Post by NHAKHOA on Mar 14, 2009 13:28:23 GMT -5
Thiền Ðịnh và Trị Liệu
Saturday, January 31, 2009
Minh Phúc, Ph.D.
Phật Thích Ca, 2500 năm xưa, đã nguyện ngồi thiền dưới cội Bồ Ðề cho đến khi chứng đạt Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác hay thành Phật. Thiền định gồm có nhiều phương pháp nhằm phát triển chánh niệm, tập trung, thanh tịnh, tỉnh giác và tột đĩnh đạc giác ngộ giải thoát. Những kỹ thuật hành thiền cơ bản được ghi chép trong nhiều kinh sách, cũng như được truyền thừa và đa dạng hóa qua hàng ngàn năm.
Trên phương diện sức khỏe, thiền định được xem như một nghệ thuật thư giãn, trong cố gắng giảm thiểu sự căng thẳng bức xúc, đau đớn, tạo cảm giác an lạc, giúp quân bình thân tâm và trị liệu các chứng bệnh.
Chỉ riêng trong Phật Giáo cũng đã có hơn 8 vạn 4 ngàn pháp môn tu tập và số lượng phương pháp hành thiền cùng những chứng bệnh nan y cứ tiếp tục leo thang theo đà phát triển của khoa học kỹ thuật.
Trong 5 thập niên qua khoa học và y học càng ngày càng chú ý đến thiền, với nhiều nghiên cứu, để được xem như là phương pháp trị liệu bổ sung-thay thế đối với nhiều bệnh trạng khác nhau như trầm cảm, căng thẳng, lo sợ, mất trí nhớ, đau nhức, mệt mỏi, mất ngủ, cảm cúm, ung thư, AIDS (Sida), tê khớp, tim mạch, viêm gan, tiểu đường, suyễn, nghiện ngập, tăng tiến tuổi thọ, vân vân. Ngay chính những tư tưởng tiêu cực, căng thẳng, xúc động và ưu phiền trong cuộc sống làm cho bệnh trạng càng thêm trầm trọng và nguy hiểm. Thiền định chú trọng và có tác dụng làm cho thân tâm được lắng dịu thanh tịnh, từ đó những trăn trở khổ đau do bệnh tật gây nên cũng được thiên giảm hay tiêu trừ.
Ðức Phật cũng là bậc y sư khi thuyết về câu chuyện người trúng mũi tên độc, không lo nhổ mũi tên, hút máu độc và dùng thuốc rịt vết thương cho lành, mà cứ bâng khuâng muốn tìm hiểu ai đã bắn mình và vì sao bị bắn, v.v. thì e đã quá trễ, không còn cứu được sinh mạng. Thật ra trong câu chuyện ẩn dụ này, Ðức Phật muốn khuyên nhủ một tỳ kheo nên chuyên chú tu hành hơn là mất thì giờ để tâm vào những tìm hiểu khoa học viển vông như thế giới này là hữu biên hay vô biên, nguồn gốc phát sinh loài người, v.v.
Trong thời buổi văn minh tiến bộ này, không phải tất cả mọi sự kiện đều được khoa học giải thích rõ ràng, hoặc những gì được khoa học chứng minh đều là đúng. Tuy vậy “nói có sách mách có chứng” hay căn cứ vào những gì đã được nghiên cứu và công nhận thì vẫn được nhiều người nghe hơn.
Cơ chế Thiền Ðịnh
Những tác dụng và ảnh hưởng của thiền định có thể được thể hiện dưới 3 cơ chế sau đây.
Cơ chế tín ngưỡng
Tư tưởng Phật Giáo không chủ trương thần thánh hóa, tôn thờ một thần linh hay đấng thượng đế nào. Do đó nhiều khi đạo Phật được xem không phải là một tôn giáo để tín đồ cầu xin phép lành, ân huệ, hay cứu rỗi như trong các đạo khác. Giáo lý nhà Phật rất thực tiễn và thấu triệt: mọi sự vật đều bị chi phối bởi vô thường biến đổi, nhân quả nghiệp duyên và trầm luân sinh tử. Thiền định được xem như trái tim của nhà Phật và là trung tâm của đời sống đạo hạnh giúp đạt đến mức độ cao xa của tỉnh giác. Từ trạng thái vô minh hay tiêu cực mê mờ của tâm tiến lên trạng thái tích cực sáng suốt hay minh tâm kiến tánh. Mọi chúng sanh đều có Phật tánh (chơn tâm, bản lai diện mục) hay cái tâm thuần khiết trong sáng, nhưng bị những phiền não tham sân si che lấp như án mây đen phủ kín bầu trời. Thiền định có công năng giúp tâm được thanh lọc dứt trừ mọi cấu nhiễm, đạt an lạc thanh tịnh và giác ngộ giải thoát như trời quang mây tạnh, trăng sáng rỡ ràng. Cũng chính là lúc ông Phật hiện ngay trong tâm mình không phải tìm kiếm đâu xa. Ðó là ý niệm “tức Tâm tức Phật” của Ðạo Nhất Mã Tổ, hay hiện tượng đại ngộ “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” (Kinh Kim Cang) của Lục Tổ Huệ Năng, trụ tâm đến không chỗ trụ mà sanh được tâm kia, cái tâm tĩnh tịch - tròn đầy - trong sáng.
Vạn pháp do tâm tạo, những bệnh tật khổ đau là do tâm duyên theo trần cảnh, môi sinh ô nhiễm độc hại và cuộc sống bon chen hỗn tạp đầy căng thẳng bức xúc, thì cũng chính tâm sẽ chữa trị chúng qua thiền định.
Trong Ðạo Thiên Chúa, căn bản thần học trong thiền định được xem là nằm tận đáy lòng con chiên, là tâm của Giêsu - người đang cầu nguyện trong con chiên, với con chiên và cho con chiên. Ðây là sự quán chiếu diễn tả tột đỉnh đời sống tâm linh và trí thức một cách tích cực trong trạng thái tỉnh giác hoàn toàn.
Ấn Ðộ là xứ có truyền thống lâu đời về thiền định, ngay cả trước thời Phật Thích Ca. Theo Ấn Giáo, danh từ thiền định được hiểu như là một trạng thái tĩnh lặng, tỉnh táo và tập trung một cách ráo riết, qua đó tri thức và tỉnh giác được đánh thức dậy từ bên trong, khi chú tâm vào một sự vật hay một dòng tư tưởng cho đến lúc đạt đến và hòa nhập vào sự bình yên thánh thiện, đồng nhất với vũ trụ và Thượng Ðế.
Trong phép thiền quán niệm hơi thở (Anapana Sati), Ðức Phật đã chỉ dạy trong Ðại Tạng Kinh Pali (Mahasatipatthana Sutta): Tỳ kheo tìm đến khu rừng, dưới gốc cây hay nơi trống vắng, ngồi tréo chân, giữ lưng thẳng, chú ý hơi thở ra vào nơi chóp mũi và khởi lên chánh niệm trước mình.
Khi chánh niệm được duy trì, hơi thở càng trở nên nhẹ nhàng lặng lẽ, thân thể được êm dịu thanh thản như có cơn gió nhẹ thoáng qua. Với sự tĩnh lặng của tâm, hơi thở càng trở nên vi diệu cho đến lúc có cảm giác như ngừng thở, kéo dài trong nhiều phút, nhưng thật sự hơi thở vẫn tồn tại. Dần dà tâm được giải phóng khỏi 5 triền cái (ham muốn, giận hờn, hôn trần, trào hối và nghi hoặc). Hành giả càng đạt thêm sự bình thản và an lạc. Các thiền tướng bắt đầu xuất hiện báo hiệu thành quả của chánh định. Hành giả bắt đầu vào cận định (upacara samadhi) và khi chánh định phát triển thêm nữa sẽ đạt đến toàn định (appana samadhi). Ðến đây khai thông cho sự chứng đạt nhất thiền, và tiếp tục miên mật sẽ vào các quả thiền cao hơn: nhị thiền, tam thiền và tứ thiền. Hành giả tiếp tục phát triển chánh niệm qua tuệ quán (Vipassana). Ở mức độ cao hơn, tâm trạng như được thoát tục và bắt đầu vào giai đoạn nhập lưu, rồi tiến lên các quả vị thanh văn khác trong chánh định. Khi mọi xiềng xích trói buộc không còn dính mắc, dứt sạch ngã chấp, chứng quả vi thanh văn thứ tư - A La Hán, ra khỏi luân hồi sanh tử. Hầu hết những đệ tử lớn của Phật đều chứng đạt quả vị này, ngoại trừ Ðề Bà Ðạt Ða mưu toan giết Phật để được làm Phật.
Cơ chế tâm lý
Tâm lý chung là khi những căng thẳng hay phiền não dấy lên báo hiệu sự dày vò tâm trí, người ta có khuynh hướng làm cho chúng lắng dịu thay vì phải chịu đựng. Khi một chuỗi tư tưởng loạn động gây ra biến cố bức rức tâm trí, hành giả an trú trong thiền định qua sự tập trung hay quán chiếu vào một đề mục làm cho chúng tan biến đi. Từ đó đem tâm trở về trạng thái bình yên, tạo dựng thái độ không còn sợ hãi khiếp nhược, là hiệu quả và đặc tính căn bản của thiền định.
Một cơ chế khác về tâm lý là sự thiếu lưu thông giữa các cơ năng tâm thần, gây nên sự bức bách ứ đọng bên trong. Rất thường xuyên, các hiện tượng như lời nói, tưởng tượng, xúc cảm là những ngăn kín chật hẹp mà thiền định là nhịp cầu giúp chúng được thông thoáng hòa hợp với nhau. Chẳng hạn thường xuyên đặt sự chú ý của tâm vào những tác động lên thân-khẩu- ý là một phương cách thông thoáng hữu hiệu nhất.
Trái lại, nếu lạm dụng thiền định như một hành vi đè nén - ức chế tâm thì có khi phải gánh chịu những hậu quả khốc hại, như trong trường hợp quá cuồng tín theo một phép thiền sai lệch. Chẳng hạn khi hành giả niệm tên các vị thần linh hay các thần chú vô nghĩa cả hàng ngàn lần, cho đến khi trở thành nhàm chán, tâm trí mờ mịt, lạc vào thế giới mộng du ảo tưởng, không còn lý luận hay phán đoán được gì. Từ đó phát sinh những cảm thọ hỉ lạc giả tưởng, không thể phân biệt quá khứ-hiện tại-vị lai hoặc ngay cả sự chết. Ðây là trường hợp bị “tẩu hỏa nhập ma” mà chính đương sự không hề hay biết, chỉ có người ngoại cuộc mới nhận thấy những hành vi bất thường - điên dại của mình qua sinh hoạt hàng ngày. Do vậy, trong lúc ngồi thiền, phải luôn cảnh giác, tỉnh thức, và giữ chánh niệm. Nếu cảm thấy quá si mê hôn trầm thì nên đứng lên hay rời khỏi bồ đoàn.
Có một hiện tượng tâm bệnh xảy ra cho một tu sĩ trẻ tuổi tại ngoại ô Lhasa - Tây Tạng. Tu sĩ này sinh tâm không thích ngôi chùa mình đang tu tập, nằm ngay dưới chân một ngọn đồi, mà lại phóng tâm ưa thích một ngôi trường kế cận. Từ đó tu sĩ khởi sinh một ý tưởng là mong cho ngọn đồi trượt xuống và đè bẹp lên ngôi chùa trong khi ngôi trường thì vẫn còn nguyên vẹn. Thế rồi cái tâm bất thiện này cứ bủa vây trong đầu óc người tu sĩ, đến nỗi biến thành chứng nhức đầu bức rức và thần kinh khủng hoảng. Cuối cùng tu sĩ thú thật và xin vị trụ trì ngôi chùa cứu giúp. Thầy trụ trì khuyên từ đây luôn luôn quán niệm cho ngọn đồi thật sự đè nát ngôi chùa, đè bẹp mọi thứ trong chùa kể cả thân mạng của chính mình. Người tu sĩ trẻ làm y lời thầy và chỉ trong một thời gian ngắn thì hết chứng đau đầu và không còn ảo tưởng này nữa.
Chung qui, điểm căn bản trong tiến trình hành thiền là sư chú tâm, và quan trọng hơn hết, chú tâm là một sự thực hành trong kiên nhẫn chứ không phải lý thuyết gì xa xôi. Có một thiền sinh cảm thấy rất khổ sở vì không đạt được thành quả trong công phu hành thiền nên đến yết kiến thiền sư của mình và nhờ chỉ cho cách vượt qua chướng ngại. Vị thiền sư đang trong thời kỳ tịnh khẩu nên chỉ viết ra trên giấy chữ “chú tâm”. Thiền sinh không hiểu nên nhờ thầy giảng thêm. Thiền sư lại viết thêm “chú tâm, chú tâm” và trao cho đệ tử. Người đệ tử vẫn không đạt được ý thầy mình muốn nói gì nên đòi giải thích thêm nữa. Cuối cùng thiền sinh nhận được toàn bài học trên giấy: “chú tâm, chú tâm, chú tâm... có nghĩa là chú tâm”.
Cơ chế sinh lý
Thật hết sức khó khăn khi phải sử dụng các kỹ thuật và dụng cụ khoa học đề đo lường và kiểm nghiệm những biến chuyển của cơ thể trong lúc hành thiền, nhưng người ta vẫn có thể thực hiện và chứng minh được những tác dụng hữu ích của thiền.
Cơ thể con người có những phản ứng tự động không qua ý thức để thích ứng với môi trường sống như các phản ứng run rẩy khi rét lạnh, tim đập nhanh khi chạy nhảy, toát mồ hôi khi trời nóng nực, v.v. Tuy nhiên với những cố gắng có ý thức như qua thiền định người ta cũng có thể điều khiển được những phản ứng tự nhiên này.
Hành giả lần đầu tiên khi thâm nhập sâu vào thiền định, hơi thở trở nên chậm rãi, nhẹ nhàng, và có khi ngưng trệ hoàn toàn, chính lúc này có thể trải nghiệm đối diện qua cơn sợ hãi bị ngừng thở và sự chết. Nhưng mối nghi được xóa tan ngay qua sự chú tâm vào hơi thở và giữ vững chánh niệm.
Sự hô hấp giảm thiểu hoặc ngừng trệ gây nên tình trạng “hypoxia” - lượng oxy trong máu giảm hạ, có tác dụng làm phóng thích các hormone (endorphins) gây mê và tạo cảm giác êm ái dễ chịu. Những chứng nghiệm cho thấy các đạo sĩ yogi Ấn Ðộ có thể điều chỉnh lượng oxy trong máu theo ý muốn của mình và tự chôn sống trong một thời dài mà không hề hấn gì. Các thiền sư Nhật Bản cũng có thể làm giảm nồng độ oxy 20% trong lúc hành thiền. Với thiền tiên nghiệm TM, lượng oxy có thể giảm đến 40% và tỷ lệ hô hấp chỉ còn 50%, nhiều hơn gấp bội so với lúc ngủ mê. Ðiều này chứng tỏ tác dụng hiệu quả của thiền định trong tiến trình biến hóa của thân-tâm.
Những khóa thiền kéo dài 30-40 phút cho thấy lượng lactate giảm hạ và lượng phenylalanine tăng lên 20% trong các cơ mô. Hành thiền cũng làm cho lượng máu đến thận và gan giảm đi trong khi lượng máu đến não gia tăng, huyết áp gia giảm tạo ảnh hưởng tốt cho các bệnh tim mạch. Tính đối kháng của da cũng gia tăng làm giảm hoạt động giao cảm và nhờ đó đem lại trạng thái thư giãn.
Những kết quả thực nghiệm cũng cho thấy việc hành thiền làm giảm những kích thích tố gây căng thẳng như cortisol và ATCH, hormone kích thích tuyến giáp TSH và hormone tăng trưởng; trong khi gia tăng hormone thư giãn serotonin và hợp chất arginine vasopressin giúp cho trí nhớ và sự học tập.
Kỹ thuật điện não đồ EEG (ElectroEncephaloGraphy) khám phá một điều mới lạ qua hành thiền là làm giảm thiểu các sóng não kích động như beta và delta trong khi gia tăng các sóng có tác dụng êm dịu như alpha, gamma và theta.
Khoa học gia thần kinh Richard Davidson công bố kết quả nghiên cứu vào đầu năm 2005, khi sử dụng EEG để đo sóng não các vị sư Tây Tạng trong lúc hành thiền từ bi quán. Kết quả cho thấy các nhà sư luôn luôn có sự hoạt động rất cao của sóng gamma so với người bình thường. Trong thiền định, sự hoạt động của não bộ tập trung ở vùng não phía trước (prefrontal cortex), nơi đây các sóng liên hệ có tác dụng tạo nên sự an lạc và tỉnh giác rất sâu và lâu bền.
Vài kỹ thuật tinh vi hơn như fMRI (functional magnetic resonance imaging), cho biết kết quả ngay trong một thời gian ngắn, được sử dụng đo dòng máu trong não và sự hoạt động của não, cho thấy thiền định không có tác dụng như khi ngủ nghỉ mà là một trạng thái thư giãn trong tỉnh thức.
Những phép thiền trị liệu
Hiện tại có rất nhiều phương pháp hành thiền khác nhau của các tôn giáo và trong dân gian, nhưng được nghiên cứu và áp dụng trị liệu nhiều nhất là thiền Tập Trung CM (Concentrative Meditation) và thiền Chánh Niệm MM (Mindfulness Meditation).
Thiền Tập Trung
Thiền tập trung thường được sử dụng như là phương pháp căn bản cho hành giả mới bắt đầu và cũng dành cho bệnh nhân. Người tập thiền chỉ cần chú tâm vào một sự vật như hơi thở, âm thanh, lời niệm, vân vân. Một kỹ thuật đơn giản là có thể ngồi hay nằm (bệnh nhân) thoải mái ở một nơi yên tĩnh, không khí trong lành, mắt nhắm hay mở và chú ý theo dõi hay đếm hơi thở ra vào, tiếng tí tách của đồng hồ, hoặc niệm một vài chữ hay lời kinh mình ưa thích. Khi chú mục như vậy, vọng tưởng lắng dịu, nhịp điệu hơi thở dần dà trở nên chậm rãi nhẹ nhàng, giúp thân tâm được thanh tịnh và an ổn.
Những phép tụng niệm như tụng kinh - niệm chú, thì hầu như các tôn giáo đều áp dụng tương tự như nhau. Pháp môn niệm Phật cho đến “nhất tâm bất loạn” cũng chẳng khác gì một phương pháp hành thiền đạt đến sự định tâm. Nhiều Phật tử theo phép Thiền-Tịnh song tu hay vừa tham thiền vừa tụng kinh niệm Phật. Bên Thiền Tông cũng thường tụng Bát Nhã Tâm Kinh trong các khóa thiền. Một thiền sư Việt Nam cho biết có lần mình ngồi thiền niệm “Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật” thì tự nhiên cứ thấy phải niệm liên tục như vậy trong suốt cả buổi sáng, không dừng lại được. Từ đó thiền sư này bắt đầu chú trọng về phép niệm Phật. Các thiền đường Lâm Tế ở Nhật cũng thường cho thiền sinh một thoại đầu hay công án để quán tưởng. Như trong công án “vô”, thiền sinh trong lúc ngồi thiền niệm thành tiếng kéo dài “mu...” Một công án khác là “tiếng vỗ của một bàn tay”. Có một thiền sinh nhận công án này rồi cứ phải suy tưởng là tiếng gì, sau đó đem trình thầy những đáp án như tiếng chuông ngân, trẻ khóc, chó sủa, chim hót, ngựa hí, còi hụ, v.v. nhưng đều bị từ khước và bắt phải cố gắng nhiều hơn nữa. Thiền sinh tiếp tục quán chiếu đến lúc tâm tư mệt mỏi chán chường, không còn sức phấn đấu muốn bỏ cuộc, thì đột nhiên khởi lên một ý niệm và vội vã tìm đến trình thầy& đó là tiếng vọng của sự im lặng, tương hợp với ý thầy.
Trong thiền tông Trung Quốc cũng có những thiền sư thích niệm một cái gì trong lúc ngồi thiền như “Tĩnh tĩnh lặng lặng, Liễu liễu thường tri” (Tĩnh tĩnh lặng lặng, Rõ ràng thường biết) để nhắc nhở tâm luôn được tỉnh giác. Phật tử trong môn phái Nhật Liên chỉ chú trọng vào Kinh Pháp Hoa và niệm một câu duy nhất “Namu Myo Ho Len Ge Kei” (Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh). Trong phép niệm Phật thì “Namu Amita Buddha” (Nam Mô A Di Ðà Phật) hay niệm danh hiệu các vị Bồ Tát như Quan Âm, Ðịa Tạng, v.v. Trong Mật Tông Tây Tạng và Mông Cổ, người tu niệm sâu trong cổ họng âm thanh nghe rất trầm hùng câu chú “Om Mani Pad Me Hong” (Án Ma Ni Bát Di Hồng).
Trong Thiên Chúa Giáo, các con chiên cũng hành thiền khi tụng kinh cầu nguyện vào mỗi tối trước khi ngủ.
Có một số Phật tử Việt Nam tu theo phép thiền xuất hồn (thiền Ông Tám), hiện tại được gọi là “Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp”. Theo nguyên văn ghi trong website chỉ dẫn về phép thiền này “tập trung trí ý lên đỉnh đầu, với ý thầm nguyện xuất hồn lên đảnh lễ Phật. Chỉ chú tâm lên xoáy óc một chút thôi, rồi sau đó nhìn thẳng trung tâm giữa 2 chân mày lâu chừng nào tốt chừng nấy, ý chí thả lỏng, tâm phẳng lặng và ý dỗ cho ngủ. Ngồi càng lâu càng tốt. Khi thiền định, ngứa mình, tê chân hay có ý động loạn thì chỉ niệm Nam Mô A Di Ðà Phật ngay trung tim bộ đầu”.
Trong Tịnh Ðộ Tông cũng có rất nhiều phương pháp giúp tâm không bị vọng động như niệm Phật theo hơi thở, niệm liên tục không gián đoạn, tai lắng nghe âm thanh tiếng niệm, lần theo chuỗi hột, tụng kinh theo tiếng mõ, quán tưởng hình ảnh chư Phật-Bồ Tát, v.v. nhưng mục đích tối hậu là để đến phút giây lâm chung được Tây Phương Tam Thánh (A Di Ðà, Quan Âm, Thế Chí) đến rước về Cửu Phẩm Liên Hoa miền cực lạc.
Ðặc biệt trong 50 năm qua, các nước phương Tây đã áp dụng thiền tiên nghiệm TM (Transcendental Meditation) cho nghiên cứu y học và ứng dụng trị liệu tại nhiều trung tâm thiền, bệnh viện, công tư sở và học đường.
Thiền tiên nghiệm TM do đạo sĩ Ấn Ðộ Maharishi Mahesh Yogi (1917-2008), theo truyền thống Vệ Ðà, mang đến Âu Mỹ từ năm 1958. Chủ trương của Maharashi là tạo ra một trung tâm thiền TM cho mỗi một triệu người. Ông đã đào tạo gần 10,000 giảng viên ở khắp nơi. Nhờ kỹ thuật đơn giản trong ứng dụng nên loại thiền này rất được phổ biến. Cho đến nay đã có chừng 600 nghiên cứu khoa học và y học về thiền TM liên quan đến trị liệu đối với nhiều loại bệnh trạng khác nhau. Ngay trên đất Mỹ có một đại học mang tên Mahashiri.
Phương pháp chung là mỗi ngày hành thiền 2 lần, mỗi lần 15-20 phút, trước bữa ăn (bụng trống dễ hành thiền hơn) với mắt nhắm lại. Phải do một người thầy hay giảng viên trực tiếp chỉ dạy và đặc biệt truyền cho câu mật chú mantra, để hành giả có thể niệm thầm hay niệm thành tiếng trong lúc hành thiền. Chương trình gồm có 7 thứ mục với 2 bài học giới thiệu, một cuộc phỏng vấn, và 4 buổi học (2 giờ) cho 4 ngày kế tiếp. Phương pháp thiền TM được cho là khá giản dị, thiên nhiên và không gượng ép. Qua tiến trình hành thiền, hành giả sẽ đạt đến một ý thức tiên nghiệm được gọi là trạng thái chính yếu thứ 4 của ý thức, một trạng thái tỉnh thức hoàn toàn, khác biệt với 3 trạng thái: thức tỉnh, nằm mơ và ngủ say.
Thiền tiên nghiệm đã được đăng ký và bảo vệ với thương hiệu (trademark) TM, nên đã trở thành một loại sản phẩm thương mại. Vào thời điểm năm 2007, có nơi học viên phải đăng ký và đóng học phí đến 2,500 đô la cho một khóa học, kèm theo điều kiện không được tiết lộ câu mật chú mà người thầy đã truyền cho, với lý do là mật chú sẽ mất linh nghiệm nếu bật mí cho người khác biết. Tuy trung thành với chủ trương của hệ thống huấn luyện thiền TM, nhưng một số giảng viên khi viết tài liệu hay nghị luận cũng hé mở một số chi tiết về phép thiền này. Ví dụ chọn một nơi yên tịnh, ngồi nhắm mắt, giữ hơi thở tự nhiên, và tự chọn lựa cho mình một vài chữ mantra, có tính cách nhẹ nhàng và trung tính, ví dụ như “tỉnh thức”, “thư giãn”, v.v. hay bất kỳ lời kinh câu kệ ưa thích nào của mình. Có thể niệm thầm hay tụng lớn tiếng mantra này bằng cách lập đi lập lại trong suốt thời gian hành thiền 15-20 phút. Khi tâm xao động cần nhớ trở về với mantra và tiếp tục niệm như trước. Chỉ giản dị vậy thôi, nhưng cũng có tác dụng thư thái dễ chịu như một giấc nghỉ trưa 1-2 giờ.
Người Tây phương hành thiền TM tự do rất thích các danh từ, một hình thức mantra, như “peace” (hòa bình) và “love” (yêu thương). Nhưng cũng có khi đang niệm “love, love, love...” giữa chừng bất chợt thành ra “I love candy” (tôi thích ăn kẹo) thì phải làm sao? Ðến lúc này chỉ cần nhớ lại mantra “love” và bắt đầu niệm trở lại cho tâm khỏi nhảy lăng xăng như con khỉ, “tâm viên ý mã” là như vậy.
Một loại thiền tân thời được gọi là thiền giải tỏa Avrassana của nhóm Theohumanity do Daniel Stacy Barron - người Ðức- sáng lập, đang còn trong thời kỳ thử thách. Nhóm này chủ trương sự giải thoát cảm thể (Emotional Body Enlightnment): những gì khởi lên trong lúc hành thiền được làm cho tan biến đi trước khi rơi chạm vào người, tương tự như những vẫn thạch hay sao rơi bị tan loãng trong bầu trời trước khi va chạm vào Trái Ðất.
Thiền Chánh Niệm
Danh từ chánh niệm (sati) cũng được biết là phát xuất từ chi thứ 7 trong Bát Chánh Ðạo (bao gồm đầy đủ Giới Ðịnh Huệ) thuộc phần Ðạo Ðế của Tứ Diệu Ðế (Khổ Tập Diệt Ðạo) mà Phật Thích Ca sau khi chứng đạt dưới cội bồ đề đã tìm đến vườn Lộc Uyển khai thị và hóa độ cho năm anh em Kiều Trần Như. Thiền chánh niệm đặt căn bản trên ý niệm về sự hiện diện đầy đủ của tâm trong tỉnh giác khi nương theo hơi thở ra vào. Tâm luôn nhận thức dòng cảm thọ, tư tưởng, âm thanh, mùi vị, v.v. mà không gắn bó và liên lụy với chúng. Hành giả ngồi thiền trong yên lặng và tỉnh táo, quan sát một cách vô tư những gì đang xảy ra xuyên qua tâm; không phản ứng và dính mắc với những kỷ niệm, hồi tưởng về quá khứ hay những suy tư, toan tính đến tương lai. Hậu quả là tâm đạt được trạng thái tĩnh lặng, trong sáng và an ổn. Tuy lúc mới khởi đầu hành giả cũng cần trải qua một thời gian thực hành phép thiền tập trung để luyện tâm cho thuần thuật, rồi dần đà không còn chú mục vào một đề mục duy nhất nào. Trên thực tế việc ứng dụng trị liệu của thiền chánh niệm được giản dị hóa đi nhiều, không bó buộc phải tuân thủ triệt để các phép thiền chỉ (Samatha) và thiền quán (Vipassana) của giới tu sĩ.
Kỹ thuật thông thường là tự tìm một nơi yên tịnh, thoáng sạch, vào sáng sớm hay chiều tối, ngồi xếp bằng thẳng lưng trên sàn nhà có kê gối đệm (bồ đoàn), hoặc cũng có thể ngồi trên ghế và đặt 2 chân thoải mái trên sàn nhà. Hai bàn tay chồng ngửa lên nhau trên đùi với 2 ngón cái chạm nhau, mắt có thể nhắm lại hay hé mở tùy nghi. Nếu ngồi được theo thế kiết già hay bán già thì càng tốt, nhưng rất dễ bị đau chân cho người mới tập. Bắt đầu hít thở một cách tự nhiên và đều hòa. Nếu tâm bị chi phối do vọng tưởng khởi lên thì nên tập trung vào hơi thở bằng cách đếm hay theo dõi hơi thở, hoặc niệm một vài chữ như “chánh niệm”, “tỉnh giác”, v.v. Trong những ngày đầu chỉ cần tập 5-10 phút, sau đó tăng lên từ từ 15-20-30 phút hay nhiều hơn tùy theo khả năng. Khi tâm trở nên ổn định hơn, chỉ cần quan sát ghi nhận một cách khách quan những gì đang xảy ra. Hãy để cho những vọng tưởng, hình ảnh, âm thanh, v.v. khơi dậy, lưu lại và biến đi một cách tự nhiên, không kích động, không đè nén hay xua đuổi chúng, không thêm không bớt và không quan tâm gì đến chúng. Sau khi xả thiền nên làm những vận động cơ thể nhẹ nhàng như các thế tập hatha-yoga, khí công, taichi hoặc đi kinh hành, để giúp thân trở lại trạng thái bình thường và máu huyết lưu thông.
Kiên nhẫn thực tập sau vài ba tháng thì có thể hội nhập được với thiền tùy căn cơ của mỗi người. Hành giả có thể chia làm 2 thời hành thiền khác nhau: (1) chính thức nên dành một thời biểu nhất định cho việc ngồi thiền hàng ngày, (2) bán chính thức là thực tập theo tuệ quán tứ niệm xứ (Vipassana) vào bất cứ lúc nào thuận tiện. Ví dụ như khi ăn chỉ chú ý vào việc ăn, biết mình đang gắp thức ăn, nhai, nuốt, mỗi động tác đều biết rõ ràng như vậy. Khi đi để ý theo những bước chân, khi nằm chú tâm vào hơi thở ra vào theo sự phồng xệp lên xuống của bụng, vân vân. Nên bỏ dần những thói quen làm nhiều việc cùng một lúc như vừa ăn cơm, vừa xem tivi, vừa nghe điện thoại. Thêm vào đó lúc thuận tiện cũng có thể tập xen kẽ thêm phép quán từ bi hay trải lòng thương của mình đến người khác, bắt đầu từ bản thân mình rồi vươn dần ra đến những người thân, bạn bè, bà con họ hàng, kẻ thù, muôn loại chúng sanh.
Ðối với những nghiên cứu khoa học và y học, người ta thường thực hành thiền chánh niệm theo phương pháp 8 tuần lễ thư giãn của Tiến Sĩ Jon Kabat-Zinn trong chương trình MBSR (Mindfulness Based Stress Reduction), được phác họa từ năm 1979 tại đại học Massachusetts - nước Mỹ. Học viên tham gia khóa thiền 2 giờ mỗi tuần, nhưng về nhà tự thực tập 45 phút mỗi ngày theo hướng dẫn trong đĩa ghi âm, và sau cùng tham dự một ngày dài thảo luận về kết quả. Có trên 250 cơ sở như bệnh viện, trường học, trung tâm cộng đồng, v.v. ở khắp nơi, hoặc làm công tác nghiên cứu, hoặc ứng dụng trị liệu, hoặc cho cả hai theo phương pháp này.
Saturday, January 31, 2009
Minh Phúc, Ph.D.
Phật Thích Ca, 2500 năm xưa, đã nguyện ngồi thiền dưới cội Bồ Ðề cho đến khi chứng đạt Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác hay thành Phật. Thiền định gồm có nhiều phương pháp nhằm phát triển chánh niệm, tập trung, thanh tịnh, tỉnh giác và tột đĩnh đạc giác ngộ giải thoát. Những kỹ thuật hành thiền cơ bản được ghi chép trong nhiều kinh sách, cũng như được truyền thừa và đa dạng hóa qua hàng ngàn năm.
Trên phương diện sức khỏe, thiền định được xem như một nghệ thuật thư giãn, trong cố gắng giảm thiểu sự căng thẳng bức xúc, đau đớn, tạo cảm giác an lạc, giúp quân bình thân tâm và trị liệu các chứng bệnh.
Chỉ riêng trong Phật Giáo cũng đã có hơn 8 vạn 4 ngàn pháp môn tu tập và số lượng phương pháp hành thiền cùng những chứng bệnh nan y cứ tiếp tục leo thang theo đà phát triển của khoa học kỹ thuật.
Trong 5 thập niên qua khoa học và y học càng ngày càng chú ý đến thiền, với nhiều nghiên cứu, để được xem như là phương pháp trị liệu bổ sung-thay thế đối với nhiều bệnh trạng khác nhau như trầm cảm, căng thẳng, lo sợ, mất trí nhớ, đau nhức, mệt mỏi, mất ngủ, cảm cúm, ung thư, AIDS (Sida), tê khớp, tim mạch, viêm gan, tiểu đường, suyễn, nghiện ngập, tăng tiến tuổi thọ, vân vân. Ngay chính những tư tưởng tiêu cực, căng thẳng, xúc động và ưu phiền trong cuộc sống làm cho bệnh trạng càng thêm trầm trọng và nguy hiểm. Thiền định chú trọng và có tác dụng làm cho thân tâm được lắng dịu thanh tịnh, từ đó những trăn trở khổ đau do bệnh tật gây nên cũng được thiên giảm hay tiêu trừ.
Ðức Phật cũng là bậc y sư khi thuyết về câu chuyện người trúng mũi tên độc, không lo nhổ mũi tên, hút máu độc và dùng thuốc rịt vết thương cho lành, mà cứ bâng khuâng muốn tìm hiểu ai đã bắn mình và vì sao bị bắn, v.v. thì e đã quá trễ, không còn cứu được sinh mạng. Thật ra trong câu chuyện ẩn dụ này, Ðức Phật muốn khuyên nhủ một tỳ kheo nên chuyên chú tu hành hơn là mất thì giờ để tâm vào những tìm hiểu khoa học viển vông như thế giới này là hữu biên hay vô biên, nguồn gốc phát sinh loài người, v.v.
Trong thời buổi văn minh tiến bộ này, không phải tất cả mọi sự kiện đều được khoa học giải thích rõ ràng, hoặc những gì được khoa học chứng minh đều là đúng. Tuy vậy “nói có sách mách có chứng” hay căn cứ vào những gì đã được nghiên cứu và công nhận thì vẫn được nhiều người nghe hơn.
Cơ chế Thiền Ðịnh
Những tác dụng và ảnh hưởng của thiền định có thể được thể hiện dưới 3 cơ chế sau đây.
Cơ chế tín ngưỡng
Tư tưởng Phật Giáo không chủ trương thần thánh hóa, tôn thờ một thần linh hay đấng thượng đế nào. Do đó nhiều khi đạo Phật được xem không phải là một tôn giáo để tín đồ cầu xin phép lành, ân huệ, hay cứu rỗi như trong các đạo khác. Giáo lý nhà Phật rất thực tiễn và thấu triệt: mọi sự vật đều bị chi phối bởi vô thường biến đổi, nhân quả nghiệp duyên và trầm luân sinh tử. Thiền định được xem như trái tim của nhà Phật và là trung tâm của đời sống đạo hạnh giúp đạt đến mức độ cao xa của tỉnh giác. Từ trạng thái vô minh hay tiêu cực mê mờ của tâm tiến lên trạng thái tích cực sáng suốt hay minh tâm kiến tánh. Mọi chúng sanh đều có Phật tánh (chơn tâm, bản lai diện mục) hay cái tâm thuần khiết trong sáng, nhưng bị những phiền não tham sân si che lấp như án mây đen phủ kín bầu trời. Thiền định có công năng giúp tâm được thanh lọc dứt trừ mọi cấu nhiễm, đạt an lạc thanh tịnh và giác ngộ giải thoát như trời quang mây tạnh, trăng sáng rỡ ràng. Cũng chính là lúc ông Phật hiện ngay trong tâm mình không phải tìm kiếm đâu xa. Ðó là ý niệm “tức Tâm tức Phật” của Ðạo Nhất Mã Tổ, hay hiện tượng đại ngộ “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” (Kinh Kim Cang) của Lục Tổ Huệ Năng, trụ tâm đến không chỗ trụ mà sanh được tâm kia, cái tâm tĩnh tịch - tròn đầy - trong sáng.
Vạn pháp do tâm tạo, những bệnh tật khổ đau là do tâm duyên theo trần cảnh, môi sinh ô nhiễm độc hại và cuộc sống bon chen hỗn tạp đầy căng thẳng bức xúc, thì cũng chính tâm sẽ chữa trị chúng qua thiền định.
Trong Ðạo Thiên Chúa, căn bản thần học trong thiền định được xem là nằm tận đáy lòng con chiên, là tâm của Giêsu - người đang cầu nguyện trong con chiên, với con chiên và cho con chiên. Ðây là sự quán chiếu diễn tả tột đỉnh đời sống tâm linh và trí thức một cách tích cực trong trạng thái tỉnh giác hoàn toàn.
Ấn Ðộ là xứ có truyền thống lâu đời về thiền định, ngay cả trước thời Phật Thích Ca. Theo Ấn Giáo, danh từ thiền định được hiểu như là một trạng thái tĩnh lặng, tỉnh táo và tập trung một cách ráo riết, qua đó tri thức và tỉnh giác được đánh thức dậy từ bên trong, khi chú tâm vào một sự vật hay một dòng tư tưởng cho đến lúc đạt đến và hòa nhập vào sự bình yên thánh thiện, đồng nhất với vũ trụ và Thượng Ðế.
Trong phép thiền quán niệm hơi thở (Anapana Sati), Ðức Phật đã chỉ dạy trong Ðại Tạng Kinh Pali (Mahasatipatthana Sutta): Tỳ kheo tìm đến khu rừng, dưới gốc cây hay nơi trống vắng, ngồi tréo chân, giữ lưng thẳng, chú ý hơi thở ra vào nơi chóp mũi và khởi lên chánh niệm trước mình.
Khi chánh niệm được duy trì, hơi thở càng trở nên nhẹ nhàng lặng lẽ, thân thể được êm dịu thanh thản như có cơn gió nhẹ thoáng qua. Với sự tĩnh lặng của tâm, hơi thở càng trở nên vi diệu cho đến lúc có cảm giác như ngừng thở, kéo dài trong nhiều phút, nhưng thật sự hơi thở vẫn tồn tại. Dần dà tâm được giải phóng khỏi 5 triền cái (ham muốn, giận hờn, hôn trần, trào hối và nghi hoặc). Hành giả càng đạt thêm sự bình thản và an lạc. Các thiền tướng bắt đầu xuất hiện báo hiệu thành quả của chánh định. Hành giả bắt đầu vào cận định (upacara samadhi) và khi chánh định phát triển thêm nữa sẽ đạt đến toàn định (appana samadhi). Ðến đây khai thông cho sự chứng đạt nhất thiền, và tiếp tục miên mật sẽ vào các quả thiền cao hơn: nhị thiền, tam thiền và tứ thiền. Hành giả tiếp tục phát triển chánh niệm qua tuệ quán (Vipassana). Ở mức độ cao hơn, tâm trạng như được thoát tục và bắt đầu vào giai đoạn nhập lưu, rồi tiến lên các quả vị thanh văn khác trong chánh định. Khi mọi xiềng xích trói buộc không còn dính mắc, dứt sạch ngã chấp, chứng quả vi thanh văn thứ tư - A La Hán, ra khỏi luân hồi sanh tử. Hầu hết những đệ tử lớn của Phật đều chứng đạt quả vị này, ngoại trừ Ðề Bà Ðạt Ða mưu toan giết Phật để được làm Phật.
Cơ chế tâm lý
Tâm lý chung là khi những căng thẳng hay phiền não dấy lên báo hiệu sự dày vò tâm trí, người ta có khuynh hướng làm cho chúng lắng dịu thay vì phải chịu đựng. Khi một chuỗi tư tưởng loạn động gây ra biến cố bức rức tâm trí, hành giả an trú trong thiền định qua sự tập trung hay quán chiếu vào một đề mục làm cho chúng tan biến đi. Từ đó đem tâm trở về trạng thái bình yên, tạo dựng thái độ không còn sợ hãi khiếp nhược, là hiệu quả và đặc tính căn bản của thiền định.
Một cơ chế khác về tâm lý là sự thiếu lưu thông giữa các cơ năng tâm thần, gây nên sự bức bách ứ đọng bên trong. Rất thường xuyên, các hiện tượng như lời nói, tưởng tượng, xúc cảm là những ngăn kín chật hẹp mà thiền định là nhịp cầu giúp chúng được thông thoáng hòa hợp với nhau. Chẳng hạn thường xuyên đặt sự chú ý của tâm vào những tác động lên thân-khẩu- ý là một phương cách thông thoáng hữu hiệu nhất.
Trái lại, nếu lạm dụng thiền định như một hành vi đè nén - ức chế tâm thì có khi phải gánh chịu những hậu quả khốc hại, như trong trường hợp quá cuồng tín theo một phép thiền sai lệch. Chẳng hạn khi hành giả niệm tên các vị thần linh hay các thần chú vô nghĩa cả hàng ngàn lần, cho đến khi trở thành nhàm chán, tâm trí mờ mịt, lạc vào thế giới mộng du ảo tưởng, không còn lý luận hay phán đoán được gì. Từ đó phát sinh những cảm thọ hỉ lạc giả tưởng, không thể phân biệt quá khứ-hiện tại-vị lai hoặc ngay cả sự chết. Ðây là trường hợp bị “tẩu hỏa nhập ma” mà chính đương sự không hề hay biết, chỉ có người ngoại cuộc mới nhận thấy những hành vi bất thường - điên dại của mình qua sinh hoạt hàng ngày. Do vậy, trong lúc ngồi thiền, phải luôn cảnh giác, tỉnh thức, và giữ chánh niệm. Nếu cảm thấy quá si mê hôn trầm thì nên đứng lên hay rời khỏi bồ đoàn.
Có một hiện tượng tâm bệnh xảy ra cho một tu sĩ trẻ tuổi tại ngoại ô Lhasa - Tây Tạng. Tu sĩ này sinh tâm không thích ngôi chùa mình đang tu tập, nằm ngay dưới chân một ngọn đồi, mà lại phóng tâm ưa thích một ngôi trường kế cận. Từ đó tu sĩ khởi sinh một ý tưởng là mong cho ngọn đồi trượt xuống và đè bẹp lên ngôi chùa trong khi ngôi trường thì vẫn còn nguyên vẹn. Thế rồi cái tâm bất thiện này cứ bủa vây trong đầu óc người tu sĩ, đến nỗi biến thành chứng nhức đầu bức rức và thần kinh khủng hoảng. Cuối cùng tu sĩ thú thật và xin vị trụ trì ngôi chùa cứu giúp. Thầy trụ trì khuyên từ đây luôn luôn quán niệm cho ngọn đồi thật sự đè nát ngôi chùa, đè bẹp mọi thứ trong chùa kể cả thân mạng của chính mình. Người tu sĩ trẻ làm y lời thầy và chỉ trong một thời gian ngắn thì hết chứng đau đầu và không còn ảo tưởng này nữa.
Chung qui, điểm căn bản trong tiến trình hành thiền là sư chú tâm, và quan trọng hơn hết, chú tâm là một sự thực hành trong kiên nhẫn chứ không phải lý thuyết gì xa xôi. Có một thiền sinh cảm thấy rất khổ sở vì không đạt được thành quả trong công phu hành thiền nên đến yết kiến thiền sư của mình và nhờ chỉ cho cách vượt qua chướng ngại. Vị thiền sư đang trong thời kỳ tịnh khẩu nên chỉ viết ra trên giấy chữ “chú tâm”. Thiền sinh không hiểu nên nhờ thầy giảng thêm. Thiền sư lại viết thêm “chú tâm, chú tâm” và trao cho đệ tử. Người đệ tử vẫn không đạt được ý thầy mình muốn nói gì nên đòi giải thích thêm nữa. Cuối cùng thiền sinh nhận được toàn bài học trên giấy: “chú tâm, chú tâm, chú tâm... có nghĩa là chú tâm”.
Cơ chế sinh lý
Thật hết sức khó khăn khi phải sử dụng các kỹ thuật và dụng cụ khoa học đề đo lường và kiểm nghiệm những biến chuyển của cơ thể trong lúc hành thiền, nhưng người ta vẫn có thể thực hiện và chứng minh được những tác dụng hữu ích của thiền.
Cơ thể con người có những phản ứng tự động không qua ý thức để thích ứng với môi trường sống như các phản ứng run rẩy khi rét lạnh, tim đập nhanh khi chạy nhảy, toát mồ hôi khi trời nóng nực, v.v. Tuy nhiên với những cố gắng có ý thức như qua thiền định người ta cũng có thể điều khiển được những phản ứng tự nhiên này.
Hành giả lần đầu tiên khi thâm nhập sâu vào thiền định, hơi thở trở nên chậm rãi, nhẹ nhàng, và có khi ngưng trệ hoàn toàn, chính lúc này có thể trải nghiệm đối diện qua cơn sợ hãi bị ngừng thở và sự chết. Nhưng mối nghi được xóa tan ngay qua sự chú tâm vào hơi thở và giữ vững chánh niệm.
Sự hô hấp giảm thiểu hoặc ngừng trệ gây nên tình trạng “hypoxia” - lượng oxy trong máu giảm hạ, có tác dụng làm phóng thích các hormone (endorphins) gây mê và tạo cảm giác êm ái dễ chịu. Những chứng nghiệm cho thấy các đạo sĩ yogi Ấn Ðộ có thể điều chỉnh lượng oxy trong máu theo ý muốn của mình và tự chôn sống trong một thời dài mà không hề hấn gì. Các thiền sư Nhật Bản cũng có thể làm giảm nồng độ oxy 20% trong lúc hành thiền. Với thiền tiên nghiệm TM, lượng oxy có thể giảm đến 40% và tỷ lệ hô hấp chỉ còn 50%, nhiều hơn gấp bội so với lúc ngủ mê. Ðiều này chứng tỏ tác dụng hiệu quả của thiền định trong tiến trình biến hóa của thân-tâm.
Những khóa thiền kéo dài 30-40 phút cho thấy lượng lactate giảm hạ và lượng phenylalanine tăng lên 20% trong các cơ mô. Hành thiền cũng làm cho lượng máu đến thận và gan giảm đi trong khi lượng máu đến não gia tăng, huyết áp gia giảm tạo ảnh hưởng tốt cho các bệnh tim mạch. Tính đối kháng của da cũng gia tăng làm giảm hoạt động giao cảm và nhờ đó đem lại trạng thái thư giãn.
Những kết quả thực nghiệm cũng cho thấy việc hành thiền làm giảm những kích thích tố gây căng thẳng như cortisol và ATCH, hormone kích thích tuyến giáp TSH và hormone tăng trưởng; trong khi gia tăng hormone thư giãn serotonin và hợp chất arginine vasopressin giúp cho trí nhớ và sự học tập.
Kỹ thuật điện não đồ EEG (ElectroEncephaloGraphy) khám phá một điều mới lạ qua hành thiền là làm giảm thiểu các sóng não kích động như beta và delta trong khi gia tăng các sóng có tác dụng êm dịu như alpha, gamma và theta.
Khoa học gia thần kinh Richard Davidson công bố kết quả nghiên cứu vào đầu năm 2005, khi sử dụng EEG để đo sóng não các vị sư Tây Tạng trong lúc hành thiền từ bi quán. Kết quả cho thấy các nhà sư luôn luôn có sự hoạt động rất cao của sóng gamma so với người bình thường. Trong thiền định, sự hoạt động của não bộ tập trung ở vùng não phía trước (prefrontal cortex), nơi đây các sóng liên hệ có tác dụng tạo nên sự an lạc và tỉnh giác rất sâu và lâu bền.
Vài kỹ thuật tinh vi hơn như fMRI (functional magnetic resonance imaging), cho biết kết quả ngay trong một thời gian ngắn, được sử dụng đo dòng máu trong não và sự hoạt động của não, cho thấy thiền định không có tác dụng như khi ngủ nghỉ mà là một trạng thái thư giãn trong tỉnh thức.
Những phép thiền trị liệu
Hiện tại có rất nhiều phương pháp hành thiền khác nhau của các tôn giáo và trong dân gian, nhưng được nghiên cứu và áp dụng trị liệu nhiều nhất là thiền Tập Trung CM (Concentrative Meditation) và thiền Chánh Niệm MM (Mindfulness Meditation).
Thiền Tập Trung
Thiền tập trung thường được sử dụng như là phương pháp căn bản cho hành giả mới bắt đầu và cũng dành cho bệnh nhân. Người tập thiền chỉ cần chú tâm vào một sự vật như hơi thở, âm thanh, lời niệm, vân vân. Một kỹ thuật đơn giản là có thể ngồi hay nằm (bệnh nhân) thoải mái ở một nơi yên tĩnh, không khí trong lành, mắt nhắm hay mở và chú ý theo dõi hay đếm hơi thở ra vào, tiếng tí tách của đồng hồ, hoặc niệm một vài chữ hay lời kinh mình ưa thích. Khi chú mục như vậy, vọng tưởng lắng dịu, nhịp điệu hơi thở dần dà trở nên chậm rãi nhẹ nhàng, giúp thân tâm được thanh tịnh và an ổn.
Những phép tụng niệm như tụng kinh - niệm chú, thì hầu như các tôn giáo đều áp dụng tương tự như nhau. Pháp môn niệm Phật cho đến “nhất tâm bất loạn” cũng chẳng khác gì một phương pháp hành thiền đạt đến sự định tâm. Nhiều Phật tử theo phép Thiền-Tịnh song tu hay vừa tham thiền vừa tụng kinh niệm Phật. Bên Thiền Tông cũng thường tụng Bát Nhã Tâm Kinh trong các khóa thiền. Một thiền sư Việt Nam cho biết có lần mình ngồi thiền niệm “Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật” thì tự nhiên cứ thấy phải niệm liên tục như vậy trong suốt cả buổi sáng, không dừng lại được. Từ đó thiền sư này bắt đầu chú trọng về phép niệm Phật. Các thiền đường Lâm Tế ở Nhật cũng thường cho thiền sinh một thoại đầu hay công án để quán tưởng. Như trong công án “vô”, thiền sinh trong lúc ngồi thiền niệm thành tiếng kéo dài “mu...” Một công án khác là “tiếng vỗ của một bàn tay”. Có một thiền sinh nhận công án này rồi cứ phải suy tưởng là tiếng gì, sau đó đem trình thầy những đáp án như tiếng chuông ngân, trẻ khóc, chó sủa, chim hót, ngựa hí, còi hụ, v.v. nhưng đều bị từ khước và bắt phải cố gắng nhiều hơn nữa. Thiền sinh tiếp tục quán chiếu đến lúc tâm tư mệt mỏi chán chường, không còn sức phấn đấu muốn bỏ cuộc, thì đột nhiên khởi lên một ý niệm và vội vã tìm đến trình thầy& đó là tiếng vọng của sự im lặng, tương hợp với ý thầy.
Trong thiền tông Trung Quốc cũng có những thiền sư thích niệm một cái gì trong lúc ngồi thiền như “Tĩnh tĩnh lặng lặng, Liễu liễu thường tri” (Tĩnh tĩnh lặng lặng, Rõ ràng thường biết) để nhắc nhở tâm luôn được tỉnh giác. Phật tử trong môn phái Nhật Liên chỉ chú trọng vào Kinh Pháp Hoa và niệm một câu duy nhất “Namu Myo Ho Len Ge Kei” (Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh). Trong phép niệm Phật thì “Namu Amita Buddha” (Nam Mô A Di Ðà Phật) hay niệm danh hiệu các vị Bồ Tát như Quan Âm, Ðịa Tạng, v.v. Trong Mật Tông Tây Tạng và Mông Cổ, người tu niệm sâu trong cổ họng âm thanh nghe rất trầm hùng câu chú “Om Mani Pad Me Hong” (Án Ma Ni Bát Di Hồng).
Trong Thiên Chúa Giáo, các con chiên cũng hành thiền khi tụng kinh cầu nguyện vào mỗi tối trước khi ngủ.
Có một số Phật tử Việt Nam tu theo phép thiền xuất hồn (thiền Ông Tám), hiện tại được gọi là “Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp”. Theo nguyên văn ghi trong website chỉ dẫn về phép thiền này “tập trung trí ý lên đỉnh đầu, với ý thầm nguyện xuất hồn lên đảnh lễ Phật. Chỉ chú tâm lên xoáy óc một chút thôi, rồi sau đó nhìn thẳng trung tâm giữa 2 chân mày lâu chừng nào tốt chừng nấy, ý chí thả lỏng, tâm phẳng lặng và ý dỗ cho ngủ. Ngồi càng lâu càng tốt. Khi thiền định, ngứa mình, tê chân hay có ý động loạn thì chỉ niệm Nam Mô A Di Ðà Phật ngay trung tim bộ đầu”.
Trong Tịnh Ðộ Tông cũng có rất nhiều phương pháp giúp tâm không bị vọng động như niệm Phật theo hơi thở, niệm liên tục không gián đoạn, tai lắng nghe âm thanh tiếng niệm, lần theo chuỗi hột, tụng kinh theo tiếng mõ, quán tưởng hình ảnh chư Phật-Bồ Tát, v.v. nhưng mục đích tối hậu là để đến phút giây lâm chung được Tây Phương Tam Thánh (A Di Ðà, Quan Âm, Thế Chí) đến rước về Cửu Phẩm Liên Hoa miền cực lạc.
Ðặc biệt trong 50 năm qua, các nước phương Tây đã áp dụng thiền tiên nghiệm TM (Transcendental Meditation) cho nghiên cứu y học và ứng dụng trị liệu tại nhiều trung tâm thiền, bệnh viện, công tư sở và học đường.
Thiền tiên nghiệm TM do đạo sĩ Ấn Ðộ Maharishi Mahesh Yogi (1917-2008), theo truyền thống Vệ Ðà, mang đến Âu Mỹ từ năm 1958. Chủ trương của Maharashi là tạo ra một trung tâm thiền TM cho mỗi một triệu người. Ông đã đào tạo gần 10,000 giảng viên ở khắp nơi. Nhờ kỹ thuật đơn giản trong ứng dụng nên loại thiền này rất được phổ biến. Cho đến nay đã có chừng 600 nghiên cứu khoa học và y học về thiền TM liên quan đến trị liệu đối với nhiều loại bệnh trạng khác nhau. Ngay trên đất Mỹ có một đại học mang tên Mahashiri.
Phương pháp chung là mỗi ngày hành thiền 2 lần, mỗi lần 15-20 phút, trước bữa ăn (bụng trống dễ hành thiền hơn) với mắt nhắm lại. Phải do một người thầy hay giảng viên trực tiếp chỉ dạy và đặc biệt truyền cho câu mật chú mantra, để hành giả có thể niệm thầm hay niệm thành tiếng trong lúc hành thiền. Chương trình gồm có 7 thứ mục với 2 bài học giới thiệu, một cuộc phỏng vấn, và 4 buổi học (2 giờ) cho 4 ngày kế tiếp. Phương pháp thiền TM được cho là khá giản dị, thiên nhiên và không gượng ép. Qua tiến trình hành thiền, hành giả sẽ đạt đến một ý thức tiên nghiệm được gọi là trạng thái chính yếu thứ 4 của ý thức, một trạng thái tỉnh thức hoàn toàn, khác biệt với 3 trạng thái: thức tỉnh, nằm mơ và ngủ say.
Thiền tiên nghiệm đã được đăng ký và bảo vệ với thương hiệu (trademark) TM, nên đã trở thành một loại sản phẩm thương mại. Vào thời điểm năm 2007, có nơi học viên phải đăng ký và đóng học phí đến 2,500 đô la cho một khóa học, kèm theo điều kiện không được tiết lộ câu mật chú mà người thầy đã truyền cho, với lý do là mật chú sẽ mất linh nghiệm nếu bật mí cho người khác biết. Tuy trung thành với chủ trương của hệ thống huấn luyện thiền TM, nhưng một số giảng viên khi viết tài liệu hay nghị luận cũng hé mở một số chi tiết về phép thiền này. Ví dụ chọn một nơi yên tịnh, ngồi nhắm mắt, giữ hơi thở tự nhiên, và tự chọn lựa cho mình một vài chữ mantra, có tính cách nhẹ nhàng và trung tính, ví dụ như “tỉnh thức”, “thư giãn”, v.v. hay bất kỳ lời kinh câu kệ ưa thích nào của mình. Có thể niệm thầm hay tụng lớn tiếng mantra này bằng cách lập đi lập lại trong suốt thời gian hành thiền 15-20 phút. Khi tâm xao động cần nhớ trở về với mantra và tiếp tục niệm như trước. Chỉ giản dị vậy thôi, nhưng cũng có tác dụng thư thái dễ chịu như một giấc nghỉ trưa 1-2 giờ.
Người Tây phương hành thiền TM tự do rất thích các danh từ, một hình thức mantra, như “peace” (hòa bình) và “love” (yêu thương). Nhưng cũng có khi đang niệm “love, love, love...” giữa chừng bất chợt thành ra “I love candy” (tôi thích ăn kẹo) thì phải làm sao? Ðến lúc này chỉ cần nhớ lại mantra “love” và bắt đầu niệm trở lại cho tâm khỏi nhảy lăng xăng như con khỉ, “tâm viên ý mã” là như vậy.
Một loại thiền tân thời được gọi là thiền giải tỏa Avrassana của nhóm Theohumanity do Daniel Stacy Barron - người Ðức- sáng lập, đang còn trong thời kỳ thử thách. Nhóm này chủ trương sự giải thoát cảm thể (Emotional Body Enlightnment): những gì khởi lên trong lúc hành thiền được làm cho tan biến đi trước khi rơi chạm vào người, tương tự như những vẫn thạch hay sao rơi bị tan loãng trong bầu trời trước khi va chạm vào Trái Ðất.
Thiền Chánh Niệm
Danh từ chánh niệm (sati) cũng được biết là phát xuất từ chi thứ 7 trong Bát Chánh Ðạo (bao gồm đầy đủ Giới Ðịnh Huệ) thuộc phần Ðạo Ðế của Tứ Diệu Ðế (Khổ Tập Diệt Ðạo) mà Phật Thích Ca sau khi chứng đạt dưới cội bồ đề đã tìm đến vườn Lộc Uyển khai thị và hóa độ cho năm anh em Kiều Trần Như. Thiền chánh niệm đặt căn bản trên ý niệm về sự hiện diện đầy đủ của tâm trong tỉnh giác khi nương theo hơi thở ra vào. Tâm luôn nhận thức dòng cảm thọ, tư tưởng, âm thanh, mùi vị, v.v. mà không gắn bó và liên lụy với chúng. Hành giả ngồi thiền trong yên lặng và tỉnh táo, quan sát một cách vô tư những gì đang xảy ra xuyên qua tâm; không phản ứng và dính mắc với những kỷ niệm, hồi tưởng về quá khứ hay những suy tư, toan tính đến tương lai. Hậu quả là tâm đạt được trạng thái tĩnh lặng, trong sáng và an ổn. Tuy lúc mới khởi đầu hành giả cũng cần trải qua một thời gian thực hành phép thiền tập trung để luyện tâm cho thuần thuật, rồi dần đà không còn chú mục vào một đề mục duy nhất nào. Trên thực tế việc ứng dụng trị liệu của thiền chánh niệm được giản dị hóa đi nhiều, không bó buộc phải tuân thủ triệt để các phép thiền chỉ (Samatha) và thiền quán (Vipassana) của giới tu sĩ.
Kỹ thuật thông thường là tự tìm một nơi yên tịnh, thoáng sạch, vào sáng sớm hay chiều tối, ngồi xếp bằng thẳng lưng trên sàn nhà có kê gối đệm (bồ đoàn), hoặc cũng có thể ngồi trên ghế và đặt 2 chân thoải mái trên sàn nhà. Hai bàn tay chồng ngửa lên nhau trên đùi với 2 ngón cái chạm nhau, mắt có thể nhắm lại hay hé mở tùy nghi. Nếu ngồi được theo thế kiết già hay bán già thì càng tốt, nhưng rất dễ bị đau chân cho người mới tập. Bắt đầu hít thở một cách tự nhiên và đều hòa. Nếu tâm bị chi phối do vọng tưởng khởi lên thì nên tập trung vào hơi thở bằng cách đếm hay theo dõi hơi thở, hoặc niệm một vài chữ như “chánh niệm”, “tỉnh giác”, v.v. Trong những ngày đầu chỉ cần tập 5-10 phút, sau đó tăng lên từ từ 15-20-30 phút hay nhiều hơn tùy theo khả năng. Khi tâm trở nên ổn định hơn, chỉ cần quan sát ghi nhận một cách khách quan những gì đang xảy ra. Hãy để cho những vọng tưởng, hình ảnh, âm thanh, v.v. khơi dậy, lưu lại và biến đi một cách tự nhiên, không kích động, không đè nén hay xua đuổi chúng, không thêm không bớt và không quan tâm gì đến chúng. Sau khi xả thiền nên làm những vận động cơ thể nhẹ nhàng như các thế tập hatha-yoga, khí công, taichi hoặc đi kinh hành, để giúp thân trở lại trạng thái bình thường và máu huyết lưu thông.
Kiên nhẫn thực tập sau vài ba tháng thì có thể hội nhập được với thiền tùy căn cơ của mỗi người. Hành giả có thể chia làm 2 thời hành thiền khác nhau: (1) chính thức nên dành một thời biểu nhất định cho việc ngồi thiền hàng ngày, (2) bán chính thức là thực tập theo tuệ quán tứ niệm xứ (Vipassana) vào bất cứ lúc nào thuận tiện. Ví dụ như khi ăn chỉ chú ý vào việc ăn, biết mình đang gắp thức ăn, nhai, nuốt, mỗi động tác đều biết rõ ràng như vậy. Khi đi để ý theo những bước chân, khi nằm chú tâm vào hơi thở ra vào theo sự phồng xệp lên xuống của bụng, vân vân. Nên bỏ dần những thói quen làm nhiều việc cùng một lúc như vừa ăn cơm, vừa xem tivi, vừa nghe điện thoại. Thêm vào đó lúc thuận tiện cũng có thể tập xen kẽ thêm phép quán từ bi hay trải lòng thương của mình đến người khác, bắt đầu từ bản thân mình rồi vươn dần ra đến những người thân, bạn bè, bà con họ hàng, kẻ thù, muôn loại chúng sanh.
Ðối với những nghiên cứu khoa học và y học, người ta thường thực hành thiền chánh niệm theo phương pháp 8 tuần lễ thư giãn của Tiến Sĩ Jon Kabat-Zinn trong chương trình MBSR (Mindfulness Based Stress Reduction), được phác họa từ năm 1979 tại đại học Massachusetts - nước Mỹ. Học viên tham gia khóa thiền 2 giờ mỗi tuần, nhưng về nhà tự thực tập 45 phút mỗi ngày theo hướng dẫn trong đĩa ghi âm, và sau cùng tham dự một ngày dài thảo luận về kết quả. Có trên 250 cơ sở như bệnh viện, trường học, trung tâm cộng đồng, v.v. ở khắp nơi, hoặc làm công tác nghiên cứu, hoặc ứng dụng trị liệu, hoặc cho cả hai theo phương pháp này.