Post by NHAKHOA on Jan 31, 2009 22:58:29 GMT -5
Ăn sữa chua để ngừa viêm lợi
Ăn sữa chua và các thực phẩm giàu axit lactic sẽ giúp chống lại chứng viêm lợi mà hậu quả lâu dài có thể dẫn tới mất răng vĩnh viễn, các nhà nghiên cứu Nhật Bản tuyên bố.
TS Yoshihiro Shimazaki và các cộng sự đã phát hiện ra rằng ăn sữa chua và uống các loại nước có axit lactic sẽ mang lại những lợi ích sức khỏe không ngờ đối với vùng bao quanh chân răng. ”Nhưng sữa và phô mai thì không”, Shimazaki nói.
Các bệnh bao quanh răng thường là do các vi khuẩn xâm nhập, dẫn tới tụt lợi (quá trình lộ bề mặt chân răng do sự di chuyển về phía chóp chân răng của lợi) và tình trạng mất răng ở người trưởng thành. Ngoài việc đánh răng và dùng chỉ tơ nha khoa thường xuyên thì hiện có rất ít phương pháp giúp hạn chế được bệnh này.
Các nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng những người ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ sữa ít mắc các bệnh bao quanh chân răng nhưng không chỉ rõ là loại sản phẩm cụ thể nào mang lại lợi ích rõ nhất.
Nhóm nghiên cứu của Shimazaki đã tiến hành theo dõi 942 người trong độ tuổi 40 – 70, tất cả đều có thói quen dùng các thực phẩm như sữa, phô mai và các thực phẩm chứa axit lactic. Ngoài ra, các yếu tố tuổi tác, giới tính, thói quen hút thuốc, uống rượu, thường xuyên đánh răng, đường huyết và mức cholesterol trong máu cũng được xem xét. Kết quả cho thấy: Những người thường mắc bệnh viêm lợi cũng ăn ít các thực phẩm có axit lactic hơn những người khác.
Theo Dân Trí
Nên súc miệng kỹ sau khi ăn sữa chua
Như chúng ta đã biết sữa chua rất tốt cho sức khỏe, nó không những có tác dụng để giảm béo mà còn làm đẹp da, giúp da mịn màng trắng đẹp. Nhưng để sữa chua có tác dụng tốt nhất, chúng ta cần lưu ý những điểm sau đây. Không nên ăn sữa chua và uống thuốc cùng một lúc
Nếu bạn đã lỡ uống một số thuốc như là thuốc kháng sinh, thuốc tiêu chảy thì tốt nhất nên kìm lại sự thèm muốn ăn sữa chua. Bởi nếu ăn ngay lúc bấy giờ, các vi khuẩn lactic có trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt. Vì vậy, bạn nên đợi sau 2-3 tiếng rồi mới ăn để tác dụng của sữa chua đối với cơ thể có hiệu quả tốt nhất.
Không nên đun nóng sữa chua lên ăn
Cách làm này không những không đúng với khoa học mà còn là việc làm không cần thiết một chút nào. Nó không những làm mất đi hương vị ngon lành của sữa chua ban đầu mà còn làm tác dụng hữu ích trong sữa chua giảm bớt đi.
Các loại vi khuẩn trong sữa chua có ích và không gây hại cho cơ thể con người. Vi khuẩn lactic có khả năng phân giải đường lactose và biến sữa bò thành sữa chua. Nó làm tăng độ chua trong ruột, nhờ vậy mà ức chế bớt sự phát triển của các vi khuẩn gây thối, giảm bớt các độc tố trong ruột. Ngoài ra các vi khuẩn lactic còn có tác dụng tăng cường khả năng tiêu hóa và làm sạch đường ruột. Vì vậy, nhiệt độ sẽ tiêu diệt vi khuẩn có trong sữa chua và trở nên bớt tác dụng.
Không nên ăn lúc đói
Nếu như chúng ta ăn sữa chua vào lúc đói thì men lactic có trong sữa chua dễ bị hủy hoại và tác dụng của sữa chua sẽ mất đi rất nhiều. Độ PH thích hợp để men lactic trong sữa chua sinh trưởng và phát triển tốt là từ 4-5 trở lên còn dịch vị trong dạ dày lúc đói có độ PH từ 2 trở xuống. Sau khi ăn sữa chua dịch vị trong dạ dày loãng ra và độ PH lên đến từ 4-5. Tốt nhất là chỉ nên ăn sữa chua trong vòng 2 giờ sau khi ăn.
Súc miệng thật kĩ sau khi ăn xong
Giống như các đồ uống, kẹo, bánh mà chúng ta ăn, các loại khuẩn trong sữa chua cũng có tác động mạnh đến răng miệng. Nếu sau khi ăn xong mà không súc miệng, tỷ lệ mắc các bệnh về răng lợi gia tăng, đặc biệt đối với trẻ em. Vì vậy, bạn nên tạo thói quen súc miệng bằng nước trắng cho thật kỹ sau khi ăn xong.
Theo Phạm Lý VTV
Để phòng bệnh viêm lợi
Để phòng bệnh viêm lợi
Bác sĩ Vũ Thị Hoa
Lợi có nhiệm vụ bảo vệ, che chở và giữ cho chân răng được chắc chắn. Nguyên nhân gây viêm lợi là do vi khuẩn ở trong mảng bám hoặc cao răng tồn tại lâu trong miệng. Vi khuẩn mảng bám tồn tại càng lâu thì mức độ nghiêm trọng mà chúng có thể gây ra càng lớn. Lợi của người bệnh bị sưng đỏ, dễ chảy máu, đặc biệt là khi chải răng, tổ chức chân răng lỏng, dễ chảy máu, kèm hôi miệng, người bệnh có cảm giác đau hoặc ngứa căng lợi răng.
Ảnh: corbis
Bệnh viêm lợi được chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn đầu, lợi có thể bị đỏ, sưng phồng lên và rất dễ chảy máu nhất là khi đánh răng. Trong gia đoạn này, lợi có thể bị sưng tấy nhưng răng vẫn bám chắc trong lỗ chân răng. Không có các tổn thương về xương hoặc mô nào khác. Bệnh viêm lợi giai đoạn đầu có thể chữa được nếu người mắc bệnh có các biện pháp khắc phục đúng cách, trong đó bao gồm việc đánh răng và xỉa răng hàng ngày bằng chỉ nha khoa.
Giai đoạn hai: Nếu lợi đã bị viêm mà không chữa trị và chăm sóc răng miệng đúng cách, lớp lợi bên trong và xương hàm bị đẩy lùi ra phía sau, tạo thành những lỗ hổng quanh răng. Những khoảng trống nhỏ giữa răng và lợi là nơi tích tụ các mảnh vụn thức ăn bị giắt vào và có thể gây nhiễm trùng. Khi bựa răng tích tụ ngày càng nhiều dưới vòm lợi, hệ thống miễn dịch của cơ thể lại càng phải gắng sức chiến đấu chống lại vi khuẩn. Và như thế các độc tố kháng vi khuẩn và các chất enzyme trong cơ thể được sản sinh ra sẽ dần phá hủy hàm và các mô liên kết (những mô này có tác dụng định vị, giữa cho răng chắc). Lợi bị viêm sưng đỏ, chảy máu gây đau nhức, sưng má, răng miệng có mùi hôi khó chịu. Nếu viêm lâu ngày, lợp sẽ bị tụt xuống làm cho chân răng lộ ra ngoài trông rất xấu. Bệnh càng trầm trọng, những lỗ hổng này càng sâu, lợi và xương hàm bị phá hủy cành nặng, răng không còn chỗ bám nữa, sẽ trở nên lỏng lẻo và cuối cùng rụng ra.
Điều trị: Cần phải loại bỏ nguyên nhân là mảng bám răng và cao răng, người bệnh phải đến phòng khám để bác sĩ lấy sạch cao răng. Sau khi đã hết cao răng, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chải răng và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám răng. Nếu bệnh nhân bị nặng, chảy máu lợi nhiều thì bác sĩ sẽ cho sử dụng thuốc kháng sinh.
Để phòng bệnh viêm lợi bạn nên chú ý mấy việc sau:
- Chăm sóc răng miệng tại nhà bằng cách ăn uống đủ chất và đánh răng buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi thức dậy. Ngoài ra bạn cũng nên xỉa răng vì đánh răng chỉ chải sạch các bựa răng bám trên bề mặt những chiếc răng mà bàn chải với tới được, còn xỉa răng có thể lấy đi những bựa và cao răng nằm ở khe giữa các răng và sâu dưới lợi. Cả hai biện pháp này là cách tự bảo vệ răng tại nhà tốt nhất. Nên đánh răng xoay tròn ở các mặt phía ngoài của răng để tránh làm tổn thương lợi.
- Súc miệng và uống nước sau khi ăn, nhất là sau khi ăn đồ ngọt.
- Không dùng vật nhọn cứng chọc vào răng, gây ra khe hở chân răng, thức ăn thường hay giắt vào nơi đó gây viêm nhiễm.
- Hạn chế ăn uống nhiều chất cay nóng như bia rượu, ớt, gừng...
Ăn sữa chua và các thực phẩm giàu axit lactic sẽ giúp chống lại chứng viêm lợi mà hậu quả lâu dài có thể dẫn tới mất răng vĩnh viễn, các nhà nghiên cứu Nhật Bản tuyên bố.
TS Yoshihiro Shimazaki và các cộng sự đã phát hiện ra rằng ăn sữa chua và uống các loại nước có axit lactic sẽ mang lại những lợi ích sức khỏe không ngờ đối với vùng bao quanh chân răng. ”Nhưng sữa và phô mai thì không”, Shimazaki nói.
Các bệnh bao quanh răng thường là do các vi khuẩn xâm nhập, dẫn tới tụt lợi (quá trình lộ bề mặt chân răng do sự di chuyển về phía chóp chân răng của lợi) và tình trạng mất răng ở người trưởng thành. Ngoài việc đánh răng và dùng chỉ tơ nha khoa thường xuyên thì hiện có rất ít phương pháp giúp hạn chế được bệnh này.
Các nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng những người ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ sữa ít mắc các bệnh bao quanh chân răng nhưng không chỉ rõ là loại sản phẩm cụ thể nào mang lại lợi ích rõ nhất.
Nhóm nghiên cứu của Shimazaki đã tiến hành theo dõi 942 người trong độ tuổi 40 – 70, tất cả đều có thói quen dùng các thực phẩm như sữa, phô mai và các thực phẩm chứa axit lactic. Ngoài ra, các yếu tố tuổi tác, giới tính, thói quen hút thuốc, uống rượu, thường xuyên đánh răng, đường huyết và mức cholesterol trong máu cũng được xem xét. Kết quả cho thấy: Những người thường mắc bệnh viêm lợi cũng ăn ít các thực phẩm có axit lactic hơn những người khác.
Theo Dân Trí
Nên súc miệng kỹ sau khi ăn sữa chua
Như chúng ta đã biết sữa chua rất tốt cho sức khỏe, nó không những có tác dụng để giảm béo mà còn làm đẹp da, giúp da mịn màng trắng đẹp. Nhưng để sữa chua có tác dụng tốt nhất, chúng ta cần lưu ý những điểm sau đây. Không nên ăn sữa chua và uống thuốc cùng một lúc
Nếu bạn đã lỡ uống một số thuốc như là thuốc kháng sinh, thuốc tiêu chảy thì tốt nhất nên kìm lại sự thèm muốn ăn sữa chua. Bởi nếu ăn ngay lúc bấy giờ, các vi khuẩn lactic có trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt. Vì vậy, bạn nên đợi sau 2-3 tiếng rồi mới ăn để tác dụng của sữa chua đối với cơ thể có hiệu quả tốt nhất.
Không nên đun nóng sữa chua lên ăn
Cách làm này không những không đúng với khoa học mà còn là việc làm không cần thiết một chút nào. Nó không những làm mất đi hương vị ngon lành của sữa chua ban đầu mà còn làm tác dụng hữu ích trong sữa chua giảm bớt đi.
Các loại vi khuẩn trong sữa chua có ích và không gây hại cho cơ thể con người. Vi khuẩn lactic có khả năng phân giải đường lactose và biến sữa bò thành sữa chua. Nó làm tăng độ chua trong ruột, nhờ vậy mà ức chế bớt sự phát triển của các vi khuẩn gây thối, giảm bớt các độc tố trong ruột. Ngoài ra các vi khuẩn lactic còn có tác dụng tăng cường khả năng tiêu hóa và làm sạch đường ruột. Vì vậy, nhiệt độ sẽ tiêu diệt vi khuẩn có trong sữa chua và trở nên bớt tác dụng.
Không nên ăn lúc đói
Nếu như chúng ta ăn sữa chua vào lúc đói thì men lactic có trong sữa chua dễ bị hủy hoại và tác dụng của sữa chua sẽ mất đi rất nhiều. Độ PH thích hợp để men lactic trong sữa chua sinh trưởng và phát triển tốt là từ 4-5 trở lên còn dịch vị trong dạ dày lúc đói có độ PH từ 2 trở xuống. Sau khi ăn sữa chua dịch vị trong dạ dày loãng ra và độ PH lên đến từ 4-5. Tốt nhất là chỉ nên ăn sữa chua trong vòng 2 giờ sau khi ăn.
Súc miệng thật kĩ sau khi ăn xong
Giống như các đồ uống, kẹo, bánh mà chúng ta ăn, các loại khuẩn trong sữa chua cũng có tác động mạnh đến răng miệng. Nếu sau khi ăn xong mà không súc miệng, tỷ lệ mắc các bệnh về răng lợi gia tăng, đặc biệt đối với trẻ em. Vì vậy, bạn nên tạo thói quen súc miệng bằng nước trắng cho thật kỹ sau khi ăn xong.
Theo Phạm Lý VTV
Để phòng bệnh viêm lợi
Để phòng bệnh viêm lợi
Bác sĩ Vũ Thị Hoa
Lợi có nhiệm vụ bảo vệ, che chở và giữ cho chân răng được chắc chắn. Nguyên nhân gây viêm lợi là do vi khuẩn ở trong mảng bám hoặc cao răng tồn tại lâu trong miệng. Vi khuẩn mảng bám tồn tại càng lâu thì mức độ nghiêm trọng mà chúng có thể gây ra càng lớn. Lợi của người bệnh bị sưng đỏ, dễ chảy máu, đặc biệt là khi chải răng, tổ chức chân răng lỏng, dễ chảy máu, kèm hôi miệng, người bệnh có cảm giác đau hoặc ngứa căng lợi răng.
Ảnh: corbis
Bệnh viêm lợi được chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn đầu, lợi có thể bị đỏ, sưng phồng lên và rất dễ chảy máu nhất là khi đánh răng. Trong gia đoạn này, lợi có thể bị sưng tấy nhưng răng vẫn bám chắc trong lỗ chân răng. Không có các tổn thương về xương hoặc mô nào khác. Bệnh viêm lợi giai đoạn đầu có thể chữa được nếu người mắc bệnh có các biện pháp khắc phục đúng cách, trong đó bao gồm việc đánh răng và xỉa răng hàng ngày bằng chỉ nha khoa.
Giai đoạn hai: Nếu lợi đã bị viêm mà không chữa trị và chăm sóc răng miệng đúng cách, lớp lợi bên trong và xương hàm bị đẩy lùi ra phía sau, tạo thành những lỗ hổng quanh răng. Những khoảng trống nhỏ giữa răng và lợi là nơi tích tụ các mảnh vụn thức ăn bị giắt vào và có thể gây nhiễm trùng. Khi bựa răng tích tụ ngày càng nhiều dưới vòm lợi, hệ thống miễn dịch của cơ thể lại càng phải gắng sức chiến đấu chống lại vi khuẩn. Và như thế các độc tố kháng vi khuẩn và các chất enzyme trong cơ thể được sản sinh ra sẽ dần phá hủy hàm và các mô liên kết (những mô này có tác dụng định vị, giữa cho răng chắc). Lợi bị viêm sưng đỏ, chảy máu gây đau nhức, sưng má, răng miệng có mùi hôi khó chịu. Nếu viêm lâu ngày, lợp sẽ bị tụt xuống làm cho chân răng lộ ra ngoài trông rất xấu. Bệnh càng trầm trọng, những lỗ hổng này càng sâu, lợi và xương hàm bị phá hủy cành nặng, răng không còn chỗ bám nữa, sẽ trở nên lỏng lẻo và cuối cùng rụng ra.
Điều trị: Cần phải loại bỏ nguyên nhân là mảng bám răng và cao răng, người bệnh phải đến phòng khám để bác sĩ lấy sạch cao răng. Sau khi đã hết cao răng, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chải răng và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám răng. Nếu bệnh nhân bị nặng, chảy máu lợi nhiều thì bác sĩ sẽ cho sử dụng thuốc kháng sinh.
Để phòng bệnh viêm lợi bạn nên chú ý mấy việc sau:
- Chăm sóc răng miệng tại nhà bằng cách ăn uống đủ chất và đánh răng buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi thức dậy. Ngoài ra bạn cũng nên xỉa răng vì đánh răng chỉ chải sạch các bựa răng bám trên bề mặt những chiếc răng mà bàn chải với tới được, còn xỉa răng có thể lấy đi những bựa và cao răng nằm ở khe giữa các răng và sâu dưới lợi. Cả hai biện pháp này là cách tự bảo vệ răng tại nhà tốt nhất. Nên đánh răng xoay tròn ở các mặt phía ngoài của răng để tránh làm tổn thương lợi.
- Súc miệng và uống nước sau khi ăn, nhất là sau khi ăn đồ ngọt.
- Không dùng vật nhọn cứng chọc vào răng, gây ra khe hở chân răng, thức ăn thường hay giắt vào nơi đó gây viêm nhiễm.
- Hạn chế ăn uống nhiều chất cay nóng như bia rượu, ớt, gừng...