|
Ung Thư
Mar 14, 2009 13:45:15 GMT -5
Post by NHAKHOA on Mar 14, 2009 13:45:15 GMT -5
Ung Thư Cổ Tử Cung Tuesday, January 13, 2009 Vào đầu mỗi năm, tháng 1 được chọn là tháng cảnh giác về bệnh ung thư cổ tử cung. Tương tự như tháng 10 là tháng cảnh giác về bệnh ung thư vú. Trong tháng 1 cũng sẽ có nhiều cuộc vận động quần chúng tìm hiểu và cảnh giác thêm về căn bệnh ung thư cổ tử cung, về HPV (Human Papilloma Virus), và khuyến khích nữ giới đi thử nghiệm pap smear (gọi tắt là thử Pap) để truy tầm bệnh theo định kỳ hầu bảo vệ sức khỏe.
Ung thư cổ tử cung là một bệnh rất hiểm nghèo mà phụ nữ thuộc mọi chủng tộc, mọi lứa tuổi, và mọi thành phần xã hội đều có thể mắc phải, phụ nữ có sinh hoạt tình dục sẽ có nhiều rủi ro hơn. Nguy cơ mắc bệnh càng cao hơn khi các phụ nữ không đi thử Pap đều đặn, có mụn cóc ở bộ sinh dục, từng bị nhiễm HPV, hút thuốc lá, quan hệ tình dục với nhiều người hoặc chỉ quan hệ với một người nhưng người này lại có nhiều bạn tình.
So với các sắc dân khác, phụ nữ Việt có tỉ lệ bị mắc bệnh ung thư cổ tử cung rất cao do không đi thử Pap đều đặn để truy tầm bệnh, không tin mình có thể mắc bệnh, không hề biết gì về bệnh này, hoặc không thấy có triệu chứng gì nên thường phát hiện bệnh vào lúc khá trễ.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư cổ tử cung (viết tắt: CTC) là do lây nhiễm một loại siêu vi khuẩn HPV qua đường sinh dục hoặc/và do tế bào trong tử cung phát triển không bình thường. Các phụ nữ bị lây nhiễm HPV mà không diệt sạch được sự nhiễm trùng này thì những tế bào bất thường sẽ phát triển vào bên trong tử cung và gây nên bệnh ung thư CTC.
Thông thường quá trình này là vài năm, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp bệnh phát nặng chỉ trong vòng một năm. Bệnh ung thư CTC không có triệu chứng rõ rệt cho đến khi đã lan tràn thì mới bùng phát. Vài dấu hiệu sẽ xuất hiện như âm đạo chảy máu bất thường hoặc tiết ra chất dịch rất nặng mùi, đau nhức xương chậu, xương chân, lưng... Tuy nhiên đôi khi đây có thể là triệu chứng của một bệnh nào khác chưa hẳn là của bệnh ung thư CTC. Vì vậy, khi cơ thể xảy ra những bất thường, việc đi bác sĩ thăm khám để xác định bệnh rất là quan trọng.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã tìm ra nguyên nhân gây bệnh ung thư CTC và đã nêu ra cách phòng ngừa. Phương cách tốt nhất là đi thử Pap đều đặn, chích ngừa HPV, và giữ quan hệ tình dục an toàn, chung thủy. Có trên 30 loại siêu vi khuẩn HPV, trong đó có 4 loại chính gây ra bệnh ung thư CTC. Việc chích ngừa HPV chỉ mới được phổ biến để sử dụng cho các bé gái và thiếu nữ từ 9 tuổi đến 26 tuổi.
Có tới 95% trường hợp tiền ung thư và ung thư CTC đã được khám phá do thử Pap. Ðể chăm sóc tốt cho sức khỏe, mọi phụ nữ từ 18 tuổi trở lên cần phải đi thử Pap mỗi năm; kể cả người đã lớn tuổi, hết kinh hoặc đã cắt bỏ tử cung, và những em gái dưới 18 tuổi nhưng đã có sinh hoạt tình dục. Nếu thử Pap mà phát hiện ra bướu ung thư thì nhờ biết sớm, việc chữa trị sẽ dễ dàng và nhanh chóng. Cần lưu ý là để giữ cho mẫu xét nghiệm được chính xác và dễ xác định; trước khi thử Pap 2 ngày không nên quan hệ tình dục, không thụt rửa hoặc thoa thêm bất cứ loại chất gì vào âm đạo.
Hiện nay tiểu bang California cung cấp chương trình truy tầm ung thư cổ tử cung miễn phí cho cư dân có lợi tức thấp, không có bảo hiểm sức khỏe hoặc bảo hiểm không đài thọ. Phụ nữ trong cộng đồng Việt Nam có thể xin hướng dẫn, lấy tài liệu tham khảo, và hỏi ghi danh vào chương trình miễn phí này tại Hiệp Hội Á Châu-Thái Bình Dương OCAPICA, tại các trung tâm y tế cộng đồng, và các bác sĩ gia đình. Nhân dịp tháng 1 này tất cả chúng ta cùng nâng cao cảnh giác về căn bệnh ung thư cổ tử cung và nhắc nhở giới nữ quan tâm giữ gìn sức khỏe để có thể học hành, làm việc, chu toàn việc nhà, và nuôi nấng con cái. Xin quý bà/cô đừng e ngại hoặc chần chừ, “Vì yêu thương gia đình và bản thân, hãy tự chăm sóc sức khỏe cho chính mình!” Hãy gọi Lucy Huỳnh 714-530-2323 để ghi danh truy tầm ung thư hoặc hỏi thêm chi tiết ngay hôm nay!
Trong tháng 1 này, Hiệp Hội Á Châu-Thái Bình Dương OCAPICA có ấn hành quyển lịch 2009 (cỡ 8.5 x 11 inch.) để gửi tặng phụ nữ trong cộng đồng Việt Nam. Món quà nhỏ này là để giúp phụ nữ sắp xếp, ghi chú mà không còn bị quên lỡ cuộc hẹn đi khám sức khỏe. Quyển lịch 2009 còn có các hình ảnh sinh hoạt của hiệp hội trong việc giúp đỡ phụ nữ đi khám truy tầm ung thư cũng như các thông tin về sức khỏe phụ nữ và sự quan trọng của việc đi khám truy tầm định kỳ.
|
|
|
Ung Thư
Mar 14, 2009 13:46:29 GMT -5
Post by NHAKHOA on Mar 14, 2009 13:46:29 GMT -5
Thức ăn pha hóa chất có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổiMonday, January 05, 2009 WASHINGTON (Reuters) - Những cuộc thí nghiệm lên loài chuột cho thấy rằng những chất phụ gia (additives) chứa hóa chất phosphate có thể khiến cho những u bướu ung thư trong phổi tăng trưởng nhanh hơn, theo một phúc trình của các nhà nghiên cứu ở Nam Hàn được công bố hôm 29 tháng 12. Những cuộc nghiên cứu của họ lên loài chuột ngụ ý rằng những chất phụ gia đó ố thường được dùng trong nhiều thứ nước ngọt giải khát (soft drinks), những thức ăn nướng trong lò (baked foods), cheese, và thịt chế biến (processed meats) ố cũng có thể làm phát sinh chính những u bướu đó. “Cuộc nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng sự gia tăng tiêu thụ chất phosphate vô cơ kích thích sự phát sinh bệnh ung thư phổi nơi loài chuột,” người cầm đầu cuộc nghiên cứu, Bác Sĩ Myung-Haing Cho thuộc trường đại học Seoul National University, nói trong một bản tin. Một chế độ dinh dưỡng có nhiều hóa chất phosphate “làm gia tăng đáng kể những u bướu trên bề mặt của phổi,” toán nghiên cứu viết trong phúc trình. Kết quả từ cuộc nghiên cứu ngụ ý rằng sự giảm bớt tiêu thụ chất phosphate vô cơ “có thể là điều thiết yếu đối với việc điều trị và phòng ngừa bệnh ung thư phổi,” theo lời Bác Sĩ Cho. Phosphate là chất cần thiết về dinh dưỡng cho con người và thường được dùng trong những hợp chất để giúp tăng cường cho chất sắt và chất calcium, đồng thời giúp cho thực phẩm khỏi bị khô cứng. Nhưng Bác Sĩ Cho nói rằng một số người có thể tiêu thụ quá nhiều chất phosphate. “Trong thập niên 1990, những chất phụ gia thực phẩm hiện hữu trung bình khoảng 470 mg mỗi ngày trong thức ăn của một người lớn,” Bác Sĩ Cho nói. Ông nói thêm rằng với những chế độ dinh dưỡng hiện đại, trong đó có nhiều thực phẩm chế biến, người ta có thể tiêu thụ tới 1,000 mg phosphate mỗi ngày. Trong phúc trình đăng trên đặc san y khoa Mỹ American Journal of Respiratory and Critical Care Medicine, Bác Sĩ Cho và các đồng nghiệp nói rằng họ đã thi hành những cuộc khảo sát lên những con chuột được nuôi trong phòng thí nghiệm để khiến cho chúng dễ phát sinh bệnh ung thư phổi. Trong thời gian kéo dài một tháng, một nửa bầy chuột được cho ăn theo chế độ tương đương với một chế độ dinh dưỡng của con người với số lượng phosphate cao, và nửa bầy chuột kia được cho ăn thực phẩm chỉ chứa chất phosphate ở mức vừa phải. Họ đã thu thập được những kết quả nói trên từ nhóm chuột tiêu thụ nhiều số lượng phosphate ở mức cao. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng bệnh ung thư xẩy ra cho những con chuột được nuôi trong phòng thí nghiệm không giống như bệnh ung thư của con người, và cuộc khảo sát của họ không thể xác định rằng những chất phụ gia thực phẩm đóng góp vào sự phát sinh bệnh ung thư nơi con người. Nhưng dù sao nó dẫn tới những câu hỏi để các chuyên gia về bệnh ung thư cần nên nghiên cứu thêm. Ung thư phổi là bệnh ung thư gây tử vong cao nhất và mỗi năm trên thế giới có khoảng 1.2 triệu cái chết do bệnh này. Hút thuốc lá là nguyên nhân thông thường nhất, nhưng đa số những người hút thuốc không mắc bệnh ung thư phổi, vì vậy các nhà nghiên cứu đang cố gắng truy tìm những yếu tố khác có thể khiến cho những u bướu phát sinh và lan tràn. Toán chuyên gia của Bác Sĩ Cho nhận thấy rằng những chế độ dinh dưỡng chứa nhiều chất phosphate có thể tác động lên loại gien AKT - là loại gien liên hệ tới bệnh ung thư phổi - trong khi chế ngự một loại gien khác có công dụng ngăn chặn sự phát sinh bệnh ung thư. (n.m.) Chống ung thư bằng lá đu đủ Thursday, March 11, 2010 MIAMI, Florida (AFP) - Chất chiết xuất từ lá đu đủ và nước trà của nó có những tính năng chống ung thư đáng kể đối với nhiều loại u bướu khác nhau, hỗ trợ một sự tin tưởng phổ biến trong một số các phong tục dân gian, theo một bản nghiên cứu mới công bố. Bác Sĩ Nam Dang, một nhà nghiên cứu tại đại học University of Florida, và các đồng nghiệp tại Nhật, trong một báo cáo được đăng tải trong số ra ngày 17 tháng 2 của Tạp Chí Dược Lý Dân Tộc (Journal of Ethnopharmacology), đã dẫn chứng bằng tài liệu hiệu quả chống ung thư của đu đủ đối với các u bướu cổ tử cung, vú, gan, phổi và tụy tạng (pancreas). Các nhà nghiên cứu sử dụng một chất chiết xuất từ lá đu đủ khô, và các hiệu quả mạnh hơn khi các tế bào nhận được những liều lượng lớn hơn về trà bằng lá đu đủ. Ông Dang và các khoa học gia khác chứng tỏ rằng chiết xuất lá đu đủ thúc đẩy cơ thể sản xuất ra những phân tử truyền tin then chốt được gọi là các cytokines loại Th1, là các protein giúp điều hợp hệ thống miễn nhiễm. Ðiều này có thể đưa tới những phương cách trị liệu sử dụng hệ miễn nhiễm để chống những bệnh ung thư, các nhà nghiên cứu nói trong số tháng 2 của tờ tạp chí và được trường đại học công bố hôm Thứ Ba. Ðu đủ đã được sử dụng như một phương thuốc dân gian cho nhiều thứ bệnh khác nhau tại nhiều nơi trên thế giới, nhất là ở Á Châu. Ông Dang nói các kết quả phù hợp với những báo cáo từ những thổ dân ở Úc và tại Việt Nam quê hương của ông. Các nhà nghiên cứu nói chiết xuất đu đủ không có bất cứ hậu quả độc hại nào cho các tế bào lành mạnh, tránh được một phản ứng thông thường của nhiều cách điều trị ung thư. Các nhà nghiên cứu đã cho tiếp xúc 10 loại mẻ cấy tế bào ung thư khác nhau với bốn liều chiết xuất lá đu đủ và đo lường hiệu quả sau 24 giờ. Ðu đủ làm chậm sự phát triển các u bướu trong tất cả các mẻ cấy. Ông Dang và các đồng sự đã nộp đơn xin bằng sáng chế tiến trình chưng cất chiết xuất đu đủ thông qua trường Ðại Học Tokyo. Bước kế tiếp trong cuộc nghiên cứu là xác định các hợp chất đặc biệt trong chiết xuất đu đủ có tác dụng tích cực chống lại các tế bào ung thư. (n.n.)
|
|
|
Ung Thư
Mar 14, 2009 13:57:06 GMT -5
Post by NHAKHOA on Mar 14, 2009 13:57:06 GMT -5
Xuất tinh thường xuyên có thể chống lại ung thư tuyến tiền liệt Thursday, April 08, 2004
CHICAGO - Hoạt động tình dục không gây ra ung thư tuyến tiền liệt, và những người đàn ông xuất tinh thường xuyên có thể tự bảo vệ để chống lại căn bệnh này. Ðó là theo các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ công bố hôm Thứ Ba 06 Tháng Tư 2004.
Cuộc nghiên cứu, trên hơn 29,000 người đàn ông khỏe mạnh và bao gồm tất cả các loại hoạt động sinh lý - trong đó có nạn thủ dâm và xuất tinh vào ban đêm - xác nhận lại các kết luận tương tự trong một cuộc nghiên cứu nhỏ hơn của người Úc Tháng Bảy vừa qua.
Tác giả chính của cuộc nghiên cứu trên, Michel Leitzmann, cho biết: Phần lớn các cuộc nghiên cứu trước nhắm vào vấn đề là liệu hoạt động tình dục thường xuyên có gây ra ung thư tuyến tiền liệt hay không, và việc sản xuất số lượng kích thích tố nam testosterone tăng thêm có thể thúc đẩy tế bào tuyến tiền liệt tăng trưởng hay không.
Nhưng cuộc nghiên cứu mới này cho thấy rằng “việc xuất tinh thường xuyên không có liên quan gì với việc gia tăng nguy cơ bị ung thư. Và... số lần xuất tinh nhiều hơn hình như bảo vệ cho những người đàn ông ngăn được bệnh ung thư tuyến tiền liệt đang trên đà phát triển,” theo lời một bác sĩ và cũng là một nhà nghiên cứu của Viện Ung Thư Quốc Gia.
Cuộc nghiên cứu đưa ra giả thuyết là việc xuất tinh thường xuyên có thể giảm bớt sự tập trung các chất hóa học sinh ra ung thư đã tích lũy sẵn trong chất lỏng của tuyến tiền liệt.”
Tuyến tiền liệt là một tuyến nhỏ sản xuất ra một số chất lỏng cho tinh dịch. Ung thư tuyến tiền liệt là loại ung thư phổ biến đứng vào bậc nhì, được chẩn đoán trong số những người đàn ông Hoa Kỳ, và cơ hội được khỏi bệnh rất cao nếu phát hiện sớm.
Cuộc nghiên cứu mới này, bắt đầu vào năm 1986, được công bố trong tạp chí American Medical Association, căn cứ trên một cuộc nghiên cứu đang được tiến hành nhắm vào nhiều vấn đề sức khỏe của hàng ngàn người đàn ông từ tuổi 40 đến 75. Năm 1992 họ được yêu cầu báo cáo số lần xuất tinh trung bình mỗi tháng của họ trong các khoảng thời gian, từ 20 đến 29, từ 40 đến 49 tuổi và trong những năm trước. Về sau, họ được yêu cầu báo cáo xem họ có bị bệnh ung thư tuyến tiền liệt hay không.
Cuộc nghiên cứu của người Úc trước đó, được Hội Ðồng Cancer Council Victoria công bố vào Tháng Bảy 2003, thấy rằng những người đàn ông ở giữa lứa tuổi 20 và 50 càng xuất tinh nhiều thì càng có thể ít bị ung thư tuyến tiền liệt hơn.
Cuộc nghiên cứu đó, bao gồm 1,079 bệnh nhân đã bị ung thư tuyến tiền liệt và 1,259 người đàn ông mạnh khỏe, nhận thấy rằng nhưng ai có giao hợp ít nhất một lần mỗi ngày trong những năm 20 tuổi, thì một phần ba có khả năng ít bị bệnh này hơn.
Leitzmann cho biết cuộc nghiên cứu mới của ông phù hợp với những sự khám phá ở Úc. (N.Y.)
|
|
|
Ung Thư
Aug 23, 2010 18:04:09 GMT -5
Post by NHAKHOA on Aug 23, 2010 18:04:09 GMT -5
Micro RNA (miRNA) và Phương Pháp Trị Liêu Bệnh Ung Thư Vũ Mạnh Huỳnh Lịch sử, tiến trình sinh sản, và phận sự cua miRNA trong sinh hoc: miRNA là những đoạn RNA ngắn khoảng từ 19 - 22 nucleotide đã được phát hiện từ lâu trong di truyền vi sinh vật, động vật, thực vật và người. Nhưng mãi đến năm 1993, lần đầu tiên, việc tách ly và phân tích định tính miRNA lin-4 và let-7 của sâu Caenorhabditis elegans, một loại sâu sinh sống ở trong đất, rau đậu bị hư thối… mới được hoàn tất. Hai miRNA này giữ vai trò quan trọng trong việc điều tiết ở thời kỳ phát triển nhộng (larval development) của loại sâu đất này. Mặc dầu công trình nghiên cứu về vai trò (phận sự) của miRNA trong tế bào chưa được hoàn toàn thành công, nhưng các chuyên gia đã có bằng chứng cho thấy sự hiện diện của miRNA có liên quan đến sự tăng trưởng của mô và tế bào. Khác với RNA thônng tin (mRNA – messenger RNA), miRNA không tham gia vào quá trình sinh tổng hợp protein, nên đã được đặt tên là non-protein coding RNA (RNA không mã hoá protein). Trong các chương trình nghiên cứu y dược, các chuyên gia trong ngành thường chỉ chú trọng đến cách tổng hợp các hóa chất, peptide nhân tạo có khả năng hạn chế, gây trở ngại, tàn phá hoặc làm triệt tiêu cơ chế phát sinh protein, hay tác động đến chính protein có hại cho nông nghiệp và nhân loại. Cũng vì không giữ vai trò trong sinh tổng hợp protein cho nên miRNA đã bị lãng quên trong quá trình nghiên cứu y dược. Trong quá trình sinh học, miRNA Gene đã được tác đông bởi enzyme RNA Polymerase II, chuyển hoán và tạo ra microRNA nguyên thủy, được gọi là pri-miRNẠ. Đây là chuỗi RNA dài hàng nghìn base, và mang đầu 5'-CAP, và đầu 3' là gốc đa A (Poly-A, AAAA...). Pri-miRNAs chứa đựng ít nhất một hay nhiều vòng kẹp tóc (Hairpin), mỗi vòng dài khoảng ~70 nucleotides. Cũng như tất cả các RNA khác (kể cả mRNA), pri-miRNA bị tác động cắt đoạn bởi hai enzymes là DROSHA ở trong nhân và DICER ở trong tế bào chất (Cytoplasm). Sự cắt đoạn này tạo ra các đoạn miRNA có hoạt tính tương tự như siRNA (small interfering RNA). MiRNA kết hợp với RNA Interference (RNAi) dưới sự hiện diện của phức hợp RISC (RNA-induced Silencing Complex) sẽ tác động lên một phần của mRNA dưới dạng kết hợp cặp base (Base-pairing) để tiết chế việc tiếp tục sinh sản hay phân giải mRNA đã phát sinh trong tế bào. Sự chuyển hoán trong quá trình sinh học tạo ra miRNA và quá trình tác động của miRNA lên mRNA được mô tả trong Hình 1. Hình 1: Tiến trình phát sinh và cơ chế phản ứng của microRNA trong sinh thể, nội dung của tiến trình được tóm tắt như sau: 1. miRNA có chiều dài khoảng 19-24 nucleotides, được tạo ra (sinh sản) từ tác động cắt đoạn các Hairpin trong pre-miRNA, dài khoảng 60 - 110 nucleotides, bởi hai enzymes DROSHA, và DICER. 2. Gần 70% các miRNA được phát sinh liên quan đến sự điều tiết trong quá trình tạo (sinh sản) mRNAs và các RNAs không sinh tổng hợp proteịn. Tuy nhiên, số còn lại được phát sinh độc lập, không phụ thuộc vào quá trình trên. Cho đến nay, các chuyên gia chưa xác định được chức năng của các RNA này 3. miRNA có thể điều tiết sự phân giải mRNA với sự hiện diện của phức hợp RISC (RISC complex), trong trường hợp bổ sung hoàn toàn (Perfect Complementary), quá trình này được gọi là RNAi. 4. Trong trường hợp bổ sung không hoàn toàn (imperfect complementary) với 3'UTR của mRNA, sự chuyển hoán sẽ bị tiết giảm và bị chậm bớt. 5. miRNA có thể tác động lên gần 200 phiên bản RNA (RNA transcripts) và nhiều miRNA có thể tác động ảnh hưởng điều tiết lên một Gene mã hoá protein (protein-coding Gene). 6. Các chuyên gia ước lượng rằng hơn 50% gene mã hóa protein của người đang bị kiểm soát bởi miRNA Cơ chế của RNA-Antisense để làm trở ngại tiến trình miRNA: Vì miRNAs đã không giữ vai trò trực tiếp trong quá trình tổng hợp protein, cho nên các công trình nghiên cứu về miRNA đã không được quan tâm. Khoảng 15 năm gần đây, các chuyên gia đã đề ra công trình nghiên cứu mới, nhắm đến các giai đoạn trước khi sinh sản ra mRNA, ứng dụng song song với việc triển khai của ngành DNA/RNA Antisense. Kết quả là họ đã tim thấy được hoạt tính kháng ung thư trong các phòng thí nghiệm cấy mô, các hoạt tính này cho thấy rõ được ứng dụng hữu hiệu của ngành Antisense trong các phòng thí nghiệm. Hammond S. M., TRENDS in Molecular Medicine, 12, 3, 99-101, 2006 Hinh 2: Tiến trình phát sinh miRNA và thời điểm có sự tác động của miRNA Antisense Inhibitors: miRNA được sinh sản bởi RNA Polymerase II, sau khi đươc tác động bởi DROSHA trong nhân, vòng RNA (có cấu tạo Stem-Loop), là tiền micro RNA, được gọi la pre-miRNA, được thẩm thấu sang tế bào chất, và ở đó sẽ bị cắt bởi DICER thành miRNA 22 nucleotides. Trong hình này, nếu miRNA kết hợp với RNA Antisense nhân tạo Antagomir, có khả năng kết hợp mạnh hơn mRNA theo chiều mũi tên đỏ) thì sẽ sinh ra chuỗi RNA nguyên thủy, và quá trình trở lại từ đầu. Mục đích của việc khảo cứu Antisense RNA trong những năm gần đây: Hiện nay có khoảng 4167 miRNA đã được đăng ký, lấy từ sinh vật như thảo mộc, vi sinh vật, động vật chân khớp (arthropods) và đông vật có xương sống (vertebrates) như chim, cá, người. Cho đến nay các chuyên gia đã tách ly và định cấu trúc của hơn một nghìn miRNAs cho người, và trong số đó có đến 474 miRNA (theo Hammond) đã được định tính và tất cả các chi tiết được ghi nhận trong mạng microrna.sanger.ac.uk . Như vậy chúng ta có thể suy luận rằng miRNA chính là nguồn tiết chế quá trình sinh hoc của mRNA dựa trên sự kết hợp cặp đôi base (Base-paring) giữa nó, miRNA và mRNA. Vấn đề các chuyên gia đang quan tâm là làm sao có thể ức chế quá trình kết hợp này. Các chuyên gia đã thành công trong việc dùng các RNA Antisense nhân tạo chứa những gốc có vai trò làm tăng hoạt tính kết hợp bổ sung cặp base (base-paring complementary) của RNA. Các RNA Antisense này sẽ phải có cấu trúc giống như mRNA về cặp base (base-pairing) và phải có hoạt tính kết hợp cao hơn mRNA để có thể tác động lên miRNA trước khi để miRNA tác động lên mRNA. Các RNA Antisense nhân tạo đối với miRNA này sẽ có thể làm cản trở (trở ngại) sự tiến triển của quá trình này dựa trên cơ chế tác động của RNA Antisense. Nhằm gia tăng thời gian sống (time-life), gia tăng tính bền nhiệt (thermal stability), gia tăng dung điểm (melting temperature) và họat tinh của các RNA nhân tạo, các chuyên gia Antisense đã dùng các phương pháp sau đây: 1. Biến đổi đầu 3' và 5' (3'- and 5'-ends modification) làm tăng thời gian sống (tính sinh tồn) của RNA nhân tạo: Thông thường các enzyme cắt DNA/RNA từ đầu 3' dến đầu 5', nhưng cũng có enzyme cắt từ đầu 5' đến đầu 3'. Để bảo vệ hai đầu của RNA nhân tạo tránh khỏi phản ứng của Enzyme, người ta thường thay thế hai gốc nối phos-phát P=O ở hai đầu thành phosphorothioate (P=S) hoặc phosphoramidate (P-N) hay bằng các liên kết amine (amine-linker) ngắn hay các hóa chất thông thường như Cholesterol, Cyclodextrin. Các hóa chất này có thể làm giảm hiệu năng phân giải của Enzyme và làm tăng thời gian sống của RNA nhân tạo trong quá trình sinh học. 2. Dùng các hóa chất có tính kị nước (hydrophobic), ưa nước (hydrophilic) hay polyamine ở đầu 3' hay đầu 5' để làm gia tăng tính thẩm thấu qua màng tế bào và màng nhân tế bào: nhiều thi nghiệm cho thấy rằng các hóa chất có tính kị nước cao như cholesterol, pyrene hay ưa nước cao như cyclodextrin và các đa amine (polyamine)....đã giúp việc chuyển DNA/RNA qua màng của tế bào hữu hiệu hơn. 3. Dùng các RNA nhân tạo với sự biến đổi các gốc 2'-Oxy để làm gia tăng tính bền nhiệt (Thermal Stability, melting temperature) của RNA nhân tạo: 2'-Omethyl, 2'-amino, 2'-O-Alkyl, 2'-Fluoro, LNA (Lock Nucleic Acid). Các nỗ lực nghiên cứu hóa học tổng hợp nhằm sản xuất các nhóm oligonucleotides (DNA/RNA) nhân tạo có hoạt tính có thể dùng trong y dược đang là một đề tài sốt dẻo tại các nước phát triển. Trong 25 năm qua, các chuyên gia trong ngành Antisense Oligonucleotides DNA/RNA đã đạt được một số thành quả ứng dụng đáng kể. Đây chính là nhân tố kích thích việc nghiên cứu trong ngành này trong những năm gần đây. Để tìm ra loại oligonucleotides DNA/RNA nhân tạo nào đó có nhiều gốc biến đổi hóa học mà vẫn có thể hòa tan dễ dàng trong dung dich nước, có thể bền vững trong những phản ứng phân giải của Enzymes, có thể có tính kết hợp base-pairing rất chặt chẽ với các Oligonucleotides DNA/RNA thiên nhiên và nhất là với các gốc hóa học mới này, oligonucleotides vẫn sẽ cho thấy được đặc tính sinh học của nó ứng dụng được trong y dược. Mới đây, LNA (Lock Nucleic Acid, Hình 3), với cấu trúc hóa học được biến đổi nhưng vẫn mang đủ điều kiện như một RNA nucleoside. LNA Oligonucleotides sẽ có đặc điểm là xương sống phos-phat LNA sẽ không bị dễ dàng phân giải hoàn toàn, hay biến đổi từ 3'-Oxy, sang 2'-Oxy ở trong các môi trường dung dịch với pH>7.0 và pH<7.0, các oligonucleotides thuộc loại này sẽ rất vững bền trước phản ứng của Enzymes, và có tính bền nhiệt (Thermal Stability, Tm) khi có kết hợp base-pairing với các RNA thiên nhiên. Hình 3: LNA với A, G, C, U là các base. Cấu trúc của LNA ở trên cho thấy LNA mang một cầu nối methylene từ 2'-Oxy đến 4'-Carbon, đã biến nucleoside RNA này thành cấu tạo vòng kép. Và cũng vì cầu nối methylene này mà LNA oligonucleotide sẽ không ở vị trí tự do như RNA thường. Kết quả nghiên cứu của việc áp dụng biến đổi oligonucleotides thường thành oligonucleotides mang 2 vòng (vòng kép như trường hợp LNA) hay 3 vòng (ở gốc vòng Pentafuranose (Carbohydrate), đều gia tăng tính bền nhiệt hay nhiệt dung (Thermal Stability or melting temperature, Tm, increased). LNA oligonucleotide kết hợp với DNA, hay với RNA sẽ có dung điểm tăng lên từ +3˚C tới +4˚C so với RNA thường kết hợp với DNA hay RNA. Cũng vì đặc tính của cầu nối này mà các chuyên gia đã quan sát được sự gia tăng hoạt tính kháng sinh của các nucleoside có chứa vòng kép, thí dụ như Locked AZT-triphosphate, có hoạt tính mạnh hơn AZT triphosphate thuờng (Jesper Wengel et al. J. Chem. Soc., Perkin Trans.1, 1407-1414, 1999). Hình 4: Pentafuranose của LNA (b) bị khóa không còn có dạng C2'-endo (S-type), hay C3'-endo (N-type) như trong cấu trúc của nucleotide thường (a). Wengel et al quan sát thấy LNA không còn có dạng C2'-endo (S-type), hay C3'-endo (N-type) như trong cấu trúc của nucleotide thường (a). Mà LNA còn có cấu tạo lập thể quang hóa học vì mang vòng kép ở Pentafuranose, chỉ tồn tại dưới một dạng (b). như được mô tả trong Hình 4 trên. Cấu trúc lập thể của hai LNA oligonucleotides được diễn tả dưới đây (Wengel et al. TRENDS in Biotechnology 21, 2, 74-81, 2003). Hình 5: LNA Với cấu trúc β-D, LNA với cấu trúc α-L Các chuyên gia đã triển khai LNA rộng rãi hơn, bằng cách biến đổi cấu trúc sẵn có của LNA nguyên thủy để tìm cách gia tăng hoạt tính y dược của oligonucleotides, bằng cách thêm các gốc mới như methyl, amino, linkers..., hay các nguyên tố khác như Sulphur, Nitrogen, Fluorine…, hay thay đổi cấu trúc từ β-D- (Hình 5) sang β-L-cấu trúc, hai cấu trúc này có sự đối xứng qua gương phẳng (Stereoisomer), hay từ α-LNA sang α-L-LNA, hay sang xylo-LNA . Các chuyên gia vẫn quan sát thấy sự gia tăng hoạt tính sinh tồn va` ổn định nhiêt, cho cả các trường hợp LNA, α-L-LNA (Hình 5), và các LNA có cấu trúc liên quan khác, được mô tả trong Hình 6 dưới đây. Hình 6: Các cấu trúc của các LNA, với các gốc biến đổi đã được tổng hợp, và thử nghiệm. Tổng hợp và tinh chế RNA Antisense: Các chuyên gia cũng đang cố gắng trong quá trình sản suất dùng máy tổng hợp DNA/RNA để sản xuất 400 umole Antisense RNA cho miRNA, là những đoạn RNA ngắn khoảng từ 19 - 22 nucleotides để làm thuốc, cho ra tương đương với 10 gram sản phẩm thô. Tổng hợp RNA khó hơn việc tổng hợp DNA vì RNA mang gốc OH ở vị trí carbon 2', tương đối gần với trung tâm phản ứng phosphat ở vị trí carbon 3' ngay bên cạnh, trên cấu trúc vòng Pentofuranose của nucleotide. Hơn thế nữa gốc OH này lại phải đươc bảo vệ bởi nhóm hóa chất Alkylsilyl (thường là t-butyl-dimethyl silyl). Gốc bảo vệ này sẽ che chở cho RNA được toàn vẹn trong các quá trình hậu tổng hơp. Vì RNA nguyên thủy sẽ bị dễ dàng cắt ra thành nucleoside trong dung dịch có điều kiện pH cao (pH > 7) và xương sống oligonucleotides dễ bị chuyển hoán từ 3'-Oxy sang 2'-Oxy trong dung dịch có điều kiện pH thấp (pH < 7), khi đó các gốc bảo vệ sylyl không còn tồn tại trên RNA oligonucleotides. Các chuyên gia dùng sắc ký lỏng cao áp (HPLC) cho thấy sản phẩm từ máy tổng hợp (synthesizer) chứa nhiều đoạn N-minus. Chất N-minus này sinh ra sau mỗi vòng phản ứng của máy vì hiệu ứng của mỗi vòng phản ứng (~98%) thấp hơn so với hiệu ứng nhận được trong việc tổng hợp DNA (99.5%). Họ đã dùng HPLC để tinh chế, tuy nhiên các chuyên gia chỉ lấy được sản phẩm với độ tinh chế là 88% cho lần tinh chế bằng HPLC. Để đạt được tiêu chuẩn do Bộ Y Tế Hoa Kỳ, US-FDA đề ra là 98+% cho Antisense, các chuyên gia phải dùng phương pháp tinh chế kép bằng HPLC (Double Purification Process), hoặc phải chấp nhận hiệu suất tinh chế thấp khoảng 5-10%. Giá thành nguyên liệu sản xuất Antisense: Việc nhắm đến tác dụng làm trở ngại RNAs không đóng vai trò liên quan trực tiếp đến quá trình của protein là một hướng nghiên cứu y dược mới, hứa hẹn một loại thuốc có cơ chế mới, sẽ chữa trị một cách hiệu quả cho các bệnh di truyền hiểm nghèo. Nhiều nghiên cứu trong phòng thí nghiệm (in vitro) gần đây cho thấy LNA đã ức chế được sự tăng trưởng của nấm Candida albicans khi sử dụng hai đoạn LNA dài 8 nucleotide và LNA/DNA dài 12 Nucleotide với nồng độ thấp là 150 nanomole và 30 nanomole tương ứng. LNA không những đã được dùng hữu hiệu trong việc thử nghiệm kháng vi khuẩn, kháng ung thư, mà LNA còn có tác dụng gia tăng hoạt tính trong các thuốc chẩn bệnh. Giá thành của nguyên liệu phosphoramidite A,C,G,T(U) để sản xuất DNA, RNA, LNA đã được các hãng sản xuất cho biết như sau:DNA phosphoramidites giá là 5 USD/gam, 2'Omethyl RNA giá là 35 USD/gam và RNA giá khoảng 80 USD/gam nếu mua với một lượng là hàng trăm ký lô gam một lần. Giá này chỉ được dùng để bán hóa chất cho các công ty lớn đang sản xuất Antisense. Các công ty hóa chất này thường bán với giá gấp đôi với giá vừa nêu ra cho những công ty chỉ đặt mua khoảng 50 ký lô gram một lần. LNA là hóa chất mới được tổng hợp phải trải qua nhiều quá trình hóa học cần thiết và các công ty hóa chất chưa có quy trình sản xuất thích hợp với một lượng là 100 gam, vì thế nếu đặt hàng là 5 gam thì giá là 10,000 USD/gam. Kết Luận: Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu cho thấy miRNA có liên quan đến sự phát triển của tế bào ung thư như C. elegans (lin-4) và Drosophila. Cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy việc dùng Antisense RNA tương ứng với các miRNA này đã làm giảm được sự tăng trưởng của các tế bào ung thư này, như tế bào ung thư Hela và 549. Trên 50% các miRNA đã được tách ly và định tính từ các trung tâm phát bệnh ung thư. Zhang và cộng sự đã dùng dãy phân giải cao (high resolution array), phép lai di truyền so sánh (Comparative Genomic Hybridization, CGH) để phân tích cho thấy rằng trong tổng số 41 miRNA Genes có khoảng 15% Genes đã được kiểm tra cho thấy có các bản sao (copies) trong 3 loại ung thư chính: ung thư ngực (Breast Cancer, ung thư tử cung (cervical cancer) và ung thư da (melanoma). Ngành DNA Antisense đã được bắt đầu hơn 20 năm qua và hiện đang chuyển sang một giai đoạn mới với siRNA, RNAi và miRNA. Hy vọng Antisense RNA sẽ đưa chúng ta đến một giai đoạn công nghệ cao để tìm ra phương pháp tri liệu các bệnh nan giải như bệnh ung thư. Vũ Mạnh Huỳnh Tiến Sĩ Hóa Học
|
|
|
Ung Thư
Aug 23, 2010 19:07:26 GMT -5
Post by NHAKHOA on Aug 23, 2010 19:07:26 GMT -5
Ung thư daVietsciences RFA Ung thư da là kết quả của sự phát triển bất thường của các tế bào da, là một trong 10 căn bệnh ung thư hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Trước khi nói về cách phòng và trị chứng bệnh nguy hiểm này, Trà Mi mời quý vị hãy cùng tìm hiểu căn nguyên và các yếu tố nguy cơ gây nên ung thư da, trong phần trao đổi tiếp theo với bác sĩ Thọ. Nguyên nhân Ung thư da có thể khởi phát từ lớp ngoài cùng, nơi hình thành các tế bào sừng. Lớp bên trong có các tế bào đáy và tế bào hắc tố (melanocyte). Tế bào hắc tố sản xuất ra melanin (một sắc tố màu đen) tạo nên màu da. Khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, các tế bào hắc tố tạo ra nhiều melanin hơn làm cho da đen sạm. Khi các tế bào hắc tố tập trung thành cụm, chúng tạo ra một nốt ruồi. Bình thường các tế bào da phát triển theo một trình tự tổ chức rất chặt chẽ trong biểu bì. Những tế bào mới còn non đẩy những tế bào trưởng thành lên bề mặt da. Khi các tế bào lên đến lớp trên cùng, chúng chết đi và bị tróc ra. Ung thư da là kết quả của sự phát triển bất thường của các tế bào da. Nguyên nhân chính là do da bị tổn thương bởi tia cực tím. Đây là một loại sóng ánh sáng phát ra từ ánh sáng mặt trời và thường được sử dụng trong các kỹ thuật làm sạm da (giường tắm nắng nhân tạo,…). Tia cực tím có thể xuyên qua da và làm tổn thương các tế bào, chịu trách nhiệm cho phần lớn các trường hợp ung thư da cũng như các vết nhăn và nốt tàn nhang do tuổi tác. Có 2 loại tia cực tím là A (UVA) và B (UVB). Tia UVA xuyên qua da sâu hơn tia UVB, do vậy sau một thời gian phơi nhiễm tia này, khả năng chống ung thư của da bạn sẽ bị suy yếu. Tia UVB, do xuyên qua da kém hơn, nên thường gây bỏng nắng và chịu trách nhiệm cho các ung thư lớp nông – ung thư tế bào sừng hoặc tế bào đáy. Ung thư tế bào hắc tố cũng có liên quan với tia cực tím. Các chuyên gia nhận thấy rằng, những người thỉnh thoảng tiếp xúc với ánh nắng gắt trong một khoảng thời gian ngắn hạn (như những người làm việc trong văn phòng thỉnh thoảng đi tắm nắng trên bãi biển vào những ngày nghỉ) có nguy cơ bị ung thư tế bào hắc tố rất cao so với các nông dân, công nhân làm đường hoặc những người thường xuyên làm việc dưới ánh nắng mặt trời nhiều giờ mỗi ngày. Tuy nhiên sự phơi nhiễm với ánh sáng mặt trời thường xuyên không giải thích được một số trường hợp ung thư các vùng da ít tiếp xúc với ánh sáng, như lòng bàn chân chẳng hạn. Di truyền và gia đình cũng đóng một vai trò không nhỏ. Ngoài ra, đôi khi ung thư da còn do tiếp xúc quá thường xuyên với độc chất hoặc tia xạ. Hiện nay các trường hợp này cơ chế còn chưa được hiểu rõ. Yếu tố nguy cơ Các yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ ung thư da: • Da trắng. Da ít hắc tố (melanin) có khả năng bảo vệ chống tia cực tím thấp. Nếu bạn có mái tóc hoe vàng hoặc nâu đỏ, mắt sáng màu, da dễ bị tàng nhang hoặc dễ sạm nắng, nguy cơ ung thư da của bạn cao gấp 20-30 lần hơn so với những người có đặc điểm tương ứng sậm màu hơn. • Tiền sử da sạm nắng. Sạm nắng là một hiện tượng tự bảo vệ của da chống lại các tia mặt trời có hại. Cứ mỗi lần phơi nắng, chúng ta lại làm tăng nguy cơ ung thư da. Những người từng bị sạm nắng nặng một hoặc nhiều lần khi còn nhỏ có nguy cơ ung thư da tăng cao lúc trưởng thành. • Phơi nắng quá nhiều. Những người tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời, nhất là không dùng kem chống nắng hoặc quần áo, có nguy cơ cao bị ung thư da. Tắm nắng cũng có tác hại tương tự. • Khí hậu nhiệt đới hoặc vùng núi cao. Những người sống trong vùng nhiệt đới, nóng ấm và nhiều ánh sáng mặt trời có nguy cơ ung thư da cao hơn người ở xứ lạnh. Cũng tương tự cho người sống ở vùng cao, nơi ánh sáng mặt trời gay gắt hơn và chịu ảnh hưởng của tia cực tím nhiều hơn. • Nốt ruồi. Những người bị loạn sản nơ-vi có nguy cơ cao bị ung thư da. Những nốt ruồi này trông bất thường và lớn hơn những nốt ruồi thông thường. Nếu ta có những nốt ruồi loại này, nên theo dõi thường xuyên sự biến đổi của nó. Ngoài ra, những người có quá nhiều nốt ruồi có nguy cơ cao gấp 15-20 lần bình thường. • Các sang thương da tiền ung thư. Mắc một số sang thương da, như chứng dày sừng quang hóa, có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư da. Chúng thường là những mảng gồ ghề, có vảy, màu nâu hoặc hồng sậm, thường thấy ở da mặt, cẳng tay, bàn tay của những người có nước da trắng bị sạm nắng thường xuyên. • Tiền sử gia đình có người bị ung thư da. Nguy cơ ung thư da tăng lên nếu ta có cha mẹ ruột hoặc anh chị em ruột đã bị bệnh này. • Tiền sử bản thân từng bị ung thư da, sẽ có nguy cơ cao tái phát. • Hệ miễn dịch bị suy yếu. Những bệnh nhân ghép cơ quan phải sử dụng các thuốc ức chế hệ miễn dịch, người mắc bệnh ung thư máu,… có nguy cơ cao ung thư da. • Da mỏng. Da bị mỏng do bỏng hoặc tổn thương bởi các bệnh lý khác, hoặc một số biện pháp điều trị bệnh vẩy nến,…có thể làm tăng nguy cơ ung thư da. • Tiếp xúc với những nguy hại của môi trường, như môi trường hóa chất, thuốc diệt cỏ,…cũng tăng nguy cơ ung thư da. Nói chung nguy cơ mắc ung thư da tăng lên theo tuổi, thường nhất là sau 50 tuổi. Tuy nhiên một số trường hợp vẫn thấy ung thư da ở người trẻ từ 20-40 tuổi. Các phương pháp điều trị Tiếp tục loạt bài nói về bệnh ung thư da, hôm nay, bác sĩ Đức Thọ, chuyên khoa da liễu tại Sài Gòn, sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về các phương pháp điều trị đối với căn bệnh thuộc hàng top ten ung thư tại Việt Nam này. Ghi chú: A = lông (poil) , B= lỗ chân lông (pore) , C = tuyến bã nhờn (glande sébacée), D = cơ dựng lông (muscle horripilateur), E = tiểu động mạch (artériole) , F = tuyến mồ hôi (glande sudoripare), G = tế bào mỡ (cellules graisseuses), H = tiểu thể (corpuscules) , I = nang lông (follicule pileux), derme = lớp da trong, chân bì ; épiderme = biểu bì; hypoderme = hạ bì Các biện pháp điều trị ung thư da và sang thương tiền ung thư da thay đổi tùy theo kích thước, phân loại, độ ăn sâu và vị trí của một hoặc nhiều sang thương. Hầu hết đều dùng biện pháp vô cảm tại chỗ và điều trị ngoại trú, nhưng đôi khi chỉ thực hiện sinh thiết sang thương. Một số phương pháp thường dùng là: Đông lạnh. Người ta có thể phá hủy các tế bào dày sừng hoặc các ung thư nhỏ giai đoạn sớm bằng cách làm đông lạnh chúng với Nitơ lỏng. Mô chết sẽ bị tróc ra sau khi giải đông. Biện pháp này cũng có thể dùng để điều trị các vết sẹo trắng nhỏ. Phẫu thuật. Áp dụng cho tất cả các loại ung thư da. Bác sĩ cắt bỏ mô ung thư và bao phủ vùng bị cắt bởi mô da bình thường. Ung thư tế bào hắc tố thường phải khoét rộng hơn do mô ung thư ăn sâu hơn. Phẫu thuật viên cần phải có kinh nghiệm phục hình da để tránh sẹo xấu nhất là vùng da mặt. Điều trị bằng laser. Chùm sáng năng lượng cao và được điều khiển rất chính xác có thể ngăn chặn, phá hủy vùng mô bệnh và một khu vực nhỏ mô bao quanh với khả năng chảy máu, sưng tấy cũng như sẹo xấu rất thấp. Thường sử dụng biện pháp này cho các sang thương ung thư và tiền ung thư bề mặt, ngay cả ở môi. Phẫu thuật Moh. Dùng cho các sang thương ung thư da lớn hơn, tái phát hoặc khó điều trị, cho cả loại ung thư tế bào đáy và tế bào sừng. Phẫu thuật cắt bỏ từng lớp da bị ung thư, kiểm tra dần từng lớp bên dưới cho đến lớp tế bào lành. Không gây nhiều tổn thương cho vùng da bình thường xung quanh. Nạo và đông khô tế bào bằng xung điện. Xạ trị. Dùng tia phóng xạ điều trị mỗi ngày, thường kéo dài khoảng 1-4 tuần, có thể phá hủy các tế bào đáy hoặc sừng ung thư nếu không có chỉ định phẫu thuật. Hóa trị liệu. Trong phương pháp này, người ta dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư mà không gây nguy hại cho tế bào bình thường. Thuốc có thể dùng thoa tại chỗ hoặc dùng đường uống, chích tĩnh mạch. Các phương pháp đang còn nghiên cứu Quang động học liệu pháp, • Liệu pháp sinh học (còn gọi là miễn dịch liệu pháp) Phòng ngừa Hầu hết các trường hợp ung thư da đều có thể phòng ngừa được. Chúng ta nên thực hiện theo một số biện pháp sau để duy trì sự khỏe mạnh của làn da: • Giảm thời gian phơi nắng. Tránh làm việc và tiếp xúc ánh nắng mặt trời quá lâu. Bỏng nắng, sạm nắng,…đều làm tăng nguy cơ ung thư da. Tránh để con bạn phơi nắng nhiều trên bãi biển, hồ bơi,…Tuyết, nước, băng,…đều phản xạ ánh nắng mặt trời. Tia cực tím thường mạnh nhất vào khoảng từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều mỗi ngày. Các đám mây chỉ hấp thụ và che chắn một phần nhỏ các tia nguy hại này. • Bảo vệ da trước ánh nắng Ung thư da thường xuất hiện trên những vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời - da đầu, mặt, môi, tai, cổ, ngực, cánh tay, bàn tay và cẳng chân ở phụ nữ. Tuy nhiên ung thư da vẫn có thể xuất hiện ở những vùng da còn lại, như lòng bàn tay, vùng gan ngón chân… Vì thế, bảo vệ làn da trước ánh nắng là cực kỳ quan trọng để phòng ung thư da. Nên đội mũ rộng vành che mặt, cổ và tai khi ra nắng, cần bôi kem chống nắng cho những vùng da hở. Nhiều người chỉ dùng kem chống nắng vào mùa hè, khi trời nắng gay gắt, còn mùa đông lại không dùng, đây là một sai lầm. Thời tiết mùa thu - đông, tuy nắng không gay gắt như mùa hè nhưng bức xạ mặt trời vẫn tác động mạnh đến da. Do vậy, vào mùa đông cũng cần dùng kem chống nắng nhưng với độ SPF nhẹ hơn. Độ SPF là gì? Sử dụng các sản phẩm chống nắng như thế nào cho đúng cách và có hiệu quả? Lợi-hại của các phương pháp làm đẹp như tắm trắng, tắm nâu, và lột da ra sao? Những điều gì cần lưu ý để có được làn da khỏe mạnh, ngăn ngừa, và phát hiện sớm bệnh ung thư da? Chương trình Sức khoẻ và Đời sống sẽ giải đáp những thắc mắc này của qúy vị trong buổi tái ngộ kỳ tới. Mời quý vị đón nghe.
|
|
|
Ung Thư
Dec 21, 2010 15:51:56 GMT -5
Post by NHAKHOA on Dec 21, 2010 15:51:56 GMT -5
Ung Thư Phổi (phần 1) Bác sĩ Trần Lý Lê
Tài liệu của viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ (National Cancer Institute)
Phổi nằm trong lồng ngực, và là một phần của bộ máy hô hấp. Không khí vào cơ thể qua mũi và miệng, đi qua khí quản (trachea). Khí quản chia thành hai tiểu khí quản (bronchus) đưa không khí vào những phế quản (brochioles), tiểu phế quản đưa không khí vào phế nang (alveoli), đơn vị nhỏ nhất của phổi. Khi hít hơi vào, phổi giãn nở; đây là cách cơ thể thu nhận dưỡng khí (oxygen). Khi thở ra, khí thoát khỏi phổi; đây là cách cơ thể loại bỏ thán khí (carbon dioxide). Phổi là một loại mô xốp (sponge-like) gồm hai lá phổi, bên phải và bên trái. Lá phổi phải có 3 thùy (lobes), lá phổi trái có hai thùy. Một màng mỏng gồm 2 lớp (the pleura) bao bọc phổi và lót bên trong lồng ngực. Giữa hai lớp màng pleura là một lượng chất lỏng rất nhỏ gọi là “pleural fluid”. Bình thường, chất lỏng này không tích tụ. Khi ta hít hơi vào, phổi nhận dưỡng khí (oxygen) cần thiết cho tế bào. Khi ta thở ra, phổi thải ra thán khí (carbon dioxide) mà tế bào cần đào thải. Tế bào ung thư Ung thư khởi đầu từ tế bào, đơn vị căn bản của mọi mô, mô tạo thành bộ phận. Bình thường, tế bào khỏe mạnh sinh sản và tăng trưởng tạo ra những tế bào con khi cần thiết. Khi tế bào khỏe mạnh già lão hoặc bị hư hoại, chúng chết, và các tế bào mới thay thế. Đôi khi, quá trình sinh-tử trật tự kể trên bị đảo lộn. Tế bào mới xuất hiện trong khi cơ thể không cần đến, hoặc tế bào già lão, hư hoại không chết như đã định, sự tích tụ của các tế bào mới và cũ tạo thành khối gọi là "khối u", bướu hay "tumor“. Khối u (bướu) có thể "lành" (benign) hoặc "độc" (malignant). Bướu lành thường không độc hại như bướu độc. Bướu phổi lành: • Ít khi gây tử vong • Thường không cần giải phẫu để cắt bỏ • Không ăn lậm (invasive) đến các mô lân cận • Không lan xa đến những bộ phận khác trong cơ thể Bướu phổi độc: • Có thể gây tử vong • Có thể tái phát sau khi đã được cắt bỏ, chữa trị • Có thể ăn lậm đến các mô lân cận • Lan ra các bộ khác Tế bào ung thư lan rộng bằng cách tách rời từ khối u đầu tiên. Các tế bào này theo mạch máu (blood vessel) hoặc mạch bạch huyết (lymph vessel) đến mọi bộ phận trong cơ thể. Tế bào ung thư có thể "bám" vào các bộ phận và sinh sản, tạo nên một khối u mới, có thể gây hư hoại các bộ phận này. Sư lan tràn của tế bào ung thư gọi là "metastasis". Xem phần "định kỳ" (staging) về sự lan tràn của ung thư phổi. Những yếu tố nguy hại (gia tăng nguy cơ bị ung thư phổi hay "risk factors“) Khoa học chưa thể giải thích rõ ràng tại sao một người bị ung thư phổi mà những người khác không bị bệnh. Tuy nhiên ta đã biết rằng người có nhiều yếu tố nguy hại có tỷ lệ bị chứng bệnh này cao hơn những người khác. Yếu tố nguy hại gia tăng nguy cơ bị bệnh. Thống kê ghi nhận những yếu tố nguy hại của ung thư phổi bao gồm: • Hút thuốc lá: Khói thuốc lá gây ung thư phổi. Đây là yếu tố nguy hại nhất của ung thư phổi. Những hóa chất trong khói thuốc lá hủy hoại tế bào phổi. Vì thế, việc hút thuốc lá, thuốc lào, ống điếu có thể gây ung thư phổi và ngửi khói thuốc gây ung thư cho những người không hút thuốc (second hand smoke). Càng hít thở nhiều khói thuốc, tỷ lệ ung thư phổi càng cao. • Radon: là một khí phóng xạ, không có mùi hoặc vị, gây hư hoại tế bào phổi. Radon bốc lên từ đất và đá. Những người làm việc trong hầm mỏ thường hít thở khí radon. Khí radon có thể tìm thấy trong nhà tại một số địa phương. Những người hít thở khí radon có nguy cơ bị ung thư phổi cao hơn, và những người hút thuốc lá hít thở radon có tỷ lệ ung thư phổi cao hơn nữa so với những người không bị nhiễm radon. • Asbestos và một số hóa chất: asbestos là khoáng chất trong thiên nhiên dưới dạng sợi, nhỏ như tơ (fiber). Asbestos có thể vỡ ra từng mảnh nhỏ, bay trong không khí, bám vào quần áo. Những mảnh asbestos này có thể làm nghẽn và gây hư hại phế nang. Nhiễm asbestos, arsenic, chromium, nickel, soot, hắc ín và một số hóa chất khác là những yếu tố nguy hại, gia tăng tỷ lệ ung thư phổi. Tỷ lệ ung thư cao hơn nữa với những người hút thuốc lá. • Ô nhiễm không khí: Trong môi sinh bị ô nhiễm bởi khói xăng, fossil fuels (khí than hay khí đá), tỷ lệ ung thư phổi cũng gia tăng. Sinh sống trong những nơi có khói thuốc (involunteer or passive smoking) càng gia tăng tỷ lệ ung thư phổi. • Có thân nhân (cha, mẹ, anh, chị, em) bị ung thư phổi . Bị ung thư phổi sẽ gia tăng tỷ lệ ung thư lần thứ nhì, với một loại ung thư phổi khác. • Tuổi tác: Tuổi tác (65+) gia tăng tỷ lệ ung thư phổi. Các chuyên gia tiếp tục tìm hiểu các yếu tố nguy hại khác. Thống kê cho thấy chứng lao phổi (tuberculosis) và viêm khí quản (bronchitis) gia tăng nguy cơ bị ung thư phổi, lý do tại sao thì ta chưa rõ. Những người nghi rằng mình có thể bị ung thư phổi nên thảo luận với bác sĩ. Bác sĩ có thể đặt chương trình truy tìm dấu vết ung thư định kỳ, thảo luận cách giảm yếu tố nguy hại gây ung thư. Nhưng người đã bị ung thư phổi, việc khám bệnh định kỳ sau khi chữa trị là việc quan trọng. Ung thư phổi có thể tái phát hoặc một loại ung thư phổi khác có thể xuất hiện. Làm thế nào để ngưng hút thuốc? Ngưng hút thuốc là việc cần thiết cho những người hút thuốc, ngay cả những người hút thuốc nhiều năm. Những người đã bị ung thư, ngưng hút thuốc có thể giảm nguy cơ bị những chứng ung thư khác. Ngưng hút thuốc cũng giúp việc chữa trị có hiệu quả hơn. Có nhiều cách để được giúp đỡ: • Hỏi bác sĩ về loại thuốc giúp cai thuốc lá hoặc nicotine như loại cao dán, kẹo cao su, thuốc ngậm, thuốc hít qua màng mũi. Bác sĩ có thể giới thiệu những cách chữa trị chứng nghiện thuốc lá. • Hỏi bác sĩ về những chương trình cai thuốc lá tại địa phương hoặc những chuyên viên chữa trị các chứng nghiện. • Gọi điện thoại cho viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ tại 1- 877-44U-QUIT; các nhân viên sẽ thảo luận với quý vị về a) cách ngưng hút thuốc; b) những nhóm hỗ trợ giúp người hút thuốc ngưng hút; c) tài liệu về ngưng hút thuốc; d) tham dự cuộc thử nghiệm lâm sàng tìm kiếm cách ngưng hút thuốc hiệu quả nhất. • Đến thăm trang nhà của chính phủ liên bang: h*tp://www.smokefree.gov ; tại đây có những tài liệu về việc ngưng hút thuốc và giới thiệu các nơi tán trợ khác. Truy tìm Những phương cách thí nghiệm giúp bác sĩ tìm kiếm và chữa trị ung thư sớm hơn. Những phương cách truy tìm rất hiệu quả trong việc khám phá ung thư vú, ung thư tử cung. Hiện nay chưa có phương cách hiệu quả nào để khám phá ung thư phổi. Nhiều phương cách truy tìm đang được thử nghiệm xem mức hiệu quả đến đâu, bao gồm thử đờm (sputum), chụp quang tuyến phổi hoặc dùng spiral CT scan. Tuy nhiên việc truy tìm mang lại một số trở ngại. Chẳng hạn như một hình quang tuyến phổi bất thường (sẽ dẫn đến một cuộc giải phẫu để tìm kiếm ung thư), nhưng người có tấm quang tuyến bất thường chưa hẳn đã bị ung thư. Thống kê cho thấy là những loại thử nghiệm kể trên dẫn đến việc giảm số tử vong vì ung thư phổi. Quý vị có thể thảo luận với bác sĩ của mình về các yếu tố nguy hại, những cái lợi, hại liên quan đến việc truy tìm ung thư phổi. Như tất cả mọi quyết định y tế, quyết định thử nghiệm ung thư cũng là một quyết định có tính cách cá nhân, dựa trên việc cân nhắc các yếu tố kể trên. Triệu chứng • Ho dai dẳng, hoặc ho mỗi ngày một nặng • Đau ở ngực triền miên • Ho ra máu • Hụt hơi, khó thở hoặc khản tiếng • Bị nhiễm trùng đường hô hấp nhiều lần • Bị sưng phù ở mặt và cổ • Biếng ăn, xuống cân • Mất sức, mệt mỏi Những triệu chứng này gây ra bởi nhiều chứng bệnh kể cả ung thư, cần đi khám bệnh để tìm nguyên nhân càng sớm càng tốt. Chẩn bệnh Nếu quý vị có triệu chứng khiến ta nghi ngại ung thư, bác sĩ cần tìm kiếm xem các triệu chứng này đến từ ung thư hoặc từ những nguyên nhân khác. Bác sĩ có thể hỏi chi tiết về bệnh sử của chính quý vị và bệnh sử của thân nhân, dùng những phương cách thử nghiệm khác như: • Khám tổng quát: bác sĩ nghe tiếng thở, tìm dấu vết của chứng “nước trong phổi”, tìm kiếm xem hạch bạch huyết, gan có sưng hay không • Chụp quang tuyến phổi: Hình quang tuyến có thể cho thấy bướu hoặc nước trong phổi. • CT scan: chụp hình chi tiết các bộ phận trong cơ thể, “spiral CT” quay chung quanh bệnh nhân và chụp hình. Những tấm hình này có thể cho thấy khối u, nước hoặc hạch bạch huyết sưng to. Tìm kiếm tế bào ung thư Việc chẩn đoán chính xác nhất khi tế bào được kiểm nghiệm bởi bác sĩ chuyên môn khảo sát bệnh lý, pathologist, qua kính hiển vi. Bác sĩ có thể dùng một hoặc nhiều cách sau để lấy mẫu tế bào: • Thử đờm • Thoracentesis: Bác sĩ dùng một kim nhỏ đâm xuyên qua lồng ngực lấy một ít chất lỏng đọng quanh phổi để thử nghiệm • Bronchoscopy: Bác sĩ dùng một ống nhỏ, mềm, đầu ống có đèn truyền qua miệng hoặc mũi, qua khí quản, tiểu khí quản, phế quản, đến phế nang để lấy tế bào hoặc một mảnh phổi để thử nghiệm. • Needle aspiration: Bác sĩ dùng một kim đâm xuyên qua lồng ngực để lấy một mảnh phổi hoặc một mảnh hạch bạch huyết để thử nghiệm • Thoracoscopy: Bác sĩ giải phẫu cắt nhiều đường ngắn tại ngực và lưng, chuyển qua lỗ hổng dụng cụ nội soi để quan sát phổi và những bộ phận lân cận. Khi thấy cấu trúc bất thường, bác sĩ sẽ trích mô, lấy ra một mảnh mô để thử nghiệm. • Thoracotomy: Bác sĩ giải phẩu mổ lồng ngực để lấy ra một mành phổi, một mảnh hạch bạch huyết để thử nghiệm. • Mediastiscopy: Bác sĩ giải phẫu mở một lỗ hổng tại lồng ngực, chuyển dụng cụ nội soi để quan sát lồng ngực và có thể trích mô các cấu trúc bất thường. Quý vị có thể đặt những câu hỏi sau trước khi bác sĩ trích mô (làm sinh thiết): • Bác sĩ chọn phương thức nào để trích mô? • Tôi có phải ở lại bệnh viên không? Nếu có, thì bao nhiêu lâu? • Tôi có phải làm gì để sửa soạn không? • Việc trích mô kéo dài bao nhiêu lâu? Tôi sẽ thức trong khi làm sinh thiết? Có đau đớn lắm không? • Làm sinh thiết có rủi ro không? Phổi có bị ảnh hưởng gì không? Tôi có bị xuất huyết? Nhiễm trùng? • Bao nhiêu lâu thì tôi sẽ hồi phục? • Chừng nào thì tôi biết kết quả? Ai sẽ là người giải thích kết quả cho tôi hiểu? • Nếu tôi bị ung thư, ai sẽ là người nói chuyện với tôi về những bước sắp tới? Và bao giờ? Những loại ung thư phổi Bác sĩ bệnh lý kiểm nghiệm đờm, nước trong bọc phổi, mẫu tế bào để tìm kiếm ung thư. Nếu có dấu hiệu của ung thư, bác sĩ này sẽ báo cáo về loại ung thư. Ung thư được chữa trị tùy theo loại. Những loại ung thư phổi được đặt tên theo hình dạng dưới kính hiển vi: Ung thư phổi có hai loại chính, non small cell lung cancer, NSLC (tế bào phổi lớn) và small cell lung cancer, SLC (tế bào phổi nhỏ), tùy theo hình dạng của tế bào dưới kính hiển vi. Mỗi loại ung thư sinh sôi, lan tràn khác biệt nhau và cách chữa do đó cũng khác nhau. • Small cell lung cancer: khoảng 13% ung thưphổi là loại ung thưnày, sinh sôi nhanh và thường lan ra những bộ phận khác trong cơ thể. • Nonsmall cell lung cancer 87%: Thường thấy hơn là loại small cell lung cancer, sinh sôi và lan tràn chậm hơn. Có ba loại NSCL, tên đặt dựa theo tế bào nơi ung thư khởi thủy: Squamous cell carcinoma (còn gọi là epidermoid carcinoma), adenocarcinoma và large cell carcinoma. Định kỳ Để hoạch định chương trình chữa trị thích hợp, bác sĩ cần định thời kỳ của ung thư, xem ung thư đã lan chưa; nếu có, đã lan tới bộ phận nào trong cơ thể trước khi chữa trị. Ung thư phổi thường lan đến hạch bạch huyết, não bộ, xương, gan và tuyến thượng thận. Khi ung thư lan từ nơi khởi đầu đến các bộ phận khác, khối u mới có cùng một loại tế bào ung thư, và có cùng tên như khối u khởi thủy. Thí dụ, khi ung thư phổi lan đến gan, tế bào ung thư tại gan lúc này là những tế bào ung thư phổi. Chứng bệnh được gọi là "ung thư phổi lan đến gan“ hay "metastatic disease“ (không gọi là "ung thư gan“). Vì vậy, được chữa trị như ung thư phổi. Bác sĩ có thể dùng những cách sau để định kỳ ung thư: • CT scan: Tìm dấu vết ung thư tại gan, tuyến thượng thận, não bộ hoặc những bộ phận khác. Bệnh nhận uống hoặc được chích một chất lỏng chứa "thuốc nhuộm“ (contrast). Thuốc nhuộm giúp hình ảnh rõ ràng hơn. Khi thấy khối u, bác sĩ có thể sẽ cần trích mô. • Bone scan: Dùng để tìm dấu vết ung thư tại xương. Bệnh nhân được chích một lượng phóng xạ vào tĩnh mạch, hóa chất này luân lưu khắp cơ thể và tích tụ tại xương. Dụng cụ dò tìm chất phóng xạ "đọc“ và đo lượng phóng xạ tại những vùng xương bị ung thư. • MRI: Tìm dấu vết ung thư tại não bộ, xương, và những nơi khác. • PET scan: Bệnh nhân được chích một dung dịch phóng xạ chứa đường, hóa chất này luân lưu khắp cơ thể. Dụng cụ "dò“ lượng phóng xạ tích tụ tại những u bướu mới. Tế bào ung thư biến dưỡng nhiều đường hơn so với tế bào bình thường. Do đó hình ảnh sẽ rõ ràng hơn, "sáng“ hơn tại những mô đang tăng trưởng như ung thư. Định kỳ “Small Cell Lung Cancer“ (SCLC): Bác sĩ xếp loại SCLC thành hai thời kỳ: • Thời kỳ giới hạn (limited stage): Ung thư tìm thấy tại 1 lá phổi và nhưng mô lân cận • Thời kỳ lan tràn (extensive disease): Ung thư tìm thấy trong lồng ngực bên ngoài lá phổi nơi ung thư khởi đầu, hoặc ung thư tìm thấy ở những bộ phận khác. Cách chữa trị tùy thuộc vào thời kỳ của ung thư. Định kỳ “Non-Small Cell Lung Cancer” (NSCLC): Bác sĩ xếp loại NSCLC theo kích thước của khối u và sự lan tràn đến hạch bạch huyết hoặc các bộ phận khác. • Thời kỳ “thầm lặng” (occult stage): Tế bào ung thư phổi xuất hiện trong đờm hoặc trong chất lỏng tại phổi, nhưng chưa thấy khối u. • Thời kỳ “sơ khởi” (stage 0): Tế bào ung thư tìm thấy tại màng lót của phổi, chưa đi qua lớp màng này, thời kỳ này còn có tên là “carcinoma in situ”. Khối u chưa ăn sâu (non-invasive). • Thời kỳ IA: Khối u ăn sâu, qua màng lót và vào phế nang. Khối u có kích thước 3 cm chiều dài; các mô lân cận còn bình thường và khối u chưa ăn lậm đến tiểu khí quản. Tế bào ung thư chưa lan đến hạch bạch huyết lân cận. • Thời kỳ IB: Khối u lớn hơn hoặc sâu hơn, nhưng chưa lan đến hạch bạch huyết lân cận. Khối u có một trong những đặc tính sau đây: - lớn hơn 3 cm chiều dài - đã lan đến khí quản - đã ăn sâu qua lớp màng bọc phổi • Thời kỳ IIA: Khối u có kích thước 3 cm chiều dài hoặc nhỏ hơn, tế bào ung thư đã lan đến hạch bạch huyết lân cận. • Thời kỳ IIB: Khối u có một trong những đặc tính sau: - Ung thư chưa lan đến hạch bạch huyết lân cận nhưng đã ăn sâu vào lồng ngực, hoành cách mô, màng bọc, tiểu khí quản, hoặc các mô bao bọc tim - Ung thư đã lan đến hạch bạch huyết lân cận, và có một trong những đặc tính sau đây: - lớn hơn 3 cm chiều dài - đã lan đến khí quản - đã ăn sâu qua lớp màng bọc phổi • Thời kỳ IIIA: Khối u bất kể kích thước. Ung thư lan đến hạch bạch huyết lân cận, và các hạch bạch huyết giữa hai lá phổi nhưng ở cùng bên trong lồng ngực. • Thời Kỳ IIIB: Khối u bất kể kích thước. Ung thư lan đến phần lồng ngực đối diện hoặc lên cổ. Ung thư cũng có thể lan đến tim, thực quản, hoặc khí quản. • Thời kỳ IV: Khối u xuất hiện tại nhiều nơi trong một lá phổi, hoặc cả hai lá phổi, hoặc đã lan khắp nơi trong cơ thể như não bộ, tuyến thượng thận, gan hoặc xương. Chữa trị: Bác sĩ có thể chuyển bệnh đến bác sĩ chuyên môn về ung thư phổi, hoặc quý vị có thể yêu cầu bác sĩ chuyển bệnh. Quý vị có thể được một nhóm chuyên viên cùng tham dự việc chữa trị. Những chuyên viên về ung thư phổi gồm có bác sĩ giải phẫu lồng ngực (chest surgeon), bác sĩ giải phẫu ung thư lồng ngực (thoracic surgical oncologist), bác sĩ chuyên trị ung thư (medical oncologist), và bác sĩ chuyên về xạ trị ung thư (radiation oncologist). Những chuyên viên phụ giúp có thể bao gồm bác sĩ chuyên về phổi (pulmonologist), respiratory therapist, y tá chuyên về ung thư, và một chuyên viên về dinh dưỡng (registered dietician). Ung thư phổi khó chữa trị. Vì vậy, bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân tham dự một cuộc thử nghiệm lâm sàng. Đây là một cách chữa trị quan trọng cho bệnh nhân bị ung thư phổi trong mọi thời kỳ. Cách chữa trị tùy thuộc vào loại ung thư và thời kỳ của ung thư cũng như sức khoẻ toàn diện của bệnh nhân. Bệnh nhân có thể chịu giải phẫu, dùng hóa chất, xạ trị, “targeted therapy” hoặc dùng nhiều cách cùng lúc. Những người bị ung thư phổi loại SMLC trong thời kỳ “giới hạn” thường được chữa bằng xạ trị và hóa chất. Khi khối u nhỏ, bệnh nhân có thể chịu giải phẫu và dùng hóa chất. Những bệnh nhân trong thời kỳ ung thư lan tràn thường chỉ dùng hóa chất. Những người bị ung thư phổi loại NSMLC có thể chịu giải phẫu, hóa chất, xạ trị, hoặc nhiều cách cùng lúc. Cách chữa trị khác nhau tùy theo thời kỳ ung thư. Một số bệnh nhân trong thời kỳ sau cùng được chữa trị bằng “tartgeted therapy”. Việc chữa trị được xếp loại theo “tại chỗ” (local therapy) hoặc “toàn diện” (systemic therapy). Chữa trị tại chỗ: Giải phẫu và xạ trị là hai loại chữa trị “tại chỗ”. Khôi u bị cắt bỏ hoặc hủy diệt trong lồng ngực. Khi ung thư lan đến những bộ phận khác, vẫn có thể chữa trị tại những vị trị lựa chọn. Thí dụ, khi ung thư lan đến não bộ, bác sĩ có thể dùng xạ trị tại đầu. Chữa trị toàn diện: Hóa chất và “targeted therapy” là những cách chữa trị toàn diện. Dược liệu vào máu, luân lưu khắp cơ thể, hủy diệt tế bào ung thư khắp nơi. Bác sĩ có thể mô tả những cách trị liệu, và kết quả. Quý vị có thể muốn biết về phản ứng phụ, và cách trị liệu sẽ ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày như thế nào. Trị liệu ung thư thường gây hư hoại cả những tế bào lành mạnh, và thường gây phản ứng phụ. Phản ứng phụ tùy thuộc vào phương cách và mức độ chữa trị. Phản ứng phụ có thể không đồng nhất trong mọi bệnh nhân, và có thể thay đổi trong khi chữa trị. Trước khi bắt đầu, bác sĩ sẽ giải thích về phản ứng phụ và chỉ dẫn cách làm giảm ảnh hưởng của chúng. Bệnh nhân và bác sĩ có thể thảo luận để lựa chọn cách chữa trị thích hợp nhất. Trước khi bắt đầu việc chữa trị, quý vị nên đặt câu hỏi với bác sĩ để được giải thích tường tận: • Tôi bị ung thư ở thời kỳ nào? Ung thư đã lan ra bên ngoài phổi hay chưa? Nếu có, đã lan đến đâu? • Có những cách chữa trị nào cho căn bệnh của tôi? Bac sĩ nghĩ rằng cách trị liệu nào thích hợp nhất? Lý do? • Tôi có được chữa trị bằng nhiều phương cách hay không? • Lợi ích của mỗi cách chữa trị này là những gì? • Phản ứng phụ và những rủi ro của mỗi cách chữa trị này bao gồm những gì? Ta có thể giảm thiểu phản ứng phụ hay không? • Tôi có cần làm gì để sửa soạn cho việc chữa trị không? • Tôi có cần ở lại bệnh viện không? Nếu có, bao nhiêu lâu? • Việc chữa trị có tốn kém lắm không? Bảo hiểm của tôi có trang trải những phí tổn này không? • Thử nghiệm lâm sàng có phải là cách chữa trị cho tôi không? • Sau khi trị liệu, tôi có phải khám bệnh đình kỳ thường xuyên không? Giải phẫu Cuộc giải phẫu được thực hiện để cắt bỏ phần ung thư. Bác sĩ giải phẫu có thể cắt bỏ cả các hạch bạch huyết lân cận. Bác sĩ cắt bỏ một phần hay cả lá phổi: • Bác sĩ cắt bỏ khối u và một phần nhỏ của phổi • Bác sĩ cắt bỏ thùy phổi gọi là segmental hoặc wedge resection hoặc sleeve lobectomy: Đây là cách giải phẫu thường thấy nhất. • Bác sĩ cắt bỏ nguyên lá phổi gọi là pneumonectomy. Sau khi giải phẫu, không khí và chất lỏng tích tụ trong lồng ngực. Một ống được đặt lồng ngực để tháo chất lỏng. Y tá hoặc respiratory therapist chỉ dẫn cách ho, cách thở để chóng phục hồi. Bệnh nhân cần tập cách thở nhiều lần trong ngày. Thời gian hồi phục không đồng nhất cho mọi người. Hầu hết bệnh nhân ở lại bệnh viện khoảng 1 tuần lễ hoặc lâu hơn. Bệnh nhân cần nhiều tuần lễ hồi phục trước khi trở lại mức sinh hoạt bình thường. Thuốc men có thể giảm đau sau khi giải phẫu. Trước khi mổ, bệnh nhân nên thảo luận với bác sĩ, y tá về thuốc giảm đau. Sau khi mổ, bác sĩ có thể gia giảm lượng thuốc giảm đau khi cần thiết. Quý vị có thể đặt câu hỏi với bác sĩ trước khi giải phẫu: • Cách giải phẫu nào bác sĩ sẽ thực hiện cho tôi? • Tôi sẽ ra sao sau khi mổ? • Nếu đau đớn, có thể dùng thuốc gì? • Tôi sẽ ở lại bệnh viện bao nhiêu lâu? • Tôi có bị phản ứng phụ lâu dài hay không? • Khi nào thì tôi có thể trở lại sinh hoạt bình thường? Xạ trị Chất phóng xạ, tia phóng xạ được dùng để hủy diệt tế bào ung thư ngay tại khối u. Bác sĩ có thể dùng “ngoại xạ trị” (external radiation). Đây là loại xạ trị thông dụng cho ung thư phổi. Tia phóng xạ đến từ một bộ máy phát xạ bên ngoài cơ thể. Bệnh nhân được chữa trị tại bệnh viện hoặc trung tâm Y tế. Chương trình trị liệu thường kéo dài 5 ngày mỗi tuần trong nhiều tuần lễ Loại xạ trị khác có tên là “nội xạ trị” (internal radiation hoặc brachytherapy). Loại xạ trị này hiếm khi dùng để chữa trị ung thư phổi. Nguồn phóng xạ được đặt trong cơ thể dưới dạng “viên”, ống, hoặc vật chứa. Phản ứng phụ tùy thuộc vào loại xạ trị, mức lượng, và phần thân thể cần chữa trị. Ngoại xạ trị tại ngực có thể gây hư hoại thực quản ảnh hưởng đến việc nuốt thức ăn, uống. Bệnh nhân thường mất sức, mệt mỏi. Vùng da nơi tia phóng xạ đi vào cơ thể bị sưng tấy, đau rát. Sau cuộc nội xạ trị, bệnh nhân có thể ho ra máu. Bác sĩ có thể chỉ dẫn cách giảm bớt phảm ứng phụ kể trên. Quý vị có thể đặt câu hỏi với bác sĩ trước khi bắt đầu cuộc xạ trị: • Tại sao tôi cần loại chữa trị này? • Bác sĩ chọn loại xạ trị nào cho tôi? • Khi nào thì viec chữa trị bắt đầu? Khi nào thì xong? • Tôi sẽ bị ảnh hưởng ra sao? • Làm thế nào để biết là xạ trị có hiệu quả hay không? • Có phản ứng phụ nào lâu dài hay không? Hóa chất Hoá chất là những dược phẩm diệt tế bào ung thư. Thuốc vào máu, luân lưu khắp cơ thể và ảnh hưởng đến tế bào ung thư ở mọi nơi trong cơ thể. Thông thường, bác sĩ dùng nhiều lọai thuốc khác nhau, thuốc được truyền qua tĩnh mạch. Một vài loại dược phẩm có thể được uống. Hóa chất được dùng theo chu kỳ trị liệu. Giữa 2 lần trị liệu là một thời gian “nghỉ ngơi” để phục hồi. Thời gian phục hồi và số chu kỳ (lần) chữa trị tùy thuộc vào loại dược phẩm sử dụng. Bệnh nhân có thể được chữa trị tại trung tâm Y tế, tại văn phòng bác sĩ, hoặc tại nhà. Đôi khi, bệnh nhân cần được chữa trị tại bệnh viện. Phản ứng phụ tùy thuộc vào loại thuốc và lượng thuốc sử dụng. Hóa chất tiêu diệt tế bào ung thư nên sẽ ảnh hưởng đến những tế bào tăng trưởng nhanh chóng như: • Tế bào máu: Khi hóa chất chữa ung thư hạ thấp số tế bào máu khỏ mạnh, bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng, bầm tím hoặc chảy máu dễ dàng, và mệt mỏi, mất sức. Bác sĩ cần thử máu để đo lường số tế bào máu. Khi lượng tế bào xuống thấp, bác sĩ có thể dùng thuốc kích thích tủy xương chế tạo tế bào mới nhanh chóng hơn. • Tế bào bọc quanh chân tóc: Hóa chất gây rụng tóc. Tóc sẽ mọc trở lại sau khi chữa trị, tóc mới có thể khác màu hoặc thay đổi thể dạng (texture). • Tế bào lót các bộ phận tiêu hóa: Háo chất có thể gây kém ăn, buồn nôn và ói mửa, tiêu chảy, lở miệng. Bác sĩ và y tá có thể chỉ dẫn những cách giảm thiểu phản ứng phụ. Một số hóa chất gây ù tai, giảm thính giác, đau khớp xương, và cảm giác kim châm hoặc tê dại ngón tay, ngón chân. Những phản ứng phụ này thường sẽ biến mất sau khi chữa trị. Khi xạ trị và hóa chất được dùng cùng lúc, phản ứng phụ sẽ nặng nề hơn. Targeted therapy: Đây là loại thuốc dùng để ức chế sự tăng trưởng và lan tràn của tế bào ung thư . Thuốc vào máu, luân lưu khắp cơ thể và ảnh hưởng đến tế bào ung thư tại mọi nơi. Một số bệnh nhân bị NSCLC trong thời kỳ cuối được chữa trị bằng loại thuốc này. Có hai loại targeted therapy dành cho ung thư phổi: • Loại thuốc chích, truyền qua tĩnh mạch, được dùng tại văn phòng bác sĩ, bệnh viện, hoặc trung tâm y tế; dùng chung với hóa chất. Phản ứng phụ có thể bao gồm xuất huyết, ho ra máu, nổi mề đay, cao huyết áp, đau bụng, ói mửa hoặc tiêu chảy. • Loại thuốc uống, không dùng chung với hóa chất. Phản ứng phụ có thể bao gồm nổi mề đay, tiêu chảy, ngộp thở. Trong khi chữa trị, bệnh nhân được theo dõi kỹ lưỡng. Phản ứng phụ thường chấm dứt sau khi chữa trị. Quý vị có thể đặt câu hỏi với bác sĩ trước khi bắt đầu chữa trị hóa chất: • Tôi sẽ được chữa trị bằng những thứ thuốc nào? • Khi nào thì bắt đầu? Khi nào thì xong? Bao nhiều lần chữa trị? • Tôi sẽ được chữa trị tại đâu? • Tôi cần làm gì để tự chăm sòc trong khi chữa trị? • Làm thế nào để biết rằng việc chữa trị có hiệu quả? • Tôi cần báo cho bác sĩ biết về những phản ứng phụ nào? Có cách nào phòng ngừa không? • Có phản ứng phụ nào lâu dài hay không? Ý kiến thứ nhì Trước khi bắt đầu việc chữa trị, quý vị có thể tham khảo một bác sĩ khác để lấy ý kiến về chẩn đoán và chữa trị. Nhiều hãng bảo hiểm sẽ trả chi phí này nếu quý vị hoặc bác sĩ yêu cầu Quý vị cần một thời gian để thu góp tài liệu, y sử, các kết quả thử nghiệm và sắp xếp buổi tham khảo với một bác sĩ khác. Việc chờ đợi thường không ảnh hưởng đến kết quả của việc chữa trị. Để an tâm hơn, quý vị có thể thảo luận về việc chờ đợi này với bác sĩ của mình. Đôi khi, ung thư phổi cần được chữa trị ngay, chẳng hạn như chứng SCLC, bệnh nhân cần được chữa trị trong vòng 1-2 tuần lễ, không nên chờ đợi lâu. Nhiều cách để tìm một bác sĩ cho ý kiến thứ nhì: Hỏi bác sĩ của mình, hỏi chi tiết tại bệnh viện, những tổ chức y tế địa phương, trường Y khoa… để lấy tên một vị bác sĩ chuyên khoa. Chữa trị để dễ chịu hơn (comfort care) Ung thư phổi và các trị liệu có thể gây phản ứng phụ hoặc biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Bệnh nhân cần các trị liệu khác để ngăn ngừa hoặc giúp chịu đựng các phản ứng phụ cũng như biến chứng. Việc chữa trị để dễ chịu hơn có thể dùng trong khi hoặc sau các cuộc trị liệu chính: • Đau đớn: bác sĩ có thể dùng thuốc men để giảm đau hoặc bác sĩ chuyên khoa chữa trị đau đớn (pain specialist) có thể dùng các cách trị liệu để giảm đau. • Ngộp thở hoặc khó thở: Ung thư phổi thương gây ngộp thở. Bệnh nhân có thể được gửi đến các chuyên viên như bác sĩ chuyên về phổi hoặc repiratory therapist. Một số bệnh nhân dễ chịu hơn khi dùng thêm dưỡng khí (oxygen therapy), ánh sáng (photodynamic therapy), laser, cryotherapy (làm đông lạnh và hủy diệt tế bào ung thư), hoặc stent. • Nước đọng tại phổi: Ung thư trong giai đoạn sau cùng thương gây nước đọng tại phổi hoặc quanh phổi gây ngộp thở. Bác sĩ có thể rút nước từ phổi giúp bệnh nhân dễ thở hơn; đôi khi có thể dùng cách “đốt” để ngăn ngừa nước tích tụ. Bệnh nhân có thể cần được đặt ống tháo nước (chest tube). • Nhiễm trùng phổi được chẩn đoán bằng chụp hình quang tuyến và chữa trị bằng thuốc kháng sinh. • Ung thư lan đến não bộ gây ra các triệu chứng như nhức đầu, kinh phong, mắt thăng bằng khi đi đứng. Bác sĩ có thể dùng thuốc men để làm giảm sưng trướng, xạ trị hoặc giải phẫu đôi khi giúp bệnh nhân dễ chịu hơn. Bệnh nhân bị SCLC có thể được chữa trị bằng xạ trị để ngăn ngừa ung thư lan đến não bộ (prophylactic cranial radiation). • Ung thư lan đến xương: gây đau đớn và có thể gãy xương. Bác sĩ có thể dùng thuốc men hoặc xạ trị để giảm đau, và dùng thuốc để ngăn ngừa gãy xương. • Đau buồn: Lo âu, buồn rầu, tâm trí bất thường là những cảm tính bình thường khi bị bệnh nan y. Bệnh nhân có thể bớt đau khổ khi có cơ hội nói về nỗi lo âu, bất an của mình. Dinh dưỡng Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để duy trì sức khỏe là điều quan trọng. Bệnh nhân cần duy trì trọng lương, cần có đủ lượng chất đạm để nuôi dưỡng các hoạt động của cơ thể. Đôi khi sau những lần chữa trị, bệnh nhân bị mất sức, mệt mỏi và biếng ăn. Thực phẩm không còn sức hấp dẫn, và những vết lở trong miệng gây khó khăn cho việc nhai nuốt… Những yếu tố này khiến bệnh nhân bỏ ăn uống. Các chuyên viên về dinh dưỡng có thể chỉ dẫn những món thức ăn có nhiều calorie, nhiều chất đạm… để giúp bệnh nhân chóng hồi phục. Thăm bệnh định kỳ Sau khi chữa trị, bệnh nhân sẽ cần được khám bệnh định kỳ. Ngay cả khi không có dấu hiệu nào về ung thư tái phát, vẫn cần thăm bệnh vì mầm ung thư có thể còn sót lại trong cơ thể. Khám bệnh định kỳ giúp bác sĩ kiểm soát theo dõi diễn tiến của bệnh trạng, các loại thử nghiệm như thử máu, chụp hình phổi, CT scan, và nội soi phổi có thể được sử dụng khi tái khám. Nói cho bác sĩ biết nếu bị bệnh giữa những buổi khám bệnh định kỳ. Những nguồn hỗ trợ Chứng bệnh nan y như ung thư phổi có thể thay đổi cuộc sống của người bệnh và cả thân nhân. Những thay đổi này khó thích nghi và chấp nhận, nên điều dễ hiểu là bệnh nhân cũng như những người thân yêu thường trải qua những giai đoạn khó khăn, phân vân, bất an, buồn rầu. Người bệnh có thể lo âu về gia đình, công việc làm, hoặc sinh hoạt hàng ngày kể cả việc chịu đựng và thích nghi với việc trị bệnh, những chuyến ra vào bệnh viện, phản ứng phụ và những phí tổn trị liệu. Hầu như mọi người bị ung thư phổi là những người đã hút thuốc, nên bệnh nhân thường cho rằng những chuyên viên chăm sóc mang cảm tưởng là người bệnh đã gây ung thư cho chính mình; cảm tưởng bị “buộc tội”. Sống với căn bệnh nan y, người bệnh thường sợ hãi, tự trách, giận dữ hoặc buồn rầu. Những cảm tính này sẽ khiến đời sống nặng nề buồn thảm hơn. Bệnh nhân có thể tìm những nguồn hỗ trợ chia sẻ qua bạn hữu, thân nhân, chuyên viên tâm lý hoặc cả những bệnh nhân khác.
|
|
|
Ung Thư
Dec 21, 2010 15:53:37 GMT -5
Post by NHAKHOA on Dec 21, 2010 15:53:37 GMT -5
Nguồn hỗ trợ có thể bao gồm: • Bác sĩ, y tá, những chuyên viên trong nhóm trị liệu có thể trả lời hầu hết những câu hỏi liên quan đến bệnh trạng. • Chuyên viên xã hội, chuyên viên tâm lý hoặc những vị lãnh đạo tôn giáo có thể giúp đỡ phần tinh thần. Chuyên viên xã hội có thể giới thiệu hoặc chỉ dẫn những nguồn tài trợ, việc chuyên chở, trị liệu tại nhà… • Những nhóm hỗ trợ: bệnh nhân và người thân gặp gỡ các bệnh nhân khác và thân quyến họ để chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm về căn bệnh và việc chữa trị. Những nhóm hỗ trợ này có thể gặp gỡ qua sự họp mặt, điện thoại, hoặc qua internet. • Các chuyên viên tại 1-8-4-CANCER (điện thoại miễn phí trên lãnh thổ Hoa Kỳ) có thể giúp bệnh nhân tìm những chương trình hỗ trợ, dịch vụ và các tin tức, tài liệu liên quan đến ung thư. Sự hứa hẹn của ngành khảo cứu ung thư Bác sĩ tại Hoa Kỳ đang thực hiện nhiều cuộc thử nghiệm lâm sàng. Thử nghiệm lâm sàng được hoạch định với mục đích trả lời các câu hỏi quan trọng về cách trị liệu hữu hiệu nhất. Những tìm hiểu khoa học đã tạo được nhiều lợi ích, giúp con người sống lâu hơn, và khoa học tiếp tục tìm kiếm. Các chuyên gia đang tìm kiếm phương pháp ngăn ngừa ung thư phổi, cách tìm ra bệnh sớm hơn, cũng như cách trị liệu hiệu quả hơn. • Ngăn ngừa: Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ bảo trợnhung cuộc khảo cứu tìm hiểu tính hiệu quả của các hóa chất có thể ngăn ngừa chứng ung thư phổi. Chẳng hạn như bệnh nhân bị NSCLC trong giai đoạn đầu tiên đang dùng selenium xem chất này có giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của khối u mới hay không. • Truy tìm: Bác sĩ đang tìm hiểu xem các loại thử nghiệm mới có thể tìm ra ung thư phổi sớm và giảm thiểu nguy cơ tử vong từ chứng bệnh này. • Trị liệu: Chuyên gia đang tìm hiểu những cách chữa trị mới, và tìm hiểu việc dùng nhiều cách chữa trị chung với nhau. • Giải phẫu: Các bác sĩ giải phẫu đang tìm hiểu việc cắt bỏ tối thiểu các mô phổi và dùng nội xạ trị (brachytherapy) để hủy diệt các tế bào ung thư phổi còn sót lại; chưa biết cách trị liệu này có hiệu quả hơn không so với việc cắt bỏ một khối u lớn. • Hóa chất: Các chuyên gia đang thử những loại dược phẩm mới, và thử dùng nhiều loại dược phẩm chung với nhau. Họ cũng đang thử dùng hóa chất chung với xạ trị xem việc trị liệu có hiệu quả hơn không. • Targeted therapy: Bác sĩ đang thử việc chung “targeted therapy” với hóa chất và xạ trị. • Xạ trị: Chuyên gia đang tìm hiểu hiệu quả của việc dùng xạ trị tại não bộ với mục đích ngăn ngừa ung thư phổi, loại NSCLC lan đến não bộ. Nếu quý vị muốn tham gia cuộc thử nghiệm lâm sàng, hãy nói chuyện với bác sĩ của mình. Những người tình nguyện tham dự các cuộc khảo cứu này đã đóng góp rất nhiều cho nhân loại trong việc tìm hiểu chứng ung thư phổi và cách chữa trị hiệu quả hơn. Thử nghiệm lâm sàng có thể mang lại ít nhiều rủi ro, chuyên gia khảo cứu tận lực để bảo vệ bệnh nhân trong các cuộc khảo cứu này. Trang nhà của viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ có phần tin tức về thử nghiệm lâm sàng: h*tp://www.cancer.gov/clinicaltrials. Tại đây ngoài các tin tức về thử nghiệm còn có những chi tiết về các cuộc thử nghiệm lâm sàng về ung thư phổi. Nguồn tài liệu, tin tức từ viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ. Quý vị có thể lấy tin tức cho chính mình, thân nhân hoặc bác sĩ của mình. Điện thoại (miễn phí trên lãnh thổ Hoa Kỳ): 1-800-4-CANCER (1-800-422-6237). Điện thoại dành cho những người lãng tai: 1-800-332-8615 Trang nhà của viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ cung cấp tin tức về cách ngăn ngừa ung thư, truy tìm, chẩn đoán, chữa trị, di tính học, thử nghiệm lâm sàng. Ngoài ra còn có những dữ kiện về các chương trình khảo cứu, chương trình tài trợ và cả thống kê về ung thư. Trang nhà: h*tp://cancer.gov Nếu quý vị cần thêm chi tiết hoặc các dữ kiện khác, hãy dùng “online contact form” tại: h*tp://www.cancer.gov/contact hoặc gửi điện thư về: cancergovstaff@mail.nih.*** (thay thế *** bằng “gov”) Tài liệu Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ cung cấp những tài liệu (ấn bản, tạp chí) về ung thư, những tài liệu này bằng tiếng Anh và Tây Ban Nha. Quý vị có thể đặt mua (ấn phí tối thiểu) qua điện thoại, trên trang mạng hoặc bằng thư từ, hoặc vào trang nhà kể trên, và tự in phụ bản cho mình. Thư từ gửi về: Publications Ordering Service National Cancer Institute Suite 3035A 6116 Executive Boulevard, MSC 8322 Bethesda, MD 20892-8322 Chữa trị ung thư (Cancer Treatment) - Hóa chất trị liệu và bạn (Chemotherapy and You) - Xạ trị và bạn (Radiation Therapy and You) - Làm thế nào để tìm một bác sĩ hoặc nơi trị liệu nếu bạn bị ung thư (How To Find a Doctor or Treatment Facility If You Have Cancer) - Câu hỏi và câu trả lời về targeted therapy (Targeted Cancer Therapies: Questions and Answers) - Câu hỏi và câu trả lời về cách trị liệu ung thư bằng ánh sáng (Photodynamic Therapy for Cancer: Questions and Answers) Sống với ung thư (Living With Cancer) - Cách ăn uống dành cho người bị ung thư (Eating Hints for Cancer Patients) - Giảm đau đớn (Pain Control) - Thích ứng với ung thư thời kỳ sau cùng (Coping with Advanced Cancer) - Những ngày sắp tới: Đời sống sau khi chữa trị ung thư (Facing Forward Series: Life After Cancer Treatment) - Những ngày sắp tới: Những cách tạo sự thay đổi cho ung thư (Facing Forward Series: Ways You Can Make a Difference in Cancer) - Dành thời giờ: Hỗ trợ những người bị ung thư (Taking Time: Support for People with Cancer) Khi ung thư tái phát (When Cancer Returns) - Những tổ chức cung cấp dịch vụ giúp những người bị ung thư và thân nhân họ (National Organizations That Offer Services to People With Cancer and Their Families) Thử nghiệm lâm sàng (Clinical Trials) - Tham dự thử nghiệm lâm sàng (Taking Part in Cancer Treatment Research Studies) - Những cách trị liệu bên ngoài Y học "Chính thống" (phổ thông) (Complementary Medicine): Dự định dùng Y học Bổ Sung & Hoán Đổi: tài liệu chỉ dẫn cho những bệnh nhân ung thư (Thinking about Complementary & Alternative Medicine: A guide for people with cancer) - Những yếu tố nguy hại (Risk Factors) - Ngửi khói thuốc lá (từ người khác): Câu hỏi và câu trả lời (Secondhand Smoke: Questions and Answers) - Radon và ung thư (Radon and Cancer: Questions and Answers) - Ngưng hút thuốc (Quitting Smoking) - Làm sạch không khí: Ngưng hút thuốc hôm nay (Clearing the Air: Quit Smoking Today) - Bạn có thể ngưng hút thuốc (You Can Quit Smoking) - Ngưng hút thuốc: Tại sao và làm thế nào để được giúp đỡ (Quitting Smoking: Why to Quit and How to Get Help) - Sự thật về loại thuốc lá "nhẹ" (The Truth About "Light" Cigarettes) Người chăm sóc bệnh nhân (Caregivers) - Khi người thân yêu được chữa trị bệnh ung thư: hỗ trợ người chăm sóc (When Someone You Love Is Being Treated for Cancer: Support for Caregivers) - Khi người thân yêu bị ung thư ở giai đoạn cuối: hỗ trợ người chăm sóc (When Someone You Love Has Advanced Cancer: Support for Caregivers) - Những ngày sắp tới: Khi cuộc chữa trị ung thư của người thân chấm dứt (Facing Forward: When Someone You Love Has Completed Cancer Treatment)
*What you need to know about lung cancer, NCI, July 2007. NIH-Tài liệu 07-1553
Bs Trần Lý Lê, Chuyên Khoa Nội Thương và Ung Thư
|
|
|
Ung Thư
Jun 14, 2012 15:11:36 GMT -5
Post by NHAKHOA on Jun 14, 2012 15:11:36 GMT -5
7 bước chống bệnh ung thư (VienDongDaily.Com - 28/04/2012) BS. Nguyễn Thị Nhuận
Lâu lâu lại thấy báo chí loan tin, đại loại như “aspirin làm giảm nguy cơ ung thư”. Những loại tin về ung thư giống như tin này thỉnh thoảng xuất hiện, đôi khi trái ngược, khiến đa số chúng ta hoang mang không biết đâu là sự thật. Sau đây là những bước thay đổi nhỏ trong cuộc sống của bạn, để làm giảm nguy cơ bị ung thư, một trong những nguyên nhân cao nhất gây ra cái chết:
1. Không dùng thuốc lá Tất cả những loại thuốc lá đều dễ gây ra ung thư. Ngưng dùng thuốc lá hoặc không đến gần những người hút thuốc, là một trong những quyết định quan trọng nhất cho sức khỏe của bạn. - Hút thuốc lá liên quan tới rất nhiều bệnh ung thư khác nhau như: bàng quang, cổ tử cung, thực quản, thận, môi, phổi, miệng, tụy tạng, thanh quản (phát ra tiếng nói). - Nhai thuốc lá cũng có thể gây ra ung thư thực quản, miệng, cổ họng. - Hít thuốc lá nhai (snuffing) cũng gây ra ung thư thực quản và miệng. Ở gần những người hút thuốc và hít khói của họ, cũng làm bạn bị tăng nguy cơ ung thư phổi đáng kể.
2. Ăn những thức ăn lành mạnh Hội Ung Thư Hoa Kỳ khuyên bạn nên: - Ăn nhiều thức ăn thực vật, ít nhất là 5 phần ăn thuộc nhóm trái cây và rau mỗi ngày. Ngoài ra nên ăn ngũ cốc sử dụng nguyên hạt (whole grains) và các loại đậu (beans) nhiều lần trong ngày. Thay vì ăn những thức ăn chứa nhiều calories, nên thaythế bằng rau và trái cây, bạn sẽ giảm cân hoặc giữ cân dễ hơn. Ăn rau và trái cây nhiều có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột già, thực quản, phổi, bao tử. - Giảm bớt chất béo: Nên ăn những thức ăn ít béo. Chất béo, nhất là chất béo động vật, chứa nhiều calories, khiến chúng ta dễ nặng cân hay béo phì, dễ đưa đến ung thư. - Uống rượu vừa phải thôi. Càng uống nhhiều rượu, càng uống lâu ngày, thì nguy cơ bị ung thư miệng, cổ họng, thực quản, thận, gan và vú, càng tăng cao. Ngay cả uống vừa phải – được định nghĩa là 2 xuất cho đàn ông và 1 xuất cho đàn bà, 1 xuất cho cả ông lẫn bà quá 65 tuổi, mỗi ngày – cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
3. Hãy hoạt động lên và giữ số cân lành mạnh Giữ số cân lành mạnh và vận động thường xuyên, cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc chống bệnh ung thư. Cân nặng quá khổ dễ bị ung thư vú, ruột già, thực quản, thận, bao tử và tử cung. Vận động thường xuyên giúp chống béo phì và chỉ với vận động thường xuyên thôi, nguy cơ ung thư vú, ruột già, tuyến tiền liệt và tử cung của bạn cũng giảm bớt. Bạn nên vận động ít nhất là 30 phút mỗi ngày. Một khi đã vận động đủ như trên, nếu vận động thêm hơn nữa, nguy cơ ung thư càng giảm đi. Mỗi lần vận động có thể gồm những vận động nhẹ nhàng như đi bộ nhanh, quét lá trong vườn, khiêu vũ. Có thể hỏi bác sĩ về những chương trình vận động thích hợp cho mình. Điều quan trọng nhất là hãy tập tính hoạt động, đứng lên ngồi xuống làm việc, thay vì cứ ngồi một chỗ.
4. Tránh mặt trời Ung thư da là một trong những loại ung thư xảy ra nhiều nhất và dễ tránh nhất. Ra nắng nhiều là nguyên nhân gây ra ung thư da nhiều nhất, kế đến mới tới nhiễm chất độc hay quang tuyến X. Đa số những ung thư da xuất hiện ở những vùng da lộ ra ngoài quần áo như mặt, tay, cánh tay và tai. Gần như ung thư da nào cũng chữa được khi được khám phá ra sớm, nhưng nếu tránh không bị thì vẫn tốt hơn. Nên: - Không ra nắng trong khoảng thời gian chói chang nhất, từ 10 giờ sáng tới 4 giờ chiều. - Ở trong bóng râm nếu cần ra ngoài. - Che kín hết những vùng lộ ra. Mặc quần áo mầu nhạt, rộng rãi, nhưng có sợi dệt khít khao để tránh tia tử ngoại của ánh sáng mặt trời. Mang nón rộng vành. - Dùng kem chống nắng nhiều, kem cần có độ chống nắng ít nhất là 15. - Không dùng “tanning beds” hay “sunlamps”, tức những dụng cụ làm da nâu. Những thứ này có thể làm hại da đưa đến ung thư.
5. Chích ngừa đầy đủ Mọt vài loại ung thư khởi đầu là những nhiễm trùng. Do đó ta nên chích ngừa những bệnh nhiễm trùng này. Gồm có: - Viêm gan B. Nhiễm siêu vi này sẽ bị viêm gan và sau đó, ung thư gan. Ở Mỹ, tất cả trẻ em sơ sinh đều được chích ngừa viêm gan B. Người lớn cũng cần chích ngừa, nhất là những người có nhiều nguy cơ nhiễm bệnh. - Siêu vi HPV (human papilloma virus) lây qua đường tình dục, gây vết thương như mụn cóc ở bộ phận sinh dục, đưa đến ung thư cổ tử cung. Thuốc ngừa siêu vi này được chích cho các em từ 9 tuổi tới 26 tuổi.
6. Tránh làm những chuyện nguy hiểm Gồm có những hành vi dễ đưa đến nhiễm trùng hay thương tổn, thí dụ như tình dục bừa bãi không dùng những biện pháp bảo vệ hoặc chích ma túy dùng kim chung, sẽ đưa đến: - Nhiễm siêu vi HPV như đã nói ở trên. Ngoài ung thư cổ tử cung, HPV còn có thể đưa đến ung thư hậu môn, dương vật, cổ họng, âm hộ và âm đạo. Càng có nhiều bạn tình càng dễ bị lây HPV. - HIV. Siêu vi này gây ra bệnh AIDS. Người mang HIV hoặc bị bệnh AIDS dễ bị ung thư hậu môn, cổ tử cung, gan, bạch huyết và ung thư da Kaposi. Có nhiều bạn tình và chích ma túy dùng chung kim chích, dễ đưa đến nhiễm HIV. - Viêm gan B và C. Viêm gan mãn tính B và C dễ đưa đến ung thư gan. Siêu vi B và C lây qua đường tình dục và kim chích chung. Muốn tránh ung thư ta nên tránh những hành vi dễ đưa đến nhiễm các loại siêu vi trên, như có bạn tình bừa bãi, không tự bảo vệ bằng bao cao su, hoặc dùng chung kim chích.
7. Thử nghiệm tìm bệnh thường xuyên Tự khám nghiệm và thử nghiệm tìm bệnh theo định kỳ là những phương pháp giúp ta tìm ra bệnh sớm, dễ có cơ hội chữa hết. Nên thử nghiệm da, miệng, ruột già và trực tràng. Nếu là đàn ông, nên thử nghiệm tuyến tiền liệt và trứng dái. Nếu là đàn bà, thử nghệm cổ tử cung và vú. Tự khám thân thể mình để tìm ra những thay đổi hầu tìm ra bệnh sớm.
|
|