|
Post by NHAKHOA on Apr 18, 2009 13:41:25 GMT -5
Thuốc Quá Hạn.
Chúng tôi cám ơn bác sĩ Phạm-Anh-Dũng đã đưa bài “Thuốc quá hạn” trên Vietnet và bài “Do medications really expire?” trên Medscape để anh chị em dược sĩ rộng đường thảo luận. Trước khi bàn luận tôi xin trả lời dược sĩ MDT là dầu anh được phép lấy tất cả thuốc quá hạn gởi về Việt-nam thì nhà cầm quyền Việt-nam cũng không cho nhập thuốc quá hạn hay sắp quá hạn. Trong trận nội chiến ở Nam-tư cách đây không lâu, hội Dược sĩ không biên giới ở Pháp qua giúp các bệnh viện ở vùng chiến tranh xây dựng lại tủ thuốc, và họ phàn nàn hành động “dumping” của các viện bào chế các nước kỹ nghệ, vì các hãng này được trừ thuế cho công tác cứu trợ, nhưng nước nhận hàng không dùng được và không biết làm sao giải quyết với những kho thuốc quá hạn đó. Tôi đồng ý với anh BQQ là viện bào chế chú ý đến 2 vấn đề “efficacy” và “liability”. FDA đã đưa ra luật thuốc kém phẩm chất là thuốc khi đem kiểm nghiệm lượng hoạt chất dưới 80% lượng hoạt chất ghi trên nhãn thuốc. Các viện bào chế lớn có những phương pháp có những kỷ thuật làm thuốc mau thoái hóa và có công thức để tính thời gian hoạt chất dưới 80%. Dĩ nhiên họ cũng phải trừ hao một số yếu tố, như điều kiện bảo quản bên ngoài không lý tưởng như trong phòng thí nghiệm, nên sẽ mau hư hơn. Họ phải ấn định làm sao để khi kiểm tra, FDA không phạt họ được vì thuốc kém phẩm chất. Các hiệu thuốc bán lẻ và các bệnh viện khi có thuốc quá hạn, viện bào chế thường cho phép trả lại hay đổi thuốc mới. Trường hợp kho thuốc quân đội Mỹ có quá nhiêu thuốc quá hạn có lẽ trước đây, chứ với hệ thống computer hiện nay, không ai dự trữ thuốc nhiều và chắc chắn trong hợp đồng mua thuốc, bên mua cũng đòi hỏi đổi được thuốc quá hạn và bên bán cũng không được giao thuốc sắp hết hạn. Như vậy chỉ còn thuốc ở “nursing homes” và thuốc bệnh nhân để ở nhà. Tại “nursing homes” chúng tôi đồng ý có sự lạm dụng, nhất là những bệnh nhân trong chương trình Medicaid. Khi bác sĩ đổi thuốc, hay bệnh nhân chuyển từ nursing home này sang chỗ khác, người ta thường vứt bỏ thuốc không dùng, và yêu cầu hảng bảo hiểm hay chương trình Medicaid cho mua thuốc mới. Thuốc mới tâm thần rất đắt tiền, và chỗ phí phạm nhất là nơi đây. Rất tiếc là những người thanh tra các “nursing homes” chỉ giỏi về luật lệ chứ không chú ý đến chuyên môn, nên chưa giải quyết được lỗ hổng này. Thuốc bệnh nhân đã đem về nhà thì lại khác. Thông thường bác sĩ kê đơn dùng trong một tháng, tháng sau hết đến hiệu thuốc refill. Do đó, nhà thuốc có in nhãn hết hạn sau 1 năm cũng không có gì sai trái. Trên nguyên tắc, thuốc dùng tháng nào hết tháng ấy làm sao để quá hạn, nhưng do đổi thuốc, hay bệnh nhân xin thêm một số thuốc để dành, nên những người trong chương trình Medi-Cal ở California có cả rổ thuốc không dùng! Thuốc để ở nhà điều kiện bảo quản không tốt, và thuốc đã mở ra càng làm thuốc mau hỏng. Bây giờ nói đến vấn đề trách nhiệm. Khi chúng ta tự uống thuốc quá hạn, thí dụ uống viên Acetominophen hạn sử dụng trước đây 1 năm, chúng ta chấp nhận hàm lượng hoạt chất giảm nhưng vẫn còn hiệu nghiệm. Đồng thời vì do mình quyết định, nên không khiếu kiện ai được. Nhưng nếu có bệnh nhân mang một hộp thuốc quá hạn đến phòng mạch bác sĩ hay hiệu thuốc hỏi dược sĩ có dùng được không, do vấn đề trách nhiệm không ai dám bảo thuốc đó dùng được, vì khi bị kiện, tiền đâu bồi thường? Dĩ nhiên, có một số thuốc hoàn toàn không nên dùng quá hạn, nhất là nhóm tetracycline vì khi quá hạn sẽ sinh những chất độc hại. Thuốc nguồn gốc sinh học như thuốc chủng, huyết thanh, insulin cũng không nên dùng thuốc quá hạn. Dược sĩ Lê Văn Nhân YDNN đọc và phổ biến ngày 12/VI/2006 ************ @@@@@ ******************* Sinh tố C giúp ngăn ngừa bệnh thống phong Wednesday, April 01, 2009 (CTV News) - Những người bị bệnh thống phong (gout) hãy nên tiêu thụ nhiều trái cây giầu sinh tố C, như trái cam, để ngăn chặn sự phát tác của bệnh này, theo một cuộc nghiên cứu mới ở Canada. Các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học University of British Columbia ở Vancouver nhận thấy rằng những người đàn ông uống sinh tố C bổ sung hoặc ăn những thực phẩm chứa đựng nhiều chất bổ dưỡng này thì giảm thiểu nguy cơ phát tác bệnh thống phong. Thống phong là một loại bệnh viêm khớp (arthritis) khiến cho các khớp xương viêm sưng, khi chất uric acid tích tụ nhiều ở những nơi đó. Chất acid này có thể tạo thành những mảnh tinh thể nhỏ ở trong và xung quanh các khớp xương, gây ra đau nhức và viêm sưng. Bệnh thống phong thường xẩy ra cho những người đàn ông từ 40 tuổi trở lên, nhưng đôi khi phụ nữ cũng phát tác. Những nguyên nhân thông thường là uống nhiều rượu, ăn nhiều thực phẩm dễ tạo ra chất uric acid trong máu, như thịt, cá, đồ biển, cheese. Các nhà nghiên cứu nói rằng cuộc khảo sát của họ cho thấy sinh tố C làm giảm mức uric acid trong máu, do đó có thể dùng để ngăn ngừa chứng bệnh gây đau nhức này. Bác Sĩ Hyon Choi đã cầm đầu một toán chuyên gia để khảo sát những số liệu về 46,994 người đàn ông tham gia cuộc nghiên cứu ở Canada tên là “Health Professionals Follow-up Study,” từ năm 1986 tới 2006. Mỗi thời kỳ 4 năm, những người đàn ông này đã trả lời một bản câu hỏi, trong đó có kê khai số lượng sinh tố C mà họ tiêu thụ qua thực phẩm hoặc uống những viên sinh tố bổ sung. Cách hai năm một lần, những người đàn ông đó báo cáo họ có phát tác những triệu chứng của bệnh thống phong hay không. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng khi so sánh với những người đàn ông tiêu thụ dưới 250 miligram sinh tố C mỗi ngày, thì nguy cơ phát tác bệnh thống phong có những tỉ lệ khác nhau sau đây: 17% thấp hơn cho những người tiêu thụ từ 500 tới 999 mg mỗi ngày. 34% thấp hơn cho những người tiêu thụ từ 1,000 tới 1,499 mg mỗi ngày. 45% thấp hơn cho những người tiêu thụ từ 1,500 mg trở lên mỗi ngày. Hầu hết những người tiêu thụ trên 500 mg sinh tố C mỗi ngày đã uống sinh tố C bổ sung. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng cứ mỗi 500 mg sinh tố C được tiêu thụ thì giảm bớt được 15% nguy cơ phát tác bệnh thống phong. Các nhà nghiên cứu nói rằng sinh tố C tỏ ra có công dụng làm giảm mức uric acid trong máu, có lẽ bằng cách giúp cho thận dễ tái hấp thụ chất acid này để bài tiết qua nước tiểu, thay vì tích tụ trong các khớp xương và gây ra viêm sưng. Bác Sĩ Choi vạch ra rằng bệnh thống phong là loại bệnh viêm khớp thông thường nhất đối với đàn ông, và những cuộc khảo sát gần đây cho thấy tỉ lệ những người mắc bệnh này đang gia tăng. Các nhà nghiên cứu nói rằng trong khi mức an toàn để tiêu thụ sinh tố C là không quá 2,000 mg mỗi ngày, sinh tố này là phương tiện hữu hiệu để ngăn ngừa bệnh thống phong. Những kết quả nghiên cứu trên đây đã đăng trong đặc san y khoa Archives of Internal Medicine. (n.m.)
|
|
|
Post by NHAKHOA on Apr 18, 2009 13:42:16 GMT -5
Phối hợp thuốc chống máu đóng cục với aspirin giảm nguy cơ đột quị Monday, April 13, 2009 ORLANDO, Florida (AFP) - Sự phối hợp một thứ thuốc chống máu đóng cục với thuốc aspirin có thể giúp giảm nguy cơ lên cơn đột quị và cơn đau tim hơn 20%, theo kết quả của một nghiên cứu mới được công bố hôm 31 Tháng Ba. Dược phẩm Plavix - có công thức giống như loại thuốc bán trên thị trường với tên thông dụng là clopidogrel - được dùng để ngăn cản những tiểu huyết cầu (platelet) trong máu đóng thành cục. Các nhà nghiên cứu đã phối hợp thuốc Plavix với aspirin trong những cuộc thí nghiệm lâm sàng tên là ACTIVE-A, gồm 7,554 bệnh nhân, để chứng tỏ rằng nó có thể giúp những người mắc bệnh tim gọi là “rung tâm nhĩ” (atrial fibrillation), khi những bệnh nhân này không thể dùng các loại thuốc làm loãng máu khác, như wafarin. “Mục tiêu của cuộc thí nghiệm lâm sàng ACTIVE-A là để xác định xem nếu phối hợp dược phẩm clopidogrel với aspirin thì có thể giảm những ca lên cơn đau tim và cơn đột quị cho những bệnh nhân mắc chứng rung tâm nhĩ hay không,” lời Bác Sĩ Stuart Connolly, giáo sư của trường đại học McMaster University ở Ontario, Canada. Cho tới nay, những thuốc chống máu đóng cục như wafarin và aspirin là cách trị liệu duy nhất tỏ ra hữu hiệu trong sự điều trị những bệnh nhân mắc chứng rung tâm thất - khi hai tâm thất phía trên của tim rung động thay vì đập một cách bình thường. Chứng rung tâm thất làm gia tăng nguy cơ máu đóng cục hoặc kết tụ trong các tâm thất, dẫn tới cơn đau tim hoặc đột quị. “Lần đầu tiên trong 20 năm có một phương thức trị liệu mới cho chứng bệnh rung tâm thất,” Bác Sĩ Connolly phát biểu tại cuộc hội thảo thường niên của American College of Cardiology (trường Cao Ðẳng Mỹ Khoa Tim) ở Orlando, Florida. Theo số liệu của Hội Tim Mỹ (American Heart Association), có khoảng 2.2 triệu người Mỹ mắc chứng rung tâm thất và họ thường phải dùng máy điều hòa nhịp tim (pacemaker). Nhưng nhiều người trong số những bệnh nhân mắc chứng rung tâm thất không thể điều trị bằng thuốc wafarin để chống máu đóng cục, vì thứ thuốc này khiến cho họ gia tăng khoảng 70% nguy cơ xuất huyết nội tạng (internal hemorrhage). Cuộc nghiên cứu ACTIVE-A nhận thấy sự phối hợp dược phẩm clopidogrel với aspirin giúp giảm 11% những ca lên cơn đau tim trầm trọng, 28% những ca đột quị, và 23% những ca nhồi máu cơ tim (myocardial infarction). (n.m.)
|
|
|
Post by NHAKHOA on Apr 20, 2009 12:24:22 GMT -5
Thuốc Thiên Nhiên & Thuốc Tây Việt Báo Thứ Bảy, 3/28/2009, 12:00:00 AM THUỐC THIÊN NHIÊN & THUỐC TÂY Ds Nguyễn Ngọc Lan và Bs Thú y Nguyễn Thượng Chánh Tỏi. (**Lời tác giả: Bài viết nầy chỉ là những thông tin khoa học tổng quát mà thôi chớ không có tính cách để chữa bệnh. Mọi thắc mắc, nghi vấn liên quan đến thuốc thiên nhiên hay trước khi sử dụng nó xin quý bạn đọc hãy tham khảo trực tiếp với bác sĩ gia đình của mình. NNL-NTC) Thường tình, ai cũng nghĩ rằng hễ thiên nhiên là vô hại. Các nhà khoa học Tây phương đã cho biết là có một số thuốc thiên nhiên kể cả các loại vitamines, nếu dùng không đúng cách vẫn có thể gây hại cho sức khỏe... Một vài loại thuốc có thể che lấp một cách tạm thời diễn biến thật sự của bệnh trạng, và làm sai lạc kết quả các tests của phòng thí nghiệm. Chúng cũng có thể làm gia tăng tác dụng của thuốc Tây đến độ gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Đôi khi thuốc thiên nhiên cũng có thể hóa giải, làm giảm hay làm mất tác dụng của một loại thuốc Tây nào đó nếu được dùng chung với nhau. Tóm lại, tất cả các phản ứng bất lợi vừa nêu trên đều do sự tương tác (interaction) giữa các món thuốc với nhau mà ra thôi. Chất lượng của thuốc:một vấn đề nan giải Trước một rừng thuốc thiên nhiên đủ loại, đủ cỡ, người tiêu thụ bị hoa mắt, phân vân và tự hỏi không biết mình nên chọn thuốc nào đây? Thôi thì chỉ còn biết tin vào quảng cáo, hình thức và màu sắc bên ngoài của hộp thuốc để mà quyết định. Tại Canada, thuốc thiên nhiên nằm trong vòng kiểm soát của một số nhà bào chế lớn như: Wampole Canada, Swiss Herbal, Quest, Jamieson, Lalco, Adrien Gagnon, Jean Marc Brunet, v.v... Ngoài ra, cũng có một số labo nhỏ chen chân kiếm ăn bên cạnh các nhà bào chế đàn anh. Santé Canada ước lượng thị trường thuốc thiên nhiên tại Canada ở vào lối 4,3$ tỉ/năm (so với 10,9$ tỉ/năm cho các dược phẩm có brevet). Thuốc thiên nhiên tại Hoa kỳ 36$ tỉ/năm. Thuốc thiên nhiên được sản xuất theo lối công nghiệp thì đòi hỏi phải có nguồn cung cấp nguyên liệu thật dồi dào. Một số được sản xuất ngay tại Canada hoặc Hoa Kỳ và phần lớn còn lại được nhập cảng từ Á Châu hay từ Nam Mỹ. Hoạt chất của cây thuốc có thể rất thay đổi, tùy theo thời gian tăng trưởng, nơi trồng, cách trồng, tùy theo phần nào của thực vật được sử dụng và cũng tùy theo cây thuốc được gặt hái lúc nào trong năm. Tại những phương trời xa xôi vạn dặm thì làm sao kiểm soát một cách chu đáo tất cả quy trình sản xuất nguyên vật liệu để bảo đảm có một chất lượng an toàn và trung thực cho được?. Đây cũng là một vấn đề lo nghĩ của những nhà bào chế có lương tâm... Không phải thiên nhiên là vô hại! Một số thực vật có thể có hại cho sức khỏe như làm hư gan, hại thận hay thậm chí còn có thể gây ra ung thư. Bởi lẽ nầy nên một số chất sau đây bị cấm tại Canada: Aristolochia (Birthworth, Snake root, Guang Fang Ji), Coca (Erythroxylum coca), Mã tiền Nux vomica (có Strychnine) và Pau d'arco (Tabebuia impetiginosa). Santé Canada thường theo dõi và kiểm soát các loại thuốc thiên nhiên bán trên thị truờng, đặc biệt quan tâm đến các món thuốc nhập cảng từ Á châu. Thỉnh thoảng cơ quan nầy cũng có phát hiện một số thuốc mạo hóa. Tuy mang danh nghĩa là thuốc thiên nhiên nhưng nhà sản xuất lại cố tình pha trộn thêm những loại thuốc Tây (prescription drugs, medicaments d'ordonnance) vào trong đó. Những chất thuốc thường được trộn thêm có thể là những steroides, hormones, các chất thuốc lợi tiểu, các thuốc kháng viêm sưng (anti inflammatoires), các thuốc trợ dương (aphrodisiaques) và thuốc làm giảm đường huyết (hypoglycémiant). Nhãn hiệu của các thuốc nhập cảng từ Á Châu thường lem nhem không rõ rệt, khó hiểu, không đầy đủ chỉ dẫn cần thiết và cũng không nêu rõ những điều cấm kỵ quan trọng! Theo sự nhận định của cơ quan Y Tế Canada, thì
sự phối hợp giữa nhiều loại thuốc thiên nhiên với nhau đều được nghi ngờ là có thể dẫn đến những phản ứng bất lợi, làm tổn thương gan và có hại cho sức khỏe. Ngoài ra, còn có vấn đề như những nguyên liệu sử dụng là những nguyên liệu bị giả mạo hay bị biến đổi cũng được kể như là những nhân tố bất lợi
(
a number of factors must be considered when a natural product with multiple ingredients is suspected to be associated with adverse effects. And adulterant or misidentified ingredients could be present in the product that maybe responsible for any adverse effects. Possible toxicity due to excessive dosing or prolonged intake should be considered. Some herbs may contain hepatotoxins and other may contribute to idiosyncratic hepatotoxic reactions and involve an immunological response... Health Canada, Canadian adverse Reaction Newletter, Jan 2003). www.vietnamdaily.com/index.php?c=article&p=47647vietbao.com/?ppid=45&pid=2&nid=136823Một số thuốc thiên nhiên thông dụng tại hải ngoại * Valériane (Valeriana officinalis, Valerian, Herbe aux chats, Herbe de st George): Giúp an thần, giảm lo âu bức rức, giảm stress, giảm suy nhược tinh thần, động kinh, giúp tập trung tư tưởng và ngủ ngon... Không nên sử dụng chung với các loại thuốc ngủ hay thuốc an thần (sédatifs) như barbituriques, benzodiazepines (Valium, Librium, Ativan). Cũng không nên uống chung với các thuốc thiên nhiên có tính an thần như Camomille, Kava và Millepertuis vì tính an thần sẽ bị gia tăng gấp bội, bệnh nhân có thể rơi vào trạng thái mê man. Cùng một lý do vừa nêu, không nên uống Valeriane chung với rượu vì sẽ làm tăng tác dụng của alcool. Không nên uống chung cùng lúc với thuốc trị bệnh mất ngủ vì tác dụng của thuốc nầy sẽ tăng. * Kava-Kava (Piper methysticum, Tonga, Awa): Trị lo âu, an thần... Không nên sử dụng chung với các loại thuốc barbituriques, benzodiazepines, thuốc trị suy nhược tinh thần và thuốc trị bệnh Parkinson. Kava có ảnh hưởng không tốt đối với các loại thuốc gây mê, như nó có thể làm gia tăng tác dụng của thuốc mê Halothane, rất nguy hiểm khi giải phẫu. Không nên uống rượu lúc sử dụng thuốc Kava. * Echinacée (Echinacea sp, Cone flower, Hedgehog, Indian Head): Trị cảm cúm, cảm nhiễm đường hô hấp, tăng cường sức miễn dịch... Không sử dụng Echinacée nếu đang xài các loại thuốc làm giảm sức miễn dịch (immunosuppresseur) như Cyclosporine sau khi được giải phẫu ghép bộ phận. Kỵ các loại thuốc corticostéroides (Prednisone, Decadron), các steroides anabolisants (Winstrol), Amiodarone (Cordarone), Methotrexate (Rheumatrex) và Ketocomazol (Nizoral). Phụ nữ đang mang thai không nên xài Echinacée. Những người nào đang mắc bệnh lao, hoặc các bệnh thuộc tự miễn (auto immune disease) như viêm khớp rheumathoid arthritis, systemic lupus erythomatosus cũng không nên sử dụng Echinacée. Chỉ nên uống trong vòng từ 7 đến 14 ngày mà thôi, không nên uống liên tục trong 8 tuần lễ. *Tỏi (Allium sativum, Garlic, Nectar of the Gods, Ail): Trị cảm cúm, tiêu chảy, giúp làm giảm đường lượng trong máu, giảm cholesterol, giảm áp huyết, ngăn ngừa tình trạng xơ cứng động mạch, ngừa các bệnh thuộc về tim, bổ gan và tăng cường sức miễn dịch
Thuốc tỏi có khuynh hướng làm máu loãng. Không nên xài thuốc tỏi cùng lúc với các thuốc kháng đông (anticoagulant) như Warfarin (Coumadin) hoặc với các thuốc có tính chống kết tụ tiểu cầu (antiplaquettaire) như Aspirine vì có nhiều nguy cơ bị xuất huyết. Đối với các thuốc trị bệnh tiểu đường thường được gọi là thuốc giảm đường lượng (hypoglycémiant), cũng không nên dùng chung với thuốc tỏi để tránh tình trạng đường huyết bị kéo xuống quá thấp. * Gừng (Gingembre, Ginger): Dùng trong trường hợp muốn nôn mửa, say sóng (motion sickness) và ăn không ngon, mất đói... Gừng kéo dài thời gian chảy máu. Tránh dùng gừng chung với các loại thuốc làm loãng máu như Aspirine, Coumadin. Lạm dụng gừng có thể ảnh hưởng đến các thuốc trị bệnh tim và thuốc trị tiểu đường. * Camomille (Tanacetum parthenium, Feverfew, Wild Chamomile): Trị tinh thần căng thẳng, nhức đầu, phong thấp, dị ứng, chóng mặt, đau bụng lúc hành kinh... Một khảo cứu Nhật Bản đăng trong Journal of Agricultural and Food Chemistry 2008 cho biết uống trà Chamomile rất tốt, vì nó giúp ức chế tác dụng của 2 chất Sorbitol và enzym ALR2. Chính nồng độ cao của 2 chất nầy trong máu đã dự phần trong việc gây biến chứng của bệnh diabetes type II. Không nên uống Camomille chung với các thuốc kháng đông (anticoagulant) vì sẽ dễ gây xuất huyết. Cũng không nên uống chung với thuốc chống đau nhức làm loãng máu thuộc nhóm anti inflammatoire non stéroidien như Tylénol, Aspirine, Ibuprofene (Advil, Motrin), Celebrex. Phụ nữ đang mang thai tránh dùng Camomille vì có thể làm tử cung co thắt. Không uống chung với thuốc kháng đông Coumadin. Camomille có chứa chất chát tannin có thể ngăn trở việc hấp thụ chất sắt. * Millepertuis (Hypericum perforatum, St John's Wort, Goatweed, Herbe de St Jean): Trị suy nhược tinh thần nhẹ, lo âu, mệt mỏi, ăn không biết ngon, mất ngủ và đau nhức các bắp cơ, tăng sinh lực, giúp ổn định tâm tánh trong thời gian tiền kinh nguyệt... Uống chung với các thuốc trị sida, như thuốc Indinavir, sẽ làm giảm tác dụng của loại thuốc diệt siêu vi nầy. Millepertuis cũng ảnh hưởng đến tác dụng của các thuốc trị kinh phong (antiépileptique), thuốc ngừa thai, thuốc làm giảm sức miễn dịch, thuốc chống suy nhược tinh thần (Prozac, Paxil), thuốc chống kết tụ tiểu cầu (antiplatelets), thuốc kháng đông (Coumadin), thuốc ngừa sự loại bỏ bộ phận ghép (Cyclosporine), thuốc chống siêu vi agents antirétroviraux (Invirase), thuốc trị bệnh tim Digoxine (Lanoxin) và Théophylline. * Bạch quả (Ginkgo biloba, Yinhsing, Fossil tree, Kew tree, Maiden hair tree): Giúp máu lưu thông được dễ dàng, trị viêm phế quản, xơ cứng động mạch, cholesterol cao, bồi dưỡng trí nhớ, giảm triệu chứng bệnh lú lẫn Alzheimer, cải thiện tình trạng chóng mặt, giúp gan và túi mật hoạt động tốt... Có thể làm xuất huyết nếu xài chung với thuốc kháng đông hoặc thuốc làm máu loãng như Aspirine, vitamin E, Plavix, Persantine và Ticlid. Tạp chí New England Journal of Medicine có đề cập đến một ca xuất huyết trong mắt sau khi bệnh nhân đã thường xuyên uống Ginkgo biloba và Aspirin trong một thời gian dài. Tránh xài Ginkgo biloba lúc mang thai và lúc cho con bú. * Nha Đam, Lô Hội (Aloe vera): có tính nhuận trường. Dùng trị uống để trị viêm, sốt, tiểu đường, hen suyễn, dị ứng... Dùng thoa ngoài da để trị phỏng, làm lành vết thương. Có khuynh hướng làm giảm chất potassium trong máu (hypokaliémie). Cẩn thận với các thuốc làm hạ potassium chẳng hạn như Digitalis, Lanoxin cùng những thuốc lợi tiểu nhóm Chlorothiazide (Diuril), Furosemide (Lasix)... sẽ làm trầm trọng hơn sụt mất potassium. * Sâm Cao ly (Panax ginseng): An thần, giảm stress, bồi dưỡng sinh lực, tăng sức miễn dịch, giảm đường máu, giảm cholesterol và trợ dương... Dùng Ginseng chung với thuốc kháng đông có thể gây xuất huyết. Với thuốc trị suy nhược tinh thần Phenelzine (Nardil) sẽ gây nhức đầu, run rẩy. Với thuốc trị bệnh tim Digoxin (Lanoxin) sẽ làm khó đo lường hiệu quả và tác dụng của món thuốc nầy. Cũng không nên uống Ginseng nếu đang trị liệu bằng các thuốc tâm thần (antipsychotiques) và thuốc trị suy nhược tinh thần hay trầm cảm (antidepresseur). Nếu đang dùng thuốc trị bệnh tiểu đường (Diabeta, Diamicron) thì cũng không nên dùng Ginseng cùng một lúc vì đường lượng có thể bị kéo xuống quá nhanh...Lạm dụng Ginseng sẽ có nguy cơ làm tăng áp huyết, bồn chồn, mất ngủ, bị tiêu chảy hoặc da nổi đỏ. *Ephedra/Ephedrine (Ephedra sinica, Ma Huang, Sea Grape, Yellow Horse, Desert Herb): Trị suyễn, tăng sinh lực và để giúp làm giảm cân... Có thể dẫn đến những phản ứng bất lợi như ngạt thở, áp huyết tăng cao gây hại cho tim. Sử dụng cùng lúc với thuốc thông mũi (décongestants) có chứa chất Ephedrine như Dristan, Sinutab, Sudafed, Actifed hoặc với các thuốc có Caffeine, bệnh nhân sẽ bị co giật, hôn mê và có thể bị đột quỵ tim. Không nên uống Ephedra trong các trường hợp sau đây: lúc mang thai, lúc cho con bú, khi có bệnh tiểu đường, đang bị bệnh tăng nhãn áp (glaucome) hoặc đang bị chứng cường giáp trạng (hyperthyroidisme). * Sulfate de glucosamine: Trị đau nhức do thoái hóa khớp (arthrose), bảo vệ sụn khớp... Có người cho rằng Glucosamine có tính làm tăng đường máu? Nếu dùng chung với thuốc Insuline có thể sẽ làm giảm tác dụng của thuốc nầy. Vấn đề trên cũng còn trong vòng tranh cãi giữa các nhà khoa học với nhau. Nên ngưng uống Glucosamine một tuần trước ngày đi thử máu để việc đo đường lượng được chính xác hơn. Không xài Glucosamine đồng thời với thuốc kháng đông Warfarin (Coumadin). Các người nào thường hay bị dị ứng với đồ biển thì không nên uống Glucosamine có hoặc không có phối hợp với Chondroitine vì cả hai chất nầy đều có nguồn gốc từ cá mập. * Dong Quai (Angelica sinensis, Ginseng pour femme): Trị mất ngủ, điều kinh, trị đau bụng và giúp giảm thiểu các triệu chứng bất lợi của thời kỳ mãn kinh... Không nên dùng Dong Quai lúc đang mang thai, hoặc lúc có kinh nguyệt quá nhiều. Những người đang bị bệnh tiểu đường cần thận trọng vì Dong Quai có thể làm tăng đường huyết. Với liều lượng cao, Dong Quai làm tăng nhịp tim và làm tăng áp huyết. * Cam thảo (Réglisse, Glycyrrhiza glabra, Licorice, Sweetwood): Trị bệnh đau dạ dầy, loét bao tử, loét miệng, ho hen, phong thấp, v.v
Dùng cùng lúc với các thuốc lợi tiểu (diurétiques) có thể làm giảm chất potassium trong máu. Không nên uống cùng một lượt với thuốc trị bệnh tim như Lanoxin hoặc với các thuốc làm hạ áp huyết. Tránh dùng Réglisse khi có thai, lúc bị tiểu đường, yếu gan, yếu thận hoặc đang bị các bệnh chứng về tim mạch hoặc áp huyết cao. * Saw Palmetto (Serenoa repens, Cabbage Palm, Sabal, Dwarf Palm, Palmier Nain): Có tính lợi tiểu, và được dùng để trị các bệnh thuộc đường tiết niệu... Saw Palmetto cũng thường được sử dụng để chữa trị truờng hợp tiền liệt tuyến bị triển dưỡng (benign prostatic hypertrophy). Phản ứng phụ của thuốc là có thể làm giảm sự ham muốn tình dục và gây nhức đầu. Nó cũng có thể làm thay đổi tác dụng của các thuốc ngừa thai và của các hormones trị liệu khác. Không nên dùng Saw Palmetto lúc mang thai hoặc trong thời gian cho con bú. * Hawthorn (Crataegus oxycantha, Aubépine, Mayflower, Maybrush): Trị hồi hộp, tim đập nhanh, lo âu mất ngủ, giảm các cơn đau thắt ngực bằng cách giảm áp huyết động mạch và giảm cholesterol trong máu... Không nên uống cùng một lúc với các loại thuốc trị bệnh tim như Digoxin (Lanoxin) vì nhịp tim có thể bị giảm nhiều. * Hà thủ ô (Polygonum multiflorum, Radix Polygoni multiflori, Chineese knotweed, Flowery knotweed, Ho shou wu, He shou wu, Zi shou wu, Shou Wu Pian, Fo ti): Rất phổ biến ở Việt Nam và Bắc Mỹ. Theo Đông y, Hà thủ ô dùng để bồi dưỡng sức khỏe, giữ cho tóc và râu được đen lâu bạc, bổ gan thận huyết, bổ xương, trợ dương
Theo cơ quan y tế của Anh quốc Medecine&Health Care Products Regulatory Agency cho biết, có nhiều khảo cứu nói đến tác dụng độc hại của Hà thủ ô đối với gan như làm vàng da, vàng mắt, nước tiểu xậm màu, ói mửa, đau bụng, biếng ăn và làm cho yếu sức (Batinelli et al 2004, New case of acute hepatitis following consumption of Shou Wu Pian, Ann Inter Med140:E589. Park GJ et al ,Acute hepatitis induced by Shou Wu Pian www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11206309?ordinalpos=1&itool=EntrezSystem2.PEntrez.Pubmed.Pubmed_ResultsPanel.Pubmed_DiscoveryPanel.Pubmed_Discovery_RA&linkpos=1&log$=relatedarticles&logdbfrom=pubmed. * Nước bưởi (Jus de pamplemousse, grapefruit juice): Món giải khát bổ dưỡng chứa nhiều sinh tố... Có thể tương tác với một số thuốc Tây rất nguy hiểm. Không uống nước bưởi cùng lúc với các thuốc trị cao huyết áp, thuốc hạ cholesterol, thuốc trị nấm, thuốc trị đau thắt ngực hoặc điều hòa nhịp tim, các loại thuốc ngừa sự loại bỏ bộ phận ghép, thuốc trị Sida, Viagra... Health Canada has issued an advisory to alert Canadians about the risks of consuming grapefruit or its juice by people who are being treated for certain conditions. The reason for the advisory is that grapefruit juice can interact with some medications - either by increasing their levels or decreasing them. The interaction occurs because substances in grapefruit can interfere with the way your body absorbs and breaks down certain drugs. Higher-than-normal levels of medication can increase the risk of serious or even life-threatening side effects. Less-than-normal medication levels can result in reduced benefit from treatment and, in the case of anti-HIV medications, fewer future treatment options due to drug resistance www.mayoclinic.com/health/food-and-nutrition/AN00413. * Nấm linh chi (Ganoderma lucidum, reishi, ling zhi, mannontake..): Giúp tăng sức miễn dịch, giảm huyết áp, giảm cholestérol, bổ thận, bổ gan, ngừa cancer, mất ngủ... Tương tác với các thuốc thiên nhiên có tính kháng đông hoặc làm loãng máu (panax ginseng, bạch quả, capsicum, camomile, celery, cam thảo, gừng, củ hành, tỏi...), có thể làm dễ chảy máu hơn và gây tuột huyết áp. Sử dụng chung với các thuốc Tây có tính gây loãng máu hoặc chống kết tụ tiểu cầu (antiplaquettaire) như Aspirin, Voltaren, Ibuprofen, Advil, Motrin, Naproxen, Heparin, Warfarin (Coumadin), nấm linh chi sẽ làm gia tăng tác dụng kháng đông và làm xuất huyết nhiều hơn. Đối với các thuốc giảm huyết áp như Catopril, Enalapril, Diltiazem, Amilodipine, nấm linh chi sẽ làm huyết áp tuột giảm nhanh hơn. * Kim Tảo Thảo, Cúc Gai, Milk Thistle (Silibum marianum, Chardon Marie): Dùng để bổ gan, ngừa xơ gan, viêm gan mãn tính, ăn mất ngon, cancer tiền liệt tuyến, tiểu đường, trầm cảm, v.v... www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/8225695. Trên lý thuyết, có thể ức chế enzyme Cytochrome P450 2C9 substrates làm tăng nồng độ các thuốc Amitriptyline (Elavil), Warfarin (Coumadin), Diazepam (Valium)), và cũng làm ức chế enzyme nhóm Cytochrome P450 3A4 substrates làm tăng nồng độ Indavir thuốc trị Sida. Cúc Gai trên lý thuyết có thể làm hạ đường huyết vì vậy nên cẩn thận nếu đang sử dụng cùng lúc các thuốc trị tiểu đường khiến đường huyết tuột giảm quá nhanh. Cúc Gai cũng có thể có tác dụng của hormon nữ estrogen vì lẽ nầy nên tránh dùng Cúc Gai nếu các bà các cô đang có những bệnh lý liên hệ với estrogen như cancer vú, cancer buồng trứng, endometriosis, uterine fibroids. Cúc Gai có thể làm trầm trọng hơn sự hấp thụ sắt trong cơ thể đặc biệt nhất là ở gan trong ca bệnh nhân đang mắc phải bệnh lý di truyền hemochromatosis (thặng dư chất sắt trong gan và trong các bộ phận khác của cơ thể). www.mayoclinic.com/health/silymarin/NS_patient-milkthistle. * Nghệ (Curcuma longa, turmeric, curcumin, Indian Saffron): Trị ăn khó tiêu, đau bụng, sình hơi, viêm gan, viêm thận, viêm cuống phổi, vêm thấp khớp, cảm lạnh, sốt, mất kinh, nhức đầu, làm lành vết thương, trầm cảm, cancer ruột già... Hoạt chất của nghệ là curcumin (diferuloymethane), một sắc tố màu vàng có tác kháng viêm, ngăn chặn sự sinh sản tế bào ung thư bằng cách ức chế sự phát triển mạch máu nuôi ung thư (angiogenesis). Nghệ có tính chống kết tụ máu (antithrombotic), chống oxid hóa (antioxidant). Không dùng chung nghệ với các thuốc thiên nhiên có tính làm chảy máu như: dong quai, tỏi, bạch quả, panax ginseng, cam thảo, củ hành, chamomile...). Cũng không sử dụng nghệ nếu đang uống các loại thuốc kháng đông hoặc chống kết tụ tiểu cầu (anticoagulant/antiplatelet) như aspirin, clopidogrel (Plavix), Heparin, ticlopidine (Ticlid), warfarin (Coumadin)... Nghệ là một gia vị thấy trong bột cà ri. * Riềng (Alpinia officinarum, catarrh root, China root, chinese ginger, gao liang, India root, gargaut). FDA liệt kê riềng trong nhóm Generally recognized as safe (GRAS). Hoạt chất là gingerols và diaryheptanoids. Nghệ dùng như một chất kích thích, sát khuẩn, bụng đầy hơi, chống viêm sưng, chống co thắt (antispasmodic), trị sốt nóng... Riềng cũng là một gia vị rất phổ thông. Riềng có tính làm tăng sự tiết acid của bao tử nên cần phải tránh sử dụng riềng trong lúc uống các loại thuốc trị bệnh bao tử thuộc ba nhóm sau đây: - H2-blockers: cimetidine (Tagamet), ranitidine (Zantac), nizatidine (Axid), famotidine (Pepcid). - Proton Pump Inhibitors: lansoprazole (Prevacid), esomeprazole (Nexium), pantoprazole (Pantoloc), omeprazole (Losec). - Antacids: Maalox (hydroxide magnesium, aluminium), Milk of Magnesium, Pepto Bismol, Gaviscon (sodium alginate, aluminum hydroxide). * Rau Má (Centella asiatica, Hydrocotyle asiatica, Gotu kola...): Tăng trí nhớ, ngừa mệt mỏi, viêm nhiễm đường tiểu, viêm thấp khớp, đau bao tử, kinh phong, giúp vết thương mau lành... Với liều lượng cao có thể làm tăng huyết áp, tăng glucose, tăng triglyceride, tăng cholesterol và làm lừ đừ (drowsiness), gây độc cho gan (hepatotoxicity). scielo.isciii.es/scielo.php?script=sci_arttext&pid=S1130-01082005000200006&nrm=iso&tlng=pt. Làm tăng tác dụng an thần (sedative) và buồn ngủ nếu dùng chung với thuốc thiên nhiên Capsicum, Siberian ginseng, Celery, Kava, St John's wort, Valerian, Calamus, Calendula. * Devil's claw (Harpagophytum procumbens, Griffe du diable, Grapple plant): Trị xơ cứng mạch, viêm khớp, thấp khớp, gout, đau cơ, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, ăn không tiêu, vấn đề kinh kỳ, dùng ngoài da trị các vết thương... Giảm hiệu nghiệm đối với các thuốc antacid trị bệnh đau bao tử như cimetidine (Tagamet), famotidine (Pepcid), pantoprazole (Pantoloc), esomeprazole (Nexium). Không dùng chung với Warfarin sẽ gây đỏ da purpura. * Lộc Nhung (Cervus Nippon, Antler velvet, Bois de velour, Lu Rong, Nokyon, corne servi parvum): Sử dụng để tăng sinh lực, bổ dương, trị cao máu, giảm cholesterol, loãng xụơng, chống lão hóa, bổ xương, ngừa viêm sưng... Lộc nhung có thể làm ức chế tính dung nạp (tolerance) đối với những liều morphine liên tiếp. Trên lý thuyết, phụ nữ nên tránh xài lộc nhung trong những ca họ đang nhạy cảm với hormon estrogen như trong ca có bệnh sử gia đình về cancer vú và cancer của cổ tử cung. Kết luận ...Thiên nhiên không phải là hoàn toàn vô hại
+ Collège des Médecins và Ordre des Pharmaciens du Québec khuyên chúng ta không nên sử dụng vitamines với những liều lượng quá lớn, đừng bao giờ mua thuốc thiên nhiên mà nhãn hiệu không rõ rệt, và chỉ sử dụng thuốc thiên nhiên trong thời gian ngắn mà thôi (dưới 3 tháng) vì khoa học chưa biết ảnh hưởng về lâu về dài của món thuốc thiên nhiên đó ra sao. + Cẩn thận với các lời quảng cáo chẳng hạn như bảo đảm sẽ chữa khỏi bệnh, hoặc có thể ngừa được bệnh, hoặc họ nói đây là một loại thuốc nhiệm mầu đã được người Trung Hoa sử dụng từ cả ngàn năm nay rồi. Nếu hỏi người bán đó là chất thuốc gì, tên gì, mà họ không chịu nói, hoặc nói ấm a ấm ớ, thì tốt hơn hết là đừng nên mua. + Mỗi khi đi khám bệnh, bạn cần phải nói rõ cho bác sĩ biết nếu bạn đang dùng loại thuốc thiên nhiên nào. Tốt hơn hết là bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ và dược sĩ trong trường hợp bạn có ý định xài thuốc ngoại khoa. + Lời khuyên của nhà chuyên môn rất ư là cần thiết nếu bạn đang thường xuyên sử dụng các loại thuốc Tây như: thuốc chống đông máu, thuốc làm loãng máu, thuốc làm giảm đường huyết, thuốc trị bệnh tim, lúc đang mang thai, lúc cho con bú, lúc bạn chuẩn bị để được giải phẫu, và cuối cùng nếu bạn lúc nào cũng cảm thấy cần phải
sáng say chiều xỉn hết./. Tài liệu tham khảo: - Santé Canada - Cadre réglementaire pour les produits de santé naturels: Aperçu(2004). - Chevalier, A. Encyclopédie des plantes médicinales. Montréal, Sélection du Reader's Digest, 1997. -The healing power of vitamins, minerals and herbs-the A-Z guide to enhancing your health and treating illness with nutritional supplement. Montreal, The Reader's Didest Association 1999. - Collège des Médecins du Québec et Ordre des Pharmaciens du Québec- Attention, Parlez-en avec votre Médecin ou votre Pharmacien. www.opq.org/fr/media/docs/produitsnaturelscorr..pdf. -Natural Medicines Comprehensive Database - compiled by the Editors of Pharmacist's Letter and Prescriber's Letter, Sixth edition, 2004. - Michael K. Ang Lee,MD et al. Herbal Medicines and Perioperative Care. JAMA 2001; 286:208-216 jama.ama-assn.org/cgi/content/abstract/286/2/208. -Bs Thu y Nguyễn T Chánh & Ds Nguyễn Ngọc Lan. Bệnh Viêm Gan B-Hy Vọng hay Ảo Vọng www.vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=26077. - BS Thú y Nguyễn T Chánh. Lang Băm www.vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25765. Montreal, March 27, 2009
|
|
|
Post by NHAKHOA on May 26, 2010 13:56:56 GMT -5
Dược Thảo
Dược Thảo đã giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe con người từ nhiều ngàn năm, khi mà y học tây phương chưa xuất hiện. Dược thảo dùng cây thuốc để phòng bệnh và chữa bệnh.
Theo cơ quan Y Tế Thế Giới, một sản phẩm được coi là dược thảo khi thành phần chính gồm một bộ phận của thảo mộc nằm trên không hay dưới đất, trong hình dạng nguyên thủy hay sau khi được chế biến. Khi có pha lẫn hoá hay khoáng chất thì sản phẩm đó không còn là dược thảo nữa.
Cũng theo cơ quan này, hiện nay có tới 80% dân chúng trên thế giới dùng dược thảo. Kỹ nghệ chế biến dược thảo, bốc thuốc rất phát triển, thịnh vượng, thu vào nhiều chục tỷ Mỹ Kim.
Riêng tại Hoa Kỳ, vào năm 1998, dân chúng Hoa Kỳ tiêu hơn 4 tỷ mỹ kim để mua các lọai dược thảo. Từ năm 1990 tới 1997, số người dùng dược thảo tăng 380%, số người đi khám bác sĩ giảm, mà số người đi khám bệnh thầy thuốc không chính thống lại tăng.
Dược thảo được bầy bán khắp nơi, ngay cả trong tiệm chuyên bán âu dược. Những môn thuốc cuả Mẹ Thiên Nhiên như lá, củ, rễ, vỏ, hoa đã mau chóng trở nên phương tiện trị liệu ưa thích của người dân. Họ mua để chữa các bệnh như cảm cúm, đau nhức, tiểu đường, tới bệnh trầm trọng hơn như ung thư các loại, tê liệt tứ chi.
Với cơ quan Thực Phẩm Và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) thì dược thảo được xếp hạng thực phẩm phụ, như đã quy định trong Dietary Supplement Health and Education Act năm 1994. Dược thảo được bầy bán không cần thử nghiệm, nghiên cứu như âu dược, mặc dù dược thảo có tính cách trị bệnh và cũng có tác dụng phụ. Dược thảo không được quảng cáo là có công dụng trị bệnh mà chỉ được nói chung chung về ích lợi của sản phẩm, thí dụ thuốc làm lợi tiểu tiện, bổ gan, tăng cường miễn nhiễm...
Khi thuốc bị coi là không an toàn thì cơ quan này sẽ không cho bầy bán.
Đa số dược thảo hiện có trên thị trường đều được sản xuất theo kinh nghiệm đã dùng hay dựa vào những bài thuốc được lưu truyền trong giòng họ và được coi như đáng tin cậy. Vì dược thảo không được cơ quan FDA cấp bằng đặc quyền chế tạo, nên các nhà sản xuất không chịu bỏ vốn cho chi phí nghiên cứu khoa học như âu dược. Ngoài ra còn các vị lương y cổ truyền tiếp tục chẩn mạch, bốc thuốc phục vụ bệnh nhân.
Để đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của dân chúng, chính quyền các quốc gia cũng bắt đầu lưu ý, dành ngân khoản, lập cơ quan nghiên cứu công dụng và an toàn cuả dược thảo.
Gần đây, Viện National Institutes of Health, Hoa Kỳ, đã thành lập một trung tâm nghiên cứu về dược thảo cũng như các phương tiện trị liệu không chính thống, và đã dành nhiều ngân khoản cho việc nghiên cứu này. Đó là do áp lực cuả người tiêu thụ dược thảo mồi ngày một tăng, vì nhiều lý do như:
-âu dược quá đắt, đôi khi không công hiệu, mà lại có nhiều tác dụng độc hại, không muốn;
-dân chúng thích dược thảo có nguồn gốc trực tiếp từ cây cỏ hơn là âu dược hóa chất;
-bất bình với nhóm tài phiệt bao thầu quản trị y tế giới hạn việc sử dụng tây y để kiếm nhiều lợi nhuận.
Năm 2008, Cơ Quan Y Tế Thế Giới cũng lập một ủy ban để phối hợp với các quốc gia ngõ hầu hệ thống hóa và hữu hiệu hóa môn trị bệnh cổ truyền giá trị này.
. Một vài đặc điểm về dược thảo.
Trước khi dùng dược thảo để trị bệnh, tưởng cũng nên tìm hiểu một vài dữ kiện về loại thuốc này:
1-Sự an toàn của dược thảo.
Ý kiến chung coi dược thảo an toàn hơn âu dược, ít gây chứng bệnh phụ và rất ít khi gây tai nạn tử vong.
Tuy nhiên dược thảo vẫn là một loại thuốc, khi dùng ta cần cẩn thận, không nên nghĩ vì nó là cây thiên nhiên thì không có hại.
Cam Thảo (licorice) là một trong những thuốc cây cỏ dùng nhiều nhất trên khắp thế giới để chữa bệnh lở bao tử, ho, suyễn, nhưng nếu dùng lâu ngày, có thể gây cao huyết áp, nhức đầu, mệt mỏi. Khi mới dùng lần đầu, nên dùng với phân lượng nhỏ rồi tăng dần cho tới liều chỉ dẫn bởi nhà sản xuất.
Một thí dụ khác là cà phê, một loại họ thảo ta dùng mỗi buổi sáng để nâng cao tinh thần. Nếu uống hai ly mỗi sáng thì có tác dụng tốt như ý muốn, năm ly là có nhức đầu, nóng nẩy, 15 ly thì bắt đầu thấy ù tai, chóng mặt.
Dược thảo bán trên thị trường không được thử nghiệm về sự tinh khiết và hiệu nghiệm, nên đôi khi có lẫn chất không cần như phấn hoa, phấn lá có thể gây dị ứng hoặc cây thuốc đã bị hư mục.
2-Công hiệu của dược thảo.
Các nhà sản xuất cũng như hơn 4 tỉ người đang dùng dược thảo đều cho là cây thuốc công hiệu trong việc trị bệnh và ngừa bệnh. Đã có nhiều nghiên cứu khoa học hỗ trợ ý kiến này.
Có điều là tác dụng của dược thảo thường từ từ, nhẹ nhàng, cần thời gian lâu để có hiệu quả, do đó tốt trong việc phòng bệnh.
Dược thảo, với nhiều chất thuốc khác nhau, có tác dụng vào nhiều bộ phận cơ thể hơn là âu dược, với một dược chất có tác dụng tập trung vào một số dấu hiệu triệu chứng hoặc một bệnh.
Dược thảo thường không đủ mạnh để trị cấp cứu, nhất là các bệnh do vi khuẩn gây ra, do đó kháng sinh vẫn là thuốc căn bản.
3-Dược thảo không gây ghiền.
Thường thường cây thuốc gây ghiền như cây á phiện, cần sa... không được phép bán công khai tại tiệm thuốc âu dược hay tiệm thuốc thiên nhiên.
Ngoài ra dược thảo không có kích thích tố hay chất chống viêm steroid, nhưng một vài dược thảo có tác dụng hỗ trợ sự sản xuất các chất này trong cơ thể.
4-Nguồn gốc dược thảo.
Theo các nhà sản xuất, thì dược thảo đều do cây cỏ được trồng trong môi trường có kiểm soát, đôi khi không dùng hoá chất diệt sâu bọ, cỏ dại hoặc phân bón nên phẩm chất tốt, thiên nhiên. Nhiều khi cây mọc hoang cũng được dùng để chế thành thuốc.
5-Chọn lựa dược thảo
Như đã nói ở trên, nhà sản xuất không cần chứng minh sự an toàn và công hiệu của dược thảo khi tung ra thị trường, mà chỉ khi nào có chuyện xẩy ra thì thuốc đó mới bị bỏ đi.
Tiêu chuẩn bào chế của mỗi nhà sản xuất đều khác nhau, nên tỷ lệ dược liệu đều thay đổi. Tỷ lệ này cũng thay đổi tuỳ theo cây cỏ được trồng ở địa dư nào, được hái vào mùa nào, được tồn trữ ra sao và phần nào (rễ, thân hay lá) của cây được xử dụng để chế thuốc.
Những điều này gây khó khăn không ít cho người tiêu thụ khi mua thuốc. Vì thế các nhà sản xuất đã tổ hợp với nhau để thống nhất bào chế.
Khi mua, nên lựa sản phẩm do sự liên kết với các công ty ở Âu châu, vì thường thường họ có cơ sở nghiên cứu đầy đủ về phân lượng, tinh khiết và công hiệu.
Cũng nên lựa sản phẩm cũng có nhãn hiệu với chỉ dẫn cách dùng, tác dụng phụ, loại cây cỏ, ngày hết hạn.
Những điều cần lưu ý khi dùng dược thảo,.
Tại Hoa Kỳ, Tây y được xây dựng trên căn bản sinh hóa học hiện đại. Cơ Quan Thực Phẩm Và Dược Phẩm, với nhiệm vụ điều hợp thực dược phẩm, bảo vệ sức khoẻ con người, thường nhìn dược thảo với con mắt dè dặt, nghiêm khắc. Họ cho là dược thảo không có công dụng trị liệu và nguy hiểm.
Một luật gia than phiền là hiện giờ có hai hệ thống dược phẩm: Một hệ thống muốn được bầy bán phải chứng minh có công hiệu trị liệu và tuân theo luật lệ; hệ thống kia được bán tự do, không cần kê khai giá trị.
Bác Sĩ Marcia Angel, chủ bút tập san Y học uy tín New England Journal of Medecine khẩn khoản kêu nài dân chúng đừng tự chữa bệnh, dùng dược thảo vì thuốc có nhiều thành phần không khai báo được pha thêm vào như chì, thạch tín, rất nguy hiểm.
Còn giáo sư dược khoa nổi danh Varro Tyler cho là sự nghiên cứu về dược thảo của các quốc gia Âu Châu rất đáng tin cậy, tuy nhiên, độc tính dài hạn của thuốc cần được theo dõi, tác dụng phụ có hại thường được che dấu, giảm thiểu.
Dù vậy, dược thảo vẫn được người dân tiêu thụ, vì niềm tin có bệnh thì vái tứ phương, vì có ngay khi cần, không phải mất công lấy hẹn, ngồi chờ bác sĩ, cũng như khi gặp trọng bệnh mà Tây Y bó tay. Tuy nhiên cũng nên lưu ý mấy điều để tránh chuyện chẳng lành:
1- Thông báo cho bác sĩ nếu đang dùng dược thảo để tránh tác dụng không tốt giữa âu dược và thuốc cỏ cây. Không dùng ginkgo biloba (Bạch Quả) với thuốc trị đau nhức Aspirin, thuốc ngừa tai biến não Ticlid, Persantine; âu dược trị trầm cảm với St John Wort...
2- Không dùng dược thảo khi mang thai, nuôi con bằng sữa mẹ, không cho con nhỏ dùng dược thảo vì ở trẻ em và thai nhi, gan chưa đủ sức vô hiệu hóa độc chất cuả dược thảo. Xin đan cử một thí dụ: Khi uống một ly cà phê, người lớn chỉ cần 5 giờ để loại khỏi cơ thể mà con nít cần đến cả 80 giờ.
3- Tuy dược thảo có nguồn gốc thiên nhiên nhưng không thiên nhiên với cơ thể con người. Cho nên thuốc có thể gây bất lợi khi dùng, nhất là vì thiếu kiểm soát nên thành phần không thống nhất, phẩm chất không tinh khiết, đôi khi pha lẫn chất có hại cho cơ thể.
4- Không nên dùng dược thảo quá dăm tuần lễ vì an toàn dùng dài hạn chưa được chứng minh, cũng như không dùng quá nhiều vì nguy cơ gây độc cho gan và thận. Cũng không nên dùng nhiều dược thảo khác nhau một lúc vì tác dụng tương phản của thuốc.
5- Dược thảo cũng có tác dụng phụ như bạch quả gây xuất huyết; mã hoàng (ephedra) gây tăng huyết áp, nhức đầu, rối loạn nhịp tim; St John wort làm chóng mặt, mệt mỏi khô miệng, mất định hướng...
Và cuối cùng là không nên quá tin tưởng ở lời quảng cáo, giới thiệu của nhà sản xuất vì những lời này không được cơ quan trách nhiệm xác định giá trị, đồng thời cũng nên tìm hiểu về đặc tính trị liệu của loại dược thảo đang dùng.
Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức Texas-Hoa Kỳ
|
|
|
Post by NHAKHOA on Aug 21, 2010 13:45:56 GMT -5
SỰ KỲ DIỆU CỦA CASTOR OIL TRONG ĐIỀU TRỊ
Bác Sĩ Đặng Vũ Thúy Doan Trong mục y học trước, chúng ta đã nói tới Edgar Cayce, Bácsĩ William McGarey và ARE clinic. Bác sĩ McGarey có nói rằng tại dưỡng đường của ông, không một thứ gì có thể so sánh với Castor oil trong việc chữa lành. Castor oil được áp dụng trong nhiều trường hợp, hầu như đều đạt kết quả tốt. Castor oil được bán tại các tiệm thuốc tây như một thứ thuốc xổ (laxative). Nhưng theo Cayce’s readings thì Castor oil được khuyên hàng vài trăm lần dùng để đắp, để xoa bóp, rất ít khi ông nói dùng để uống. Cayce cũng không phải là người đầu tiên khám phá ra giá trị của castor oil. Sự thực thì Castor oil đã được dùng từ thời Trung Cổ (Middle Ages) và cây castor oil được gọi là Palma Christi (cây Palm của Chúa), có thể vì tính chất chữa lành của nó. Castor oil được trích từ cây có tên khoa học là Ricinus communis plant (giống cây Thầu dầu của chúng ta). Cây này mọc ở rất nhiều nơi trên thế giới, tứ Ấn Độ tới Phi châu, Nam Mỹ, ngay cả ở vùng sa mạc Arizona. Hạt castor oil rất độc, nhưng trái của nó (bean) thì lại có giá trị kỹ nghệ, trái được ép ra dầu. dầu castor oil được dùng trong kỹ nghệ sơn vẽ, được dùng làm dầu trơn cho máy xe. Theo y học dân gian (folk medicine) thì castor oil được dùng rất nhiều cho việc trị bịnh như bôi ngoài da để chữa mụn cóc (wart), các vết loét (ulcer), bôi lên da đầu giúp mọc tóc, bôi lên lông mày, lông nheo trè nhỏ có thể giúp lông mọc dài ra, bôi lên gót chân chữa lành vết nứt, vết chai ở chân, bôi lên đầu núm vú giúp nhiều sữa (castor oil is applied to the breasts to increase the flow of milk). Castor oil làm nóng lên rồi trộn với spirit of turpentine và chà lên ngực chữa cảm ho. Thành phần hóa học chính của castor oil là ricinoleic acid (89%), một thứ fatty acid không bão hòa (unsaturated hydroxy fatty acid.), ngoài ra còn có Palmitic acid, stearic acid, Linoleic acid, Ecosanoic acid, Dihydroxystearic acid. Castor oil có độ trơn rất cao (high viscosity), nó có tính tan trong rượu Ricinoleic acid và oleic acid có tính diệt trùng (antimicrobial agents). Các khảo cứu của ARE clinic cho thấy castor oil pack làm tăng các tế bào bạch cầu lymphocytes (total lymphocyte count increased significantly in the group using castor oil pack), giúp tăng hoạt động của hệ miễn nhiễm. Castor oil còn có tính chất giảm đau, giảm sưng, giãn cơ. Bác sĩ McGarey kể rằng ông in sẵn cách làm castor oil pack và phát cho bệnh nhân, Hầu hết những người tin và áp dụng đều trở lại báo cáo kết quả tốt.. Các vấn đề như đau bắp cơ, đau lưng, đau khớp, đau bụng, castor oil pack rất là công hiệu. Dường như Castor oil giữ nhiệm vụ trong sự tiêu hóa và bài thải (assimilation & elimination) Castor oil có công hiệu cao trong các bệnh về đường tiêu hóa (gastrointestinal) và đường sinh dục (genitourinary system). CASTOR OIL PACK. Vật liệu: vải cotton, miếng plastic, heating pad, khăn tắm, kim băng. Chuẩn bị miếng vải gấp lại 2-4 lớp, kích thước lớn nhỏ tùy theo vùng mình muốn đắp castor oil. Lót miếng plastic dưới lớp vải, như vậy khi đổ castor oil lên miếng vải, dầu sẽ không bị chảy ra ngoài. Đắp miếng vải đã tẩm dầu lên chỗ cần trị liệu. Ngoài cùng để heating pad lên (heating pad có thể bằng điện, có thể bằng hạt cỏ trong áo gối được làm nóng bằng microway, không nên dùng bình nước nóng vì rất dễ bị bỏng da). Rối thí đắp khăn lông lên và cài kim băng lại. Heating pad được để từ một đến một giờ rưỡi. Castor oil pack có thể để suốt đêm. sáng ra có thể rửa da bằng soda water (2 muỗng baking soda trong ly nước) Vải tẩm castor oil có thể cất giữ trong bao nylon để dùng lúc khác. Không nên làm castor oil pack khi có kinh nguyệt. Có thể đắp Castor oil pack liên tục mỗi ngày trong một tuần hoặc 3 ngày đắp, 4 ngày nghỉ, và đắp cho đến khi hết bịnh. CÁC CÂU CHUYỆN VỀ CASTOR OIL 1- Các bệnh ngoài da. Một bà 49 tuổi có một cục bướu trên má phải, giống như papilloma, cục bướu to chừng 0.6 cm đường kính, 0.5 cm chiều cao Bà bệnh nói rằng cái bướu đó đã có cả 10 năm rồi. Bác sĩ Jarvis khuyên người bệnh đắp castor oil lên cục bướu đó. Một tháng sau đo thì kích thước cục bướu giảm xuống còn 0.4 cm đường kính và 0.3 cm chiều cao. Các người già thường có nhiều vết đối mồi trên da (seborrheic wart), đắp castor oil ngày hai lần, chừng một tháng, các vết da khô đó biến mất hết. Một cô có mụn cóc ở gót chân (mosaic wart), bôi thuốc, shaving cũng không có kết quả, Bác sĩ đề nghị mổ. Bà mẹ cô gái tìm tài liệu về Edgar Cayce trong thư viện ARE ở Virginia beach, thấy có nói đến Castor oil, bà bèn nói cô gái nhúng đôi dớ len (wool sock) của cô vào castor oil và mang đôi dớ đó. Cô ấy bắt đầu làm theo lời mẹ cô từ ngày 10/7/1984 thì đúng một tháng sau, ngày 10/8, mụn cóc biến mất và cũng chẳng bao giờ mọc lại. Với các bệnh nhân của tôi thì tôi thừờng đốt mụn cóc với liquid nitrogen trước và nói bệnh nhân về nhà đắp castor oil lên, wart thường biến mất sau vài tuần và không mọc lại. Vết loét ở miệng (aphtous ulcer), bôi castor oil lên khi đi ngủ, vết lở lành rất nhanh, không cần dùng Kenalog oral base Với eczema, tôi thường cho bệnh nhân xứt Elocon, hoặc diprosone etc chừng 4-5 ngày, khi thấy da đã lành, mỗi tối bôi castor oil lên chỗ da đó và lấy khăn quấn lại, chừng vài tuần, không còn bị eczema nữa. Bác sĩ McGarey khuyên đắp castor oil lên da bụng khi có thai sẽ tránh được các vết nứt ở bụng (stretch marks). Trường hợp các vết thương nhiễm trùng, tôi thường đổ vài ml castor oil lên vết thương và băng lại với loại non- stick bandage (bệnh nhân có thể tự thay băng ở nhà với cách này), ngày sau thay băng sẽ thấy mủ được castor oil làm dính vào băng, vết thương hết mủ rất lẹ. 2- Các bệnh về xương khớp cơ gân (musculoskeletal diseases). Bác sĩ McGarey kể rằng khi còn làm việc ở phòng cấp cứu, ông gặp một bà bị bong gân mắt cá chân (sprained ankle). XR không thấy bị gẫy xương, song mắt cá chân bị sưng nhiều và rất đau. BS Magarey dậy bà ấy đắp Castor oil pack lên chỗ đau. Hai ngày sau, bà bệnh trở lại báo cáo là chừng 6 tiếng sau bà không còn đau chân nữa, bốn mươi tám tiếng đồng hồ sau chân cũng hết sưng. Bệnh chuột rút bắp chân (leg cramp), đắp castor oil pack rất công hiệu. Một người chủ tiêm bán đồng hồ đã chữa cái chân đau (foot pain) của anh ta bằng cách nhúng đôi dớ vào castor oil và mang nó với đôi giầy cũ, anh ta chỉ dẫn các này cho người bạn anh ta, Anh bạn này làm việc ở một factory. Thế là miệng truyền miệng, cả factory đâu đâu cũng nghe tiếng lẹp bẹp của dầu castor oil vì ai cũng mang đôi dớ tẩm dầu. 3- Bệnh đường tiêu hóa J. B, 56 tuổi, bệnh nhân của ARE clinic, bị viêm gan B, da vàng, gan lớn. Ông được dậy đắp castor oil pack lên vùng gan mỗi ngày. Ông cũng được khuyên bỏ ăn thịt, ăn ít tinh bột, chỉ ăn rau và trái cây Ông cảm thấy khỏe hơn. Da hết vàng vào ngày thứ 15. Ngày thứ 19 ông có thể đi làm trở lại. Và ngày thứ 28, công thức gan hoàn toàn bình thường. Ông R. G bị sạn túi mật (gallstones). Bác sĩ khuyên mổ nhưng ông vẫn rất ngần ngại. Ông đã thử phương pháp làm tan mật theo lối dân gian như chỉ ăn táo trong 3 ngày sau đó uống dầu olive oil, song không có kết quả. Cơn đau mật vẫn tái diễn. Sau cùng ông dùng castor oil pack một cách rất nghiêm chỉnh, 4 ngày làm, ba ngày nghỉ. và uống một muỗng dầu olive vào ngày thứ năm. Cứ như vậy suốt ba tháng. Và ông không còn bị những cơn đau túi mật, không còn bận tâm đến chuyện đi mổ nữa. Thư của một bệnh nhân của BS McGarey: “tôi viết thư này để kể với ông kinh nghiệm của tôi về castor oil pack. Một năm trước tôi có vào nhà thương vì đau bụng, XR chụp hình ruột đủ thứ, và Bác sĩ Gupton nói rằng tôi bị Diverticulitis (thành ruột bị yếu, lồi ra thành những cái túi nhỏ, phân kẹt vào đó gây sưng ruột). Tuần rồi tôi bị cơn đau ruột trở lại. Tôi đắp castor oil pack lên bụng, vài tiếng sau thì cơn đau bụng giảm. Tôi làm castor oil pack liên tục ba đêm thấy thật là dễ chịu”. Với chuyện táo bón, uống castor oil buổi tối, sáng ra đi cầu dễ dàng ngay. Nếu bạn không muốn uống castor oil thì để castor oil pack lên bụng, cũng rất giúp sự tiêu hóa. Irritable bowel (bệnh đau bụng do hệ thần kinh), castor oil pack, ba ngay làm, bốn ngày nghỉ, có kết quả rất cao. Tôi có cô bệnh nhân tên A. M, cô ấy gặp tôi chỉ để xin thuốc ngừa thai. Tôi đọc hồ sơ thấy thường xuyên bị đau bụng, hai ba ngày đau một lần, uống thuốc tâm thần cũng không hiệu quả. Soi ruột rồi, soi bao tử rồi, tất cả bình thường. Bác sĩ chuyên khoa kết luận là Irritable bowel. Tôi chỉ cô ấy làm Castor oil pack. Sáu tháng sau tôi gặp lại cô ấy, lần này vì ngón tay bị thương Cô ta nói với tôi rằng: năm tháng nay không còn bị đau bụng nữa. Tôi hỏi: làm castor oil pack trong bao lâu. Cô ta trả lời: một tháng, hai lần một tuần. 4- Bệnh hệ sinh dục. Trường hợp đau bụng kinh, tôi nói bệnh nhân làm Castor oil pack, ba ngày làm, bốn ngày nghỉ, trong thời gian chưa có kinh. Lúc có kinh thì nghỉ làm. Ít ra tôi cũng đã có một bệnh nhân làm chứng cho sự công hiệu của castor oil pack. Cô ấy nói với tôi rằng cô ấy bị đau bụng kinh cả chục năm, từ ngày chưa lấy chồng, đau muốn xỉu, và nay thì không còn đau nữa. Tôi gọi là happy ending. Bác sĩ McGarey kể rằng ở clinic của ông, thường dùng castor oil pack trong trường hợp dọa hư thai và rất công hiệu. Có một bệnh nhân đã bị hư thai hai lần. Lần này thai đã được ba tháng mà còn bị ra huyết. Bệnh nhân được khuyên nằm nghỉ trên giường, gác chân lên cao, để castor oil pack lên bụng nhưng không dùng heating pad. Bà bệnh nhân làm theo, trong hai tuần lễ nằm trên giường, và sau đó vẫn tiếp tục dùng castor oil pack vài lần một tuần cho đến ngày sanh, đứa nhỏ được các bác sĩ bệnh viện gọi là castor oil baby. Các câu chuyện về castor oil còn nhiều nữa. Giấy viết có hạn. Thôi dừng tại nơi đây Các bạn thử làm castor oil pack đi và nếu có kết quả, xin có ít dòng hoặc điện thoại cho tôi hay thì cám ơn các bạn lắm lắm. TÀI LIỆU THAM KHẢO: The oil that heals - Dr William McGarey. The Edgar Cayce Remedies - Dr William McGarey. Healing Miracle - Dr William McGarey. Folk Medicine - Dr D. C Jarvis.
|
|
|
Post by NHAKHOA on Aug 21, 2010 13:48:25 GMT -5
Lá Xanh Barley - GREEN BARLE BS Đặng Vũ Thúy Đoan tốt nghiệp năm 1974 từ trường Đại học Y khoa Sàigòn, đang hành nghề tại Úc Châu. Bà đã để tâm tìm hiểu nghiên cứu cây cỏ thiên nhiên trong việc ngừa và trị bệnh. Kỳ này, chúng tôi hân hạnh đăng bài cây thuốc Barley, được xem như thuốc hồi sinh thiên nhiên (nature's miracle rejuvenator) .Barley, tên khoa học là Hordeum vulgare, được sách Trung Hoa gọi là Đại Mạch , không phải là bo-bo. Hạt bo-bo chúng ta thường thấy trong chè sâm bổ lượng có tên khoa học là Coix lacryma-jobi, sách thuốc Tầu gọi là Ý dĩ, tiếng Anh gọi là Job's Tears, hay Coixseed.Trong bài này, tác giả có nhắc đến chứng thống phong (Gouty Arthritis) mà khá nhiều người đàn ông VN bị chứng này hành hạ. Những người quan niệm "nam vô tửu như kỳ vô phong" hay chén thù chén tạc (nhất là thời gian trong quân ngũ) chừng vào tuổi trung niên hay bị Uric Acid quá nhiều trong máu, đóng thành crystal tại khớp xương nhất là ngón chân cái và gây đau nhức. Có người đã dùng bột Green Barley được khỏi đau.Quyển sách "Green Leaves of Barley" do bác sĩ Mary Ruth Swoth và bác sĩ David Darbo viết, tôi may mắn được đọc nhờ mượn được từ bà cụ người Úc. Theo lời bà cụ thì ông cụ bị bệnh đường ruột (inflammatory bowel disease), đau bụng, đi cầu nhiều lần trong ngày, sụt ký. Thuốc do các bác sĩ cho không giúp được ông cụ. Thời may có người bạn cho bà cụ mượn quyển sách về Green Barley. Bà cụ cho biết ông cụ dùng Green Barley đã 10 tháng và nay thì cụ hoàn toàn khỏe mạnh, đã lên ký trởlại. Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu về Barley.Barley là một trong nhóm ngũ cốc gạo, lúa mì, bắp, lúa mạch. Barley được trồng trên vùng cao nguyên, khí hậu lạnh nên không bị các loài sâu bọ, nấm mốc tấn công. Barley có chứa 67% tinh bột, 12.8% proteine (một tỷ lệ hoàn hảo trong dinh dưỡng). Đáng tiếc, trước kia người ta chỉ biết dùng Barley trong thực phẩm cho gia súc và làm rượu bia. Đối với các nông dân, barley làm các mảnh đất khô cằn của họ trở nên phì nhiêu (a healer of the land). Với đặc tính như vậy, Barley có thể giúp con người bệnh hoạn trở nên lành mạnh.Tổ sư y khoa Hippocrates từng dạy: "Khi bị đau yếu, nên ăn cháo barley (barley gruel is better than all other cereal food in taking care of acute diseases, the finest barley should be used)." Nước barley rất tốt cho những ai bị bệnh đường thận như sạn thận và bệnh đường ruột. Cách làm nước Barley: 50gr whole grain barley nấu với 3 phần nước cho cạn còn một nửa. Nước Barley trộn với nước chanh rất tốt cho bệnh suyễn, ho, đau cổ họng. Nhờ sự khám phá của bác sĩ người Nhật Yoshihide Hagiwara, ngày nay chúng ta có được bột lá xanh Barley để làm nước uống. Bác sĩ Hagiwara đã bỏ ra hơn 10 năm nghiên cứu hơn 300 loại cây xanh, từ củ, cành, đến lá, hoa; sau cùng ông đã tìm ra một thứ cây có chứa các chất dinh dưỡng hơn tất cả. Đó là cây lúa non barley. Từ cây lúa non barley, chúng ta có bột xanh Barley (Green Barley powder) mà bạn có thể tìm mua dễ dàng ở các tiệm health food, hoặc một số tiệm thuốc tây..Lá non Barley là nguồn cung cấp hầu hết các amino acid chính của cơ thể, nó cũng chứa các chất sinh tố B (B1-B6-B12), C-A-D-E-K, folic acid và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như Copper, Iron, Zinc. Chất quan trọng nhất trong lá non barley là Chlorophyll (chất xanh diệp lục tố). Chlorophyll có tính kỳ diệu là làm mất đi mùi hôi, vì vậy ta có thể tìm thấy chlorophyll trong rất nhiều sản phẩm như kem đánh răng, thuốc súc miệng, toilet tissue, air purifiers, foot pads, cologne, bubble bath, thuốc lá, thuốc ho. Chlorophyll rất dễ hấp thụ qua đường ruột. Ta có thể so sánh Chlorophyll của thực vật như máu đỏ của động vật. Chlorophyll kích thích sự tăng trưởng của tế bào và các mô liên kết, giúp máu đến tế bào nhiều hơn, cung cấp dưỡng khí cho tế bào, giúp cơ thể mau lành mạnh, đặc biệt là các vết thương, vết loét, kể cả vết loét trong bao tử, trong bệnh đường ruột. Trong bệnh đường tiết niệu, chlorophyll được cho là có thể làm chậm sự tạo sạn thận.Đồ ăn thức uống, khi được tiêu hóa sẽ tạo ra chất acid hoặc chất kiềm trong cơ thể. Các thức ăn tạo acid được kể là đường, mỡ, thịt – một số trái cây như cranberry, mận…. Các thức ăn tạo kiềm được kể là hầu hết các thứ rau, các loại hạt (nuts), các thứ trái cây, kể cả cam, chanh, bưởi. Chúng tuy chua, song qua quá trình tiến hóa, chúng lại tạo chất kiềm alkalin. Nếu bạn ăn cam chanh mà bị khó chịu là vì cơ thể bạn đã có quá nhiều acid sẵn, cam chanh khơi động các chất acid đó để tìm cách loại bỏ nó. Bạn hãy ăn ít một và tăng dần cho đến khi cơ thể không còn bị khó chịu nữa. Barley còn chứa một số lớn các diếu tố (enzymes) cần thiết cho các phản ứng hóa học của cơ thể, biến đổi và loại bỏ các chất độc khỏi cơ thể, làm giảm hiện tượng sưng trong bệnh, viêm khớp, và quan trọng hơn cả là phòng chống ung thư.Đến đây chắc bạn rất muốn biết các bằng chứng khoa học về sự lợi ích của barley (evidence-based medicine). Với khuôn khổ hạn hẹp của một bài báo, tôi chỉ có thể trích dịch một hai khảo cứu sau đây.Bác sĩ Hagiwara đã thực hiện ở bệnh viện da Muto năm 1977 với 38 bệnh nhân tuổi từ 10 đến 47 ị cách chứng bệnh ngoài da như mụn mủ trên mặt, vết nám, bệnh ngứa mãn tính (eczema). Cứ 30 phút trước bữa ăn, bệnh nhân được cho uống Green Barley Powder trộn trong một ly nước, ngày uống 3 lần. Sau 3 tháng, kết quả thành công là 75%, nhất là với bệnh dị ứng da (eczema).Bác sĩ Osamu Yokono, Đại học Tokyo đã cho các bệnh nhân bị bệnh viêm tụy tạng cấp tính (acute pancreatitis) uống Barley juice, 29 trong số 34 trường hợp có kết quả khả quan.Bác sĩ Hagiwara và các cộng sự viên đã tìm được 2 chất trong Green Barley Juice là hexacosyl alcohol và B-sitosterol có tính làm giảm cholesterol trong máu, cơ thể chưa được hiểu rõ, còn trong vòng nghiên cứu. Trước khi chấm dứt, mời các bạn cùng đọc một số thư độc giả được in trong sách được tái bản nhiều lần – 1987-1990-1992- 1993-1994- 1996 (là quyển sách tôi đang đọc). Sung sướng và tràn đầy năng lựcSau cuộc mổ vì gẫy 2 đốt sống cổ, tôi cứ phải đeo cái brace nặng nề để đỡ đau cổ. Tôi rất chán nản đến nỗi phải uống thuốc trầm cảm. Thuốc làm tôi lên ký, buồn ngủ. Tôi bỏ thuốc thì lại khổ sở vì bệnh trầm cảm. Cám ơn Chúa đã cho tôi gặp được người bạn mách tôi Barley juice. Tôi đã dùng barley juice được 5 tuần nay, cảm thấy như được hồi sinh, hạnh phúc, đầy sinh lực. Cái cổ không còn đau nữa, tôi lại có thể trở lại sinh hoạt nơi nhà thờ.Điều quá tốt trở thành sự thựcVào tuổi mới 37, tôi đã có quá nhiều vấn đề sức khỏe. Mổ xẻ cũng nhiều lần, kể cả thay khớp háng. Tôi phải uống Feldene, thuốc giảm sưng cho đỡ đau. Có người bạn nói với tôi về Barley juice. Tôi bèn dùng thử. Đó là chuyện một năm qua, nay tôi không còn phải đụng đến Feldene nữa. Khớp háng hoàn toàn không còn bị đau nữa, chứng nhức đầu cũng hết, ngủ cũng ngon, cảm cúm cũng không còn. Thuốc chống dị ứng cũng không còn cần đến. Warts biến mấtTôi bắt đầu uống Barley juice từ ba tháng nay. Vào tuần thứ sáu tôi không tin nơi mắt tôi khi tôi khám phá ra hai cái mụn cóc trên bàn tay phải của tôi đã biến mất. Cái mụn đó đã có trên hai mươi năm. Bác sĩ đốt đã nhiều lần song nó cứ mọc lại. Nay, tôi thường xoa các ngón tay vào nhau để cảm thấy thích thú rằng chúng hoàn toàn bình thường sau bao nhiêu năm. Không còn nằm bẹp trên giường nữaTôi bị bệnh Lupus, một loại bệnh phong thấp ảnh hưởng đến các mô liên kết làm đau nhức khắp mình. Tôi cứ phải nằm trên giường không dám cử động vì đau đã chín năm rồi. Người hàng xóm mách chúng tôi Barley juice, sau hai tháng bạn bè không còn nhận ra tôi nữa, họ tưởng chồng tôi mới cưới một cô vợ trẻ. Cứ tiếp tục như thếChồng tôi bị bệnh tiểu đường đã hơn ba mươi năm, hằng ngày phải chích Insulin từ 80-100 units sáng chiều. Sau khi uống Barley juice được vài tháng, lượng Insulin chỉ còn có 30-40 units. Con mắt của anh ấy đã bị ảnh hưởng của bệnh tiểu đường phải mổ bằng tia laser, nhưng cũng chẳng khá hơn bao nhiêu. Kỳ khám mắt này bác sĩ ngạc nhiên và bảo anh cứ tiếp tục những gì anh làm. Aùp huyết của anh ấy thường 160/130 và nay thì xuống 120/74.CÁCH DÙNG GREEN BARLEYNên nhớ Green Barley Powder có nhiều sinh tố và diếu tố (enzymes) vì vậy nó sẽ bị hủy trong môi trường nóng hoặc đông lạnh. Vì vậy đừng để bột Green Barly phơi ra ánh nắng hoặc trộn nước nóng, cũng đừng để trong tủ lạnh. Pha một hoặc hai muỗng cà phê bột Green Barley trong một ly nước lạnh. Nên uống lúc bụng trống, tức 30 phút trước bữa ăn hoặc 2 giờ sau bữa ăn. Nếu bạn bị các chứng bệnh kinh niên, như tiểu đường, đau khớp, bệnh tim mạch, bạn nên uống ngày 3 lần (4-6 muỗng một ngày). Trẻ nhỏ: uống 1/4 muỗng. Trẻ lớn: uống 1/2 muỗng. Theo bác sĩ Hagiwara, người lớn có thể dùng từ 10 đến 20 muỗng một ngày.Nếu bạn cảm thấy khó chịu khi uống Barley Juice, bạn nên mừng vì cơ thể bạn đang loại chất độc, bạn nên giảm phân lượng trong vài ngày chứ đừng bỏ hẳn. Ít nhất bạn phải uống Green Barley từ 4 đến 6 tháng, bạn mới mong có hiệu quả. Song có nhiều người nhận được hiệu quả của Green Barley trong vòng vài tuần. Ghi chú: Bài Green Barley này tôi đã cho đăng trong mục Y học thường thức của báo Người Việt Queensland (Úc Châu) số báo 213 hồi tháng 11/2005. Một số bệnh nhân đã dùng Green Barley. Một điều tôi học được từ các báo cáo của bệnh nhân và kết quả thử máu là Greeen Barley rất công hiệu làm giảm lượng acid uric trong máu và rất công hiệu trong điều trị bệnh thống phong (gout). Tôi cũng khá ngạc nhiên với kết quả. Tôi không có các khảo cứu khoa học như chia ra 2 nhóm bệnh nhân, nhóm dùng Green Barley, nhóm dùng placebo v.v.. tôi chỉ có một số trường hợp thôi, các bạn có thể cho là tầm xàm, lang băm… thì tùy các bạn. Green Barley đối với một số người cũng hơi khó uống vì cómùi cỏ non và ly nước thì mầu xanh lè. Song uống quen thì không khó uống đâu.Sau đây là một trường hợp:Ông H.D., ngoài 50, lần đầu tiên tôi gặp 10 năm về trước, ông này bị gout attack rất thường xuyên, có lúc phải ngồi xe lăn, lúc thì sưng đầu gối, lúc thì mắt cá chân, lúc thì cổ tay. Các thuốc trị gout như Zyloprim, Colgout, Indocid cũng chỉ giúp tạm thời. Bà vợ kể với tôi rằng ông ấy nói rằng chẳng có bác sĩ nào chữa được cho ông ấy đâu, bác sĩ nào thì cũng chừng đó thuốc. Tôi bèn giớithiệu ông ta đến bác sĩ rheumatologist nổi tiếng. Bác sĩ này cũng lấy nước đầu gối thử để xác định là Gout, chích steroid, cho uống Zyloprim từ 100mg tăng dần lên 300mg v.v…Ông ấy uống thuốc đúng như lời dặn, gout cũng có bớt, không bị attack nặng nề nhưng vẫn nay đau cổ tay, mai đau đầu gối. Có kỳ thử máu về cơ năng gan, tôi thấy ALT-AST lên cao, tôi nói: "Có thể anh dùng Zyloprim lâu ngày gan hơi bị ảnh hưởng rồi, nhưng bỏ thuốc đâu có được, thôi thì anh uống thử Green Barley xem, sách vở kể Green Barley là một trong những thứ giúp lọc gan thận đó. Thời gian đó là vào tháng 11/2006. Sau Tết ta (2/2007), người vợ đến phòng mạch kể với tôi là: "Hôm Tết ôngấy thử uống bia mà không thấy bị gout nó hành, ông ấy tuyên bố là khỏi gout rồi." Tôi hỏi thêm thì biết ông uống Green Barley được ba tháng rồi.. Ông cũng bỏ cả uống Zyloprim. Acid uric vẫn không thay đổi (0.35). Người vợ còn nói thêm: "Green Barley của bác sĩ truyền qua Pháp, Canada, Mỹ rồi đó. Ông ấy phone cho hết bạn bè (ông này thuộc binh chủng Mũ đỏ, bạn trong quân ngũ nhiều, mà các ông nhà binh thì hay nhậu nên dễ bị gout). Và đã một năm trôi qua, ông này không bị gout attack hành hạ nữa.Green barley ở Mỹ có bán trong các tiệm Whole Foods Store. Loại có nhãn hiệu Green Magma được chế biến theo công thức của bác sĩ Hagiwara, giá bán $32.99 cho một hộp Có thể mua cua vitacost.com thì cùng giá nhưng hộp to gấp đôi. Tức là rẻ được một nửa.
|
|
|
Post by NHAKHOA on Aug 21, 2010 14:02:47 GMT -5
TRÁI LỰUTác dụng chữa bệnh của trái Lựu Mỗi ngày dùng 250ml nước ép trái Lựu, dùng liên tục trong vòng 2 tuần sẽ làm giảm đáng kể lượng mỡ trong máu.(dùng cho người bị bệnh mỡ trong máu) Cách làm nước Sinh tố Lựu : Cho 1 chén rưỡi hột Lựu đã tách, 1/2 chén sữa chua không đường, 1 trái Lê đã cắt nhỏ, 1 chén đá xay nhuyễn, tất cả cho chung vào máy xay sinh tố. Yeah, vậy là bạn đã có một ly sinh tố Lựu thơm ngon. Dùng 2 ly sinh tố Lựu mỗi tuần thì bạn sẽ tránh được nguy cơ bệnh mỡ trong máu rồi đấy TÁC DỤNG CỦA NƯỚC LỰU "Nước trái lựu chứa lượng antioxidant ( những chất chống oxy hóa) cao nhất so với các lọai nước trái cây khác" - Giáo sư Michael Aviram, người hướng dẫn cuộc nghiên cứu nói. Nó chứa vitamin A, C, E là những chất antioxidant. Nhờ vậy, uống nước ép trái lựu sẽ trẻ lâu. Ở phương Tây kinh doanh nước ép trái lựu là một nghành kinh doanh béo bở. Khi có của cải nhiều, người ta đều muốn trẻ mãi không già là điều tất yếu. Trong cuộc nghiên cứu tại Trung tâm Y khoa Rambam ở Haifa, nước trái lựu làm giảm LDL ( low density lipoprotein - cholesterol " xấu") là thứ đog lại trong lòng động mạch gây chít động mạch vành, động mạch não. Mỗi ngày dùng 250ml nước ép trái lựu sẽ làm giảm cholesterol tòan phần, cholesterol tỉ trọng thấp (LDL). Nhờ vậy uống nước ép trái lựu sẽ là, giảm bệnh lý tim mạch Nhà nghiên cứu Richard Bogle công bố: nước ép trái lựu chứa các chất polyphenolic, tannin và anthocyanin - tất cả các thành phần có ích cho sức khỏe. Riêng về vai trò của nước ép trái lựu với nam giới, các nhà khoa học ở Trường Đại học California Los Angeles áp dụng cho 53 người đàn ông bị rắc rối tình dục . Kết quả sau một tháng 47% được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên Harin Padman Nathan, trưởng nhóm nghiên cứu, khuyến cáo rằng chế độ dinh dưỡng hợp lý với việc bổ sung nước ép trái lựu và tập thể dục thường xuyên nmới bảo đảm sức khỏe tình dục. ( Trích bài viết của bác sỹ Lê Thúy Tươi trên báo Tuổi trẻ ngày )
|
|
|
Post by NHAKHOA on Aug 21, 2010 14:07:57 GMT -5
Giá : nhiều chất dinh dưỡng Giá đậu cũng đang được xem là một chất dinh dưỡng có thể ngăn ngừa ung thư và có chức năng tăng cường miễn dịch Người châu Á đã nghĩ ra món giá đậu cách nay khoảng 3.000 năm, thế nhưng người phương Tây thì chỉ biết đến giá thời gian gần đây. Trước đây, giá không được quan tâm như là một thành phần dinh dưỡng. Tuy nhiên, bằng những đóng góp thầm lặng, ngày nay giá được các nhà dinh dưỡng tôn vinh là một loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng và phòng chống bệnh tật. “Hiệp sĩ” giữa đường... tiêu hóa Giá đậu là một nguồn cung cấp chất xơ và là một nguồn enzyme dồi dào. Enzyme là những chất vô cùng quan trọng cho sức khỏe, cũng quan trọng như máu chảy trong cơ thể. Enzyme là những protein đặc biệt đóng vai trò là chất xúc tác tác động vào tiến trình sinh học của cơ thể, từ chức năng não cho tới sinh sản, nhờ những enzyme ở hệ tiêu hóa, thức ăn sẽ được tiêu hóa thành những chất dinh dưỡng được hấp thu qua thành ruột để đi vào máu. Giá có nhiều công dụng đối với cơ thể nhưng giá bán ở chợ cũng thường dễ nhiễm khuẩn E.coli. Nếu thiếu những enzyme này, thức ăn trong cơ thể sẽ nằm lì ở ruột và chờ đợi vi khuẩn xử lý. Điều này dẫn đến những trục trặc khác cho cơ thể như làm xấu da, xuống tinh thần, kích ứng ruột, hơi thở có mùi khó chịu... đồng thời làm thiếu hụt những vitamin và khoáng chất. Nhưng thật may mắn, những trường hợp như vậy, giá đậu trở nên một “hiệp sĩ” giữa đường... tiêu hóa, cung cấp đầy đủ enzyme cần thiết để xử lý thức ăn. Những enzyme của giá đậu hoạt động hoàn toàn giống như enzyme của cơ thể, giúp tiêu hóa thức ăn để cơ thể có thể hấp thu một cách dễ dàng, giúp ngăn ngừa những căn bệnh thoái hóa. Giấc mơ của những người ăn kiêng Giá đậu chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất. Không những chứa hàm lượng cao protein, vitamin C, acid folic, enzyme. Giá đậu ngày nay được mệnh danh là “giấc mơ của những người ăn kiêng”. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Hoa kỳ, một chén giá đậu chứa khoảng 26 calories, 3 gr protein, chỉ chứa có 6 gr carbonhydrate và 2 gr chất béo. Giá đậu cũng đang được xem xét là một chất dinh dưỡng có thể ngăn ngừa ung thư do trong thành phần có những enzyme có thể kháng lại carcinogens (các tác nhân gây ung thư). Ngoài ra, giá đậu cũng có chức năng tăng cường miễn dịch vì có chứa một số enzyme có hoạt tính chống ô xy hóa (antioxidants). Tại Úc, giá đậu rất đắt, vì vậy để có giá ăn, dân Úc thường “tự phục vụ”, họ làm giá tại nhà để sử dụng. Ở VN thì dễ hơn, chạy ào ra chợ là có ngay. Tuy nhiên, sự thuận tiện này lại dẫn đến hai mối quan tâm khác. Thứ nhất, do điều kiện ẩm ướt và môi trường “chợ búa”, giá đậu rất dễ bị nhiễm vi khuẩn, thường là nhiễm E.coli và Salmonella; thứ hai là để giá trông có vẻ hấp dẫn hơn, người bán thường cho các hóa chất vào để giúp giá trắng, tươi lâu hơn hoặc dùng u rê để cho cọng giá tròn mập. Dược sĩ Nguyễn Bá Huy Cường (ĐH Murdoch- Úc)
|
|
|
Post by NHAKHOA on Aug 21, 2010 14:09:12 GMT -5
Trái Đu Đủ Đu đủ không chỉ là loại trái cây ngon ngọt, mát, bổ mà còn chứa nhiều carotin hơn so với các loại trái cây khác như táo, ổi, chuối. Ngoài ra, trong đu đủ còn có một lượng lớn axit Ascorbic ( Vitamin C), Vitamin A, canxi, sắt, vitamin B, B2. Bên cạnh đó, các quý bà còn sử dụng đu đủ như một loại mỹ phẩm từ thiên nhiên. “Hỗ trợ” tiêu hoá Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đu đủ có chứa một loại enzim tiêu hoá mang tên “papain”, rất tốt cho quá trình tiêu hoá. Chính bởi lý do này, nước ép của trái đu đủ xanh đã được sử dụng trong việc bào chế ra các loại thuốc với mục đích chữa trị và hỗ trợ hệ thống tiêu hoá. Thần dược của phái đẹp Nước ép của trái đu đủ và nhựa khô là thành phần chính trong quá trình sản xuất các loại kem chống mụn và dầu gội dưỡng tóc. Vỏ của trái đu đủ xanh có thể được giữ lạnh trong tủ lạnh và sử dụng để tạo mặt nạ. Điều này cũng lý giải tại sao người dân thuộc xứ Island luôn được “sở hữu” một làn da trắng mịn, và nhất là không bao giờ lo sợ mụn trứng cá tấn công. Có khả năng chống ung thư Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong trái đu đủ có chứa chất chống ung thư và giúp ngăn ngừa sỏi mật. Cho nên, bạn hãy “năng” ăn đu đủ với mục đích phòng ngừa ung thư. Tác dụng giảm cân Trong 100 gam đu đủ chỉ có chứa rất ít hàm lượng calo khoảng 32kcal. Bởi vậy, nếu bạn có ý định giảm cân, đừng quên bổ sung thêm đu đủ vào thực đơn của mình. Thích hợp với bệnh nhân mắc tiểu đường Đu đủ tuy có vị ngọt, nhưng các công trình nghiên cứu đã cho thấy rằng, bệnh nhân mắc tiểu đường hoàn toàn có thể yên tâm khi ăn đu đủ mà không phải lo lắng bất cứ điều gì. Điều trị các vết chai và mụn cóc Bạn bối rối, ngượng ngùng khi thấy xuất hiện các vết chai sạm hay những nốt mụn cóc xấu xí trên da. Cách làm đơn giản sau sẽ giúp bạn nhanh chóng “gỡ rối” và “trả lại” cho bạn sự tự tin. Chỉ cần lấy nhựa từ lá của cây đu đủ bôi lên vùng da bị chai hay mọc mụn. Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra hiệu quả khó tin. Khắc phục chứng rối loạn “nguyệt san” Rối loạn nguyên san là căn bệnh không hiếm xảy ra với các bạn gái. Không nhất thiết phải dùng đến các loại thuốc mới có thể chữa trị. Chỉ đơn giản hãy thường xuyên ăn lá còn xanh của cây đu đủ cũng có thể cải thiện tình hình. Ngoài ra, có thể uống nước siro chế biến từ cây lô hội (nha đam) cũng đem lại ích lợi tương tự. Ngăn ngừa nhiễm trùng và mưng mủ Sưng phồng luôn gây cho bạn cảm giác đau rát, rất khó chịu thậm chí dẫn tới nhiễm trùng. Trong trường hợp đó, hãy lấy nước ép của trái đu đủ xanh, đắp lên vết sưng phồng để ngăn ngừa sự nhiễm trùng và mưng mủ. Điều trị vết loét trên da Để làm lành các vết loét trên da, bạn hãy trộn một chút bơ với nước đu đủ và bôi lên vết loét. Cách làm này có tác dụng làm se bề mặt và nhanh chóng làm liền vết thương. Liều thuốc hạ huyết áp Bởi lẽ trong trái đu đủ có chứa một lượng lớn kali chính vì thế đu đủ được xem là phương thuốc cực kỳ hữu ích đối với bệnh nhân huyết áp cao và cũng giúp cho tinh thần bạn luôn thăng bằng và thoải mái. Vì thế, bạn đừng quên ăn đu đủ thường xuyên. Phòng tránh bệnh tim mạch Hàng “tá” các công trình nghiên cứu đã cho hay, dưỡng chất có trong đu đủ có khả năng ngăn ngừa quá trình oxy hoá của cholesterol (Cholesterl chỉ có khả năng gây ảnh hưởng đến tim mạch khi bị oxy hoá). Đây cũng là bằng chứng cho thấy đu đủ có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch và đột quỵ. Giúp sáng mắt Bạn (đặc biệt là người già) nên ăn khoảng 3 phần đủ đủ mỗi ngày trở lên để ngăn ngừa quá trình lão hoá cũng như suy giảm thị lực Rất tốt cho da Khỏi cần xài các loại mỹ phẩm đắt tiền, bạn hãy tự chế ra các loại mặt na dưỡng da với trái đu đủ. Hiệu quả thật tuyệt vời mà nhất là không gây kích ứng cho da. Bạn có thể kết hợp đu đủ với một số loại nguyên liệu khác để tạo mặt nạ như sữa tươi, sữa chua hoặc chỉ đơn giản là nghiền nhuyễn đu đủ chín đắp lên mặt và rửa sạch sau khoảng 15-20 phút có tác dụng làm mềm, mịn da, ngăn ngừa mụn, các vết nám và đặc biệt phát huy tác dụng trong việc điều trị làn da thô ráp. KHỔNG THU HÀ (Theo PP)
|
|
|
Post by NHAKHOA on Aug 21, 2010 16:19:42 GMT -5
Researchers have said that papaya leaf extract and its tea have dramatic cancer-fighting properties against a broad range of tumours, backing a belief held in a number of folk traditions. University of Florida researcher Nam Dang and colleagues in Japan, in a report published in the Journal of Ethnopharmacology, documented papaya's anticancer effect against tumours of the cervix, breast, liver, lung and pancreas. The researchers used an extract made from dried papaya leaves, and the effects were stronger when cells received larger doses of papaya leaf tea. Dang and the other scientists showed that papaya leaf extract boosts the production of key signalling molecules called Th1-type cytokines, which help regulate the immune system. This could lead to therapeutic treatments that use the immune system to fight cancers, they said in the February issue of the journal and released on Tuesday by the university. Papaya has been used as a folk remedy for a variety of ailments in many parts of the world, especially Asia. Deng said the results are consistent with reports from indigenous populations in Australia and his native Vietnam. The researchers said papaya extract did not have any toxic effects on normal cells, avoiding a common side effect of many cancer treatments. Researchers exposed 10 different types of cancer cell cultures to four strengths of papaya leaf extract and measured the effect after 24 hours. Papaya slowed the growth of tumours in all the cultures. Dang and a colleague have applied to patent the process to distill the papaya extract through the University of Tokyo.
|
|
|
Post by NHAKHOA on Aug 21, 2010 16:55:25 GMT -5
Một số thực phẩm và thuốc men không nên dùng chung với nhau, dưới cái nhìn của tây y Cali Today News - Khi uống thuốc trị bệnh, có người không bao giờ chú ý là họ đã hay đang dùng thực phẩm nào. Dược sĩ Paul Doering, giáo sư Đai Học Florida, cảnh báo: “Nhiều người cứ tưởng thực phẩm ăn vào là tự nhiên, nhưng cũng như thuốc, thực phẩm có chất nhiều cấu tạo có thể ảnh hưởng rất mạnh đến hoạt động các cơ quan nội tạng.” Sau đây là những loại thực phẩm không nên dùng chung với một số thuốc men: 1. Nước trái nho: Đừng uống loại nước này với với thuốc làm giảm cholesterol như Lipitor (một loại satins), các loại ngăn chận calcium, thuốc điều hòa nhịp tim như Cordarone, các loại thuốc cyclosporine (Sandimmune, Neoral) và tacrolimus (Ptograf), thuốc chống nhiễm trùng như saquinavir (Fortovase). 2. Rau xanh: Đừng ăn rau xanh với loại warfarin làm máu bớt đặc (Coumadin). Theo Chris D. Meletis, một bác sĩ gia đình ở Oregon, thì: “Các bác sĩ sẽ biết đối với từng người, họ phải ấn định liềâu lượng warfarin cho chế độ ăn kiêng của bệnh nhân ra sao.” 3. Các sản phẩm từ sữa tươi: Đừng dùng với các loại trụ sinh Quinolone như ciprofloxacin (Cipro) hay loại trụ sinh Tetracycline như tetracycline (Achromycine), minicycline (Minocin) hay doxycycline (Vibramycin). Nguyên tắc là khi dùng trụ sinh chữa bệnh nhiễm trùng, thì đừng uống sữa là tốt nhất. 4. Các loại thức uống có chất cà phê trong đó:bạn nhớ đừng uống loại chất uống nào có cà phê cùng lúc với các thứ thuốc trị suyễn (Ventolin, Proventil hay Combivent) hoặc thuốc có chất epinephrine (Primatene Mist), các loại trụ sinh quinolone và thuốc trị an thần như diazepam (Valium) alprazolam (Xanax) hay lozazepam (Ativan) cũng như các thứ ngăn chận Histamine như cemetidine(Tagamet), fatoditine (Pepcid) hay ranitidine(Zantac), Giới dược sĩ căn dặn người nào bị cà phê gây ảnh hưởng rõ ràng thì càng thận trọng hơn khi dùng các thứ thuốc kể trên. 5. Rượu: Khi đã uống rượu, bạn cần nhớ: Đừng uống chung với thuốc giảm đau với acetaminophen (Percpcet, Roxicet), meperidine (Demerol) hay hydrocodone với acetaminophen (Vicodin, Lorcst). Đừng uống chung với thuốc trị suyễn như theophylline (Slo-bid, Theo-Dur, Uniphyl). Các loại ngăn chận beta propranolol (Inderal), isosorbide dinitrate (Isordil, Sorbitrate) các loại Satins hay trụ sinh có chứa metronidazole(Flagyl). Đừng dùng chung với loại an thần có bupropion (Wellbutrin), thuốc chống trầm cảm. Phụ nữ có mang càng được dặn dò khi uống thuốc tuyệt đối tránh xa bia rượu. 6. Ăn thực phẩm như thịt, cá nướng: Đừng dùng chung với thuốc trị suyễn có theophylline, vì chất hơi cháy ngoài lớp ngoài của thịt nướng sẽ làm gan của bạn hoạt động nhanh hơn. Chuyện này cũng có nghĩa là theophylline bị tống văng ra ngoài khá nhanh và không có tác dụng trị bệnh gì cả. 7. Ăn cheese, chocolate và uống rượu vang: đừng dùng chung với thuốc chống trầm cảm có chất phenelzine( Nardi) hay tranylcypromine (Parnate). Hồng Quang theo Women’s Day
|
|
|
Post by NHAKHOA on Aug 21, 2010 16:58:37 GMT -5
CÁCH CHỮA BỆNH BẰNG THIÊN NHIÊN
Chữa đầy hơi bằng nước nóng pha chút muối Con tôi có lần bị đầy hơi, bụng chướng căng không thể ngồi được và rất khó chiụ, có người bạn đã bảo tôi đun nước nóng và cho vào một ít muối cho cháu uống, quả nhiên sau khoảng10 đến 15 phút cháu đã đánh rắm được và hết khó chiụ, chữa kịp thời và lại hết sức đơn giản. Nếu bị như vậy các bạn hãy thử chữa theo phương pháp này rất hiệu nghiệm. Chúc các bạn vui vẻ.!!! Cách chữa bệnh cước chân mùa rét Ngày còn nhỏ, vào mùa đông giá rét, chân tôi hay bị sưng đỏ mọng cả 10 đầu ngón chân, rất ngứa và còn bị đau nhức. Trước khi đi ngủ, mẹ tôi pha cho nửa chậu nước nóng, pha thêm khoảng 2 thìa muBi to, rồi thả chân vào ngâm. Chỉ vài tối làm như vậy là khỏi hết. Pha nước thật nóng, lúc đầu nhúng dần từng chút một, sau nước còn nóng vừa thì ngâm ngập cả chân vào, ngâm đến khi nước nguội thì thôi, lau chân cho khô. Mọi người nếu có bị như vậy, làm theo cách trên chắc chắn khỏi. Cách chữa tàn nhang lâu ngày Lấy lớp bên trong của đậu que (loại đỗ xanh hoặc vàng, dài cỡ gang tay), phần thịt trắng, chà và matxa lên nơi bị tàn nhang, ngày làm 2 lần, tránh nắng và tiếp xúc lửa nóng. Làm khoảng 1 tháng là khỏi. Chữa vết chai cục ở bàn chân Rất nhiều người bị nổi cục chai cứng ở bàn chân, b àn tay, đi lại rất khó và đau nhói. Tôi từng bị như vậy. Một người bạn đã cho tôi một công thức chữa dân gian rất hiệu nghiệm sau, mà tôi đã tẩy được những vết chai đau đớn đó trong đúng một lần đắp thuốc. Thuốc đắp gồm có: Hạt gấc, khoảng 5 hạt, (tuỳ theo vết chai - vết mắt cá - theo dân gian gọi) to hay nhỏ để thêm bớt lượng; rượu trắng 1/2 chén (loại cao độ một chút thường để ngâm rượu thuốc). Hạt gấc bóc bỏ vỏ cứng, giữ lấy vỏ màng, cho vào cối giã thật nát, lấy ra bát, trộn rượu vào thành một thứ hỗn hợp sệt. Rửa sạch chỗ có vết chai mắt cá, dùng thìa múc thuốc đã giã đặt trùm lên chỗ chai, dùng khăn gạc băng lại. Nên làm vào buổi tối, vì khi đó cơ thể ít hoạt động. sau 8 C4ến 10 tiếng đắp, tháo băng. Sau một ngày chỗ chai mắt cá phồng lên, sau 2 ngày bong chân, sau vài ngày thì long ra một cái mắt cá chai có lỗ chỗ như rễ cây. Sau đó một thời gian vết lõm ở chân do cục chai tạo ra sẽ đầy lên.Tuỳ theo từng người, có người đắp mấy lần mới khỏi hẳn. Miễn sao bạn có lòng kiên trì. Mẹo chữa nấc Tôi học được mẹo chữa nấc rất hiệu nghiệm, đối với riêng tôi và người thân chỉ cần làm đúng cách là khỏi ngay lập tức: Khi bắt đầu bị nấc, lấy chiếc đũa ăn cơm dùng đầu nhỏ chọc thẳng vào điểm huyệt tại giữa trán, thẳng sống mũi lên và phía trên lông mày một chút. Lưu ý là đũa phải vuông góc với trán và phải giữ=2 0nguyên như vậy bằng một tay đến khi hết nấc (thường chỉ khoảng 1 phút). Khi làm mắt nhìn thẳng, có thể thay đũa bằng vật khác tương tự. Hãy cố gắng làm đúng cách thì sẽ khỏi ngay lập tức và ăn uống lại trở nên vui vẻ. Chữa trĩ nội hoặc đi cầu ra máu bằng đọt "dâm bụt" Mỗi ngày hái khoảng 150gr đọt dâm bụt (khoảng 4 lá ngọn), chia làm 3 lần, luộc sơ (ít nước) ăn cả nước và đọt trong 15 ngày. Nhiều người đã dùng rất hiệu nghiệm. Cách chữa mụn nhọt đầu đinh, lên đinh, chín mé... Các bạn bắt rết đem ngâm rượu, càng lâu càng tốt. Khi bị mụn nhọt đầu đinh mới lên, lấy bB 4ng thấm một ít rượu bôi lên. Chỉ 2, 3 lần là khỏi. Có trường hợp bị lên đinh ở đầu ngón tay bôi vài ngày cũng khỏi. Tôi đã chữa bắp chuối (viêm cơ) cho vài người cũng khỏi, không cần 1 viên kháng sinh nào. Chữa táo bón, đi ngoài ra máu Trứng gà và rau mơ chữa bệnh táo bón, đi vệ sinh ra máu và buốt, ăn rau mơ và trứng trong vòng 3 ngày là khỏi. Cách làm: Trứng 2 quả; Rau mơ 200g, Gia vị: muối, (hoặc bột canh), mỳ chính. Rau mơ rửa sạch thái nhỏ đập trứng trộn đều. Đun dầu ăn nóng rồi đổ vào tráng khi nào chín thì ăn ngay (ăn nóng vừa ngon vừa dễ ăn) Món này còn có thể làm thức ăn mặn trong bữa cơm. Chữa bệnh trĩ nội Rau rấp cá (diếp cá) rửa sạch giã nhỏ vắt lấy nước uống (rất ngọt và dễ uống các bạn đừng sợ) Chữa hăm da trẻ em bằng nước trà đặc Để chữa bệnh hăm da ở trẻ em, các bạn dùng nước trà pha thật đặc rửa cho trẻ ngày 2-3 lần. Làm liên tục trong 1 tuần bệnh sẽ khỏi hẳn. Trị mụn hạt cơm bằng tỏi Theo tôi được đọc ở trên một tờ báo, và tôi cũng đã áp dụng thì để trị bệnh mụn cơm chỉ cần đắp tỏi lên chỗ mụn đó trong vòng 1 đến 2 tuần là khỏi. Vì kết quả không thể thấy ngay, nên phả i sau khi không đắp tỏi một thời gian thì ta mới thấy mụn bị mất đi. Tôi đã áp dụng, bạn tôi cũng thế, rất hiệu quả. Các bạn hãy cùng thử xem! Chữa hôi nách bằng chanh hoặc phèn chua Để chữa hôi nách, bạn có thể dùng chanh vắt lấy nước thoa đều vào hoặc dùng phèn chua rang chín rồi giã nhỏ thoa lên, ngày 2 lần. Chữa hạt cơm bằng lá tía tô Hạt cơm là những nốt to bằng hạt đỗ xanh, đôi khi còn to hơn. Vốn dĩ những hạt này không nguy hiểm nhưng gây khá nhiều khó chịu cho người bệnh, và hơn nữa chúng còn có khả năng lây lan sang các phần khác của cơ thể nếu để các phần khác chạm vào. Để chữa những vế t hạt cơm này, các bạn chỉ cần dùng lá tía tô tươi, vò nát thoa nhẹ lên vị trí nổi hạt. Bạn chỉ cần làm điều đó 7 lần trong 7 ngày thì chắc chắn vết đó sẽ khỏi hoàn toàn. Chữa thần kinh tọa bằng rượu trà Bắc Tôi bị bệnh thần kinh toạ và đã làm theo cách sau đây nên hơn 10 năm nay không còn gặp lại. Cũng với cách này, tôi chỉ cho bạn bè làm khi họ bị bệnh thần kinh tọa, kết quả cũng dứt bệnh. Cụ thể: Khi bạn bị bệnh thần kinh tọa (đúng theo kết luận của bác sĩ), nếu bạn uống được rượu: Bạn hãy mua 100gam trà Bắc (móc câu, thơn ngon, loại dùng để pha nước uống) ngâm với 0,65 lít rượu gạo trắng có nồng độ từ 40 độ trở lên trong thời gian 1 tuần. Sau đó bạn lấy ra uống vào buổi trưa hoặc buổi tối, mỗi bận uống 1 ly (loại li nhỏ chúng ta thường uống nước trà) cho đến hết rượu, sau đó vứt bỏ; làm lại như vậy lần hai để uống. Nếu tối đa cũng chỉ đến lần thứ ba thôi. Hy vọng các bạn sẽ hết bệnh này dứt điểm luôn. (Lưu ý, để có thể uống gối đầu liên tục, khi bạn bắt đầu uống chai thứ nhất thì bạn nên ngâm chai thứ hai...). Xông hoa cứt lợn chữa viêm xoang Xin đóng góp 1 phương pháp mà bản thân tôi đã trải qua. Tôi bị xoang hơn 2 năm, thậm chí trời chỉ thay đổi thời tiết chút ít là tôi bị, mà bị là liền mấy ngày luôn rồi lại phải thuốc mới đỡ, nhưng kể cả đỡ xong mà thay đổi thời tiết là lại bị rất khó chịu. Tình cờ được một anh em cùng công ty bầy mẹo gia truyền bằng cách dùng cây hoa cứt lợn (cây hoa cứt lợn có hoa mầu trắng, tím) đun lên để xông (còn gọi là cây hoa ngũ sắc). Cây này giờ hơi khó kiếm ở thành phố nhưng ven ô thì đầy, nếu không thì ra mua ở chợ người ta cũng có bán. 1. Kiếm hoặc mua hoa cứt lợn (nhớ là cây tươi nhé) về rửa sạch để cả cây hoa lá đun chín lên, nếu cây dài quá thì gập đôi lại. 2. Chờ cây ngấm ra nước khoảng 5phút. 3.. Cho ra 1 cái cốc to loại uống bia (loại to) cả nước cả cây, nếu cây dài quá có thể gập ép xuống. 4. Lấy cái tờ giấy sạch cuộn thành cái phễu, một đầu vừa cái lỗ cốc, một đầu vừa 2 cái lỗ mũi. 5.=2 0Chấp nhận nóng để hít lên (tất nhiên đừng để bỏng lỗ mũi) cứ như thế cho đến khi nguội không còn nóng nữa thì lại đổ vào nồi đun chín lần thứ 2 rồi làm lại như trên lần nữa rồi bỏ đi. 6. Cố gắng làm ngày 2 lần không thì một lần trong vòng 10 ngày liền không được nghỉ ngày nào, kể cả thấy dấu hiệu đỡ không bị xoang nữa. Nếu ngày làm 1 lần thì nên vào buổi tối (như tôi). Nếu bệnh lâu năm có thể làm khoảng 10 - 20 ngày.. Lưu ý các bạn nên làm vào thời điểm lạnh và bị xoang liên tục. Tôi mong các bạn thử 1 lần và nếu khỏi thì không cần câu cám ơn mà hãy nói cho những người khác nữa biết về bài thuốc này (vì tôi rất sợ suốt hơn 2 năm trước đó với bệnh xoang). Sắc cây hoa 'cứt lợn' chữa viêm xoang Tôi bị viêm xoang mãn tính, chữa trị với rất nhiều loại thuốc khác nhau nhưng không khỏi, cho tới khi có một người hàng xóm chỉ cho tôi cách chữa rất hiệu quả mà nay tôi đã khỏi được bệnh đó. Tôi không biết theo tên thuốc nam thì gọi là cây gì, nhưng người Thái Bình quê tôi vẫn gọi đó là cây hoa "Cứt Lợn". Cây này mọc rất nhiều ở mọi nơi, lá rất lắm lông và có hai loại. Một loại hoa tím và một loại hoa trắng. Hoa tím chữa bệnh viêm xoang rất hiệu quả, nếu không thì dùng loại hoa trắng cũng được, hiệu quả thì không bằng loại hoa tím được nhưng vẫn chữa khỏi được bệnh viêm xoang. Lấy cây hoa đó sao vàng rồi sắc nước uống. Nếu không thì phơi k hô cũng được. Sắc lấy nước rồi uống thay nước mình uống hằng ngày thời gian càng lâu càng tốt. Nếu uống trong thời gian 5 tháng liên tục chắc chắn bệnh viêm xoang sẽ khỏi và loại nước đó ai uống cũng được. Nếu muốn nước đó ngon hơn thì cho thêm một ít cam thảo nam vào. Tôi mong các bạn mắc bệnh này chóng khỏi. Chữa viêm xoang bằng nấm mèo và đường phèn Nấm mèo: 5 cái Đường phèn: 1 viên cỡ đầu ngón tay cái. Cách làm: Nấm ngâm, cạo rửa sạch, cắt nhỏ, bỏ vào chén chưng cách thuỷ chung với đường phèn khoảng 15 phút. Nếu bạn không có thời gian có thể bỏ vào nồi cơm lúc sôi cũng được. Mỗi ngày ăn 1 chén như thế trong thời gian khoảng 30 ngày hoặc hơn tuB B bệnh nặng nhẹ. Tuần đầu bệnh có vẻ nặng hơn (nhức đầu hơn), sau đó thì giảm hẳn và khỏi. Riêng cá nhân tôi, 4 năm sau mới tái lại và tôi tiếp tục làm như vậy 1 tuần là khỏi bệnh.
|
|
|
Post by NHAKHOA on Aug 21, 2010 17:00:05 GMT -5
Thuốc Ở Trong Rau
BS Nguyễn Ý Đức Kinh nghiệm dân gian ta vẫn thường nói: “Đói ăn rau, đau uống thuốc”. Nhưng thực ra, rau không chỉ là món ăn nhiều chất dinh dưỡng mà còn là những liều thuốc trị bệnh quý giá. Chẳng thế mà danh y Hải Thượng Lãn Ông của ta đã có nhận xét: “Nên dùng các thứ thức ăn thay vào thuốc bổ có phần lợi hơn” Và thánh tổ y học phương tây Hippocrates có đưa ra một đề nghị hết sức thuyết phục là “Hãy để rau là vị thuốc”. Mà những loại rau củ có vị đắng chứng tỏ các nhận xét này là rất đúng. Trái Mướp Đắng màu xanh có bề ngoài gồ ghề ngộ nghĩnh đã được ghi trên sáu con tem biểu tượng cho sáu loại cây thuốc thiên nhiên có dược tính trị bệnh cao mà Liên Hiệp Quốc phát hành vào năm 1980. Mướp đắng chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng căn bản như nước, đạm, carbohydrat, béo, sinh tố và một số khoáng chất với tỷ lệ khác nhau Mướp đắng có thể dùng để ăn sống, nấu canh, xào với thịt bò, muối dưa, phơi khô làm trà pha nước uống... Canh thịt heo bằm nhỏ nhồi vào mướp đắng là món ăn đặc biệt ở miền Bắc Việt Nam. Mướp đắng hấp với tôm tươi, thịt nạc, mộc nhĩ, nấm hương, hành khô, mắm muối tiêu, xảo với thịt.. tạo ra vị hơi đắng hòa với hương thơm mùi tôm thịt là món ăn giải nhiệt, bổ dưỡng..Món xà lách mướp đắng cũng rất hấp dẫn, ăn vào mát cơ thể.. Mướp đắng được coi như có khả năng làm hạ đường huyết, hạ huyết áp, chữa ho, giảm đau nhức, sát trùng ngoài da, trừ rôm sẩy ở trẻ em. Trong mướp đắng cũng có một hóa chất có khả năng ngăn ngừa sự thụ thai ở loài chuột. Trên thị trường hiện nay có bán trà khổ qua, được giới thiệu là có thể giúp ngủ ngon, đại tiện dễ dàng, mát gan, bổ mật, giải nhiệt, giải độc trong cơ thể và khi dùng thường xuyên sẽ ngừa được các biến chứng của bệnh tiểu đường, sỏi thận, mật.... Actiso Đà Lạt là loại thảo mộc nổi danh ở nước ta. Nổi danh vì khí hậu luôn luôn mát lạnh nơi cao nguyên nhiều nắng khiến cho actiso có năng suất cao. Actisô có nhiều chất dinh dưỡng như các sinh tố C, B, folacin, chất xơ và một vài khoáng chất như sắt, kali. Về phương diện ẩm thực, actisô thường được luộc, hấp cách thủy để ăn hoặc ninh với thịt gà, thịt lợn. Actisô có thể được dùng tươi, để đông lạnh hoặc đóng hộp. Nhiều nghiên cứu cho biết Actisô có tác dụng bảo vệ gan, làm hạ cholesterol trong máu và đường huyết, kích thích sản xuất mật, giảm đau khớp xương, thông tiểu tiện. Tại vài quốc gia, dung dịch chế biến từ actisô được dùng làm thuốc chích chữa các bệnh về gan. Trà Actisô là thức uống được rất nhiều người ưa dùng. Theo nhiều nhà chuyên môn, actisô không gây tác hại cho cơ thể. Diếp cá hoặc rau Giấp là món ăn ưa thích của bà con miền Nam. Cách đây mấy chục năm, dân cư miền sông Hồng, núi Ngự vào giao lưu với Cửu Long Giang là rất lắc đầu “nhăn mặt” vì vị tanh tanh “lợm dọng” khi ăn phải cọng rau này. Vậy mà bây giờ, Nam Trung Bắc một nhà, nhiều người cũng đều ưa thích diếp cá. Nhưng cái tanh tanh, béo béo của diếp cá lại rất “hiệp nhất” với cái tanh của những miếng cá còn tươi. Phải chăng đây là duyên tiền định với tên “diếp cá”. Trung Quốc gọi diếp cá là “Ngư Tinh Thảo” và tiếng Anh gọi là Fish Mint Ở nước ta, diếp cá mọc hoang khắp vùng đất ẩm thấp và cũng được trồng làm rau ăn hoặc làm thuốc trị bệnh. Diếp cá có thể ăn sống hoặc dùng làm gia vị chung với các rau khác trong bữa ăn. Có người hầu như ghiền với diếp cá, thiếu nó như thiếu người tình hơi “bị” cho là chanh chua nhưng dễ thương. Lá diếp cá ăn vào rất mát, có thể làm trĩ hậu môn sẹp xuống. Ngoài ra, diếp cá cũng được y học dân gian tại nhiều quốc gia dùng làm lợi tiểu tiện, hạ cao huyết áp, giảm ho, tiêu diệt vi khuẩn. Nghiên cứu tại viện y dược Toyama, Nhật Bản, cho hay diếp cá có chất chống oxy hóa rất mạnh quercetin có thể ngăn chặn nhiều loại ung thư và tăng cường tính miễn dịch.. Trong Lĩnh Nam Bản Thảo, danh y Hải Thượng Lãn Ông tóm tắt: “Ngư Tinh Tảo gọi cây rau Giấp Ấm cay, hơi độc, mùi hôi tanh Ung thũng, thoát giang với đầu chốc Đau răng, lỵ ngược chữa mau lành”. Khát khô cả họng trong nắng tháng Bảy của Sài Gòn mà gặp một xe bán Nước Rau Má xanh mát thì cơn khát không những hết đi mà tâm hồn cón thấy sảng khoái. Thực vậy, nghiên cứu tại Ấn Độ cho hay nước triết rau má không những tăng khả năng trí tuệ của trẻ em có thương số thông minh (IQ) thấp mà còn làm người cao tuổi giảm bớt những quên này quên kia, giúp thị lực bớt nhạt nhòa. Nhiều nghiên cứu khác còn gợi ý rằng rau má trị được cả bệnh vẩy nến, vết phỏng, vết thương, viêm khí quản, chống nhiễm trùng, chống độc, giải nhiệt, lợi tiểu. Từ những năm 1960, Giáo sư Bửu Hội đã nghiên cứu tác dụng trị bệnh phong với rau má. Ngày nay, nhiều khoa học gia cho là chất Asiatioside của rau má có tác dụng tương đương với dược phẩm trị phong chính là Dapsone. Rau má có tính lạnh cho nên người tỳ vị hàn, hay đi tiêu chảy, cần cẩn thận khi dùng. Rau Đắng đã đi vào văn hóa âm nhạc trong những bài viết nhiều tình người, tình quê hương của nhạc sĩ Bắc Sơn từ rừng cao su Dầu Tiếng. Nhăc phẩm “Còn thương rau đắng mọc sau hè” với tiếng hát Hương Lan, Như Quỳnh đã làm bao nhiêu khách ly hương khi nghe mà mắt nhòe ướt lệ. “Ai cách xa cội nguồn Ngồi một mình nhớ lũy tre xanh Dạo quanh khung trời kỷ niệm Chợt thèm rau đắng nấu canh” Vì nhớ tới những lũy tre xanh nơi có người chị đầu bạc tóc ân cần nhổ tóc sâu cho chú em từ xa về thăm quê. Có những bà mẹ hiền luôn luôn chăm sóc miếng ăn, thức uống cho chồng cho con. Rau đắng nấu canh với các loại cá, nhúng lẩu hoặc chấm mắm kho là những món ăn tuyệt hảo của bà con miệt đồng. Rau đắng còn có thể nấu với thịt heo bầm nhuyễn, với tép, với tôm… Mới ăn rau có vị khá đắng, chỉ kém có khổ qua, nhưng ăn quen lại thấy ngòn ngọt, nhớ hoài. Rau đắng cũng được dùng trong y học. Theo Giáo sư Đỗ Tất lợi, rau đắng được dùng làm thuốc lợi tiểu, bổ thận, giúp ăn ngon và giảm đau khi đắp lên nơi tê thấp, rắn cắn. Kết luận Nhà dinh dưỡng uy tín Hoa Kỳ Jean Carpenter phát biểu rằng “Trong thực phẩm có dược phẩm. Thay đổi dinh dưỡng có thể ngăn ngừa và giảm sự trầm trọng của bệnh tật” Đây là lời khuyên khá hữu ích mà chúng ta cũng nên theo. Nguyễn Ý-Đức, M.D.
|
|
|
Post by NHAKHOA on Aug 21, 2010 17:02:03 GMT -5
Tỏi với Sức KhỏeBác sĩ Nguyễn Ý Đức - Tháng Chạp năm 1998, một cuộc hội thảo kéo dài hai ngày rưỡi đã được tổ chức tại New Port Beach, California, để thảo luận và trình bày kết quả nghiên cứu về công dụng củaTỏi. Hội thảo được Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ và Đại Học Pennsylvania bảo trợ, với sự tham dự của trên hai trăm khoa học gia, chuyên viên y tế, dinh dưỡng đến từ 12 quốc gia trên thế giới. Kết luận của hội thảo là các cuộc nghiên cứu trong nhiều năm qua đã xác định một số ích lợi của Tỏi đối với sức khỏe con người. Kinh nghiệm dân gian dùng Tỏi chữa bệnh. Chữ viết đầu tiên của dân Sanskrit cách đây 5000 năm đã nhắc đến TỎI nhiều lần. Trong mộ cô? Ai Cập 6000 năm về trước có những củ tỏi khô nằm ướp cùng với bộ xương. Sách Y học Ai Cập trên 3000 năm về trước có ghi hai mươi bài thuốc tỏi để trị một số bệnh như đau bụng, đau nhức khớp xương, nhiễm độc, cơ thể suy nhược. Công nhân xây đắp Kim Tự Tháp được cung cấp thực phẩm có tỏi để tăng cường sức lao động. Những giác đấu Hi Lạp, binh sĩ La Mã cũng được cho ăn tỏi để chiến đấu can trường, dũng cảm hơn. Trong các cuộc hải hành, dân Virking đều mang tỏi làm lương thực và để trị bệnh khi cần đến. Tỏi đã được các vị thầy thuốc xưa kia ca ngợi như một dược thảo có giá trị. Ông tổ nền y học tây phương Hippocrates coi tỏi là môn thuốc tốt để trị các bệnh nhiễm độc, bệnh viêm, bệnh bao tử, và loại trừ nước dư trong cơ thể. Galen, một trong những danh y khi xưa thì ca tụng tỏi như môn thuốc dân tộc trị bá bệnh.Theo Y sĩ Dioscorides thời La Mã, tỏi làm giọng nói trong trẻo, làm bớt ho, làm thông tắc nghẽn ở mạch máu, làm nhuận tiểu, bớt đau răng, chữa bệnh ngoài da, và chữa cả hói tóc nữa. Vào thế kỷ 16, Alfred Franklin nói với dân chúng thành phố Paris là nếu họ ăn tỏi tươi với bơ vào tháng Năm thì họ sẽ được khỏe mạnh trong những tháng còn lại. Trong thế chiến thứ nhất, người Nga đã dùng tỏi để trị bệnh nhiễm vi trùng. Họ gọi tỏi là "thuốc kháng sinh Nga Sô"; các bác sĩ Anh dùng tỏi để trị vết thương làm độc ở chiến trường. Khi có các dịch cúm vào đầu thế kỷ 20, nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả Hoa Kỳ, đã dùng tỏi như một phương tiện để chống lại sự hoành hành của bệnh. Sách xưa có ghi lại câu chuyện về bốn tên trộm lừng danh ở thành phố Marseille: trong vụ dịch hạch kinh khủng ở thành phố này, có bốn tên trộm vẫn ngang nhiên vào nhà các người bị bệnh để trộm của mà không bị lây bệnh. Khi bị bắt, chính quyền hứa sẽ tha tội nếu họ nói bí quyết không lây bệnh. Bốn chú đạo trích khai là suốt thời gian dịch hạch, họ ăn rất nhiều tỏi tươi, do đó họ không bị bệnh. Vào thời Trung Cổ, khi đi vào vùng phố nhiễm độc, các thầy thuốc đều mang nhiều nhánh tỏi để phân phát cho dân chúng cũng như để ngăn chặn xú uế xâm nhập vào mũi. Triết gia cũng có nhiều nhận xét về giá trị của tỏi. Celsius khuyên dùng tỏi để trị nóng sốt và bệnh đường ruột. Virgil thấy tỏi làm tăng sức lực của nông dân. Aristophanes thì nhắc nhở lực sĩ, chiến sĩ ăn tỏi trước khi xuất trận để chiến đấu cang cường hơn. Dân Nga xưa ngâm tỏi với rượu vodka, để lâu hai tuần rồi uống, tin là sẽ sống lâu. Dân Ukraine uống nước chanh ngâm tỏi để làm tăng sức lực, làm người trẻ ra. Về niềm tin dị đoan, tỏi đã được dùng là vũ khí để trừ tà ma , quỷ quái ở Việt Nam ta. Dân Âu châu xưa rất sợ ma cà rồng hút máu và để xua đuổi, mỗi nhà đều cheo nhiều nhánh tỏi ở trước cửa. Văn tư. Ấn Độ giáo từ nhiều ngàn năm trước có ví một củ tỏi như một tráng sĩ diệt trừ yêu quái. Dân nài ngựa cheo vài nhánh tỏi vào cương để ngựa phi mau hơn. Nằm mơ thấy tỏi là điềm lành. Trong các cộng đồng Hebrew xưa kia, vài nhánh tỏi được trang điểm vào áo cưới cô dâu với niềm tin là cuộc hôn nhân sẽ muôn vàn hạnh phúc. Dân Ai Cập so sánh hương vị cay hôi của tỏi với những thăng trầm của cuộc đời. Các tu sĩ nói với con chiên là khi họ cầm vài nhánh tỏi trên tay tức là đang cầm mọi phức tạp của cuộc đời. Và khi tuyên thệ, họ đặt tỏi trên bàn tay hay trên bàn thờ. Bên Việt Nam ta, các cụ cheo tỏi trước cửa buồng đàn bà mang bầu để trẻ sinh được mẹ tròn con vuông, khỏe mạnh Trẻ con Ý sống trong trại tiếp đón, được cha mẹ cho mang một túi tỏi nhỏ trên cổ để ngừa bệnh tật truyền từ người này sang người khác. Dân Da Đỏ bắt chước đoàn thám hiểm Tây Ban Nha, dùng tỏi để trị các bệnh khó tiêu, đau bụng, đau tai và họ rất ít bị bệnh yết hầu vì mùi tỏi làm cuống phổi mở rộng, hô hấp sê? dàng. Người Mỹ xưa kia chữa bệnh tim phổi bằng cách đắp tỏi giã nhỏ lên chân và họ giải thích là như vậy tỏi sẽ hút hết chất độc xuống để đưa ra ngoài. Tổng Thống Benjamin Franklin thích ăn súp nấu với tỏi, còn binh sĩ của Tổng Thống George Washington thì được thêm tỏi trong khẩu phần. Vào đầu thế kỷ trước, bệnh lao rất phổ biến và khó trị vì chưa có thuốc kháng sinh. Các bác sĩ bèn chữa bằng tỏi và thấy là rất công hiệu để diệt vi trùng lao. Sau đó một thời gian, nước Mỹ bị dịch cúm và bệnh tinh hồng nhiệt, dân chúng bèn đốt tỏi trong nhà và hơi khói tỏi che trở nhiều người khỏi bị bệnh. Nhiều người còn nhai tỏi để ngửa bệnh cúm. Đông Y việt Nam ta ghi nhận công dụng trị bệnh của tỏi như sau: tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc nằm trong hai kinh can và vị. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, chữa bệnh lỵ ra máu, tiêu nhọt, hạch ở phổi, tiêu đàm, chữa đầy chướng bụng, đại tiểu tiện khó khăn. Người âm nhu, nội thiệt, có thai, đậu chẩn, đau mắt không nên dùng. Kết quả nghiên cứu công dụng tỏi với bệnh tật Qua nhiều nghiên cứu khoa học và qua kinh nghiệm xử dụng của dân chúng, thì tỏi không những là một thực phẩm ngon mà còn có nhiều công dụng hỗ trợ việc trị bệnh. Xin nhắc lại là vào năm 1951, hai nhà hóa học Thụy sĩ Arthur Stoll và Ewald Seebeck đã tìm ra hóa chất chính của tỏi là chất Alliin và men Allinase. Hai chất này được giữ riêng rẽ trong tế bào tỏi và đóng góp vai trò quan trọng trong các công dụng y học của tỏi. 1-Tỏi và cholesterol. Quan sát dân chúng vùng Địa Trung Hải, các nhà nghiên cứu thấy họ rất ít bị các bệnh về tim mạch mặc dù họ ăn nhiều thịt động vật và uống nhiều rượu vang. Nhiều người cho là do ảnh hưởng của rượu vang. Nhưng các bác sĩ ở địa phương thì cho là do uống rượu và ăn nhiều tỏi. Sự kiện này thúc đẩy các chuyên viên của Đại Học Western Ontario, Canada, để tâm nghiên cứu và họ kết luận rằng một dân tộc càng ăn nhiều tỏi thì bệnh tim mạch càng ít. Bằng chứng là dân Triều Tiên ăn nhiều tỏi và họ cũng ít bị bênh tim. Nhiều khoa học gia bèn nghiên cứu tương quan giữa tỏi và bênh tim ở súc vật trong phòng thí nghiệm. Họ đều thấy là tỏi làm chậm sự biến hóa của chất béo trong gan, khiến gan tiết ra nhiều mật, đồng thời cũng lấy bớt mỡ từ thành động mạch. Các bác sĩ H.C. Bansal và Arun Bordia ở Ấn Độ nhận thấy khi ăn bơ với tỏi, cholesterol trong máu đã không lên cao mà còn giảm xuống. Năm 1990, nghiên cứu do bác sĩ F.H. Mader ở Đức cho hay, nếu mỗi ngày ăn vài nhánh tỏi thì cholesterol sẽ giảm xuống tới 15%. Một nghiên cứu tương tự ở Đại học Tulane, New Orleans do bác sĩ Ạ K. Jain thực hiện năm 1993 cho thấy người có cholesterol cao, khi dùng tỏi một thời gian, thì cholesterol giảm xuống được 6%. Đó là một sự giảm đáng kể. Bác sĩ Benjamin Lau, Đại Học Loma Linda, California cho biết tỏi giúp chuyển cholesterol xấu LDL thành cholesterol lành HDL. Còn bác sĩ Myung Chi của Đại Học Lincoln ở Nebraska chứng minh là tỏi làm hạ cholesterol và đường trong máu. Một câu hỏi được nêu lên là tỏi có làm giảm cholesterol ở người có mức độ trung bình không? Các nhà nghiên cứu cho là tỏi có một vài ảnh hưởng, nhưng nếu cholesterol cao thì tác dụng của tỏi tốt hơn. Có bác sĩ còn cho là tỏi công hiệu hơn một vài âu dược hiện đang được dùng để chữa cholesterol cao trong máu. Do hạ thấp cholesterol trong máu, tỏi có thể ngăn ngừa nguy cơ một số bệnh tim. Đã có nhiều bằng chứng rằng cholesterol trong máu lên cao là nguy cơ đưa tới các bệnh vữa xơ động mạch và kích tim. 2-Tỏi và sự đông máu Tỏi có tác dụng ngăn sự đóng máu cục, một nguy cơ của kích tim và tai biến động mạch não. Máu cục gây ra do sự dính chùm của tiểu cầu mỗi khi có dấu hiệu cơ thể bị thương để ngăn ngừa băng huyết Trong tỏi có chất Ajoene mà bác sĩ Eric Block, Đại học Nữu Ước, khám phá ra. Theo ông ta, chất này có công hiệu như Aspirin trong việc làm giảm sự đóng cục của máu, lại rẻ tiền mà ít tác dụng phụ không muốn. Điều này cũng phù hợp với nhận xét của bác sĩ I.S. Menon là ở miền nam nước Pháp, khi ngựa bị máu đóng cục ở chân thì nông gia đều chữa khỏi bằng cách cho ăn nhiều tỏi và hành. Bệnh viện Hải quân Hoa Kỳ trong trại Pendleton, California, cũng công bố là tỏi có chất ngừa đông máu do đó có thể làm máu lỏng và ngăn ngừa tai biến động mạch não, kích tim vì máu cục. Ngay cả ông tổ của nền y học cổ truyền Ấn Độ Charaka cũng ghi là " tỏi giúp máu lưu thông dễ dàng, làm tim khỏe mạnh hơn và làm con người sống lâu. Chỉ vì mùi khó chịu của nó chứ không thì tỏi sẽ đắt hơn vàng". Các nhà thảo mộc học xưa kia cũng nói là tỏi làm máu loãng hơn.Tác dụng này diễn ra rất mau, chỉ vài giờ sau khi dùng tỏi. Chưa có trường hợp nào trong đó ăn nhiều tỏi đưa đến máu loãng rồi băng huyết, vì tỏi chỉ làm máu loãng tới mức bình thường thôi. 3-Tỏi và cao huyết áp Tỏi được dùng để trị bệnh cao huyết áp ở Trung Hoa từ nhiều thế kỷ trước đây. Bên Nhật Bản, giới chức y tế chính thức thừa nhận tỏi là thuốc trị huyết áp cao. Năm 1948, bác sĩ F.G. Piotrowski ở Geneve làm thế giới ngạc nhiên khi ông tiết lộ kết quả tốt đẹp khi dùng tỏi để trị cao huyết áp. Theo ông ta, tỏi làm giãn mở những mạch máu bị nghẹt hay bị co hẹp, nhờ đó máu lưu thông dễ dàng và áp lực giảm. Các nghiên cứu ở Ấn Độ, Gia Nã Đại, Đức cũng đưa đến kết quả tương tự. Nhà sinh học V. Petkov thực hiện nhiều nghiên cứu ở Bulgarie cho hay tỏi có thể hạ huyết áp tâm thu từ 20-30 độ, huyết áp tâm trương từ 10 tới 20 độ. 4-Tỏi và cúm Trong các dịch cúm vào đầu thế kỷ trước, dân chúng đã dũng tỏi để ngăn ngừa sự lan tràn của bệnh này. Y học dân gian nhiều nước đã chữa cảm cúm bằng cách thoa tỏi tươi mới cắt vào bàn chân. Trong dịch cúm ở Nga Sô Viết năm 1965, dân Nga đã tiêu thụ thêm trên 500 tấn tỏi để ngừa cúm. Trước đó, vào năm 1950, một bác sĩ người Đức đã công bố là tinh dầu tỏi có khả năng tiêu diệt một số vi sinh có hại mà không làm mất những vi sinh vật lành trong cơ thể. Bác sĩ Tarig Abdullah ở trung tâm nghiên cứu tại Tampa, Florida, công bố năm 1987 là tỏi sống và tỏi chế biến đều làm tăng tính miễn dịch của cơ thể với vi trùng, ngay cả HIV và làm giảm nguy cơ vài bệnh ung thư. Cá nhân ông ta đã liên tục dùng mấy nhánh tỏi sống mỗi ngày từ năm 1973 và chưa bao giờ bị cảm cúm. Từ năm 1950, bác sĩ J. Klosa bên Đức đã dùng tỏi để chữa lành những bệnh đau cuống họng, sổ mũi, ho lạnh. Ông ta vừa cho bệnh nhân uống vừa ngửi tinh dầu tỏi. Theo ông ta, đó là nhờ chất Alliin trong tỏi. Trong bệnh cảm cúm, bệnh nhân thường sưng cuống phổi, bị ho, sổ mũi. Bác sĩ Irvin Ziment, California, nhận thấy tỏi có thể làm giảm những triệu chứng trên, làm bệnh nhân bớt ho, long đàm, thở dễ dàng và không bị nghẹt mũi. Theo vị thầy thuốc này thì vị hăng cay của tỏi kích thích bao tử tiết ra nhiều dịch vị chua; dịch vị này chuyển một tín hiệu lên phổi khiến phổi tiết ra nhiều dung dịch lỏng làm long đờm và đưa ra khỏi phổi. Các bác sĩ bên Ba Lan trước đây dùng tỏi để trị bênh suyễn và viêm phổi ở trẻ em 5-Tỏi và ung thư Hiện nay đang có nhiều nghiên cứu coi xem tỏi có công dụng trị ung thư ở người như kết quả nhận thấy ở vật trong phòng thí nghiệm. Từ năm 1952, các khoa học gia Nga Sô Viết đã thành công trong việc ngăn chặn sự phát triển của một vài tế bào ung bướu ở chuột.Thí nghiệm ở Nhật Bản cho hay tỏi có thể làm chậm sự tăng trưởng tế bào ung thư vú ở loài chuột và tỏi có chất oxy hóa rất mạnh để ngăn chặn sự phá tế bào do các gốc tự do gây ra. Tại viện Ung Thư M.D. Anderson Houston, các bác sĩ đã cứu một con chuột khỏi bị ung thư ruột già bằng cách cho uống chất Sulfur trong tỏi. Được biết viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ đang đặt trọng tâm vào việc nghiên cứu khả năng trị bệnh ung thư của hóa chất sulfur này. Nghiên cứu tại Sloan Kettering Memotial Medical Center cho hay nước triết của tỏi có thể ngăn chặn sự tăng trưởng tế bào ung thư nhiếp tuyến. Nghiên cứu tại Đại Học Pen State cho hay khi nấu tỏi bằng microwave oven thì khả năng chống ung thư giảm đi. Tác giả nghiên cứu, giáo sư Kun Song đề nghị trước khi nấu nên cắt tỏi và để ra không khí mươi phút thì giữ được khả năng này. 6-Tỏi như thuốc kháng sinh Từ lâu, dân chúng tại nhiều quốc gia trên thế giới đã dùng tỏi để chữa một số bệnh gây ra do vi khuẩn như kiết lỵ, bệnh tiêu chẩy, bệnh thương hàn, viêm cuống họng, mụn nhọt ngoài da, thối tai và tỏi được gọi là thuốc kháng sinh dân tộc. Trong hai thế chiến, tỏi được dùng để chữa vết thương cho binh sĩ tại chiến trường. Người ta cũng dùng tỏi để trị vết thương do côn trùng, rắn cắn. Nông dân, thợ săn đều mang theo tỏi phong hờ khi bị các sinh vật này cắn thì tự chữa. Năm 1858, nhà bác học Pháp Louis Pasteur đã chứng minh được công dụng diệt vi khuẩn của tỏi. Năm 1944, nhà hóa học Chester J. Cavallito, làm việc cho Winthrop Chemical Company ở Hoa Kỳ, đã phân tích được hóa chất chính trong tỏi có công dụng như thuốc kháng sinh. Đó là chất Allicin, chỉ có trong tỏi chưa nấu hay chế hóa. Kháng sinh này mạnh bằng 1/5 thuốc Penicilin và 1/10 thuốc Tetracycline, có tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn, xua đuổi hoặc tiêu diệt nhiều sâu bọ, ký sinh trùng, nấm độc và vài loại siêu vi trùng. Theo nhiều nghiên cứu, Allicin có tác dụng ức chế sinh trưởng vi khuẩn nhiều hơn là diệt chúng. Nói một cách khác, chất này không giết vi khuẩn đã có sẵn mà ngăn chặn sự sinh sôi, tăng trưởng và như vậy có thể ngừa bệnh, nâng cao tính miễn dịch, làm bệnh mau lành. Nghiên cứu tại Brazil năm 1982 đã chứng minh là nước tinh chất của tỏi có thể chữa được nhiều bệnh nhiễm độc bao tử, do thức ăn có lẫn vi khuẩn, nhất là loại Salmonella. Các nghiên cứu tại Đại Học California ở Davis cũng đưa đến kết luận tương tự. Ngoài ra, tỏi cũng được dùng rất công hiệu để trị bệnh sán lãi, giun kim, các bệnh nấm ngoài da. Một nhà nghiên cứu đã hào hứng tuyên bố rằng " tỏi có tác dụng rộng rãi hơn bất cứ loại kháng sinh nào hiện có. Nó có thể diệt vi trùng, nấm độc,siêu vi trùng, ký sinh trùng lại rẻ tiền hơn, an toàn hơn vì không có tác dụng phụ và không gây ra quen thuốc ở vi trùng". Giáo sư Arthur Vitaaen, đoạt giải Nobel, cũng đồng ý như vậy. Do đó ta không lấy làm lạ là trong thế chiến thứ nhất, các bác sĩ Anh quốc đã dùng tỏi để chữa vết thương làm độc. Thực tế ra, tỏi được dùng với những nhiễm độc nhẹ, không nguy hiểm tới tính mạng. Chứ còn nhiễm trùng cấp tính mà lại trầm trọng thì kháng sinh âu dược vẫn công hiệu hơn và tác dụng mau hơn. 7-Tỏi với tuổi thọ. Theo dân chúng vùng Ukraine, ngâm nửa kí tỏi cắt hay giã nhỏ bỏ vào nước vắt của 25 quả chanh, để qua đêm rồi mỗi ngày uống một thìa pha với nước lạnh, trong hai tuần sẽ thấy trẻ khỏe ra. Các nhà văn Ukraine tán là nếu uống thường trực thì con người sẽ cảm thấy trẻ trung. Nhiều vị cao niên Việt Nam ta đang có phong trào uống rượu ngâm với tỏi, tin tưởng là sẽ được cải lão hoàn đồng. Một bài thuốc Rượu Tỏi được truyền tụng là tìm thấy từ mộ cô Ai Cập đang rất phổ biến. 40 gr Tỏi khô thái nhỏ ngâm trong 100 ml rượu lúa mới. Mười ngày sau có thể dùng được, ngày hai lần sáng và tối, mỗi lần 45 giọt. Ở vùng Balkan, số người thọ trên 100 tuổi rất cao và được giải thích là họ nhai nhiều nhánh tỏi mỗi ngày. Ngoài ra, Tỏi còn một số công dụng khác như: Nhà thiên nhiên học La Mã Pliny viết rằng tỏi mà đưa cay với rượu vang thì con người làm tình rất điệu nghệ. Do đó dân chúng La Mã ăn nhiều tỏi coi đó là thuốc kích dâm, gợi tình. Nghiên cứu mới đây ở loài chuột cho thấy tỏi có thể có tác dụng tốt trên các chức năng của não bộ, tăng trí nhớ và có thể nâng cao tuổi thọ. Theo bác sĩ Paavo Airola, một nhà chuyên môn dinh dưỡng tại Phoenix, Arizona, tỏi với các hóa chất sulfur của nó, có thể chữa được bệnh trứng cá, bệnh khí thũng phổi làm khó thở, khó tiêu bao tử, táo bón, cảm lạnh. Các nghiên cứu của bác sĩ D Sooranna và I Das bên Luân đôn cho hay dùng tỏi khi mang thai có thể làm giảm nguy cơ tiền sản giật , (cao huyết áp và đạm chất trong nước tiểu ) và làm tăng sức nặng của trẻ chậm lớn. Và cuối cùng là một nghiên cứu ở Monnel Chemical Senses Center, Philadelphia, cho hay khi mẹ ăn tỏi, con sẽ bú sữa mẹ lâu hơn và nhiều hơn vì tỏi làm tăng khẩu vị em bé. Kết luận. Công dụng của Tỏi với sức khỏe đang là đề tài hấp dẫn của các nhà dinh đưỡng cũng như y tế. Với công chúng thì phong trào dùng tỏi để tăng cường sức khỏe cũng khá phổ biến. Tuy nhiên cho tới nay các tổ chức y tế cũng chưa chính thức ủng hộ ý kiến sử dụng tỏi trong việc trị bệnh vì các kết quả nghiên cứu không đủ sức thuyết phục. Và lại kết quả nghiên cứu hiện nay đều có tính cách cá nhân với mục đích thông tin học hỏi và đa số dựa trên quan sát dịch tễ. Cho nên ngoài tác dụng diệt vi khuẩn của chất allicin, các nhà nghiên cứu cũng chưa xác định công dụng của nhiều hóa chất khác trong Tỏi. Trên thị trường có bán sản phẩm Tỏi chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau. Vì chỉ là chất bổ sung dinh dưỡng nên các sản phẩm này không được coi là thuốc, không đặt dưới sự kiểm soát của cơ quan điều hành dược phẩm. Do đó món hàng không bị soi mói về thành phần cấu tạo, sự tinh khiết và có thể bầy bán tự do miễn là không quảng cáo khả năng trị bệnh. Cho nên sử dụng tỏi như một chất dinh dưỡng, một gia vị thực phẩm, hỗ trợ cho sức khỏe có lẽ là khôn ngoan hơn chứ cũng chẳng nên coi tỏi như một môn thuốc trị bệnh này bệnh kia mà bỏ qua những phương thức trị liệu đã được y khoa học công nhận. Kết quả các nghiên cứu về công dụng y học của tỏi cần được tìm hiểu thêm để đi đến một sự đồng thuận của giới y khoa học. Và đặc biệt với vị nào đang uống thuốc chống đông máu như aspirin thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ gia đình trước khi dùng sản phẩm Tỏi vì thực vật này có tác dụng loãng máu. Bác sĩ Nguyễn Ý Đức Texas-Hoa Kỳ
|
|
|
Post by NHAKHOA on Aug 21, 2010 17:03:26 GMT -5
CÂY ALOE VERA Thầy lang vô danh (Tên khác: Cây dứa Tầu, Nha Đam, Hổ thiệt, Lô Hội… trị được 96 bệnh, đặc biệt là các chứng ung thư ) 1/ CÂY ALOE VERA TRỊ UNG THƯ Cây Nha Đam hay cây Lô Hội (Aloe Vera), người Việt Nam đã biết xử dụng từ xa xưa, người ta thường nấu chè ăn để trị bệnh bao tử và giúp cho bộ phận tiêu hóa được điều hòa...lại chữa bỏng rất tuyệt hảo. Còn cách trị bệnh ung thư thì không thấy nói đến, mãi tới khi có phái đoàn VN. sang viếng Đất Thánh, trong đó có Cha Hoàng Minh Thắng, Ngài đã đọc tờ nguyệt san "Thánh Địa" tháng 11 và 12, 1993; trong đó Cha Romano Zago, gốc Brazil, thuộc Dòng Phanxicô, lúc đó đang coi sóc Vương Cung Thánh Đường Giáng Sinh tại Bêlem, Ngài đã phổ biến về cây Aloe Vera, có thể chữa được mọi chứng ung thư mà chính Ngài đã trực tiếp chữa trị được khá nhiều người, dù nhà thương đã từ chối. Cha Thắng đã đem phương thuốc quí báu này về phổ biến khá rộng rãi, để ai mắc bệnh ung thư có thể áp dụng chữa trị. Nhờ bài thuốc trên, tôi (LM.James Vũ) đã ứng dụng ngay để trị bệnh cho Cha Cố Joseph N.D.M., hiện đang hưu tại Chi Dòng Đồng Công. Ngài bị ung thư ruột đã tới thời kỳ thứ ba; 7 vị bác sĩ chuyên khoa đã hợp lại để chữa trị cho Ngài, nhưng sau cùng họ đã quyết định phải giải phẫu và cắt đi một khúc ruột. Bác sĩ đã cho thân nhân Ngài biết, vi trùng đã ăn ra ngoài ruột rồi, sau khi giải phẫu mấy tháng, họ sẽ phải làm therapy cho Ngài và chứng bệnh này chỉ hy vọng sống thêm được 6-7 tháng nữa thôi. Khi biết được điều đó, Ngài đã quyết định về hưu để dọn mình về với Chúa. Tôi đã nhờ người đi tìm được khá nhiều cây Aloe Vera và làm theo đúng phương pháp của Cha Romano. Cha Cố đã dùng nhiều gấp đôi, gấp ba số lượng chỉ định, nhưng cũng không thấy có phản ứng nào xẩy ra. Sau 8 tháng dùng thuốc, Ngài đã đi thử máu, chụp hình theo phương pháp tối tân, tốn phí tới 5-6 ngàn đô la, kết quả là không còn thấy dấu vết gì của bệnh ung thư trong ruột và các bộ phận khác nữa. Hiện nay ngài rất khỏe, hồng hào và lên ký hơn 10 lbs. Khi trở về thăm thân nhân, ai cũng ngỡ ngàng, thấy ngài mạnh khỏe hơn trước, mặc dầu thời gian bệnh tới nay đã gần 2 năm rồi. Trong thời gian trị bệnh cho cha Cố, tôi cũng chỉ cho 4 người mắc bệnh ung thư khác nhau, có người bị xơ gan, cả 4 người sau khi uống thuốc Aloe Vera đều thấy kết quả tốt và đã đi làm việc được. 2/ CÁCH ĐIỀU CHẾ ĐỂ TRỊ BỆNH UNG THƯ THEO CHA ROMANO Lấy 2 lá lớn hoặc 3 lá nhỏ cây Aloe Vera (Để cho dễ làm, tôi đã cân thử, 2 lá lớn phỏng chừng 2 lbs hay 1 kg) rửa sạch, cắt gai bên cạnh lá bỏ đi và 1 pound mật ong tốt (bằng 16 oz hay 1/2 kg ( Mật tốt phải mua ở farm, hay bày bán cạnh đường hay trong farm, thứ này ong hút nhụy hoa để làm mật, mật ong ổ chợ nuôi ở nhà bằng đường không tốt), thêm 3-4 muỗm to rượu mạnh. Lấy máy xay sinh tố, xay chung cả 3 thứ thật nhuyễn, thành một thứ xirô. Nên cất vào tủ lạnh, để khỏi bị hư. 3/ CÁCH XỬ DỤNG Trước khi xử dụng, lắc đều lên.- Mỗi ngày uống 3 lần - Mỗi lần 1 thìa ăn phở- Uống trước bữa ăn từ 15 phút hay nửa giờ. Bình thường việc chữa bệnh kéo dài 10 ngày. Sau 10 ngày đi khám bác sĩ để biết đã tiến triển tới đâu. Nếu chưa khỏi sẽ uống tiếp tới khi khỏi. Thường thường bệnh nhân cảm thấy khá ngay sau đó, nhưng cần đi khám bác sĩ cho chắc ăn đã khỏi. 4/ UỐNG NGỪA BỆNH Những người không bị bệnh ung thư, mỗi năm nên uống 10 ngày để ngừa bệnh. Mật ong là loài thực phẩm cơ thể con người có thể hấp thụ dễ dàng. Chất rượu mạnh làm giãn nỡ mạch máu dẫn chất mật ong lẫn với chất Aloe Vera tới mọi tế bào trong cơ thể : vừa nuôi dưỡng vừa chữa lành vết thương ,vừa lọc máu. Theo bảng phân chất của LM. bác sĩ (Dòng Phanxicô) làm việc tại Trung tâm nghiên cứu, Bắc Ý thì cây Aloe cócác chất sau đây: 1/ 13 chất khác nhau, chứa các chất trụ sinh chống lại vi khuẩn. 2/ 8 loai vitamine cần thiết làm lớn mạnh các tế bào,nuôi dưỡng cơ thể, chế tạo ra máu, điều hòa cơ thể và chữa lành vết thương. ( Vit. A, B1, B2, B6, C, M...) 3/ Cây Aloe chứa hơn 20 chất muối đạm cần thiết cho cơ thể (Calco, Fosforo, Potassio ....) 5/ CÂY ALOE VERA CHỮA CÁC BỆNH KHÁC Theo kinh nghiệm của LM. Vũ Đình Trác trong cuốn "100 Cây thuốc van linh bá bệnh" như sau: Cây Aloe (Nha Đam) Chủ Trị: *Trị chứng trẻ em cam tích * Lên kinh * Táo bón *Trị nhức đầu và các chứng xung huyết nội tạng phủ * Trị máu cam * Đặc biệt trị bệnh gan và * Huyết bạch theo công thức: 6/ TRỊ HUYẾT BẠCH Dùng2,3 lá lột vỏ, ăn sống với muối hay đường, hoặc nấu chè ăn. 7/ TRỊ ĐAU GAN: Aloe khô 3 gr., cam thảo 5 gr, nấu nửa lít nước sôi kỹ còn á, chia uống 2 lần trong ngày 8/ TRỊ MÁU MỠ (Colesterol) , TIỂU ĐƯỜNG, MÁU CAO... LM. Đỗ B.C.mới được người giới thiệu cách điều trị các bệnh trên theo như sau: Lá Aloe làm sạch, bỏ gai 2 bên xay nhuyễn, mỗi lần uống chừng 2 oz pha với 1/3 trái chanh vắt nước, trước bữa ăn chừng15 phút . Ngày 3 lần. 9/ TRỊ VỀ BỘ PHẬN TIÊU HÓA: Ăn uống chậm tiêu, khó tiêu, bụng dạ bất ổn v.v.uống thường xuyên lá cây nha đam sẽ thấy kết quả toost. 10/ TRỊ BỎNG, ĐỨT CHÂN TAY tuyệt vời Người bị bỏng dù nặng tới cấp 3 rồi, lấy chất thạch bên trong lá đắp vào vết bỏng sẽ mát dịu ngay, mỗi ngày thay 1 lần, sẽ mau khỏi mà không có thẹo. Đứt tay chân cũng làm như vậy. 11/ GIÚP NHUẬN TRƯỜNG, TRỊ TÁO BÓN Thường xuyên chỉ nên dùng mỗi lần 1-2 gr là đủ. Nếu muốn đi cầu dễ hoặc muốn xổ thì uống từ 3 gr. trở lên. Đi rất êm nhẹ và thoải mái. Khỏi cần phải uống thuốc tây... 12/ TRỊ BỆNH SIDA Có người nói bên Việt Nam đang chữa chứng Sida bằng ăn lá Aloe. Nếu nó trị được ung thư thì cũng trị được chứng bệnh này. 13/ TRỊ NGƯA NGÁY DA SẦN SÙI Cắt 1 khúc lá lấy chất thạch bên trong bôi các chỗ ngứa, sẽ thấy êm dịu ngay. 14/ CÓ THỂ CÒN TRỊ ĐƯỌC NHIỀU BỆNH KHÁC NỮA Vì Aloe có thể nấu chè ăn thường xuyên làm thông tiểu, mát gan, thanh nhiệt, nên nếu ai mắc bất cứ bệnh gì mà trị mãi không khỏi, cũng nên dùng thử Aloe xem sao. 15/ CÁCH XỬ DỤNG Có thể ăn tươi với muối hay đường hoặc nấu chè ăn. Có thể phơi khô, để dành nấu nước uống thay vì ăn tươi. Thường dùng từ 1-2gr. Nếu dùng trên 3 gr sẽ nhuận trường và xổ. 16/ CẤM KỴ DÙNG ALOE Vị này kị thai. Những em dưới 13 tuổi cũng không nên dùng.
|
|
|
Post by NHAKHOA on Aug 21, 2010 17:20:48 GMT -5
25 LÝ DO NÊN ĂN QUẾ Quế không những là loại gia vị mang lại sự hấp dẫn cho món ăn mà còn có nhiều lợi ích với sức khoẻ. Những lợi ích sau của quế sẽ khiến bạn muốn bổ sung ngay vào chế độ ăn hàng ngày của gia đình 1. Giảm cholesterol Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ cần dùng nửa thìa quế trong bữa ăn hàng ngày có thể giúp giảm lượng cholesterol Quế cũng giúp giảm lượng cholesterol LDL xấu và triglycerids (acid béo trong máu) 2. Giảm lượng đường máu và trị bệnh tiểu đường týpe 2 Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng nửa thìa quế mỗi ngày giúp cải thiện mức độ nhạy cảm insulin và điều chỉnh lượng glucose trong máu. Khi mức insulin được cải thiện, cân nặng và bệnh tim mạch sẽ được kiểm soát. 3. Bệnh tim mạch Quế giúp củng cố sức khỏe hệ tim mạch vì thế tránh cho cơ thể khỏi các rắc rối liên quan tới tim mạch. Cho 1 lượng quế nhỏ khi chế biến đồ ăn rất tốt cho những người mắc bệnh động mạch vành và bệnh cao huyết áp 4. Chống ung thư Nghiên cứu được công bố bởi Bộ Nông Nghiệp Mỹ cho thấy quế có tác dụng khống chế sự sinh sôi của các tế bào ung thư bạch cầu. Ngoài ra, chất xơ và canxi trong quế giúp loại bỏ các dịch mật thừa, ngăn ngừa những ảnh hưởng không tốt với tế bào ruột, từ đó giảm nguy cơ ung thư ruột kết 5. Ngừa sâu răng và sạch miệng Quế từ lâu đã được biết đến là một trong những thảo dược có tác dụng điều trị sâu răng và hơi thở có mùi. Chỉ cần nhai một mẩu quế nhỏ hay súc miệng với nước quế cũng giúp sạch miệng và mang lại hơi thở thơm tho. 6. Điều trị các vấn đề về hô hấp Quế rất hữu ích với người mắc bệnh cảm. Những người bị cảm lạnh, ho dai dẳng, viêm xoang nên dùng ăn hỗn hợp 1 thìa mật ong trộn với 1/4 thìa quế hằng ngày trong 3 ngày liên tục. Quế cũng giúp điều trị cảm cúm, đau họng và chứng sung huyết 7. Bổ não Quế kích thích hoạt động của não như một loại thuốc bổ, giúp loại trừ sự căng thẳng thần kinh cũng như suy giảm trí nhớ . Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ngửi quế làm tăng nhận thức, trí nhớ hiệu quả, tăng khả năng tập trung và nhạy bén 8. Giảm các bệnh truyền nhiễm Với khả năng chống khuẩn, chống nấm, chống vi rút, chống các vật ký sinh và là chất khử trùng nên quế rất hữu hiệu trong việc chống viêm nhiễm cả bên trong và ngoài. Quế được xem là rất hiệu quả trong việc chống lại bệnh nấm âm đạo, nấm vòm họng. ngừa bệnh viêm nhiễm vùng âm đạo, nhiễm trùng vòm họng, loét dạ dày và chấy trên đầu. 9. Dễ chịu trong kỳ nguyệt san Quế rất tốt cho phụ nữ, giúp giảm thiểu chứng chuột rút và những khó chịu khác trong thời gian nguyệt san. 10. Tránh thai Quế được xem là một biện pháp tránh thai tự nhiên. Thường xuyên dùng quế sau sinh con sẽ giúp làm chậm kinh vì thế tránh được mang thai trong thời gian này. 11. Lợi về sữa Mẹ Quế giúp tăng tiết lượng sữa mẹ nên rất hữu ích với những bà mẹ ít sữa. 12. Giảm đau do chứng viêm khớp Trong quế có chứa nhiều hợp chất chống viêm có tác dụng giảm đau và viêm do bệnh thấp khớp gây ra. Nghiên cứu của trường ĐH Copenhagen cho thấy nếu dùng nửa thìa bột quế và 1 thìa mật ong mỗi sáng sẽ giúp giảm đau khớp đáng kể (sau 1> tuần sử dụng) và có thể đi lại không đau (sau 1 tháng dùng). 13. Tốt cho hệ-thống tiêu hoá tuần-hoàn Cho quế vào món ăn hàng ngày giúp tiêu hoá tốt. Quế rất hiệu quả với chứng khó tiêu, buồn nôn, rối loạn dạ dày, tiêu chảy và chứng đầy hơi. Quế có tác dụng giảm bớt lượng gas trong dạ dày và ruột vì thế rất tốt cho tiêu hoá. 14. Giảm viêm đường tiết niệu Những người ăn quế đều thì nguy cơ bị viêm nhiễm đường tiết niệu rất thấp. Quế giúp lợi tiểu tự nhiên và hỗ trợ bài tiết nước tiểu. 15. Chỗng nghẽn mạch Hợp chất Cinnamaldehyde trong quế rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa máu đóng và vón cục vì thế rất tốt với những người bị bệnh tim mạch. 16. Bảo vệ thực phẩm Khi cho 1 lượng quế nhỏ vào chế biến thực phẩm giúp ngăn ngừa sự phát triển và sinh sôi của vi khuẩn vì thế giúp bảo vệ đồ ăn tươi ngon hơn. 17. Giảm đau đầu và chứng đau nửa đầu Đau đầu do đi nhiều ngoài trời gió lạnh sẽ được điều trị bằng việc đắp hỗn hợp mỏng bột quế trộn với nước lên vùng trán và thái dương. 18. Ngừa mụn và mụn đầu đen Quế giúp loại bỏ các tạp chất trong máu vì thế rất hữu hiệu trong việc giảm mụn. Dùng hỗn hợp bột quế và vài giọt nước cốt chanh đắp lên những vùng bị mụn và mụn đầu đen sẽ có hiệu quả. 19. Tăng cường lưu thông máu Quế giúp làm sạch thành mạch máu và tăng cường lưu thông máu. Việc lưu thông máu dễ dàng sẽ cải thiện sức khoẻ do đảm bảo cung cấp đủ ôxy cho các tế bào trong cơ thể, tăng cường trao đổi chất, giảm nguy cơ mắc bệnh tim nếu dùng quế đều hàng ngày. 20. Tăng cường sự rắn chắc của các mô Quế giúp tăng sự chắc khoẻ và tính đàn hồI, co giãn của các mô trong cơ thể. 21. Giảm đau cơ và đau khớp Những người ăn quế đều hàng ngày thấy giảm đau các cơ và khớp, tăng cường sự dẻo dai của các cơ và khớp xương. 22. Cải thiện hệ miễn dịch Hỗn hợp mật ong và quế rất tốt giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm mệt mỏi, làm chậm quá trình lão hoá và kéo dài tuổi thọ. 23. Giảm ngứa Hỗn hợp mật ong và quế giúp giảm ngứa do côn trùng đốt. 24. Là nguồn magan, chất xơ, chất sắt và canxi khoẻ mạnh. 25. Làm lành vết thương Quế giúp ngừa máu chảy vì thế có khả năng làm lành vết thương nhanh
|
|
|
Post by NHAKHOA on Dec 21, 2010 15:56:22 GMT -5
TRỤ SINH (Antibiotic) Bác sĩ Nguyễn Văn Đức, Chuyên Khoa Nội Thương Mấy ngày nay bạn bị cái nhọt ở tay hành, đau nhức quá. Đi bác sĩ, bác sĩ biên cái toa cho bạn dùng trụ sinh (còn gọi kháng sinh). Trước khi đưa viên thuốc vào miệng, bạn tò mò nhìn ngắm viên thuốc be bé. Đời là trường tranh đấu, khắp nơi đều bãi chiến trường. Đúng đấy, chiến tranh đang xảy ra ngay ở chỗ tay bạn có cái nhọt. Cơ thể bạn đang huy động súng ống, xe tăng, bộ binh đến để bao vây quân thù vi trùng, bảo vệ cơ thể bạn. (Nếu cái nhọt có mủ, mủ ấy là xác của những bạch huyết cầu, những chiến sĩ đã hy sinh, cộng với xác quân thù). Nhọt chưa có mủ, nhưng có vẻ đang lớn dần, và chung quanh chỗ bị nhọt hôm nay tấy đỏ nhiều hơn. Lần này quân thù đông đảo, mạnh và hung dữ quá, quân nhà đang núng thế. Những kẻ thù của chúng ta Con người chúng ta sống chung hòa bình với nhiều kẻ thù và bạn, kềm giữ lẫn nhau: vi trùng (bacteria: những sinh vật rất nhỏ, dùng kính hiển vi mới nhìn thấy được), siêu vi trùng (virus: còn nhỏ hơn vi trùng, dùng kính hiển vi thường không thể nhìn thấy, mà phải dùng kính hiển vi điện tử, hoặc những phương pháp đặc biệt mới có thể nhận diện), ký sinh trùng (parasites: nôm na là các bệnh sán lãi), nấm (fungus: gây các bệnh nấm ngoài da, thỉnh thoảng cũng gây những bệnh nấm cho các cơ quan trong cơ thể), ... Nay là bạn, mai đã trở mặt thành thù. Bạn đừng lo, trong cái thế chiến lược phức tạp, cơ thể bạn có riêng một hệ thống phòng thủ tinh vi: các bạch cầu (white blood cells), các kháng thể (antibodies), ... Khi có quân thù nguy hiểm xâm nhập, thí dụ vi trùng, lập tức hệ thống phòng thủ được báo động và mau chóng ứng chiến. Máu trong các động mạch vận chuyển các bạch huyết cầu và kháng thể đến chỗ có quân thù xâm nhập. Các bạch cầu bao vây, ăn sống nuốt tươi kẻ thù, còn các kháng thể bám vào quân thù, làm vướng tay chân, làm suy giảm tiềm năng chiến đấu của chúng, khiến chúng dễ bị các bạch huyết cầu tiêu diệt. Chỗ nướu răng hôm nọ bị sưng, chẳng uống trụ sinh gì cả, hôm nay tự nhiên bớt. Hôm nọ, bạn vô ý để dao cứa vào tay, tưởng phen này lại phải tốn tiền đi bác sĩ xin trụ sinh, thế nhưng vết thương cũng tự lành. Những chiến sĩ vô danh đã âm thầm ngày đêm chiến đấu để cơ thể bạn được an lành. Có nhiều người không may mắn, sinh ra với khiếm khuyết của hệ thống phòng thủ, nên dễ bị nhiễm trùng. Có những người khác, chơi bời để mang họa vào thân, vướng lấy bệnh AIDS, hệ thống phòng thủ của mình bị siêu vi trùng AIDS giải giới. Các kẻ thù khác (vi trùng, siêu vi trùng, nấm, sán lãi) thừa cơ hội hệ thống phòng thủ của người bệnh AIDS hư hoại, tấn công người bệnh, gây những bệnh nguy hiểm chết người. Thắng bại là chuyện thường tình. Không phải trận chiến nào hệ thống phòng thủ trong cơ thể bạn cũng đả bại được quân thù. Bằng chứng là cái nhọt ở tay bạn đang to dần. Không khéo, vi trùng có thể phá vỡ vòng vây bạch cầu, vào máu, gây nhiễm trùng máu, và theo máu đến các cơ quan gây những hiểm họa khác. Không khéo, một trận chiến toàn diện sẽ bùng nổ, và phần chiến bại sẽ về phe ta. Nếu không có những hỗ trợ từ bên ngoài. Trong thế kỷ 20, trụ sinh là một trong những phát minh lớn lao nhất đã cứu mạng sống nhiều con người. Cơ chế hoạt động của trụ sinh Vi trùng hàng trăm loại, thường có vỏ cứng bên ngoài bảo vệ chúng. Đa số các trụ sinh, bằng nhiều cơ chế khác nhau, ngăn cản sự thành hình của “vỏ” trong tiến trình phát triển của vi trùng. Cũng có những trụ sinh tác dụng cách khác: ngăn cản sự cấu tạo chất đạm (protein, một chất biến dưỡng quan trọng của sinh vật) vi trùng, hay chui vào bên trong vi trùng, phá hoại sự biến dưỡng của chúng, khiến chúng không lớn được, hoặc chết. Còn nhiều cơ chế khác nữa trụ sinh dùng để giết hay ngăn cản sự sinh sôi nảy nở của vi trùng. Đại loại, trụ sinh có hai nhóm chính: nhóm giết vi trùng (bactericidal, như nhóm ngăn cản sự hình thành “vỏ” vi trùng), và nhóm ngăn cản sự sinh sôi nảy nở của vi trùng (bacterostatic), để hệ thống phòng thủ của cơ thể bạn có dịp chỉnh đốn lực lượng, tự càn quét quân thù. Tuy nhiên, tụi vi trùng cũng không vừa gì. Chúng coi nhiều trụ sinh như pha. Có loại đẻ ra đã kháng (resistant) nhiều trụ sinh, vì di truyền tính ngang ngạnh của bố mẹ. Có loại vi trùng, trước vẫn chịu khuất phục bởi một trụ sinh (trong y học, gọi là “sensitive”), nhưng nay đã kháng lại. Thí dụ, rất nhiều loại vi trùng nay đã cười khinh, coi “Ampi” là vũ khí dởm, vì Ampicillin là một trụ sinh bị dùng bừa bãi nhất. (Có vị uống Ampicillin như thuốc an thần, bị bất cứ gì cũng bỏ một viên Ampicillin vào miệng... cho yên tâm!). Vi trùng kháng thuốc bằng nhiều cơ chế. Có con phá hủy thuốc (destruction), làm thuốc mất tác dụng. Có con củng cố vỏ cứng quanh mình, không để trụ sinh tàn phá. Có con tự thay đổi cơ cấu mình, để các quân cảm tử trụ sinh, đột nhập vào được bên trong vi trùng, nhưng không tìm ra được mục tiêu phá hoại. Có con khôn ngoan trục xuất được trụ sinh ra khỏi cơ thể nó, trước khi trụ sinh kịp tác dụng. Thuốc trụ sinh tìm thấy đầu tiên là những thuốc Penicillins. Sau đó đến Ampicillin, Tetracyclines, Erythromycin, Chloramphenicol (Tifomycine), Sulfonamides, ... Dùng nhiều, những thuốc này ngày càng bị các vi trùng lờn mặt, coi thường. Cũng may, vỏ quít dầy có móng tay nhọn, các nhà vi trùng học lần luợt tìm ra những vũ khí mới: Aminoglycosides, Vancomycin, Rifampin, Metronidazole, Cephalosporines, Quinolones, ... Những thuốc hiện đang nổi danh trong y giới là những thuốc thuộc các nhóm Cephalosporins và Quinolones. Đây quả là những thần dược, trị được nhiều bệnh nhiễm trùng nguy hiểm khác nhau. Tuy nhiên, các bác sĩ được khuyến cáo không nên dùng nhiều những thuốc này, nếu chưa thực sự cần thiết, để tránh tình trạng khiến các vi trùng có dịp làm quen với thuốc và sau đó kháng thuốc. Thuốc trụ sinh, khi dùng, được tính toán kỹ lưỡng, để sao cho có nồng độ đủ cao trong máu, và trong mô, chỗ có nhiễm trùng, để giết, ngăn vi trùng. Đây là cả một công trình, vì việc này dựa vào sự tính toán cơ thể người bệnh hấp thụ thuốc ra sao, thuốc vào cơ thể sẽ được phân phối đi đâu, biến dưỡng như thế nào, rồi cuối cùng được thải ra khỏi cơ thể bằng cách nào. Thuốc trụ sinh được hấp thụ dưới 3 dạng: - Uống: bên ngoài môi trường bệnh viện, đa số người bệnh nhiễm trùng được cho dùng thuốc uống, vì thuốc uống rẻ hơn, tiện lợi, ít gây phản ứng hơn thuốc chích. Dùng đúng, thuốc uống rất hữu hiệu. Nhiều thuốc trụ sinh mới ta chỉ uống 1 hay 2 lần mỗi ngày, rất tiện. Sự hấp thụ một vài loại thuốc trụ sinh qua đường uống có thể bị giảm khi có thức ăn hay một loại thuốc khác trong đường tiêu hóa, do đó những thuốc này nên uống vào lúc bụng đói, hoặc không nên dùng chung với một thuốc đặc biệt nào đó (thí dụ, thuốc Tetracycline nên dùng lúc bụng đói, và không nên dùng chung với Maalox, Mylanta). - Chích thịt: ở phòng mạch hay trong môi trường bệnh viện, đường chích thịt ít được dùng, vì gây đau và bất tiện, có khi còn gây phản ứng nguy hiểm. - Truyền đường tĩnh mạch (intravenous administration): rất tiện lợi trong bệnh viện, khi thuốc uống không đủ để trị các bệnh nhiễm trùng nặng. Thuốc hấp thụ 100%, lượng thuốc trong máu lên cao ngay sau khi truyền thuốc. Bằng đường nào cũng vậy, sau khi hấp thụ, thuốc sẽ vào máu, được máu đưa đến các nơi trong cơ thể. Nồng độ của thuốc phải cao đủ ở chỗ có nhiễm trùng để giết vi trùng. Có nhiều chỗ trong cơ thể thuốc khó đến (như xương, nhiếp-hộ tuyến, ...), có khi thuốc phải dùng lâu mới trị được loạn quân vi trùng ẩn náu ở đó. Bỏ thuốc sớm khiến sự chữa trị trở thành nửa vời, vô ích. Với mỗi bệnh nhiễm trùng, đã có những tính toán chính xác thuốc phải dùng bao nhiêu ngày mới được coi là sẽ đem đến chiến thắng vinh quang. Có nơi như mắt, thuốc uống trụ sinh tới được rất ít, trụ sinh dùng tại chỗ (thuốc nước trụ sinh nhỏ, ointment thoa vào mắt) tác dụng mạnh hơn nhiều. Có nơi mụn nhọt nhiễm trùng đã thành bọc mủ (abscess). Mủ làm giảm tác dụng của trụ sinh, và bọc mủ cần được rạch mổ cho thoát hết mủ, trụ sinh dùng mới hoạt động mạnh được. Ngoài ra, đa số những vi trùng, khi xâm nhập, đều ở ngoài các tế bào của cơ thể chúng ta, dàn trận theo thế mặt đối mặt. Một số vi trùng như Legionella, Chlamydia, Brucella, Salmonella chui vào tận bên trong các tế bào, đánh thế nội công. Ta phải dùng đúng trụ sinh cũng vào được trong các tế bào để diệt những vi trùng này. Có vào thì có ra, sau khi làm xong nhiệm vụ, giống bất kỳ thuốc nào khác, thuốc trụ sinh được thải khỏi cơ thể. Hai đường thải chính là gan và thận. Nếu một hay cả hai cơ quan này của người bệnh đều hư hỏng, không thải được thuốc như bình thường, lượng thuốc cần giảm bớt để khỏi lên đến độ độc hại cho cơ thể. Hoặc nếu gan hỏng, nhưng thận còn tốt, ta dùng những thuốc không thải qua gan, song thải qua thận, hay ngược lại. Kẻ thù nào, vũ khí nấy. Trụ sinh chỉ chống vi trùng (bacteria), không có tác dụng đối với các bệnh gây do siêu vi trùng (virus) như bệnh cảm hay cúm, bệnh viêm gan (do siêu vi viêm gan B chẳng hạn), bệnh chó dại, bệnh AIDS, ... Dùng trụ sinh để chữa bệnh do siêu vi, chẳng khác dùng trụ sinh để chữa bệnh ký sinh trùng hay nấm, tốn kém, không cần thiết vì không hữu hiệu, vừa có thể gây các phản ứng tai hại. Trong các bệnh nhiễm trùng do vi trùng, bất cứ khi nào, nếu có thể, bác sĩ sẽ lấy những chất tiết (mủ ở chỗ có nhọt, cổ họng, nước tiểu, đàm trong phổi, ...) có chứa vi trùng, đem cấy để nhận diện kẻ thù. Sau khi được nhận diện, vi trùng lại được đem thử, để xem còn “chịu” (sensitive) hay đã “kháng” (resistant) thuốc trụ sinh nào. Việc cấy trùng và thử thuốc mất khoảng vài ngày, có khi lâu hơn. Trong lúc chờ đợi, bác sĩ thường dùng tạm một thuốc trụ sinh nghĩ có thể kiểm soát được vấn đề. (Trong tiến trình nhận diện kẻ thù, có khi người bác sĩ lại gặp trở ngại gây do chính đồng minh chí thiết của mình: người bệnh. Nhiều người bị nhiễm trùng, dùng Ampicillin trước ở nhà với thói quen: bị gì cũng uống Ampicillin vài ngày đã... rồi sẽ tính. Cũng có người chốc nữa đi bác sĩ, nhưng bây giờ cứ dùng tạm vài viên Ampicillin trước... cho yên tâm. Ampicillin dùng trước ở nhà, chẳng trị được gì, nhưng có thể làm vi trùng không mọc khi cấy trùng. Cấy trùng không mọc, biết con nào đang gây loạn đây, để mà đánh cho đúng?). Khi có kết quả cấy trùng và thử thuốc, bác sĩ sẽ điều chỉnh sự chữa trị, có thể tiếp tục thuốc hiện đang dùng, hoặc đổi thuốc khác chính xác hơn. Dựa vào những khảo cứu y học, người bác sĩ cũng nắm vững võ khí của mình, biết tác dụng của các thuốc trụ sinh ra sao, giết hay ngăn những vi trùng nào, có thể gây những phản ứng bất lợi nào khi vào cơ thể người bệnh. Bác sĩ cũng cần nắm vững trận địa, tức chỗ bị nhiễm trùng, nắm vững cơ thể và tình trạng tổng quát của người bệnh, đồng thời những thuốc khác bệnh nhân đang dùng. Nếu hệ thống phòng thủ của người bệnh suy yếu (như trong bệnh thiếu bạch cầu), bác sĩ nên dùng những thuốc “giết” vi trùng (bactericidal), thay vì những thuốc chỉ có tác dụng “ngăn” vi trùng (bacteriostatic). Trụ sinh có thể gây phản ứng khi dùng chung với thuốc khác (drug interaction), có khi mãnh liệt và nguy hiểm. Bạn thấy đấy, trụ sinh là vũ khí riêng của bác sĩ, chỉ bác sĩ mới biết sử dụng. Không nên xin trụ sinh trữ sẵn ở nhà, để “khi có việc thì dùng”. Các bác sĩ cũng không cho bệnh nhân trụ sinh... làm quà đem về, “có việc gì thì dùng”. Sau cùng, nếu nhiều thuốc trụ sinh cùng có thể thỏa mãn những điều kiện nêu trên, người thày thuốc lại phải chọn thuốc nào rẻ nhất, dù là thuốc Medi-Cal cho, hay phải mua bằng tiền mặt. Trong y học, nguyên tắc chọn thuốc để chữa trị trước sau vẫn vậy. Những trụ sinh thường được dùng Sau đây là một số những bệnh nhiễm vi trùng dễ hiểu cần chữa bằng trụ sinh, và những trụ sinh thường được dùng (có thuốc rẻ, có thuốc rất đắt): - Nhiễm trùng da (như cái nhọt ở tay bạn): Dicloxacillin, Erythromycin, Keflex, Duracef, ... - Sưng hạch hầu do vi trùng S. pyrogenes (hay được gọi “Strep throat”): Penicillin, Erythromycin, ... - Nhiễm trùng tai giữa (otitis media): Amoxil, Augmentin, Ceftin, Zithromax, ... - Nhiễm trùng các xoang mặt (sinusitis): Septra, Amoxil, Augmentin, Ceftin, ... - Sưng phổi (pneumonia): Erythromycin, Septra, Amoxil, Augmentin, Ceftin, Zithromax, Biaxin, Doxycyclin, Floxin, Levaquin, … (viêm ống phổi thường không cần chữa bằng trụ sinh). - Nhiễm trùng đường tiểu: Septra, Noroxin, Cipro, Levaquin, ... Còn cảm hay cúm? Tất cả các trụ sinh trên đều chẳng ăn thua, vì ta đã biết, cảm, cúm gây do siêu vi trùng. Không thể tưởng tượng được phải không bạn, viên thuốc nho nhỏ bạn cầm trong tay, sắp vào cơ thể bạn để giúp bạn chống lại lũ vi trùng đang làm bạn khổ sở, lại có một lịch sử ly kỳ và khoa học đến thế. Công sức của bao người đấy. Bạn hãy yên tâm dùng nó đúng như bác sĩ chỉ dẫn. Và cũng đừng tự ý dùng trụ sinh, nếu không có ý kiến của bác sĩ. Bác sĩ Nguyễn Văn Đức, Chuyên Khoa Nội Thương 8748 E. Valley Blvd., Ste H Rosemead, CA 91770
|
|
|
Post by NHAKHOA on Dec 21, 2010 16:03:52 GMT -5
DƯỢC THẢO CƯƠNG DƯƠNG CÓ THỂ GÂY LỌAN NHỊP TIM Dược sĩ Lê-văn-Nhân Chúng ta thường nghĩ rằng dược thảo không độc, nhưng bản tin sau Reuter cảnh báo nên cẩn thận. Một thuốc thuộc lọai bổ sung dinh dưỡng tại Hoa-kỳ tên là ENZYTE, do công ty Vianda ở thành phố Cincinnati tiểu bang Ohio sản xuất, quảng cáo làm cho người dùng “cứng hơn, mạnh hơn và có cảm giác cương dương hòan tòan”. Công ty cũng bảo hơn 5 triệu đàn ông trên thế giới dùng thuốc này. Thành phần của enzyte gồm niacin, đồng, kẽm, sâm, bạch quả, cao dâm dương hoắc (horny goal weed tạm dịch là có sừng dê) và nhiều dược thảo khác, theo trang mạng của công ty. Nhưng một nghiên cứu đăng trên báo Archive of Internal Medicine bảo sau khi cho đàn ông dùng chất bổ sung dinh dưỡng này, thấy kéo dài đọan QT trên điện tâm đồ. Với những người có bệnh gọi là hội chứng QT kéo dài, có thể xảy ra ở 1 trong 2000 người, kéo dài đọan QT có thể đưa đến lọan nhịp tim nghiêm trọng và chết thình lình. Một bác sĩ ở đại học Loyola Chicago bảo Enzyte có vài tính chất của thuốc mạnh nhất bác sĩ kê đơn để điều hòa nhịp tim. Với liều 1 viên, các nhà nghiên cứu thấy đọan QT tăng trung bình 8% hay 32 phần ngàn giây, 3 giờ sau khi uống thuốc. Sau 5 giờ tăng 11% hay 37 phần ngàn giây. Không bệnh nhân nào phát sinh lọan nhịp tim hay kéo dài cương dương, nhưng 4 người cảm thấy da bị phừng nóng. Báo cáo chết đột ngột ở người dùng cisapride (thuốc trị lóet dạ dày Propulsid) và Terfenadine (thuốc chống dị ứng Seldane), cũng kéo dài đọan QT trung bình 13 và 17 phần ngàn giây theo thứ tự, khiến FDA phải cho thu hồi hai thuốc trên. Do đó, không nên dùng chất bổ sung dinh dưỡng này vì có thể bị nguy hiểm. Cây dâm dương hoắc, tên La-tinh là Epimium sagittalum trong sách cây thuốc và động vật làm thuốc của nhà xuất bản Khoa-học, nhưng theo bách khoa tự điển Wikipedia thì có tên Epimium grandifolium. Một trong những trang quảng cáo trên mạng bảo cây dâm dương hoắc chứa flavonoids (hợp chất thực vật có tính chống oxyt hóa) và phytoestrogen (estrogen thực vật). Một trong những phytoestrogen này là icariin, một chất ức chế phosphodiestera-5 (PDE5) giống như Viagara và những thuốc kê đơn chống lọan cương dương khác. Đó là lý do cây này được quảng cáo kích dục. Theo Natural Medicine Comprehensive Database nhóm cây epimedium dùng để trị bất lực, xuất tinh ngòai ý muốn, yếu lưng và đầu gối, đau khớp, mệt mỏi tinh thần hay cơ thể, mất trí nhớ, cao huyết áp, bệnh động mạch vành, viêm phế quản, viêm gan mãn tính, bệnh tê liệt polio, thiếu bạch cầu mãn tính, viêm cơ tim do siêu vi, thuốc bổ và kích dục. Cơ chế tác dụng của Epimedium ở phần lá. Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng flavonoid, icariin và polysaccharid là họat chất chính. vài chứng cứ gợi ý epimedium có thể làm dãn mạch ngọai vi, tăng máu lưu thông qua động mạch vành, tăng kết tụ tiểu cầu và tăng cường họat động tình dục của phái nam. Theo sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt-nam, dâm dương hoắc có tác dụng nội tiết sinh dục. Dâm dương hoắc dùng sống hay đã qua bào chế đối với chức năng sinh dục không giống nhau. Dâm dương hoắc qua bào chế thí nghiệm trên chuột nhắt trắng đực cho uống vào dạ dày với liều 15 g/Kg, dùng liên tục trong 10 ngày có tác dụng làm tăng lượng testosterone trong máu và tăng trọng lượng cơ nâng hậu môn, còn dâm dương hoắc dùng sống không có tác dụng nâng cao khả năng sinh dục, trái lại làm giảm lượng testosterone và trọng lượng cơ nâng hậu môn. Trong một nghiên cứu lâm sàng, nước sắc lá dâm dương hoắc dùng điều trị cho 14 bệnh nhân giảm bạch cầu có 3 người khỏi bệnh và 9 người có tiến bộ rõ rệt , lượng bạch cầu tăng từ 2440 ± 992/mm3 lên 4060 ± 966/mm3. Dâm dương hoắc dùng trong đông y chửa liệt dương phối hợp với các dược liệu khác, chửa xuất tinh sớm, lưng gối mỏi đau, chân tay mỏi, đái dắt. Chúng tôi cũng xin nhắc lại là các chất ức chế phosphodiesterase 5 có ái lực khác nhau với nhiều cơ phận của cơ thể. Những thuốc trị rối lọan cương dương như sildenafil (Viagara) có ái lực mạnh với cơ nhẵn bao quanh mạch máu bộ phận sinh dục nam, nhưng đôi khi còn có ái lực với vùng mắt, và có thể gây nguy hiểm cho thị giác người dùng. Tính chất PDE-5 của cây dâm dương hoắc có thể ngòai ái lực với cơ trơn mạch máu gây dãn mạch ở động mạch vành, hạ huyết áp và tác dụng kéo dài đọan QT là tính chất mới chưa có sách vở nào nói đến. Dược sĩ Lê-Văn-Nhân TAGS: Dược thảo, Cương dương, Enzyte, QT trên điện tâm đồ, Cisapride (Propulsid), Terfenadine, Cây dâm dương hoắc, Epimium sagittalum, Epimium grandifolium, Flavonoids, Phytoestrogen (estrogen thực vật), Testosterone, Ức chế phosphodiesterase 5, Sildenafil (Viagara), Le-Van-Nhan
|
|
|
Post by NHAKHOA on Apr 13, 2013 17:01:13 GMT -5
Lợi và hại của thuốc Aspirin
BS. Nguyễn Thị Nhuận/Viễn Đông
Aspirin là môt tên thuốc rất quen thuộc với đa số chúng ta, một thứ thuốc làm giảm đau và sốt được sử dụng rất thường. Nhưng từ khoảng 35 năm trở lại đây, Aspirin bớt thông dụng vì các tác dụng phụ tai hại như làm chảy máu ruột hay Reyes syndrome. Sau khi các thuốc giảm đau khác như acetaminophen, ibuprofen dần dà thay thế nó, aspririn được khám phá là có thể giúp chống những cơn đột quị tim và tai biến mạch máu não nếu uống hằng ngày. Tuy nhiên, việc dùng aspirin thường ngày như vậy không phải bao giờ cũng là điều tốt vì aspirin có nhiều tác dụng phụ tai hại.
Aspirin ngăn ngừa đột quị tim và stroke bằng cách nào? Aspirin làm ngăn trở cơ chế đông máu. Khi chúng ta chảy máu, những tiểu cầu (platelets) có trong máu sẽ đóng cục ngay chỗ mạch máu bị đứt làm máu ngưng chảy. Nhưng cục tiểu cầu này có thể được thành lập ngay trong những mạch máu chạy đến nuôi tim và óc. Những mạch máu này có thể đã bị hẹp lại do những mảnh mỡ đóng trong thành mạch máu. Khi những mảnh mỡ này vỡ ra, tiểu cầu sẽ đóng cục ngay tại đó làm mạch máu tắc, máu không chảy đến tim hay óc được gây ra đột quị tim hay stroke. Thuốc aspirin có thể ngăn chặn các tiểu cầu đóng cục lại, nhờ thế ngăn được heart attack và stroke.
Tác dụng của aspirin lên đàn ông và đàn bà khác nhau - Nơi đàn ông mọi lứa tuổi, aspirin có thể ngăn ngừa cơn đột quị tim đầu tiên và thứ nhì, giảm nguy cơ bị bệnh tim. - Nơi đàn bà 65 tuổi hay lớn tuổi hơn, aspirin có thể ngăn ngừa cơn đột quị tim đầu tiên và thứ nhì, giảm nguy cơ bị bệnh tim và ngăn ngừa cơn stroke đầu tiên. - Nơi đàn bà dưới 65 tuổi, aspirin có thể ngăn ngừa cơn đột quị tim thứ nhì, giảm nguy cơ bị bệnh tim và ngăn ngừa cơn stroke đầu tiên. Tuy nhiên nguy cơ bị chảy máu khi uống aspirin hằng ngày thì giống nhau cho cả hai phái.
Như vậy có nên uống aspirin mỗi ngày không? Điều này tùy thuộc vào nguy cơ bệnh tim và srtoke của bạn có cao không. Những yếu tố dễ gây ra nguy cơ bệnh tim và stroke gồm có: - Hút thuốc - Huyết áp cao trên 140/90 - Mực cholesterol là 240 mg/dl hay cao hơn - Mực cholesterol xấu LDL 130mg/dl hay cao hơn - Không tập thể thao thường xuyên - Bị bệnh tiểu đường - Bị stress nhiều - Uống rượu nhiều, đàn ông trên 2 ly mỗi ngày, đàn bà trên 1 ly mỗi ngày - Trong gia đình có người bị stroke hay heart attack Nếu bạn đã từng bị heart attack hay stroke, phần nhiều là bác sĩ đã có nói với bạn về chuyện uống thuốc aspirin để ngăn ngừa cơn bệnh thứ hai. Nếu bạn có những yếu tố dễ gây bệnh nhưng chưa từng bị heart attack hay stroke, bạn cũng có thể uống aspirin để tránh chúng. Tuy nhiên, bạn nên nói chuyện với với bác sĩ để xem mình có những yếu tố gây nguy cơ chảy máu nguy hiểm không.
Nếu có bệnh dễ gây chảy máu thì có uống aspirin được không? Bạn không nên uống aspirin nếu bạn bị những bệnh có thể gây ra chảy máu như sau: - Bệnh về đông máu khiến bạn bị chảy máu dễ dàng - Bệnh suyễn - Bệnh loét bao tử - Bệnh suy tim Cũng rất quan trọng là bạn nên nói cho bác sĩ biết tất cả những thuốc bạn đang uống kể cả thuốc bổ (supplements) hay thuốc mua tự do. Uống aspirin chung với thuốc ibuprofen (Advil, Motrin…) làm giảm lợi ích của aspirin. Uống aspirin chung với thuốc chống đông máu như warfarin (Coumadin) có thể làm tăng cao nguy cơ chảy máu.
Nên uống lượng aspirin nào? Không có một liều lượng nhất định cho tất cả mọi người. Bạn và bác sĩ của bạn sẽ phải quyết định liều lượng. Liều thật thấp là 71mg/ngày có thể cũng hiệu nghiệm. Bác sĩ có thể cho uống từ 81 tới 325mg/ngày.
Chuyện gì xảy ra khi bạn ngưng uống thuốc? Có thể bạn không ngờ rằng hành động giản dị là ngưng uống thuốc aspirin lại có thể gây ra hậu quả tai hại. Nhưng điều này có thể và đã xẩy ra: ngưng uống aspirin đột ngột sẽ có thể đưa tới tác dụng ngược là làm máu dễ đông khiến xẩy ra heart attack và stroke. Nếu bạn muốn ngừng uống aspirin, cần bàn với bác sĩ của bạn.
Bạn đang uống ibuprofen để chữa một bệnh khác, vậy bạn có thể uống aspirin không? Aspirin và ibuprofen đều có tác dụng ngăn tiểu cầu làm việc. Uống cả hai thứ có thể làm tăng nguy cơ chảy máy bên trong. Nếu bạn chỉ cần uống ibuprofen 1 lần trong ngày, nên uống nó 8 tiếng đồng hồ trước hay 30 phút sau khi uống aspirin. Nếu bạn cần uống ibuprofin nhiều lần hơn, nên nói chuyện với bác sĩ để tìm ra một thuốc thích hợp nhất
Những tác dụng phụ của aspirin Gồm có: - Stroke do chảy máu (hemorrhagic stroke): aspirin giúp tránh stroke do máu đông nhưng lại có thể gây ra stroke do chảy máu. - Chảy máu đường ruột: uống aspirin mỗi ngày có thể làm bạn dễ bị loét bao tử. Nếu bạn đang chảy máy vì loét bao tử, uống aspirin sẽ làm bạn chảy máu nhiều hơn và có thể nguy đến tính mạng. - Dị ứng: nếu bạn dị ứng với aspirin, dù uống rất ít bạn cũng có thể bị phản ứng rất nặng nguy đến tính mạng. - Ù tai và lãng tai: uống nhiều có thể gây ra ù tai và lãng tai nơi một số người. Nếu bạn đang uống aspirin và cần phải đi mổ hay làm răng, bạn nên cho bác sĩ mổ hay nha sĩ biết điều này hầu có thể đối phó. Nếu không, bạn có thể bị chảy máu nhiều khi đang mổ hay làm răng. FDA cũng khuyên bệnh nhân đang uống aspirin nên uống giảm bớt rượu vì rượu cũng có tác dụng loãng máu và loét bao tử. Nếu bạn đang uống aspirin mỗi ngày, bạn chỉ nên uống không quá 2 ly mỗi ngày nếu là đàn ông và không quá 1 ly mỗi ngày nếu là đàn bà.
Tác dụng của thuốc khác khi uống chung với aspirin Nếu bạn đang uống thuốc chống đông máu như warfarin (Coumadin) để chữa một bệnh khác, uống thêm aspirin sẽ làm bạn dễ chảy máu nặng nhiều hơn. Nếu có bệnh như thay van tim nhân tạo ngăn ngừa cơn stroke thứ nhì, bệnh nhân có thể được cho uống cả 2 thứ, tuy nhiên, cần sự theo dõi sát của bác sĩ. Những thuốc sau có thể làm tăng nguy cơ chảy máy nếu uống chung với aspirin: - Warfarin (Coumadin) - Heparin Ibuprofen uống thường xuyên - Corticosteroids - Thuốc chống trầm cảm như clomipramine, paroxetine… Những thuốc bổ (supplements) sau có thể làm tăng nguy cơ chảy máu: - Danshen - Dong quai - Evening primrose oil - Ginkgo - Omega-3 fatty acid (dầu cá) - Policosanol - Willow bark
Nếu đang uống aspirin mỗi ngày, có nên uống thêm khi đang bị heart attack? Một số lớn các bệnh nhân đang bị heart attack thường được khuyên nên nhai 1 viên aspirin người lớn hay 2 tới 4 viên aspirin con nít. Bệnh nhân vẫn cần phải theo lời khuyên này dù đang uống aspirin hằng ngày. Nhai viên thuốc giúp thuốc được hấp thụ vào máu nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu bạn bị bệnh loãng máu, không nên uống aspirin khi đang bị heart attack. Không nên uống aspirin nếu nghĩ rằng bạn đang bị stroke vì không phải stroke nào cũng gây ra do cục máu đông mà có thể do một mạch máu vỡ ra làm chảy máu. Uống thêm aspirin vô sẽ làm stroke nặng hơn.
Có nên uống thuốc aspirin có vỏ bọc ngoài? Thuốc aspirin có vỏ bọc có mục đích đi qua bao tử nguyên vẹn và chỉ tan ra khi tới ruột. Thuốc này dễ chịu cho bao tử hơn và có thể thích hợp cho những người đang uống aspirin thường ngày, nhất là những người từng bị loét bao tử. Tuy nhiên, nó cũng không giúp tránh chảy máu trong bao tử và ruột, lại lâu được hấp thụ vào máu hơn.
Superaspirin là gì? Đây là một loại thuốc mới có thể dùng thay thế hoặc dùng thêm với aspirin. Chúng được gọi là thuốc cản tiểu cầu đóng cục và làm giảm nguy cơ đông máu. Chúng có tác dụng giống aspirin nhưng hành động cách khác. Các loại thuốc này gồm có Plavix, Integrilin và các tên khác. Chúng có thể được dùng như sau: - Kèm chung với aspirin để ngăn ngừa cơn heart attack hay stroke thứ nhì - Trong 1úc bị heart attack hay stroke do đông máu - Trước và sau khi thông tim và đặt ống trong mạch máu tim - Chữa bệnh nghẽn động mạch trong tay và chân Bạn có thể được cho uống superaspirin nếu cơ thể bạn chống tác dụng của aspirin khiến nó không hiệu quả, bị dị ứng với aspirin hay không chịu được những phản ứng phụ. Plavix và aspirin dùng chung chỉ dành cho những người bị những bệnh tim và van tim đặc biệt. Nếu bạn đang dùng Plavix và aspirin nhưng chưa từng bị heart attack hay stroke, không nên ngưng uống bất thình lình mà phải hỏi ý kiến bác sĩ trước./. ******************** Thuốc giảm đau làm tăng huyết áp? Hỏi: Tôi bị bệnh viêm khớp xương nên phải uống thuốc giảm đau Tylenol mỗi ngày. Gần đây tôi nghe nói là những loại thuốc giảm đau bán tự do có thể làm tăng huyết áp. Có đúng không? Và tôi phải nên uống loại thuốc nào cho an toàn? Đáp: Chuyện bạn nghe là đúng đấy. Đã có hai cuộc nghiên cứu lớn cho thấy những thuốc giảm đau bán tự do “trên quầy” thí dụ như acetaminophen (Tylenol), ibuprofen (Motrin, Advil) và aspirin, có thể làm tăng khả năng bị huyết áp cao. Vậy thuốc nào mới an toàn? Không phải người bệnh viêm khớp xương nào cũng cần phải uống thuốc. Nhiều cách khác có thể làm giảm đau cho bệnh nhân: xuống cân bớt, tập thể dục, đắp nóng hay lạnh, thể lý trị liệu.... Hiện nay nhiều bác sĩ khuyên nên thử dùng những phương pháp trên trước khi uống thuốc. Và nếu bạn phải cần dùng thuốc, bạn nên dùng liều thuốc thấp nhất có thể giúp bạn giảm đau và nên nói chuyện với bác sĩ của mình để tìm loại thuốc thích hợp nhất. Nên nhớ, không phải chỉ có thuốc giảm đau bán tự do mới có phản ứng phụ không tốt, thuốc có toa cũng vẫn có thể gây phản ứng phụ. Cách đây không lâu, thuốc giảm đau có toa loại chống tác dụng COX- 2 đã cho thấy có thể gây bệnh tim. Vào tháng 3 năm 2007, Hội Bệnh Tim Hoa Kỳ đã ra khuyến cáo về các loại thuốc giảm đau không chứa chất steroids (NSAIDs) nơi những người có bệnh tim hay dễ bị bệnh tim. Theo khuyến cáo này, những người có bệnh tim và viêm khớp xương nên thử dùng thuốc acetaminophen (Tylenol), aspirin hay thuốc có chứa ma túy tác dụng ngắn hạn trước. Nếu không đủ giảm đau, lúc đó mới dùng thuốc NSAIDs như ibuprofen (Advil, Motrin) và naproxen (Aleve, Naproxyn). Sau cùng mới dùng đến thuốc chống COX- 2 như celecoxib (Celebrex). Nếu bạn dùng thuốc giảm đau, nên theo những chỉ dẫn sau: - Đo huyết áp thường xuyên - Tránh uống rượu - Nếu có uống thêm các thuốc “dược thảo” hay các thuốc khác, nên cho bác sĩ của bạn biết.
|
|