Nhức đầu 3.Yếu ớt, mệt 4.Đau cổ họng 5.Đau bụng 6.Đi tiêu chẩy hoặc táo bón. Trẻ em thường bị tiêu chẩy trong khi người lớn lại bị táo bón nặng. Vào tuần lễ thứ hai, bệnh nhân có thể bị nổi mẩn đỏ ở bụng trên. Mẩn đỏ này chỉ xuất hiện ngắn hạn và biến mất trong vòng 3, 4 ngày. Nếu không được chữa trị, bệnh nhân sẽ bước vào thời kỳ thứ hai rất nặng. Bệnh nhân tiếp tục bị sốt cao và có thể bị tiêu chẩy hay táo bón nặng. Bệnh nhân cũng bị mất cân rất nhiều và bụng phình to lên. Vào tuần lễ thứ ba, bệnh nhân trở nên mê sảng, nằm bất động và rất mệt mỏi đến độ không mở mắt lên được. Tình trạng này được đặt tên là tình trạng thương hàn. Những biến chứng chết người thường xẩy ra vào thời gian này. Nếu không chết, vào tuần thứ tư, bệnh nhân bắt đầu bình phục. Nhiệt độ sẽ giảm dần và trở lại bình thường trong vòng 1 tuần tới 10 ngày. Nhưng những triệu chứng bệnh có thể tái phát nhiều khi cả tới 2 tuần sau khi đã hết sốt. Người ta không hiểu tại sao bệnh lại thường tái phát nếu bệnh nhân được chữa bằng trụ sinh vào thời kỳ đầu tiên của bệnh. Bệnh phó thương hàn có triệu chứng tương tự nhưng nhẹ hơn, ít biến chứng nặng và bệnh nhân mau bình phục hơn. NGUYÊN NHÂN Bệnh thương hàn là một bệnh rất lâu đời, từng giết người cả ngàn năm nay. Nhưng nguyên nhân của bệnh chỉ mới được khám phá ra từ cuối thế kỷ thứ 19. Đó là vi trùng Salmonella typhi gây bệnh thương hàn và Salmonella paratyphi gây bệnh phó thương hàn. Bệnh thường lây do ăn uống phải chất có dính vi trùng hoặc do tiếp xúc với người mắc bệnh. Ở những nước chậm tiến, người ta thường bị lây do nước uống bị nhiễm vi trùng và điều kiện vệ sinh tồi tệ. Nơi các nước tiền tiến, người ta thường bị lây khi đi du lịch hoặc lây từ đường phân-miệng. Vi trùng thường có ở phân và đôi khi ở nước tiểu của người bị bệnh. Nếu người này không rử a tay kỹ sau khi đi vệ sinh rồi làm thức ăn, họ có thể làm dính vi trùng vào thức ăn và lây cho người ăn. Một số người bệnh dù đã được chữa bằng thuốc trụ sinh, vẫn còn chứa vi trùng trong ruột hay túi mật của họ dù họ đã lành bệnh. Trong trường hợp này, họ có thể lây bệnh cho người khác trong lúc họ vẫn khỏe mạnh. Những người này được gọi là người mang mầm bệnh kinh niên. BIẾN CHỨNG Khoảng 1/3 số người mắc bệnh sẽ bị biến chứng. 1.Nguy hiểm nhất là chẩy máu ruột và lủng ruột. Khi bị chẩy máu ruột, bệnh nhân thình lình bị giảm huyết áp và bị shốc, sau đó là có máu trong phân. Lủng ruột có thể xẩy ra ở ruột non hay ruột già, làm đồ ăn thoát khỏi ruột vào trong bụng. Trường hợp này bệnh nhân phải được chữa khẩn cấp. Lủng ruột gây ra 1/ 4 số tử vong vì bệnh thương hàn. 2. Viêm cơ tim 3. Sưng phổi 4.Viêm tụy tạng 5.Nhiễm trùng thận hay bọng đái 6.Viêm màng não 7.Triệu chứng tâm thần như mê sảng, ảo giác, hay mê hoảng CHỮA BỆNH 1.Bệnh thương hàn được chữa bằng thuốc trụ sinh. Trước kia, người ta thường dùng thuốc chloramphenicol nhưng hiện nay không còn dùng vì thuốc gây ra nhiều phản ứng phụ rất nặng. Hiện nay, có nhiều trường hợp vi trùng S. typhi chống lại thuốc trụ sinh khiến người ta phải đổi thuốc mới luôn, nhiều khi không kịp tìm ra thuốc mới. Vi trùng S. typhi hiện nay có thể chống lại thuốc Bactrim, Ampicillin và Tetracycline. Tại Việt Nam, 90% vi trùng thương hàn chống lại tất cả những thuốc trên. Hiện nay, bác sĩ dùng một loại thuốc mới là Cipro. Phụ nữ có thai hay trẻ em thì dùng Rocephin. Tuy nhiên, lâu ngày, vi trùng S. typhi cũng có thể chống lại những trụ sinh này. 2. Nên uống nước nhiều để tránh bị khô nước trong người do sốt lâu và tiêu chẩy. Bệnh nhân có thể phải được truyền nước biển nếu mất nước nhiều. 3. Nên ăn thức ăn nhiều chất protein và không quá đặc PHÒNG BỆNH 1.Thuốc ngừa: Nơi những nước chậm tiến, có được hệ thống nước sạch, điều kiện vệ sinh tốt và hệ thống y khoa hữu hiệu, là điều không dễ thực hiện. Do đó, có thể phải nghĩ đế chuyện thuốc ngừa bệnh hco một số lớn dân chúng. Hiện nay có hai loại thuốc ngừa: thuốc chích 1 liều duy nhất và thuốc uống trong vòng nhiều ngày. Cả hai loại đều không hiệu quả 100% và có thể phải ngừa lại nhiều lần. 2.Rửa tay kỹ: Dù đã chích ngừa, bạn cũng nên rử atay kỹ thường xuyên, nhất là trước khi ăn, trước khi nấu ăn và sau khi dùng nhà vệ sinh. Nên mang theo thuốc rửa tay có cồn (alcohol based), không cần nước. 3.Không uống nước sống: Chỉ nên uống nước trong chai, nước có hơi càng tốt. Lau phía ngoài chai nước trước khi mở. Không dùng nước đá. Dùng nước chai để đánh răng xúc miệng. 4.Không ăn rau và trái cây sống 5.Ăn thức ăn nóng, tránh thức ăn để bên ngoài, đã nguội. Nên tránh ăn ngoài đường. Nếu bạn đang trong thời kỳ phục hồi, nên theo những cách sau để tránh lây bệnh cho người khác: Rử a tay kỹ và thường xuyên, giống như trên Thường xuyên chùi bàn cầu, nắm cửa, điện thoại, vòi nước bằng khăn giấy xài một lần và thuốc tẩy giết vi trùng. Không nấu ăn hay đưa thức ăn cho người khác Chỉ dùng vật dụng cá nhân của mình , không dùng chung.
|
|
|
Post by NHAKHOA on Apr 13, 2013 19:00:54 GMT -5
Đau ở lồng ngực (chest pain)
Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuận/Viễn Đông
Cơn đau ở lồng ngực thường làm người bệnh rất lo sợ, không hiểu mình có đang bị đột quỵ tim (heart attack) hay không.
Đau ở lồng ngực là một trong những triệu chứng thông thường nhất, khiến người ta kêu cấp cứu. May thay, không phải cơn đau lồng ngực nào cũng là triệu chứng đột quỵ tim. Ngược lại, đa số các cơn đau này không liên quan tới tim. Tuy nhiên, khi bị đau ở ngực, chúng ta không nên coi thường, mà cần đến ngay phòng cấp cứu ở bệnh viện để đuợc khám và định bệnh.
* Triệu chứng Tùy theo căn nguyên của bệnh mà triệu chứng khác nhau: 1. Do bệnh tim: Nếu triệu chứng có căn nguyên từ tim, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng sau: - Cảm thấy sức ép, bóp chặt trong lồng ngực. - Đau như xé trong ngực, đưa ra sau lưng, cổ, quai hàm, vai và cánh tay, nhất là tay bên trái. - Đau vài phút hết rồi trở lại, cường độ đau thay đổi. - Thở dốc, ra mồ hôi, chóng mặt, buồn nôn. 2. Do bệnh khác: Đau ngực do những nguyên nhân khác, triệu chứng có thể là: - Ợ chua, đồ ăn trào ngược lên cổ họng. - Khó nuốt. - Cường độ đau thay đổi tùy theo vị trí nằm ngồi. - Đau tăng lên khi ho hay thở sâu. - Đau khi nhấn vào lồng ngực.
* Khi nào nên gặp bác sĩ? Nếu bạn bị đau ngực hoặc nghi mình đang bị heart attack, gọi 911 ngay, đừng chần chừ để tự định bệnh. Mỗi phút đều quan trọng cho việc chữa trị. Vào phòng cấp cứu có thể cứu mạng bạn, hoặc đem đến cho bạn cảm gáic bình yên, khi biết cơn đau không phải là heart attack. Gọi 911 hoặc nhờ người chở ngay đến bệnh viện, không tự lái xe.
* Nguyên nhân 1. Do bệnh tim: - Đột quỵ tim (heart attack) do mạch máu nuôi tim bị nghẽn. - Đau thắt ngực (angina): Mảnh cholesterol đóng vào thành động mạch nuôi tim, khiến đường kính hẹp lại, máu không tới tim đủ khi làm việc nặng, bệnh nhân cảm thấy đau thắt ngực. - Động mạch chủ bị xước: Thành động mạch chủ bị tét ra, khiến máu chảy nhiều, đưa đến thình lình đau xé trong lồng ngực và sau lưng. Có thể gây ra do bị tông mạnh vào ngực hay do biến chứng của bệnh cao huyết áp. - Động mạch bị co thắt: Các động mạch nuôi tim bị co thắt, khiến máu không tới được bắp thịt tim. Triệu chứng xảy ra lúc bệnh nhân đang nghỉ ngơi chứ không phải đang làm việc nặng. - Viêm màng tim: Màng bọc quanh tim có thể bị nhiễm siêu vi và sưng lên gây ra đau trong lồng ngực. - Những bệnh tim khác: Viêm bắp thịt tim do siêu vi, tim to do bắp thịt to lên. 2. Bệnh đường tiêu hóa: Cũng có thể gây ra đau lồng ngực, rất giống triệu chứng bệnh tim: - Bệnh ợ nóng: Nước chua từ bao tử trớ ngược lên thực quản khiến bệnh nhân bị đau xé ngay sau xương ức. - Thực quản co thắt: Gây ra đau do các bắp thịt thực quản không phối hợp nhau khi nuốt. - Thoát vị hoành cách mô: Một phần bao tử bị trồi lên lồng ngực. - Nghẹt van thực quản (achalasia): Van ở cuối thực quản không mở ra đủ khiến thức ăn không xuống bao tử được, dồn lại gây ra đau. - Bệnh túi mật và tụy tạng: túi mật có sạn hay viêm tụy tạng có thể gây ra đau bụng chiếu lên ngực. 3. Bệnh xương và bắp thịt: - Viêm sụn của xương lồng ngực gây ra đau, đau tăng thêm khi ta nhấn vào xương ức hay xương sườn. - Bắp thịt đau do các bệnh như fibromyalgia. - Xương sườn bị thương hay dây thần kinh bị kẹt gây ra đau. 4. Bệnh đường hô hấp: - Cục máu đông trong phổi (embolism) làm nghẹt động mạch dẫn máu tới phổi, thường xảy ra sau khi mổ hay nằm bất động lâu. - Viêm màng phổi khiến đau khi ho hay thở sâu. - Những bệnh phổi khác như phổi bị xẹp (pneumothorax), tăng huyết áp động mạch phổi, suyễn. 5. Những nguyên nhân khác: - Cơn hốt hoảng (panic attack). - Bệnh giời leo. - Ung thư.
* Định bệnh Như trên đã nói, có rất nhiều nguên nhân gây ra đau ở lồng ngực (chest pain), không nhất thiết phải là heart attack. Tuy nhiên, những cái đau này rất giống nhau và rất khó phân biệt. Do đó, không thể khinh thuờng cái đau trong lồng ngực, mà cần phải đến bệnh viện ngay để được định bệnh và chữa trị.Nên chọn bệnh viện lớn có phương tiện chữa bệnh heart attack. Nơi đây, một số các thử nghiệm và quang tuyến X sẽ được thực hiện, sau khi các bác sĩ cấp cứu hỏi bệnh và khám nghiệm bệnh nhân, nhất là những thử nghiệm tìm những bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng như heart attack, rách động mạch chủ, nghẹt động mạch phổi, phổi bị xẹp…
* Chữa trị Tùy theo nguyên nhân gây ra cái đau mà bệnh nhân được chữa trị bằng những phương cách khác nhau: - Bệnh tim được chữa bằng nhiều loại thuốc khác nhau. - Heart attack được chữa bằng cách thông động mạch vành tim bị nghẽn và có thể mổ, để thay đoạn bị nghẽn bằng một mạch máu khác. - Các bệnh nghẹt động mạch phổi, rách động mạch chủ… thường được chữa bằng cách giải phẫu. - Bệnh đường tiêu hóa thường được chữa bằng thuốc.
|
|
|
Post by NHAKHOA on Apr 13, 2013 19:09:37 GMT -5
Đau thần kinh tọa (Sciatica)
BS. Nguyễn Thị Nhuận/Viễn Đông
Nhiều người trong chúng ta đã từng nghe đến chữ “thần kinh tọa” hoặc biết một người nào đó bị khổ sở vì “đau thần kinh tọa”. Thần kinh tọa là sợi dây thần kinh dài nhất trong cơ thể chúng ta, bắt đầu từ cột sống đi ngang mông xuống phía sau nguyên chiều dài chân. Và “đau thần kinh tọa” là chứng đau nhức – nhiều khi đau khủng khiếp – dọc theo chiều dài của sợi dây thần kinh này. “Đau thần kinh tọa” thật ra không phải là một “bệnh” mà là một triệu chứng gây ra khi sợi thần kinh tọa bị một vấn đề nào đó, thí dụ như “thoát vị dĩa sống” chẳng hạn.
* Triệu chứng - Đau từ lưng dưới xuống mông và xuống phía sau chân. - Cảm giác đau có thể từ chỉ nhức một chút tới đau dữ dội, nóng rát rất khó chịu. Đôi lúc cái đau giống như một luồng điện giựt. Mỗi lần bệnh nhân ho hay hắt hơi hoặc ngồi lâu sẽ thấy đau nhiều hơn. - Thường chỉ một bên chân bị đau. - Tê hay yếu bắp thịt dọc theo đường thần kinh nơi chân và bàn chân. Đôi khi bệnh nhân có thể bị đau ở một chỗ và tê ở một chỗ khác. - Cảm giác kiến bò hay kim châm thường xảy ra ở ngón chân hay một phần bàn chân. - Không kiểm soát được bọng đái hay ruột già. Đây là một triệu chứng ít thấy nhưng là khẩn cấp, cần phải được khám nghiệm ngay. - Tùy theo nguyên nhân, bệnh nhân đau thần kinh tọa có thể bị hủy hoại dây thần kinh vĩnh viễn đưa tới mất cảm giác và cử động ở chân cũng như mất kiểm soát bọng đái và ruột.
* Nguyên nhân Thần kinh tọa điều khiển nhiều bắp thịt của phần chân dưới và truyền những cảm giác từ đùi, chân và bàn chân. Đau thần kinh tọa xẩy ra khi gốc thần kinh này bị kẹt nơi phần xương sống dưới, thường là do một đĩa sống bị thoát vị đè lên. Đĩa sống là những dĩa sụn nằm giữa các đốt xương sống, giúp cho xương sống linh động, và hấp thu chấn động vào xương sống khi chúng ta di chuyển. Khi chúng ta có tuổi, những dĩa sụn này bị thoái hóa, trở thành khô hơn, hẹp lại và mỏng manh hơn. Cuối cùng, màng bao bằng chất sợi chắc chắn bên ngoài đĩa sụn bị rách những chỗ nhỏ li ti, khiến chất sụn giống như chất keo rỉ ra, gọi là thoát vị (herniation) hay vỡ ra (rupture). Đĩa sụn vỡ này sẽ đè lên gốc các dây thần kinh, gây ra đau đớn ở lưng, chân. Nếu đĩa sụn này nằm ở lưng giữa hay dưới, bệnh nhân có thể bị tê, cảm giác kiến bò hay yếu phần mông, chân hay bàn chân. Những nguyên nhân khác gồm có: - Phần rỗng bên trong cột xương sống chứa tủy sống là hệ thần kinh nối liền óc và cơ thể qua những dây thần kinh phát xuất từ tủy sống. Khi ống tủy bị hẹp lại ở một chỗ nào đó, tủy sống và các sợi dây thần kinh bị đè lên, gây ra triệu chứng đau nhức và tê kể trên. - Khi dĩa sống bị thoái hóa, đốt xương sống bị trượt ra trước đè lên dây thần kinh tọa. - Bắp thịt piriformis bắt nguồn từ cột sống phía dưới và chạy ngay phía trên dây thần kinh tọa, nối với xương đùi. Khi bắp thịt này bị co thắt quá chặt, nó sẽ đè lên thần kinh tọa gây ra đau. Cái đau này sẽ không đi tới dưới đầu gối. Ngồi lâu, bị tai nạn xe hơi hay té ngã cũng có thể gây ra chứng này. - Bướu tủy sống: bướu có thể mọc bên trong tủy sống, phía trong màng bao hoặc có thể mọc giữa tủy sống và thành ống tủy, đè lên tủy sống hay các dây thần kinh. - Chấn thương vào cột sống cũng có thể gây ra đau thần kinh tọa. - Bác sĩ có thể không tìm ra nguyên nhân nào cả.
* Yếu tố dễ gây bệnh - Tuổi càng cao càng dễ bị bệnh do sự thoái hóa kể trên. Chúng ta thường bắt đầu có những thay đổi nơi đĩa sụn vào tuổi 30 và đa số bệnh nhân bắt đầu bị thoát vị đĩa sống vào tuổi 30 tới 40. - Việc làm nào đòi hỏi chúng ta phải vặn lưng, khiêng nặng hay lái xe quá lâu đều dễ làm ta bị bệnh. - Thường ngồi quá lâu hay ít hoạt động cũng dễ bị bệnh. - Bệnh tiểu đường làm dây thần kinh dễ bị hư hoại, gây bệnh.
* Khi nào nên đi khám bệnh? - Đau thần kinh tọa nhẹ thường tự hết sau một thời gian ngắn. Nếu kéo dài quá 4 tuần hay nặng hơn lên, nên đi khám bệnh. Gọi bác sĩ hay đi khám ngay lập tức nếu có những triệu chứng sau: - Bất thình lình bị đau dữ dội nơi lưng dưới hay chân, và tê, yếu chân. - Bị đau sau một tai nạn nặng. - Không kiểm soát được bọng đái hay ruột.
* Định bệnh Bác sĩ thường dùng những cách sau để định bệnh đau thần kinh tọa và tìm nguyên nhân: - Bệnh sử và khám nghiệm thần kinh lâm sàng - Chụp quang tuyến X - MRI hay CT scan
* Chữa trị - Sơ khởi là những chữa trị bệnh nhân có thể tự làm như đắp lạnh (24 giờ đầu) hay nóng (sau 24 giờ đầu), tập làm giãn gân và bắp thịt (stretching), vận động thân thể, uống thuốc giảm đau mua tự do. - Bệnh nhân cũng có thể được bác sĩ cho đi tập thể lý trị liệu (physical therapy) hay cho toa mua thuốc giảm đau mạnh hơn. Nếu vẫn không hết bệnh, bác sĩ có thể dùng những cách khác như: - Chích thuốc steroid vào vùng tủy sống để làm giảm viêm (inflammation), có thể làm bớt đau nhiều nhưng cũng chỉ ngắn hạn. Chất steroid có thể gây ra vài tác dụng phụ nguy hiểm nên thuốc chỉ được dùng không quá 3 lần mỗi năm. - Giải phẫu cắt bớt phần dĩa sống bị thoát vị. - Bệnh nhân có thể muốn thử những phương pháp trị liệu khác như châm cứu, nắn xương (chiropratic), xoa bóp, thôi miên...
* Phòng ngừa - Vận động thân thể thường xuyên, nhất là tập những bắp thịt vùng bụng và lưng dưới. - Giữ vị trí thân thể thẳng khi ngồi và ngồi trên ghế có chỗ dựa nâng đỡ xương hông và chỗ cong của xương sống. Chỗ ghế ngồi không đè lên đằng sau bắp đùi hay đầu gối. - Khi ngồi làm việc với máy điện toán, nên ngồi sao cho hai bàn chân nằm thẳng trên sàn, hai cánh tay để thoải mái trên bàn hay cánh tay ghế, khuỷu tay gập đúng góc. Nên thỉnh thoảng ngưng làm việc để đứng lên vận động. - Khi ngồi lái xe nên điều chỉnh ghế sao cho hông và đầu gối ngay hàng, tránh ngồi xa và với chân đạp lên chân gas. - Tránh khiêng vật nặng quá sức mình. Khi nhấc vật nặng, nên gập đầu gối thay vì cúi lưng và mang vật đó ngang phần thắt lưng, gần với thân mình. Đừng nhấc lên khỏi đầu hay cúi quá xa. Đừng quay người ngay thắt lưng mà quay ở bàn chân.
|
|